“ Từ bình minh con kêu lên Chúa và ban đêm con nhớ đến Người “( Ca khúc Con hướng về Chúa )
Đó là những lời ca tiếng hát tha thiết của ca đoàn Đa Minh giáo xứ Tân Phước trong thánh lễ Truyền thống cầu nguyện cho các linh hồn của Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân Liên xứ Sài Gòn đã nâng tâm hồn mọi người lên cùng Chúa và hy vọng về sự cứu độ của Chúa cho các linh hồn.
Xem Hình
Thánh lễ Truyền thống được tổ chức hàng năm luân phiên tại các giáo xứ trong Liên miền Sài Gòn và năm nay là xứ Tân Phước từ lúc 8g00 đến 14g00 ngày Thứ Hai 14-11-2017.
ĐÓN TIẾP:
Trong thời tiết hơi se lạnh và bầu trời trong xanh tạo cảm giác phấn khởi và vui tươi khi hội ngộ cùng nhau,các thành viên đã quy tụ về khá sớm với đồng phục trắng và logo riêng mỗi xứ.Anh Giuse Trần Vinh Quang (Trưởng ban) và chị Têrêsa Nguyễn Thị Bạch Yến(Phó ban) đã ân cần đón tiếp mọi người và nhờ Ban Trật tự sắp xếp xe cộ ngăn nắp cho cộng đoàn an tâm cầu nguyện.
Đúng 9g,Cha Antôn Nguyễn Chân Hồng linh hướng Liên xứ,Thày Đaminh Trần Ngọc Nam cùng Quý Thày dòng OH hiện diện;tất cả tay bắt mặt mừng và nở những nụ cười trên môi nên không ai biết có những anh chị đã thức trắng cả tuần,nhiều ngày cho việc chăm sóc bệnh nhân.
SINH HOẠT:
Anh Đaminh Thuyết (Trưởng ban điều hành Liên xứ) chào mừng Cha Antôn,Quý Thày,Quý khách và tất cả Thành viên đã về dự lễ;mọi người cùng hát kinh Chúa Thánh Thần;kế tiếp,Anh cũng thông báo về một số những thay đổi và mới mẻ của Liên xứ như:
- Từ ngày 24-10-2017.Thày Đaminh Trần Ngọc Nam dòng OH,chính thức đồng hành cùng Gia đình Liên xứ trong tất cả các sinh hoạt và Thày phụ trách giảng huán.
-Chị Anna Cecila Phương Nga (Truyền thông Tổng giáo phận Sài Gòn) sẽ đến giúp Đặc trách về Truyền thông cho Liên xứ cũng từ ngày 24-10-2017.
-Công bố Quỹ của Liên xứ về thu,chi và những khoản do Ân nhân đóng góp.Anh cũng phàn nàn về số lượng thành viên hôm nay về dự lễ không đầy đủ và cám ơn những người đang hiện diện.
CHIA SẺ :
Cha Anton giới thiệu Thày Đaminh Chia sẻ về đề tài Thăm viếng Bệnh nhân qua 3 thời kỳ:Thày chào cộng đoàn:
Tháng 11 là tháng mát mẻ,con người lắng dịu và dễ chịu và cũng là tháng cầu nguyện cho các linh hồn,nhân dịp này chúng ta cũng nghĩ về thân phận mỏng giòn và yếu đuối.Ai cũng trải qua Sinh,lão,bệnh tử và những thay đổi của tuổi già và không ai tránh khỏi.Từ 70 tuổi trở đi,có người ngồi tự nhiên,có người ngồi cong queo và đi đứng khó khăn;từ đó ta mới thấy mình thật sự đã già.như sách Tiên tri Isaia 38,2”Lạy Chúa,con như người thợ dệt,đang mải dệt đời mình,bỗng nhiên bị tay Chúa,cắt đứt ngay hàng chỉ”hay như Thánh Phêrô “Khi anh còn trẻ,anh muốn đi đâu thì tùy ý anh,nhưng khi anh về già,anh sẽ phải đi đến nơi mà anh không muốn”
Những thay đổi của tuổi già: Hay quên,dễ bỏ qua,đề kháng của bệnh tật kém,dễ nhiễm bệnh về hô hấp,dễ té ngã gẫy xương,sợ cô đơn,lẫn lộn,hay tủi thân vv.như trong Công đồng chung Vaican II ngày 08-12-1965 tại quảng trường thánh Phêrô,Đức Hồng Y P.Meouchi đã đại diện Đức Thánh Cha và toàn thể các nghị phụ Công đồng,tuyên đọc bài Sứ điệp,đặc biệt gửi tới những thành phần nghèo khổ,bệnh tật ,đau khổ dưới muôn vàn cách thế dày vò.
Công đồng cảm thấy anh em đang ngóng nhìn về mình với những ánh mắt thành khẩn ,sáng lên vì cơn sốt hoặc lờ đờ đi vì mệt nhọc,những cái nhìn dò hỏi ,muốn tìm xem cách thất vọng tại sao con người lại chịu đau khổ,đang lo âu tự hỏi ,xem bao giờ và từ đâu sẽ có sự nâng đỡ?các Ngài muốn cảm thấy sự chăm sóc bệnh nhân,là những người can đảm vì phải chăm sóc họ trong lúc tuổi già.Hôm nay chúng ta học về việc Chăm sóc bệnh nhân ở 3 thời kỳ:
- Chăm sóc ở nhà
- Chăm sóc ở bệnh viện
- Chăm sóc sau khi xuất viện về nhà.
“Khi chúng ta mời một linh mục đến,cũng là lúc mời một bác sĩ đến”có nghĩa thành viên Chăm sóc Bệnh nhân cũng là Thày thuốc vì chúng ta đã học Chăm sóc Bệnh nhân ở 3 nơi:
Tại nhà:Trong những dịp này,chúng ta phải khôn khéo dò hỏi xem bệnh nhân còn có khúc mắc hay có những ngăn trở gì chưa giải quyết được như nợ nần chưa thanh toán,thù ghé giận hờn ai lâu ngày chưa làm hòa,tình trạng gia đình rối ren chưa hợp thức hóa;ta hãy cố gắng giúp cho bệnh nhân giải quyết những vướng mắc đó và giúp cho họ xưng tội càng sớm càng tốt;mời Cha đến Xức dầu vì khi vào bệnh viện sẽ rất khó được chịu các phép,chăm sóc trước khi đến bệnh viện là thời kỳ rất quan trọng.
Tại bệnh viện:Hãy lắng nghe xem họ cần gì và quan sát tiến triển của bệnh tật để chăm sóc nhiều về phần linh hồn vì con cái đôi khi bận rộn với việc chữa trị và thuốc men nên không quan tâm phần này Có những bệnh nhânsáng ra không chịu ăn và không chịu uống thuốc.Khi Thày đến quan sát ông cứ nhìn thẳng vào bàn thờ,nên đóan là ông muốn rước lễ;sau khi cho ông rước lễ ông đã vui vẻ ăn và uống thuốc.
Tại nhà sau khi xuất viện: Phần này Thày phỏng vấn các thành viên,để đúc kết Thày đưa ra kết luận:Phải năng thăm viếng bệnh nhân xuất viện về nhà vì lúc này ít người thăm nên họ sợ cô đơn
Một số bệnh nhân sợ không ai cho rước Mình Thánh Chúa.
Có những bệnh nhân lo lắng về bệnh trạng vì lúc này không còn y,bác sĩ ở bên cạnh.
Khi thăm bệnh nhân nặng không nên nói nhiều vì lúc này họ suy kiệt,ta chỉ cần nắm tay họ và có cử chỉ vỗ về là họ hiểu được ý của ta.
Chăm sóc Bệnh nhân có phải là bổn phận của chúng ta không?
Thưa có! đó là bổn phận của chúng ta và phải chăm sóc cả những người ngoại đạo;vì là một cộng đồng đức Tin,chúng ta cùng các linh mục,tu sĩ chăm sóc và đưa họ về với Chúa.
Khi thăm người bệnh ta giúp họ chấp nhận đau khổ như Chuá Kitô cũng đã lo âu trước khi chịu nạn.
Giúp bệnh nhân hiểu đau khổ là một Ơn Gọi,vì nỗ lực của người bệnh cũng hướng về ơn Cứu độ.
Giúp bệnh nhân nhận ra Ơn Thánh của Chúa,là ơn làm hòa với mọi người là chịu các Bí tích chứ không phải bệnh tật là hình phạt.
Câu chuyện: Có một anh thầu xây dựng bị té xuống nhưng không chết ngay,trong khi đã lâu anh không xưng tội rước lễ;người nhà anh cứ thắc mắc sao tai nạn nặng như vậy mà anh còn sống được?trong suốt thời gian nằm trên giường bệnh Thày chăm sóc và giúp anh Xưng tội và Rước lễ,hai tháng sau anh ngỏ ý muốn Cha Xức Dầu và chịu các phép cuối cùng và anh ra đi trong bình an
Xét về tự nhiên thì anh phải chịu đau đớn khổ sở
Nhưng xét về siêu nhiên thì anh đã có thời gian chuẩn bị cho linh hồn mình
Mọi việc kết thúc sau 3 ngày anh bị Sốt và ra đi.Khi đến viếng xác gia đình cảm ơn các Cha, các Thày vì nhờ thời gian nằm trên giường bệnh mà anh được hưởng Nhan Thánh Chúa,trước khi chết anh cứ gọi “Mẹ ơi”mọi người đưa Bà mẹ đến ngồi bên cạnh thì cũng vẫn gọi Mẹ ơi ! Thày hỏi có phải Đức Mẹ không thì anh ta gật đầu;như vậy,chúng ta biết chắc theo chân Mẹ Maria chúng ta sẽ không bao giờ lạc lối .
THÁNH LỄ :
Sau phần chia sẻ,mọi người ra ngoài giải lao và chụp hình chung với Cha Anton và với nhau,khi trống hiệu vang lên,tất cả cùng vào nhà thờ để chuẩn bị dâng lễ,cộng đoàn xếp hai hàng cùng thánh giá nến cao rước Cha Anton chủ sự trong lễ phục tím lên bàn thánh.Ca đoàn hát bài nhập lễ “ Niềm hy vọng hằng sống ....” Cha chủ sự nói với cộng đoàn:
Con xin cám ơn Cha Chánh xứ Giuse Vũ Minh Danh đã cho phép con đến đây dâng thánh lễ để cầu nguyện cho các linh hồn hội viên,ân nhân thân nhân của Gia đình CSBN Liên miền Sài Gòn.Trong thánh lễ hôm nay chúng ta nói lên tinh thần Kitô hữu sẽ trở về với Chúa trong ngày sau hết,nói lên Đạo hiếu với Tổ tiên,ông bà cha mẹ,và cầu cho gia đình vợ chồng con cái chúng ta.
Theo bài Tin mừng Thánh Gioan Cha Anton chia sẻ”
Sở dĩ tôi gọi là Gia đình vì chúng ta đều là con cái của Chúa,nhất là khi chúng ta sống ơn Gọi phục vụ những chi thể đau đớn của Chúa Kitô,đặc biệt hai tiếng Gia đình thể hiện cụ thể là Gia đình Thánh Gioan Thiên Chúa.Hiệp dâng thánh lễ hôm nay với 3 tâm tình chính:
1-Ngày 01-11 hàng năm là lễ các Thánh,để được nên Thánh các ngài đã phải trải qua cuộc sống trần gian nhiều thử thách và gian nan,và hôm nay được vinh quang và quây quần bên Chúa để cầu nguyện cho chúng ta;hôm nay chúng ta cầu cho các linh hồn trong gia đình Gioan Thiên Chúa,vì các ngài đang được thanh luyện để trở về nhà Cha,dù ở đâu Kitô hữu cũng có sự liên đới trong Đức Kitô,qua việc mỗi ngày hiệp thông và đọc kinh Tin Kính.Tháng 11 là tháng các Linh hồn,chúng ta còn tại thế hãy hy sinh và dành thời gian cho các linh hồn vì họ không còn điều kiện và phương cách để đền bù tội lỗi nữa.Tình yêu trong bác ái là cầu nguyện và hy sinh.
2-Là công dân Việt Nam với truyền thống Đạo hiếu từ ngàn xưa và dù ở tôn giáo nào cũng tin có linh hồn bất tử.Tục ngữ có câu”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ hay “Làm con phải hiếu”nói lên ý nghĩa của Đạo hiếu”Uống nước nhớ nguồn..”
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Tổ tiên và các Anh hùng dân tộc vì cách này hay cách khác,chúng ta đang được thừa hưởng di sản các Ngài để lại.Khi cầu nguyện cho linh hồn các thành viên Chăm sóc Bệnh nhân cũng là thể hiện Đạo hiếu và lòng Biết ơn và là cách truyền giáo rất tốt khi lấy chữ Hiếu làm đầu.Những đứa con bất hiếu là những đứa con không biết đến cội nguồn và Cha mẹ.
3- Khi chúng ta dâng lời cầu nguyện cho các linh hồn không phải chỉ là Vì họ hay Cho họ mà thôi,mà còn Vì chúng ta và Cho chúng ta nữa! Đấy là cơ hội chúng ta nhìn lại chính mình và nhắc nhở mình rằng” Cõi đi về” là quê hương vĩnh phúc và Nước trời mai sau.
Nếu ai đó muốn xuất cảnh,phải làm Pass port,phải Phỏng vấn,thì khi chuẩn bị về Nước trời chúng ta cũng phải trải qua ải trần gian với thử thách và đau khổ và chắc chắn một điều là ai rồi cũng phải “Chết”.
Hôm qua,lúc 1g30 sáng tôi đã dậy sớm đến bệnh viện Đa khoa-Đồng Nai để Xức dầu cho nạn nhân giao thông,hình ảnh một thanh niên nằm đó với máu me lênh láng bên cạnh đứa con nhỏ mới 3 tháng,người vợ trẻ và gia đình vây quanh khóc lóc vật vã thật quá đau lòng.Niềm an ủi duy nhất lúc này là Bí tích Hòa giải,Bí tích Xức dầu để chờ giờ ra đi...Chúng ta hãy cầu nguyện cho các linh hồn bằng đức Tin lớn mạnh như bà Matta trong Tin Mừng Thánh Gioan” Con biết em con sẽ sống lại khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết (Ga 11,24)
Mục đích về nhà Cha giúp chúng ta sống và chịu hy sinh,vì mỗi lần chúng ta chăm sóc các bệnh nhân yếu liệt thậm chí có người bị bỏ rơi là chúng ta đang chăm sóc Chúa như trong Tin Mừng thánh Mattheu Chúa Giêsu đã đồng hóa Ngài với con người “Hỡi những kẻ Cha ta chúc phúc hãy đến mà vui hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi vì xưa Ta đói đã cho ta ăn,Ta khát đã cho ta uống,Ta trần truồng đã cho ta mặc,Ta là khách các ngươi đã đón tiếp,Ta bị tù đày đã thăm viếng Ta đau ốm các ngươi đã chăm sóc Ta” (Mt25,34-36).
Hôm nay,dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn,các thành viên Gia đình Chăm sóc Bệnh nhân đã thể hiện Đạo hiếu,đã nhìn lại chính mình và đã noi gương của các Thánh trên Thiên quốc Amen.
Trước khi nhận phép lành Toàn xá,anh Giuse Nguyễn Vinh Quang đại diện Gia đình CSBN giáo xứ Tân Phước cảm tạ :
Cha Chánh xứ Tân Phước,Cha Linh hướng,Cha Antôn Linh hướng Liên xứ,Quý Thày Dòng OH,Hội đồng Mục vụ xứ Tân Phước,Ban điều hành Liên xứ,đại diện các Đoàn thể,Các ca đoàn đặc biệt là ca đoàn Đaminhhôm nay hát lễ.Các thành viên trong Gia đình Liên xứ,Ban trật tự giáo xứ Tân Phước, cách này hay các khác đã giúp cho thánh lễ Truyền thống được hoàn tất.
Cha chủ sự đáp từ: Thay lời Bề trên Giám tỉnh,con xin đặc biệt cảm ơn Cha Chánh xứ,Cha Linh hướng cùng Cộng đoàn giáo xứ Tân Phước,con nghĩ đây là Thiên Đàng vì chúng ta liên đới cầu nguyện hiệp thông và hy sinh.
Trong tinh thần liên đới với Hội dòng,vào thứ Hai và thứ Năm mỗi tuần,chúng con đều cầu nguyện cho các Ân nhân,Thân nhân và các Thành viên,như dụ ngôn 5 cô khờ dại vạ cô khôn ngoan,chúng ta phải khôn ngoan trang bị Dầu,và thể hiện đức Tin bằng tình Hiệp thông à Đạo hiếu,Cha cám ơn các Lễ sinh nữa chứ ! Cộng đoàn cùng vỗ tay chúc mừng và chuẩn bị lãnh nhận phép ành Toàn xá .Ca đoàn hát bài kết lễ”Tình Cha nghĩa Mẹ” ..
Buổi lẽ kết thúc lúc 11g45 cùng ngày trong niềm tin yêu vào Chúa và lời bầu cửa của các linh hồn.
Phương Nga
Truyền Thông TGP Sài Gòn