Lễ cầu cho các Linh Hồn
Hằng năm vào ngày 02. Tháng Mười Một Giáo Hội Công Giáo kêu mời mọi người tín hữu tưởng nhớ cầu nguyện cho các Linh hồn, họ là thân nhân của gia đình, họ là những người đang còn chịu thanh luyện trong lửa luyện tôi. Vì nào ai biết được số phận đời sống của người đã qua đời ra sao.
Nên tưởng nhớ cầu nguyện cho họ là lòng bác ái đạo đức cùng thể hiện lòng hiếu thảo biết ơn người xưa kia đã cách này cách khác đã cầu nguyện làm ơn cho ta.
Ngay từ thế kỷ thứ nhất sau khi đạo Kitô giáo thành hình trong xã hội đã không thể có ngày lễ mừng kính riêng cho các vị Thánh. Dần dần trong thời gian bắt đầu có nhiều lễ mừng kính các Thánh hơn là lễ mừng Chúa Giesu Kitô, với mục đích tôn kính các Thánh Tử Đạo.
Trước hết, Các Thánh, và các Linh hồn được tưởng nhớ chung , như Đức Thánh Cha Bonifatius IV. đã ấn định vào ngày 13.05.610 để tưởng nhớ chung các Vị đã qua đời là Thánh.
Lễ cầu cho các Linh hồn vào năm 998 do Đức Viện phụ Odilo của tu viện Cluny chọn ngày 2. Thánh Mười Một để tưởng nhớ cằu nguyện cho tất cả các người đã qua đời mà linh hồn họ còn đang chịu thanh luyện trong lửa luyện tội.
Lễ này trước hết mừng cử hành trong vòng Tu viện Cluny thôi. Nhưng từ đầu thế kỷ 14. Giáo hội bên Roma bất đầu công nhận, Và từ đó ngày lễ cầu cho các Linh hồn được lan rộng mừng trong toàn thể Giáo hội.
Theo tiếng latinh ngày lễ Cầu cho các Linh Hồn có tên: In commemoratione omnium fidelium defunctorum.
Các Tín hữu Chúa Giêsu Kitô từ chiều ngày 01. Thánh Mười Một thăm viếng phần mộ người qúa cố nơi nghĩa trang, đốt thắp hoa nến đọc kinh cầu nguyện. Có nhiều xứ đạo tổ chức viếng nghĩa trang chung cùng với nghi lễ có Linh mục đi đến các phần mộ đọc kinh làm phép rẩy nước Thánh nơi mộ tưởng nhớ cầu nguyện cho người qúa cố.
Ngày 02. Tháng Mười Một ngày lễ cầu nguyện cho các Linh Hồn, theo luật Phụng vụ có ba thánh lễ trong ngày này với phẩm phục mầu đen hoặc mầu tím.
Giáo hội khuyến khích người tín hữu cầu nguyện thăm viếng, cầu nguyện cho người qúa cố qua việc dâng Thánh lể, đọc kinh, ăn chay hãm mình , làm việc bác ái bố cầu chỉ ch các linh hồn.
Mỗi khi nhớ đến người thân yêu đã qúa cố không chỉ hình ảnh, lời nói cử chỉ, những biến cố, những kỷ niệm ngày xưa đã cùng chung sống trải qua với nhau như cuốn phim xuất hiện trở lại trong trí óc tâm hồn người còn sống trên trần gian, nhưng còn cả sứ điệp của họ như lời nhắn nhủ vang lên trong tâm trí ta:
„- Tôi ra đi bây giờ nằm sâu dưới lòng đất, hay đã được thiêu thành tro bụi. Nhưng tôi tin rằng tôi trở về cùng Thiên Chúa, Ðấng sinh thành ra tôi.
- Tôi nằm sâu trong lòng nấm mồ này. Nhưng tôi vẫn hằng hy vọng trông mong Thiên Chúa sẽ cứu độ tôi và sẽ cho tôi sống lại được hưởng đời sống bất diệt, như Ngài đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
Tôi bây giờ nằm chôn sâu trong nấm mồ xây kín bằng xi-măng cát đá, hay thân xác tôi đã được thiêu ra thành tro bụi. Nhưng tôi hằng có tâm tình yêu mến Thiên Chúa của tôi, vì ngài là Cha đời tôi, Ngài hằng yêu mến tôi.
Và tôi tâm niệm rằng:
- Những gì ngày xưa tôi xây dựng làm ra, giờ này tôi phải bỏ lại.
- Những gì ngày xưa tôi thu góp tích lũy để dành, giờ này tôi không mang đi được.
- Nhưng chỉ những gì ngày xưa tôi đã cho đi, bây giờ tôi nhận lãnh trở lại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm vào ngày 02. Tháng Mười Một Giáo Hội Công Giáo kêu mời mọi người tín hữu tưởng nhớ cầu nguyện cho các Linh hồn, họ là thân nhân của gia đình, họ là những người đang còn chịu thanh luyện trong lửa luyện tôi. Vì nào ai biết được số phận đời sống của người đã qua đời ra sao.
Nên tưởng nhớ cầu nguyện cho họ là lòng bác ái đạo đức cùng thể hiện lòng hiếu thảo biết ơn người xưa kia đã cách này cách khác đã cầu nguyện làm ơn cho ta.
Ngay từ thế kỷ thứ nhất sau khi đạo Kitô giáo thành hình trong xã hội đã không thể có ngày lễ mừng kính riêng cho các vị Thánh. Dần dần trong thời gian bắt đầu có nhiều lễ mừng kính các Thánh hơn là lễ mừng Chúa Giesu Kitô, với mục đích tôn kính các Thánh Tử Đạo.
Trước hết, Các Thánh, và các Linh hồn được tưởng nhớ chung , như Đức Thánh Cha Bonifatius IV. đã ấn định vào ngày 13.05.610 để tưởng nhớ chung các Vị đã qua đời là Thánh.
Lễ cầu cho các Linh hồn vào năm 998 do Đức Viện phụ Odilo của tu viện Cluny chọn ngày 2. Thánh Mười Một để tưởng nhớ cằu nguyện cho tất cả các người đã qua đời mà linh hồn họ còn đang chịu thanh luyện trong lửa luyện tội.
Lễ này trước hết mừng cử hành trong vòng Tu viện Cluny thôi. Nhưng từ đầu thế kỷ 14. Giáo hội bên Roma bất đầu công nhận, Và từ đó ngày lễ cầu cho các Linh hồn được lan rộng mừng trong toàn thể Giáo hội.
Theo tiếng latinh ngày lễ Cầu cho các Linh Hồn có tên: In commemoratione omnium fidelium defunctorum.
Các Tín hữu Chúa Giêsu Kitô từ chiều ngày 01. Thánh Mười Một thăm viếng phần mộ người qúa cố nơi nghĩa trang, đốt thắp hoa nến đọc kinh cầu nguyện. Có nhiều xứ đạo tổ chức viếng nghĩa trang chung cùng với nghi lễ có Linh mục đi đến các phần mộ đọc kinh làm phép rẩy nước Thánh nơi mộ tưởng nhớ cầu nguyện cho người qúa cố.
Ngày 02. Tháng Mười Một ngày lễ cầu nguyện cho các Linh Hồn, theo luật Phụng vụ có ba thánh lễ trong ngày này với phẩm phục mầu đen hoặc mầu tím.
Giáo hội khuyến khích người tín hữu cầu nguyện thăm viếng, cầu nguyện cho người qúa cố qua việc dâng Thánh lể, đọc kinh, ăn chay hãm mình , làm việc bác ái bố cầu chỉ ch các linh hồn.
Mỗi khi nhớ đến người thân yêu đã qúa cố không chỉ hình ảnh, lời nói cử chỉ, những biến cố, những kỷ niệm ngày xưa đã cùng chung sống trải qua với nhau như cuốn phim xuất hiện trở lại trong trí óc tâm hồn người còn sống trên trần gian, nhưng còn cả sứ điệp của họ như lời nhắn nhủ vang lên trong tâm trí ta:
„- Tôi ra đi bây giờ nằm sâu dưới lòng đất, hay đã được thiêu thành tro bụi. Nhưng tôi tin rằng tôi trở về cùng Thiên Chúa, Ðấng sinh thành ra tôi.
- Tôi nằm sâu trong lòng nấm mồ này. Nhưng tôi vẫn hằng hy vọng trông mong Thiên Chúa sẽ cứu độ tôi và sẽ cho tôi sống lại được hưởng đời sống bất diệt, như Ngài đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
Tôi bây giờ nằm chôn sâu trong nấm mồ xây kín bằng xi-măng cát đá, hay thân xác tôi đã được thiêu ra thành tro bụi. Nhưng tôi hằng có tâm tình yêu mến Thiên Chúa của tôi, vì ngài là Cha đời tôi, Ngài hằng yêu mến tôi.
Và tôi tâm niệm rằng:
- Những gì ngày xưa tôi xây dựng làm ra, giờ này tôi phải bỏ lại.
- Những gì ngày xưa tôi thu góp tích lũy để dành, giờ này tôi không mang đi được.
- Nhưng chỉ những gì ngày xưa tôi đã cho đi, bây giờ tôi nhận lãnh trở lại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long