Rôma, ngày 2 tháng 4 năm 2005, lúc 21 giờ 54 phút, Ðức Hồng y Nhiếp chính của Giáo Hội Rôma (Carmelingue de l'Église Romaine), Eduarđô Martinez, người Tây Ban Nha, đã chính thức loan báo cho Ðức Hồng Y Niên Trưởng Hồng Y đoàn, Joseph Ratzinger, và Ðức Hồng Y Camillo Ruini, Giám quản Giáo phận Rôma:
là Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II,
thật đáng kính nhớ muôn đời,
đã từ trần vào lúc 21 giờ 37 phút, giờ Rôma
ngày 2 tháng 4 năm 2005, tại điện Tông Tòa.
Theo Tông hiến Universi Dominici Gregis (Ðoàn chiên toàn cầu của Chúa), do chính Ðức Gioan Phaolô ban hành ngày 22 tháng 2 năm 1996, về các vấn đề liên hệ tới thời gian trống ngôi của Phủ Tông Tòa, như khi vị Giáo Hoàng qua đời, lễ an táng, việc bầu Giáo hoàng mới, thì Ðức Hồng y Nhiếp chính cùng vị Chưởng Nghi các lễ nghi phụng vụ của Ðức Thánh Cha đến chứng thực về việc chết của Ðức Giáo hoàng, và sau đó thông báo cho hai vị Hồng y như trên. Sau đó Ðức Hồng Y Niên trưởng sẽ loan báo cho các Hồng y trên thế giới và triệu tập các ngài về Rôma để tham dự lễ An Táng Ðức Thánh Cha và họp Mật Viện (Conclave) bầu Giáo hoàng mới. Trong khi đó Ðức Hồng y Giám quản Rôma sẽ chính thức loan báo cho Giáo phận Rôma, vì đức Giáo Hoàng cũng là Giám mục Giáo phận Rôma.
Tại Văn phòng báo chí Tòa Thánh, Tiến sĩ Navaro Valls, cũng đọc bản thông cáo loan tin Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã từ trần vào giờ trên đây.
Còn tại Quảng Trường Thánh Phêrô, nơi có chừng 60 ngàn tín hữu và khách hành hương, mà phần lớn là giới trẻ, đang canh thức cầu nguyện cho Ðức Thánh Cha, nhân viên Tòa Thánh cũng loan tin trên trước sự thương tiếc của tất cả mọi người.
Ngay khi được tin, Ðức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc vụ Khanh Tòa Thánh, đã xuống Quảng trường Thánh Phêrô, để đọc kinh Từ Vực Sâu, và kinh Lạy Nữ Vương, để cầu nguyện cho linh hồn Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Chúa Nhật Kết thúc Tuần Bát Nhật Phục Sinh, ngày 3 tháng 4 năm 2005, hay còn được gọi là Chúa Nhật Kính Lòng thương xót của Thiên Chúa, Ðức Hồng Y Angelo Sodano sẽ cử hành Thánh lễ tại Ðền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho linh hồn Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Chúng ta thương tiếc và cầu nguyện cho Người cha Chung của Giáo Hội hoàn vũ. Riêng đối với Việt Nam, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ưu ái đặc biệt đối với Giáo hội tại Việt Nam và Dân tộc Việt Nam, qua việc Phong thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam (19-6-1988), phong chân phước cho Thày Giảng Anrê Phú yên (4-3-2000); qua những lần gặp gỡ các Giám Mục Việt Nam sang thăm Tòa Thánh theo giáo luật, bắt đầu lại từ năm 1980, và những năm sau đó. Riêng năm 1980, Ngài đã đích thân ra thăm phài đoàn thứ II các Giám mục Việt Nam tại nhà Foyer Phát Diệm, Rôma. Ngài đã làm hết cách để hiệp thông với Giáo hội tại Việt Nam, như lo cho có chương trình Việt ngữ tại Radio Vatican, cử Ðức Hồng Y Roger Etchagaray đến thăm Việt Nam vào năm 1989 và cử Phái đoàn Tòa Thánh tới Việt Nam vào những lần sau đó. Năm 1998, kỷ niệm mừng 200 năm Ðức Mẹ hiện ra tại La vang, khi không thể đích thân đến thăm Giáo hội Việt Nam, Ngài đã cử Ðức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Ðình Tụng, Tổng Giám Mục Hà Nội, làm đặc sứ của Ngài trong các buổi lễ tại Ðền thánh Ðức Mẹ La vang. Ngài đã đặt Ðức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận làm chủ tịch hội đồng Tòa thánh Công lý và Hòa bình. Ngài đã chọn Ðức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ làm thư ký riêng của Ngài, như là một dấu chỉ sự gần gũi với Giáo hội tại Việt Nam. Qua Bộ Truyền Giáo, Văn phòng Phối Kết tông đồ Mục vụ cho người Công giáo Việt Nam hải ngoại được thiết lập như là thể hiện cụ thể lòng ưu ái của Ngài đối với con cái Việt Nam. Tai Ðại Hội giới trẻ ở Denver (Hoa Kỳ), Ngài đã lưu lại một ngày để gặp gỡ riêng phái đoàn giới trẻ Việt Nam ở ngoại quốc đến tham dự Ðại Hội này. Nhân dịp này và qua giới trẻ Việt Nam, Ngài đã nói với toàn thể tín hữu tại Việt Nam.
Ðó là một vài cử chỉ biểu lộ tấm lòng ưu ái của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đối với Giáo Hội và Dân Tộc Việt Nam. Chúng ta ghi ơn Vị Cha Chung và thương tiếc Ngài, cũng như biểu lộ lòng yêu muốn trung thành sắt son với Giáo Hội.
Trong khi Phủ Tông tòa trống tòa (Sede Apostolica vacante) thì chỉ còn tại chức các vị sau đây:
Ngoài ra tất cả các Hồng Y Tổng trưởng các Bộ, Các tổng Giám Mục, chủ tịch các Hội đồng Tòa thánh, sẽ không còn tại chức nữa. Ðức Giáo hoàng mới sẽ quyết định sau, liên hệ tới các bổ nhiệm cho các cơ quan này.
Sau khi Vị Giáo Hoàng qua đời, các Hồng y phải cử hành nghi thức an táng vị Giáo hoàng trong vòng 9 ngày tiếp sau đó, và phải tổ chức bầu Giáo hoàng mới trong vòng 15 ngày, hoặc trễ nhất là 20 ngày.
Khi Phủ Tông Tòa trống tòa, thì việc điều hành Giáo hội và Phủ Tông tòa sẽ do Vị Hồng y Nhiếp chính, cùng với ba vị Hồng Y được chọn từ ba bậc Hồng Y giám mục, Hồng Y linh muc, và Hồng Y phó tế. Các vị này sẽ họp để lo lễ an táng Giáo hoàng, bầu Giáo hoàng mới; lo các việc của Giáo hội, nhưng không có quyền gì trong các vấn đề thuộc về Giáo hoàng. Khi có những việc quan trọng, thì Vị Nhiếp chính sẽ triệu tập đaị hội các Hồng Y ở Rôma và tới Rôma.
Khi Phủ Tông Tòa trống tòa, thì trong Kinh nguyện thánh thể trong Thánh lễ, không có lời cầu cho Ðức Giáo Hoàng nữa, đợi khi có Giáo hoàng mới. Tại các giáo phận thì tiếp tục cầu cho vị giám mục của giáo phận như mọi khi.
Rôma, ngày 2-4.2005,
là Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II,
thật đáng kính nhớ muôn đời,
đã từ trần vào lúc 21 giờ 37 phút, giờ Rôma
ngày 2 tháng 4 năm 2005, tại điện Tông Tòa.
Theo Tông hiến Universi Dominici Gregis (Ðoàn chiên toàn cầu của Chúa), do chính Ðức Gioan Phaolô ban hành ngày 22 tháng 2 năm 1996, về các vấn đề liên hệ tới thời gian trống ngôi của Phủ Tông Tòa, như khi vị Giáo Hoàng qua đời, lễ an táng, việc bầu Giáo hoàng mới, thì Ðức Hồng y Nhiếp chính cùng vị Chưởng Nghi các lễ nghi phụng vụ của Ðức Thánh Cha đến chứng thực về việc chết của Ðức Giáo hoàng, và sau đó thông báo cho hai vị Hồng y như trên. Sau đó Ðức Hồng Y Niên trưởng sẽ loan báo cho các Hồng y trên thế giới và triệu tập các ngài về Rôma để tham dự lễ An Táng Ðức Thánh Cha và họp Mật Viện (Conclave) bầu Giáo hoàng mới. Trong khi đó Ðức Hồng y Giám quản Rôma sẽ chính thức loan báo cho Giáo phận Rôma, vì đức Giáo Hoàng cũng là Giám mục Giáo phận Rôma.
Tại Văn phòng báo chí Tòa Thánh, Tiến sĩ Navaro Valls, cũng đọc bản thông cáo loan tin Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã từ trần vào giờ trên đây.
Còn tại Quảng Trường Thánh Phêrô, nơi có chừng 60 ngàn tín hữu và khách hành hương, mà phần lớn là giới trẻ, đang canh thức cầu nguyện cho Ðức Thánh Cha, nhân viên Tòa Thánh cũng loan tin trên trước sự thương tiếc của tất cả mọi người.
Ngay khi được tin, Ðức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc vụ Khanh Tòa Thánh, đã xuống Quảng trường Thánh Phêrô, để đọc kinh Từ Vực Sâu, và kinh Lạy Nữ Vương, để cầu nguyện cho linh hồn Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Chúa Nhật Kết thúc Tuần Bát Nhật Phục Sinh, ngày 3 tháng 4 năm 2005, hay còn được gọi là Chúa Nhật Kính Lòng thương xót của Thiên Chúa, Ðức Hồng Y Angelo Sodano sẽ cử hành Thánh lễ tại Ðền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho linh hồn Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Chúng ta thương tiếc và cầu nguyện cho Người cha Chung của Giáo Hội hoàn vũ. Riêng đối với Việt Nam, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ưu ái đặc biệt đối với Giáo hội tại Việt Nam và Dân tộc Việt Nam, qua việc Phong thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam (19-6-1988), phong chân phước cho Thày Giảng Anrê Phú yên (4-3-2000); qua những lần gặp gỡ các Giám Mục Việt Nam sang thăm Tòa Thánh theo giáo luật, bắt đầu lại từ năm 1980, và những năm sau đó. Riêng năm 1980, Ngài đã đích thân ra thăm phài đoàn thứ II các Giám mục Việt Nam tại nhà Foyer Phát Diệm, Rôma. Ngài đã làm hết cách để hiệp thông với Giáo hội tại Việt Nam, như lo cho có chương trình Việt ngữ tại Radio Vatican, cử Ðức Hồng Y Roger Etchagaray đến thăm Việt Nam vào năm 1989 và cử Phái đoàn Tòa Thánh tới Việt Nam vào những lần sau đó. Năm 1998, kỷ niệm mừng 200 năm Ðức Mẹ hiện ra tại La vang, khi không thể đích thân đến thăm Giáo hội Việt Nam, Ngài đã cử Ðức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Ðình Tụng, Tổng Giám Mục Hà Nội, làm đặc sứ của Ngài trong các buổi lễ tại Ðền thánh Ðức Mẹ La vang. Ngài đã đặt Ðức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận làm chủ tịch hội đồng Tòa thánh Công lý và Hòa bình. Ngài đã chọn Ðức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ làm thư ký riêng của Ngài, như là một dấu chỉ sự gần gũi với Giáo hội tại Việt Nam. Qua Bộ Truyền Giáo, Văn phòng Phối Kết tông đồ Mục vụ cho người Công giáo Việt Nam hải ngoại được thiết lập như là thể hiện cụ thể lòng ưu ái của Ngài đối với con cái Việt Nam. Tai Ðại Hội giới trẻ ở Denver (Hoa Kỳ), Ngài đã lưu lại một ngày để gặp gỡ riêng phái đoàn giới trẻ Việt Nam ở ngoại quốc đến tham dự Ðại Hội này. Nhân dịp này và qua giới trẻ Việt Nam, Ngài đã nói với toàn thể tín hữu tại Việt Nam.
Ðó là một vài cử chỉ biểu lộ tấm lòng ưu ái của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đối với Giáo Hội và Dân Tộc Việt Nam. Chúng ta ghi ơn Vị Cha Chung và thương tiếc Ngài, cũng như biểu lộ lòng yêu muốn trung thành sắt son với Giáo Hội.
Trong khi Phủ Tông tòa trống tòa (Sede Apostolica vacante) thì chỉ còn tại chức các vị sau đây:
- Ðức Hồng Y Nhiếp chính, Eduarđô Martinez Somalo (người Tây Ban Nha).
- Ðức Hồng Y James Stafford, Chánh Toà Ân giải tối cao (người Hoa Kỳ).
- Ðức Hồng Y Camillo Ruini, Giám quản tông tòa Rôma.
- Ðức Hồng Y Joseph Ratzinger với tư cách là Niên trưởng Hồng Y Ðoàn.
- Ðức Tổng Giám Mục Leonardo Sandri Tổng Thứ Ký Ban Thường Vụ của Phủ quốc vụ khanh (tương đương Tổng Trưởng Nội Vụ)
- Ðức Tổng Giám Mục Giovanni Lajola, Tổng Thư Ký Ban liên lạc với các Quốc gia, tại Phủ Quốc vụ khanh (tương đương Ngoại Trưởng).
- Các vị Tổng Giám Mục, Giám Mục, là Tổng thư ký các Bộ và các Hội đồng tòa thánh, để lo các việc thường nhật mà thôi. Nhưng sau đó các vị này sẽ cần được Ðức Giáo Hoàng mới bổ nhiệm lại.
- Các Ðức Sứ thần Tòa Thánh vẫn còn tại chức.
Ngoài ra tất cả các Hồng Y Tổng trưởng các Bộ, Các tổng Giám Mục, chủ tịch các Hội đồng Tòa thánh, sẽ không còn tại chức nữa. Ðức Giáo hoàng mới sẽ quyết định sau, liên hệ tới các bổ nhiệm cho các cơ quan này.
Sau khi Vị Giáo Hoàng qua đời, các Hồng y phải cử hành nghi thức an táng vị Giáo hoàng trong vòng 9 ngày tiếp sau đó, và phải tổ chức bầu Giáo hoàng mới trong vòng 15 ngày, hoặc trễ nhất là 20 ngày.
Khi Phủ Tông Tòa trống tòa, thì việc điều hành Giáo hội và Phủ Tông tòa sẽ do Vị Hồng y Nhiếp chính, cùng với ba vị Hồng Y được chọn từ ba bậc Hồng Y giám mục, Hồng Y linh muc, và Hồng Y phó tế. Các vị này sẽ họp để lo lễ an táng Giáo hoàng, bầu Giáo hoàng mới; lo các việc của Giáo hội, nhưng không có quyền gì trong các vấn đề thuộc về Giáo hoàng. Khi có những việc quan trọng, thì Vị Nhiếp chính sẽ triệu tập đaị hội các Hồng Y ở Rôma và tới Rôma.
Khi Phủ Tông Tòa trống tòa, thì trong Kinh nguyện thánh thể trong Thánh lễ, không có lời cầu cho Ðức Giáo Hoàng nữa, đợi khi có Giáo hoàng mới. Tại các giáo phận thì tiếp tục cầu cho vị giám mục của giáo phận như mọi khi.
Rôma, ngày 2-4.2005,