Inés San Martín của tạp chí Crux vừa có cuộc đàm đạo với Đức Cha Celestino Aos Braco của Copiapo, người vừa được Đức Phanxicô cử làm giám quản tổng giáo phận Santiago, Chile, tạm thay thế hai vị cựu Tổng Giám Mục bị tai tiếng che đậy lạm dụng tình dục và đều đã rút lui khỏi mọi thừa tác vụ trong Giáo Hội đó là hai Đức Hồng Y Francisco Errázuriz và Ricardo Ezzati, chờ ngày Tòa Thánh cử nhiệm một tân Tổng Giám Mục tại đó. Ngài đến Rôma và đã yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 5 tháng 4 để phúc trình về tình hình của giáo hội Chile và các đau khổ mà các nạn nhân lạm dụng và người Công Giáo ở Chile chịu đựng tiếp theo việc phanh phui các vụ lạm dụng và che đậy.
Đức Cha Aos vốn là giám mục của Copiapó, 1 giáo phận “sleepy” (ngái ngủ) miền Bắc Chile chỉ mới 4 năm qua. Vậy mà giờ đây, Đức Thánh Cha đề cử ngài đảm nhiệm giám quản một giáo phận lớn nhất nước nhưng cũng là một giáo phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nước của đại nạn lạm dụng tình dục và che đậy. Martin gọi tổng giáo phận Santiago là “tâm bão của giáo hội địa phương”.
Điều ấy dễ hiểu vì Santiago là địa bàn hoạt động của hai linh mục ấu dâm khét tiếng: Fernando Karadima và Cristian Precht, cả hai đều bị trục xuất khỏi hàng giáo sĩ hồi năm ngoái.
Nhận định đầu tiên của Martin là “trong những ngày này, dù làm giám mục Công Giáo ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng đều là chuyện hiển nhiên không dễ dàng, nhưng ít có vị giáo phẩm nào từng bước vào biển lửa một cách như Đức Cha Celestino Aós Braco đã làm hồi tháng Ba ở Chile”.
Cách ấy, theo Martin, là “làm thế nào đặt Chúa Giêsu Kitô ở trung tâm”. Ngài bảo cũng như xây nhà, không ai bắt đầu bằng dựng mái mà là xây nền. Nền đây chính là cuộc gặp gỡ đích thân với Chúa Giêsu Kitô. Không có nó, không có gì có ý nghĩa cả.
Và điều ấy dường như đang mang lại một mùa hoa đức tin nở rộ: Các Thánh Lễ đông tín hữu hơn cả trước đây. Đức Cha kể lại “Người ta vẫn tham dự Thánh Lễ. Trong Tuần Thánh, tại nhiều nơi, chúng tôi không chỉ có số người tham dự như năm ngoái, mà còn đông hơn thế nữa. Tuần trước, tôi cử hành Thánh Lễ Quintana, vốn là một khu phố tầm thường, khá nhiều tranh chấp, nhưng các linh mục cho tôi hay số người tham dự đông hơn nhiều lắm. Thứ Sáu Tuần Thánh, tôi đến một khu phố khác trong thành phố và nhận thấy một điều y hệt lúc đi Đàng Thánh Giá: người ta quả hiện diện đông đảo ở đấy. Khi được hỏi, họ trả lời rằng họ không đến vì các linh mục mà đến vì Đức Mẹ và vì Chúa.
“Tôi đến từ Copiapó, nơi chúng tôi cử hành Lễ Candelaria (Lễ Nến), và nghĩ chắc ít có người tham dự. Nhưng không, số người đông hơn bao giờ hết. Chúng tôi có khoảng 15,000 người tham dự cuộc rước kiệu và hơn 60,000 người đứng xem. Xét về dân số Copiapó, đây là con số rất đáng kể.
“Có những người nói rằng họ không muốn là thành phần của Giáo Hội vì họ bảo chúng ta hết thẩy là ‘bọn ấu dâm, tội phạm’, và nhiều điều khác... Và có một số anh em, đau đớn thay, đã lìa bỏ [Giáo Hội]. Nhưng cũng có những người tiếp tục đến nhà thờ dù họ nhìn nhận rằng nó không còn là nhà thờ như trước đây nữa. Và cũng có những người, bất chấp mọi điều, vào Thứ Bẩy Tuần Thánh, vẫn tự hào đứng đó mà tuyên bố ‘tôi sắp trở thành Kitô hữu, nhận lãnh phép rửa, vì tôi tin Chúa Giêsu Kitô’”.
Đức Cha Aos không cho kết quả trên là do chiến lược của mình, mà thừa nhận đây là một mầu nhiệm. Ngài đề cập tới trường hợp điển hình: “Chúa Giêsu khốn khổ, người bị túm cổ, đánh đập và hủy diệt, không những thể lý mà cả tinh thần nữa. Người bị tố cáo là thống thuộc chính trị, là tên khủng bố, nhớp nhúa đi lại với gái điếm và những kẻ tội lỗi. Người bị tố cáo là liên minh với quỉ. Người bị đóng đinh, và chẳng còn ai cho lấy 1 tấm khăn. Nhưng bỗng nhiên, một phụ nữ nhận ra Người thực sự là Thiên Chúa. Và rồi nhiều người khác cũng nhận ra như thế”.
Về tai tiếng lạm dụng tình dục và che đậy, Đức Cha Aos có một tầm nhìn quân bình, một tầm nhìn không phiến diện như tầm nhìn của phần lớn các tín hữu nghiêng về phía nhận định của truyền thông thế tục. Ngài cho rằng “Giáo hội cũng là giáo hội của những anh em phạm các tội ác sai lầm, những tội ác chúng ta sẽ không bao giờ có khả năng biện minh và là những tội ác đáng lẽ không bao giờ nên diễn ra. Nhưng họ vẫn là các chi thể của Giáo Hội”.
Và tuy không nhằm mở lại các vết thương đã thành thẹo, Đức Cha Aos vẫn nhắc lại “nỗi đau” của hàng giáo phẩm Chile khi, như một định chế, bị hiểu lầm là đã hủy diệt chứng cớ lạm dụng tình dục do nhận định của Đức Phanxicô hồi năm ngoái về “nền văn hóa che đậy”. Đức Cha cho rằng nhận định này dẫn đến cảm tưởng mọi giáo phẩm Chile đều phạm tội che đậy như nhau. Và điều này “gây đau đớn” và “không hợp tình hợp lý”.
Đức Cha Aos cho hay nhận định của Đức Phanxicô thực ra gói ghém trong một tài liệu được coi như bản văn suy niệm nhân dịp gặp gỡ toàn bộ các Giám Mục Chile, không có giá trị luật lệ. Tuy nhiên, nó chứa đựng “một số phát biểu mạnh mẽ gây khó chịu nơi các giám mục Chile chúng tôi và là những điều sau đó chính Đức Giáo Hoàng tìm cách giải thích.
“Tôi muốn nói, thí dụ, nền văn hóa che đậy, một điều như muốn nói tất cả chúng tôi âm mưu với nhau. Ngài nói đến một số điều khá khó nghe, như việc hủy bỏ chứng cớ, và điều này, ở Chile, tạo nên khá nhiều ầm ĩ với các công tố viên.
“Chúng tôi không biết liệu ngài có ý nói chứng cớ đã bị tiêu hủy ở Chile hay ở Rôma, nhưng quả thực, nếu ngài nói thế, thì hẳn đã có những vụ trong đó một số chứng cớ bị tiêu hủy, một việc vốn là tội ác. Vấn đề là, vì đã được tung ra, nên nhiều người cho là có ý nói rằng mọi Giám Mục đều phạm tội che đậy và sẵn lòng tiêu hủy chứng cớ.
“Điều ấy gây rất nhiều đau đớn và không hợp tình hợp lý. Có những người làm thế, và đièu ấy đáng ghê tởm, nhưng không phải ai cũng làm thế”.
Đối với lời chỉ trích một số Giám Mục bị Đức Giáo Hoàng chấp nhận đơn từ chức vẫn còn đồng tế trong Lễ Truyền Dầu, Đức Cha Aos trả lời rằng “Dù giả thiết ai đó phạm một tội trạng, nhưng độ nặng nhẹ không y hệt như nhau: chúng ta có nguyên tắc ‘tính cân xứng của hình phạt’ (proportionalty of penalty). Mặt khác, các vị đồng tế chưa bị chế tài, và do đó, các ngài có quyền đồng tế. Có lẽ một số Kitô hữu không nghĩ như thế, [nhưng] chính trong những ngày này của mùa Phục sinh người Kitô hữu chúng ta được kêu gọi hòa giải với nhau và với người chung quanh”.
Tuy nhiên, theo Đức Cha Aos, nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đánh đồng mọi Giám Mục Chile trong việc che đậy có đúng có sai. Sai ở chỗ “khi tôi xin lỗi về tội ác ghê gớm là phá thai chẳng hạn, tôi đâu có phá thai hay tham dự việc phá thai, nhưng tôi liên đới với những người vi phạm và lên tiếng xin lỗi là vì vậy. Thành thử, Đức Giáo Hoàng có quyền, trong một điều vốn là một bài suy niệm không có giá trị luật lệ, làm chúng tôi ý thức được rằng tất cả chúng tôi đều chịu trách nhiệm về việc này”.
Qủa thế, theo Đức Cha Aos, trong vấn đề lạm dụng “người ta không thể nói: ‘tôi chỉ chịu trách nhiệm về những gì xẩy ra trong giáo phận tôi thôi, và chỉ thế thôi’... Không, ngài mời chúng tôi nói: ‘tôi chịu trách nhiệm đối với mọi sự ác này, tôi có thể góp một tay ra sao không?’ Đó là hướng Đức Giáo Hoàng muốn chúng tôi đi”.
Đức Cha Aos vốn là giám mục của Copiapó, 1 giáo phận “sleepy” (ngái ngủ) miền Bắc Chile chỉ mới 4 năm qua. Vậy mà giờ đây, Đức Thánh Cha đề cử ngài đảm nhiệm giám quản một giáo phận lớn nhất nước nhưng cũng là một giáo phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nước của đại nạn lạm dụng tình dục và che đậy. Martin gọi tổng giáo phận Santiago là “tâm bão của giáo hội địa phương”.
Điều ấy dễ hiểu vì Santiago là địa bàn hoạt động của hai linh mục ấu dâm khét tiếng: Fernando Karadima và Cristian Precht, cả hai đều bị trục xuất khỏi hàng giáo sĩ hồi năm ngoái.
Nhận định đầu tiên của Martin là “trong những ngày này, dù làm giám mục Công Giáo ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng đều là chuyện hiển nhiên không dễ dàng, nhưng ít có vị giáo phẩm nào từng bước vào biển lửa một cách như Đức Cha Celestino Aós Braco đã làm hồi tháng Ba ở Chile”.
Cách ấy, theo Martin, là “làm thế nào đặt Chúa Giêsu Kitô ở trung tâm”. Ngài bảo cũng như xây nhà, không ai bắt đầu bằng dựng mái mà là xây nền. Nền đây chính là cuộc gặp gỡ đích thân với Chúa Giêsu Kitô. Không có nó, không có gì có ý nghĩa cả.
Và điều ấy dường như đang mang lại một mùa hoa đức tin nở rộ: Các Thánh Lễ đông tín hữu hơn cả trước đây. Đức Cha kể lại “Người ta vẫn tham dự Thánh Lễ. Trong Tuần Thánh, tại nhiều nơi, chúng tôi không chỉ có số người tham dự như năm ngoái, mà còn đông hơn thế nữa. Tuần trước, tôi cử hành Thánh Lễ Quintana, vốn là một khu phố tầm thường, khá nhiều tranh chấp, nhưng các linh mục cho tôi hay số người tham dự đông hơn nhiều lắm. Thứ Sáu Tuần Thánh, tôi đến một khu phố khác trong thành phố và nhận thấy một điều y hệt lúc đi Đàng Thánh Giá: người ta quả hiện diện đông đảo ở đấy. Khi được hỏi, họ trả lời rằng họ không đến vì các linh mục mà đến vì Đức Mẹ và vì Chúa.
“Tôi đến từ Copiapó, nơi chúng tôi cử hành Lễ Candelaria (Lễ Nến), và nghĩ chắc ít có người tham dự. Nhưng không, số người đông hơn bao giờ hết. Chúng tôi có khoảng 15,000 người tham dự cuộc rước kiệu và hơn 60,000 người đứng xem. Xét về dân số Copiapó, đây là con số rất đáng kể.
“Có những người nói rằng họ không muốn là thành phần của Giáo Hội vì họ bảo chúng ta hết thẩy là ‘bọn ấu dâm, tội phạm’, và nhiều điều khác... Và có một số anh em, đau đớn thay, đã lìa bỏ [Giáo Hội]. Nhưng cũng có những người tiếp tục đến nhà thờ dù họ nhìn nhận rằng nó không còn là nhà thờ như trước đây nữa. Và cũng có những người, bất chấp mọi điều, vào Thứ Bẩy Tuần Thánh, vẫn tự hào đứng đó mà tuyên bố ‘tôi sắp trở thành Kitô hữu, nhận lãnh phép rửa, vì tôi tin Chúa Giêsu Kitô’”.
Đức Cha Aos không cho kết quả trên là do chiến lược của mình, mà thừa nhận đây là một mầu nhiệm. Ngài đề cập tới trường hợp điển hình: “Chúa Giêsu khốn khổ, người bị túm cổ, đánh đập và hủy diệt, không những thể lý mà cả tinh thần nữa. Người bị tố cáo là thống thuộc chính trị, là tên khủng bố, nhớp nhúa đi lại với gái điếm và những kẻ tội lỗi. Người bị tố cáo là liên minh với quỉ. Người bị đóng đinh, và chẳng còn ai cho lấy 1 tấm khăn. Nhưng bỗng nhiên, một phụ nữ nhận ra Người thực sự là Thiên Chúa. Và rồi nhiều người khác cũng nhận ra như thế”.
Về tai tiếng lạm dụng tình dục và che đậy, Đức Cha Aos có một tầm nhìn quân bình, một tầm nhìn không phiến diện như tầm nhìn của phần lớn các tín hữu nghiêng về phía nhận định của truyền thông thế tục. Ngài cho rằng “Giáo hội cũng là giáo hội của những anh em phạm các tội ác sai lầm, những tội ác chúng ta sẽ không bao giờ có khả năng biện minh và là những tội ác đáng lẽ không bao giờ nên diễn ra. Nhưng họ vẫn là các chi thể của Giáo Hội”.
Và tuy không nhằm mở lại các vết thương đã thành thẹo, Đức Cha Aos vẫn nhắc lại “nỗi đau” của hàng giáo phẩm Chile khi, như một định chế, bị hiểu lầm là đã hủy diệt chứng cớ lạm dụng tình dục do nhận định của Đức Phanxicô hồi năm ngoái về “nền văn hóa che đậy”. Đức Cha cho rằng nhận định này dẫn đến cảm tưởng mọi giáo phẩm Chile đều phạm tội che đậy như nhau. Và điều này “gây đau đớn” và “không hợp tình hợp lý”.
Đức Cha Aos cho hay nhận định của Đức Phanxicô thực ra gói ghém trong một tài liệu được coi như bản văn suy niệm nhân dịp gặp gỡ toàn bộ các Giám Mục Chile, không có giá trị luật lệ. Tuy nhiên, nó chứa đựng “một số phát biểu mạnh mẽ gây khó chịu nơi các giám mục Chile chúng tôi và là những điều sau đó chính Đức Giáo Hoàng tìm cách giải thích.
“Tôi muốn nói, thí dụ, nền văn hóa che đậy, một điều như muốn nói tất cả chúng tôi âm mưu với nhau. Ngài nói đến một số điều khá khó nghe, như việc hủy bỏ chứng cớ, và điều này, ở Chile, tạo nên khá nhiều ầm ĩ với các công tố viên.
“Chúng tôi không biết liệu ngài có ý nói chứng cớ đã bị tiêu hủy ở Chile hay ở Rôma, nhưng quả thực, nếu ngài nói thế, thì hẳn đã có những vụ trong đó một số chứng cớ bị tiêu hủy, một việc vốn là tội ác. Vấn đề là, vì đã được tung ra, nên nhiều người cho là có ý nói rằng mọi Giám Mục đều phạm tội che đậy và sẵn lòng tiêu hủy chứng cớ.
“Điều ấy gây rất nhiều đau đớn và không hợp tình hợp lý. Có những người làm thế, và đièu ấy đáng ghê tởm, nhưng không phải ai cũng làm thế”.
Đối với lời chỉ trích một số Giám Mục bị Đức Giáo Hoàng chấp nhận đơn từ chức vẫn còn đồng tế trong Lễ Truyền Dầu, Đức Cha Aos trả lời rằng “Dù giả thiết ai đó phạm một tội trạng, nhưng độ nặng nhẹ không y hệt như nhau: chúng ta có nguyên tắc ‘tính cân xứng của hình phạt’ (proportionalty of penalty). Mặt khác, các vị đồng tế chưa bị chế tài, và do đó, các ngài có quyền đồng tế. Có lẽ một số Kitô hữu không nghĩ như thế, [nhưng] chính trong những ngày này của mùa Phục sinh người Kitô hữu chúng ta được kêu gọi hòa giải với nhau và với người chung quanh”.
Tuy nhiên, theo Đức Cha Aos, nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đánh đồng mọi Giám Mục Chile trong việc che đậy có đúng có sai. Sai ở chỗ “khi tôi xin lỗi về tội ác ghê gớm là phá thai chẳng hạn, tôi đâu có phá thai hay tham dự việc phá thai, nhưng tôi liên đới với những người vi phạm và lên tiếng xin lỗi là vì vậy. Thành thử, Đức Giáo Hoàng có quyền, trong một điều vốn là một bài suy niệm không có giá trị luật lệ, làm chúng tôi ý thức được rằng tất cả chúng tôi đều chịu trách nhiệm về việc này”.
Qủa thế, theo Đức Cha Aos, trong vấn đề lạm dụng “người ta không thể nói: ‘tôi chỉ chịu trách nhiệm về những gì xẩy ra trong giáo phận tôi thôi, và chỉ thế thôi’... Không, ngài mời chúng tôi nói: ‘tôi chịu trách nhiệm đối với mọi sự ác này, tôi có thể góp một tay ra sao không?’ Đó là hướng Đức Giáo Hoàng muốn chúng tôi đi”.