Trong phần thứ nhất của Sứ điệp Mùa Chay năm 2019, với chủ đề “Muôn loài thụ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái Người”, ĐTC Phanxicô đã nhắc nhở ta về “sự đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô” (Rm 8,29). Vì thế, chúng ta sẽ dành ít phút để suy niệm vinh quang của Đức Giêsu Kitô được Người biểu lộ qua việc biến hình trên núi hôm nay cũng là vinh quang của người tín hữu, mà muôn loài thụ tạo mong chờ chúng ta tỏ bày trong đời sống hằng ngày.
1. Vinh quang của Thiên Chúa nơi vũ trụ và con người
Thiên Chúa là nguồn của ánh sáng, của chân thiện mỹ, của sự sống, tình yêu, hạnh phúc, nên khi dựng nên vũ trụ và con người, Ngài chia sẻ vinh quang của mình cho muôn loài. Thánh vịnh 148, câu 13 đã nói: “Vinh quang của Chúa tràn đầy trên trời dưới đất”. Vinh quang của Thiên Chúa được tỏ bày qua đám mây sáng láng trong sa mạc (Xh 6,7.10), trong đám mây cột lửa trong cuộc xuất hành, trên núi Sinai (Xh 24,16), cũng như trong nhà tạm chứa đựng hòm bia giao ước (Xh 40,34).
Vì thế, trái đất và muôn loài thụ tạo trong vũ trụ đã đầy tràn vinh quang của Chúa, mà vinh quang của Chúa là ánh sáng, là vẻ đẹp, là sự tốt lành chân thật, là tình yêu, hạnh phúc, sự sống, bình an và niềm vui. Do đó, khi nhìn vào vũ trụ bao la, ngắm xem núi cao, biển rộng, sông dài… con người cảm thấy mình hạnh phúc, sướng vui. Khi đón nhận các thụ tạo ấy, con người đón nhận sự sống, tình yêu, hy vọng cho mình và cho toàn thể nhân loại.
Hơn nữa, khi con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa đã chia sẻ vinh quang của Ngài cho con người một cách đặc biệt, dồi dào và phong phú gấp bội, nhờ tinh thần của con người mở ra tới vô biên và hướng tới vĩnh hằng (Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình, Tóm lược Học thuyết Xã hội Công Giáo, số 130).
Vì thế, ĐTC Phanxicô đã nói với chúng ta: “Khi chúng ta sống như con cái Thiên Chúa, như những người được cứu chuộc, được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần (Rm 8,14), và có khả năng nhìn nhận và tuân thủ luật pháp Chúa, bắt đầu với lề luật được ghi khắc trong tâm hồn và trong tự nhiên, thì chúng ta cũng mang lại lợi ích cho mọi loài thụ tạo bằng việc hợp tác trong công trình cứu độ của muôn loài. Đó là lý do tại sao mà thánh Phaolô nói rằng muôn loài thụ tạo háo hức đợi chờ ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái Người”.
Con người có khả năng làm cho muôn loài thụ tạo cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc, sự sống và cả chân thiện mỹ khi yêu thương thụ tạo như những đứa em nhỏ của mình trong đại gia đình Thiên Chúa. Trong Bài ca Thụ Tạo, thánh Phanxicô Khó Nghèo cảm nhận được điều đó nên mới gọi “anh mặt trời” “chị mặt trăng”, “em gió”, “em bướm”…
2. Vinh quang của Chúa Giêsu
Trên ngọn núi biến hình, Chúa Giêsu tỏ cho các môn đệ thấy vinh quang của Người đã được chia sẻ cho muôn loài, nên y phục của Người trở nên trắng tinh chói loà và dung mạo của Người biến đổi khác thường, bởi vì “Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”.
Hơn nữa, khi Ngôi Lời làm người thì vinh quang được chia sẻ cho con người không còn chỉ là một dân tộc đông đúc như sao trời hay là một dải đất bao la làm quê hương, như Chúa đã ban cho Abraham trong Bài đọc I (St 15, 5-18), bởi vì con người không còn chỉ là một thụ tạo như các thụ tạo khác, nhưng đã trở thành Thiên Chúa, thành tạo hoá, nhờ được kết hợp mật thiết với Đức Giêsu. Họ đã nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô. Mặt họ không còn chỉ toả sáng như ông Môsê khi được tiếp xúc với Thiên Chúa, mà toàn thân người tín hữu, toàn cuộc đời của người tín hữu đều phát sáng để biểu lộ sức mạnh, quyền năng, tình yêu như Chúa Giêsu, khiến cho ai đụng chạm đến họ, tiếp xúc với họ, đều nhận được niềm vui, hạnh phúc, bình an và ơn cứu độ.
Chúng ta thấy người phụ nữ bị băng huyết 12 năm (x. Lc 8,43-48), bà chỉ cần đụng đến gấu áo của Chúa Giêsu là đã được chữa lành. Đời sống của các môn đệ và tông đồ thời Chúa Giêsu đã chứng minh việc người tín hữu được chia sẻ vinh quang của Chúa Giêsu: họ cũng làm phép lạ, chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, thậm chí làm cho người chết sống lại. Cái bóng của Phêrô ngả trên ai thì người đó được chữa lành (Cv 5,15). Vì thế, trong Bài đọc II (Ph 3,17-4,1), thánh Phaolô đã nói với chúng ta: “Chúa Giêsu có quyền năng khắc phục muôn loài sẽ dùng quyền năng ấy biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người”.
Đất nước của chúng ta không còn chỉ là một dải đất nhưng là “quê hương ở trên trời”, nên chúng ta hướng lòng về trời nơi có Đức Giêsu ngự bên hữu Thiên Chúa. Dân tộc chúng ta không phải chỉ là một nhóm người, mà là tất cả nhân loại, tất cả vũ trụ vì tất cả chúng ta đều là anh chị em trong đại gia đình Thiên Chúa.
3. Vinh quang của người tín hữu chúng ta
Đứng trước việc Thiên Chúa và Chúa Giêsu bày tỏ và chia sẻ vinh quang cho con người, hầu như tất cả đều ngỡ ngàng, lo sợ, không tin. Abraham đã “kinh hoàng, đã bị một bóng tối dày đặc ập xuống trên ông và ông ngủ thiếp đi”. Các môn đệ trong bài Tin Mừng cũng vậy: họ sợ hãi, tưởng như đang ở trong một cơn ngủ mê nào đó. Nhưng Chúa Giêsu đã đánh tức họ, đã đưa họ vào trong đám mây sáng láng, để cho họ hiểu được rằng mỗi người môn đệ đi theo Chúa Giêsu đều có thể chia sẻ vinh quang với Người.
Vậy, chúng ta phải làm gì để cảm nhận và biểu lộ được vinh quang của Chúa trong đời sống?
Chúng ta đã thấy Chúa Giêsu biểu lộ vinh quang khi Người cầu nguyện, nên việc cầu nguyện sẽ đưa chúng ta vào sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, với Chúa Giêsu. Khi chúng ta kết hợp mật thiết với Người thì sức mạnh, tình yêu, quyền năng, vinh quang được chia sẻ cho chúng ta. Nhưng, điểm quan trọng nhất mà rất nhiều người sợ hãi, không dám dấn thân, thậm chí không dám nhắc tới, không dám kể lại cho ai cả, như các môn đệ trên núi thánh, đó là ta phải đi vào trong cuộc xuất hành của Người, tham dự vào mầu nhiệm vượt qua nghĩa là cùng chịu chết với Người đễ sống lại như Người.
Elia và Môsê hôm nay đã chứng minh điều đó khi các ông hiện ra “rạng ngời vinh hiển” và “nói đến cuộc xuất hành của Chúa Giêsu sắp hoàn thành tại Giêrusalem”. Mỗi người chúng ta cũng chết đi cho những tham vọng, dục vọng của riêng mình thì mới cảm nghiệm được ơn phục sinh của Chúa Giêsu Kitô và bày tỏ được vinh quang của Người trong đời sống thường ngày của mình. Các tông đồ, môn đệ, và bao thánh nhân đã chứng minh điều đó trong suốt dòng lịch sử của nhân loại cũng như của Giáo Hội.
Hôm nay chúng ta cũng được mời gọi như thế. Mỗi ngày chúng ta cố gắng chết đi cho những tội lỗi, cho những tiêu cực để chỉ nghĩ điều tích cực, chỉ nói lời chân thành, chỉ làm việc chính đáng. Khi ta cố gắng thực hiện những điều đó, cố gắng học hành, làm việc để chia sẻ tình yêu, niềm vui, hạnh phúc, quyền năng cho mọi người mọi vật quanh mình, chúng ta sẽ cảm nghiệm được vinh quang của Thiên Chúa đang được chia sẻ cho muôn loài. Như thế chúng ta đáp ứng được điều mong mỏi của muôn loài đang ngong ngóng đợi chờ con cái Chúa biểu lộ vinh quang.
Thật vậy, chính khi chúng “ta cùng chết với Chúa Giêsu, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người” (2Tm2,11-12). Đó là con đường chúng ta sẽ đi trong mùa Chay này cũng như trong suốt cuộc đời.
1. Vinh quang của Thiên Chúa nơi vũ trụ và con người
Thiên Chúa là nguồn của ánh sáng, của chân thiện mỹ, của sự sống, tình yêu, hạnh phúc, nên khi dựng nên vũ trụ và con người, Ngài chia sẻ vinh quang của mình cho muôn loài. Thánh vịnh 148, câu 13 đã nói: “Vinh quang của Chúa tràn đầy trên trời dưới đất”. Vinh quang của Thiên Chúa được tỏ bày qua đám mây sáng láng trong sa mạc (Xh 6,7.10), trong đám mây cột lửa trong cuộc xuất hành, trên núi Sinai (Xh 24,16), cũng như trong nhà tạm chứa đựng hòm bia giao ước (Xh 40,34).
Vì thế, trái đất và muôn loài thụ tạo trong vũ trụ đã đầy tràn vinh quang của Chúa, mà vinh quang của Chúa là ánh sáng, là vẻ đẹp, là sự tốt lành chân thật, là tình yêu, hạnh phúc, sự sống, bình an và niềm vui. Do đó, khi nhìn vào vũ trụ bao la, ngắm xem núi cao, biển rộng, sông dài… con người cảm thấy mình hạnh phúc, sướng vui. Khi đón nhận các thụ tạo ấy, con người đón nhận sự sống, tình yêu, hy vọng cho mình và cho toàn thể nhân loại.
Hơn nữa, khi con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa đã chia sẻ vinh quang của Ngài cho con người một cách đặc biệt, dồi dào và phong phú gấp bội, nhờ tinh thần của con người mở ra tới vô biên và hướng tới vĩnh hằng (Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình, Tóm lược Học thuyết Xã hội Công Giáo, số 130).
Vì thế, ĐTC Phanxicô đã nói với chúng ta: “Khi chúng ta sống như con cái Thiên Chúa, như những người được cứu chuộc, được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần (Rm 8,14), và có khả năng nhìn nhận và tuân thủ luật pháp Chúa, bắt đầu với lề luật được ghi khắc trong tâm hồn và trong tự nhiên, thì chúng ta cũng mang lại lợi ích cho mọi loài thụ tạo bằng việc hợp tác trong công trình cứu độ của muôn loài. Đó là lý do tại sao mà thánh Phaolô nói rằng muôn loài thụ tạo háo hức đợi chờ ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái Người”.
Con người có khả năng làm cho muôn loài thụ tạo cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc, sự sống và cả chân thiện mỹ khi yêu thương thụ tạo như những đứa em nhỏ của mình trong đại gia đình Thiên Chúa. Trong Bài ca Thụ Tạo, thánh Phanxicô Khó Nghèo cảm nhận được điều đó nên mới gọi “anh mặt trời” “chị mặt trăng”, “em gió”, “em bướm”…
2. Vinh quang của Chúa Giêsu
Trên ngọn núi biến hình, Chúa Giêsu tỏ cho các môn đệ thấy vinh quang của Người đã được chia sẻ cho muôn loài, nên y phục của Người trở nên trắng tinh chói loà và dung mạo của Người biến đổi khác thường, bởi vì “Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”.
Hơn nữa, khi Ngôi Lời làm người thì vinh quang được chia sẻ cho con người không còn chỉ là một dân tộc đông đúc như sao trời hay là một dải đất bao la làm quê hương, như Chúa đã ban cho Abraham trong Bài đọc I (St 15, 5-18), bởi vì con người không còn chỉ là một thụ tạo như các thụ tạo khác, nhưng đã trở thành Thiên Chúa, thành tạo hoá, nhờ được kết hợp mật thiết với Đức Giêsu. Họ đã nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô. Mặt họ không còn chỉ toả sáng như ông Môsê khi được tiếp xúc với Thiên Chúa, mà toàn thân người tín hữu, toàn cuộc đời của người tín hữu đều phát sáng để biểu lộ sức mạnh, quyền năng, tình yêu như Chúa Giêsu, khiến cho ai đụng chạm đến họ, tiếp xúc với họ, đều nhận được niềm vui, hạnh phúc, bình an và ơn cứu độ.
Chúng ta thấy người phụ nữ bị băng huyết 12 năm (x. Lc 8,43-48), bà chỉ cần đụng đến gấu áo của Chúa Giêsu là đã được chữa lành. Đời sống của các môn đệ và tông đồ thời Chúa Giêsu đã chứng minh việc người tín hữu được chia sẻ vinh quang của Chúa Giêsu: họ cũng làm phép lạ, chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, thậm chí làm cho người chết sống lại. Cái bóng của Phêrô ngả trên ai thì người đó được chữa lành (Cv 5,15). Vì thế, trong Bài đọc II (Ph 3,17-4,1), thánh Phaolô đã nói với chúng ta: “Chúa Giêsu có quyền năng khắc phục muôn loài sẽ dùng quyền năng ấy biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người”.
Đất nước của chúng ta không còn chỉ là một dải đất nhưng là “quê hương ở trên trời”, nên chúng ta hướng lòng về trời nơi có Đức Giêsu ngự bên hữu Thiên Chúa. Dân tộc chúng ta không phải chỉ là một nhóm người, mà là tất cả nhân loại, tất cả vũ trụ vì tất cả chúng ta đều là anh chị em trong đại gia đình Thiên Chúa.
3. Vinh quang của người tín hữu chúng ta
Đứng trước việc Thiên Chúa và Chúa Giêsu bày tỏ và chia sẻ vinh quang cho con người, hầu như tất cả đều ngỡ ngàng, lo sợ, không tin. Abraham đã “kinh hoàng, đã bị một bóng tối dày đặc ập xuống trên ông và ông ngủ thiếp đi”. Các môn đệ trong bài Tin Mừng cũng vậy: họ sợ hãi, tưởng như đang ở trong một cơn ngủ mê nào đó. Nhưng Chúa Giêsu đã đánh tức họ, đã đưa họ vào trong đám mây sáng láng, để cho họ hiểu được rằng mỗi người môn đệ đi theo Chúa Giêsu đều có thể chia sẻ vinh quang với Người.
Vậy, chúng ta phải làm gì để cảm nhận và biểu lộ được vinh quang của Chúa trong đời sống?
Chúng ta đã thấy Chúa Giêsu biểu lộ vinh quang khi Người cầu nguyện, nên việc cầu nguyện sẽ đưa chúng ta vào sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, với Chúa Giêsu. Khi chúng ta kết hợp mật thiết với Người thì sức mạnh, tình yêu, quyền năng, vinh quang được chia sẻ cho chúng ta. Nhưng, điểm quan trọng nhất mà rất nhiều người sợ hãi, không dám dấn thân, thậm chí không dám nhắc tới, không dám kể lại cho ai cả, như các môn đệ trên núi thánh, đó là ta phải đi vào trong cuộc xuất hành của Người, tham dự vào mầu nhiệm vượt qua nghĩa là cùng chịu chết với Người đễ sống lại như Người.
Elia và Môsê hôm nay đã chứng minh điều đó khi các ông hiện ra “rạng ngời vinh hiển” và “nói đến cuộc xuất hành của Chúa Giêsu sắp hoàn thành tại Giêrusalem”. Mỗi người chúng ta cũng chết đi cho những tham vọng, dục vọng của riêng mình thì mới cảm nghiệm được ơn phục sinh của Chúa Giêsu Kitô và bày tỏ được vinh quang của Người trong đời sống thường ngày của mình. Các tông đồ, môn đệ, và bao thánh nhân đã chứng minh điều đó trong suốt dòng lịch sử của nhân loại cũng như của Giáo Hội.
Hôm nay chúng ta cũng được mời gọi như thế. Mỗi ngày chúng ta cố gắng chết đi cho những tội lỗi, cho những tiêu cực để chỉ nghĩ điều tích cực, chỉ nói lời chân thành, chỉ làm việc chính đáng. Khi ta cố gắng thực hiện những điều đó, cố gắng học hành, làm việc để chia sẻ tình yêu, niềm vui, hạnh phúc, quyền năng cho mọi người mọi vật quanh mình, chúng ta sẽ cảm nghiệm được vinh quang của Thiên Chúa đang được chia sẻ cho muôn loài. Như thế chúng ta đáp ứng được điều mong mỏi của muôn loài đang ngong ngóng đợi chờ con cái Chúa biểu lộ vinh quang.
Thật vậy, chính khi chúng “ta cùng chết với Chúa Giêsu, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người” (2Tm2,11-12). Đó là con đường chúng ta sẽ đi trong mùa Chay này cũng như trong suốt cuộc đời.