Chúa Nhật II MÙA CHAY
Tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác
St 15,5-12.17-18; Pl 3,17-4,1; Lc 9,28b-36
Tin Mừng Chúa Nhật II Mùa Chay kể lại biến cố Chúa Giêsu biến hình trên núi, trước sự chứng kiến của ba môn đệ thân tín là “Phêrô, Giacôbê và Gioan” (Lc 9,28). Đây là lần duy nhất Chúa Giêsu biến hình trước mặt các môn đệ: “Dung mạo người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa” (Lc 9,29). Chúng ta tìm hiểu ý nghĩa biến cố này.
1- Ý nghĩa của biến cố biến hình
Biến cố biến hình có một ý nghĩa thần học liên hệ tới mầu nhiệm nhập thể, tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu. Biến hình xác nhận biến cố nhập thể. Khi Con Thiên Chúa nhập thể làm người, vinh quang của thiên tính bị ẩn dấu. Việc Chúa Giêsu biến hình là hé mở phần nào vinh quang của thiên tính cho các môn đệ. Biến hình giúp họ chuẩn bị đón nhận cuộc tử nạn sắp diễn ra. Biến hình còn báo trước vinh quang phục sinh và minh chứng rằng Chúa Giêsu hoàn tất lề luật (Môsê) và lời các tiên tri (Êlia).
Nhưng không chỉ dừng lại những điều này, biến cố này còn là một kinh nghiệm tuyệt vời về niềm vui và hạnh phúc khi vinh quang huy hoàng của Thiên Chúa được tỏ lộ. Trong ngày đó, Chúa Giêsu tràn đầy niềm hạnh phúc, Người xuất thần. Ánh sáng là dấu chỉ của tất cả điều này. Ánh sáng phát xuất từ chính Người. Chúa Giêsu tỏa sáng như một luồng sáng. Niềm vui, tình yêu Ba Ngôi lan tỏa trong Người. Lời Chúa Cha xác nhận: “Đây là Con Ta yêu dấu.” Đám mây bao phủ trên núi là biểu tượng về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần vốn là “niềm vui thỏa” trong Ba Ngôi.
2- Ý nghĩa của thân xác
Cũng như tất cả những biến cố trong đời Chúa Giêsu, biến hình là một mầu nhiệm liên quan đến vận mệnh của chúng ta. Thánh Phaolô trong bài đọc II cung cấp cho chúng ta chìa khóa để áp dụng biến cố này với chúng ta. Ngài nói: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,2-21).
Theo ý nghĩa này, biến cố biến hình là một cửa sổ mở ra cho tương lai chúng ta; nó báo trước cho chúng ta biết rằng một ngày kia thân xác hay hư nát của chúng ta sẽ được biến đổi thành ánh sáng vinh hiển nên giống với thân xác vinh hiển của Chúa; nó còn là một luồng sáng chiếu vào đời sống hiện tại, giúp chúng ta hiểu rằng thân xác này là đền thờ Chúa Thánh Thần ngự. Vì thế, biến hình cũng là cơ hội để suy tư về giá trị của thân xác.
Đối với Kinh Thánh, thân xác không phải là một yếu tố tùy phụ hay tách biệt nơi con người; thân xác là toàn bộ con người. Thân xác được Thiên Chúa trực tiếp tạo dựng, được Người biến đổi (x. St 1,17tt); thân xác được Ngôi Lời đảm nhận trong mầu nhiệm nhập thể và được Chúa Thánh Thần thánh hóa trong bí tích Rửa Tội.
Theo Kinh Thánh, con người lộng lẫy và rạng ngời nhờ thân xác. Thánh vịnh gia cảm tác: “Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con. Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu!” (Tv 139,13-14). Quả thật, trong tất cả công trình của Thiên Chúa, không có gì đẹp hơn thân xác con người. Thân xác được tiền định để chia sẻ vinh quang đời đời với linh hồn. Charles Péguy cho rằng: “Thân xác và linh hồn cùng chia sẻ vinh quang đời đời hoặc phải chịu cảnh trầm luân vĩnh cửu.” Không như lạc giáo Manikê và Ngộ Đạo thuyết cho rằng cứu độ là loại bỏ thân xác để chỉ lấy linh hồn, Kitô giáo loan báo ơn cứu độ bao gồm cả thân xác và linh hồn.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội bị thống trị bởi nền văn hóa tôn thờ thân xác. Thân xác con người, đặc biệt thân xác phụ nữ bị coi như một món hàng, như trò chơi tình dục. Người ta không còn tôn trọng thân xác trong mối liên hệ với linh hồn, với nhân vị và phẩm giá con người. Cả những ý tưởng về cái đẹp cũng được quan niệm rất nghèo nàn. Người ta chăm sóc vẻ đẹp bên ngoài, mà ít chú ý và trau dồi vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp của tâm hồn.
3- Tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác chúng ta
Biến hình còn là thông điệp về cái đẹp. Nhà thần học Chính Thống, Pavel Evdokimov viết một cuốn sách có tựa đề “Thần học về cái đẹp,” khi phân tích bức Icône Chúa biến hình trên núi Tabor và lời các môn đệ: “Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là tốt!” Ông cho rằng: Chúa Giêsu chiếu tỏa vẻ đẹp của Người. Vẻ đẹp đó đến từ bên trong, được diễn tả ra bên ngoài nhờ thân xác.
Biến hình theo ý nghĩa này là một thông điệp đặc biệt gửi tới mọi người hôm nay. Như thánh Phaolô yêu cầu các Kitô hữu sơ khai: “Vậy anh em hãy vinh danh Thiên Chúa trong thân xác của anh em” (1 Cr 6,19).
Đối với đời sống hôn nhân, anh chị em hãy vinh danh Thiên Chúa trong thân xác mình khi anh chị em biết làm cho thân xác trở nên quà tặng tình yêu cho nhau và là phương tiện để kết hợp nên một với người phối ngẫu trong hôn nhân.
Đối với đời sống tu trì, anh chị em hãy vinh danh Thiên Chúa trong thân xác mình khi biến thân xác thành quà tặng trực tiếp và “hy lễ sống động” cho Thiên Chúa để phục vụ anh chị em đồng loại.
Đối với mọi người, chúng ta vinh danh Thiên Chúa trong thân xác mình cả trong lĩnh vực nghệ thuật, lao động và tất cả mọi hoạt động con người.
Đối với các bạn trẻ, một phương thế để vinh danh Thiên Chúa trong thân xác mình là sống đoan trang, tiết hạnh. Đó là chọn lựa sống theo Tin Mừng, can đảm đi ngược lại với não trạng và lối sống chỉ biết dùng thân xác để thỏa mãn thú vui, quyến rũ người khác.
Mùa Chay là hành trình thanh luyện để giúp mỗi người chúng ta trở nên con người mới trong Chúa Kitô. Biến cố hiển dung minh chứng rằng: càng gần gũi với Thiên Chúa con người càng được biến đổi trở nên sáng láng. Môsê sau khi tiếp xúc với Thiên Chúa, mặt ông trở nên sáng chói. Đức Giêsu biến hình sau khi Người đã cầu nguyện. Người gặp gỡ Chúa Cha, dung nhan Người trở nên chói lòa. Nhiều vị thánh cũng trải qua những kinh nghiệm như thế. Nếu chúng ta biết dìm mình trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, toàn bộ con người cũng sẽ được biến đổi, nên sáng chói nhờ ánh sáng Thiên Chúa.
Một cách gần gũi nhất, Chúa Giêsu tiếp tục biến hình cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Sau khi truyền phép, bánh và rượu biến hình thành Mình và Máu Người. Thay vì làm ba lều, chúng ta hãy biến tâm hồn chúng ta thành “lều” cho Chúa Giêsu Thánh Thể cư ngụ, nhờ đó chúng ta sẽ được biến đổi và tràn ngập niềm vui. Amen!
Tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác
St 15,5-12.17-18; Pl 3,17-4,1; Lc 9,28b-36
Tin Mừng Chúa Nhật II Mùa Chay kể lại biến cố Chúa Giêsu biến hình trên núi, trước sự chứng kiến của ba môn đệ thân tín là “Phêrô, Giacôbê và Gioan” (Lc 9,28). Đây là lần duy nhất Chúa Giêsu biến hình trước mặt các môn đệ: “Dung mạo người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa” (Lc 9,29). Chúng ta tìm hiểu ý nghĩa biến cố này.
1- Ý nghĩa của biến cố biến hình
Biến cố biến hình có một ý nghĩa thần học liên hệ tới mầu nhiệm nhập thể, tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu. Biến hình xác nhận biến cố nhập thể. Khi Con Thiên Chúa nhập thể làm người, vinh quang của thiên tính bị ẩn dấu. Việc Chúa Giêsu biến hình là hé mở phần nào vinh quang của thiên tính cho các môn đệ. Biến hình giúp họ chuẩn bị đón nhận cuộc tử nạn sắp diễn ra. Biến hình còn báo trước vinh quang phục sinh và minh chứng rằng Chúa Giêsu hoàn tất lề luật (Môsê) và lời các tiên tri (Êlia).
Nhưng không chỉ dừng lại những điều này, biến cố này còn là một kinh nghiệm tuyệt vời về niềm vui và hạnh phúc khi vinh quang huy hoàng của Thiên Chúa được tỏ lộ. Trong ngày đó, Chúa Giêsu tràn đầy niềm hạnh phúc, Người xuất thần. Ánh sáng là dấu chỉ của tất cả điều này. Ánh sáng phát xuất từ chính Người. Chúa Giêsu tỏa sáng như một luồng sáng. Niềm vui, tình yêu Ba Ngôi lan tỏa trong Người. Lời Chúa Cha xác nhận: “Đây là Con Ta yêu dấu.” Đám mây bao phủ trên núi là biểu tượng về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần vốn là “niềm vui thỏa” trong Ba Ngôi.
2- Ý nghĩa của thân xác
Cũng như tất cả những biến cố trong đời Chúa Giêsu, biến hình là một mầu nhiệm liên quan đến vận mệnh của chúng ta. Thánh Phaolô trong bài đọc II cung cấp cho chúng ta chìa khóa để áp dụng biến cố này với chúng ta. Ngài nói: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,2-21).
Theo ý nghĩa này, biến cố biến hình là một cửa sổ mở ra cho tương lai chúng ta; nó báo trước cho chúng ta biết rằng một ngày kia thân xác hay hư nát của chúng ta sẽ được biến đổi thành ánh sáng vinh hiển nên giống với thân xác vinh hiển của Chúa; nó còn là một luồng sáng chiếu vào đời sống hiện tại, giúp chúng ta hiểu rằng thân xác này là đền thờ Chúa Thánh Thần ngự. Vì thế, biến hình cũng là cơ hội để suy tư về giá trị của thân xác.
Đối với Kinh Thánh, thân xác không phải là một yếu tố tùy phụ hay tách biệt nơi con người; thân xác là toàn bộ con người. Thân xác được Thiên Chúa trực tiếp tạo dựng, được Người biến đổi (x. St 1,17tt); thân xác được Ngôi Lời đảm nhận trong mầu nhiệm nhập thể và được Chúa Thánh Thần thánh hóa trong bí tích Rửa Tội.
Theo Kinh Thánh, con người lộng lẫy và rạng ngời nhờ thân xác. Thánh vịnh gia cảm tác: “Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con. Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu!” (Tv 139,13-14). Quả thật, trong tất cả công trình của Thiên Chúa, không có gì đẹp hơn thân xác con người. Thân xác được tiền định để chia sẻ vinh quang đời đời với linh hồn. Charles Péguy cho rằng: “Thân xác và linh hồn cùng chia sẻ vinh quang đời đời hoặc phải chịu cảnh trầm luân vĩnh cửu.” Không như lạc giáo Manikê và Ngộ Đạo thuyết cho rằng cứu độ là loại bỏ thân xác để chỉ lấy linh hồn, Kitô giáo loan báo ơn cứu độ bao gồm cả thân xác và linh hồn.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội bị thống trị bởi nền văn hóa tôn thờ thân xác. Thân xác con người, đặc biệt thân xác phụ nữ bị coi như một món hàng, như trò chơi tình dục. Người ta không còn tôn trọng thân xác trong mối liên hệ với linh hồn, với nhân vị và phẩm giá con người. Cả những ý tưởng về cái đẹp cũng được quan niệm rất nghèo nàn. Người ta chăm sóc vẻ đẹp bên ngoài, mà ít chú ý và trau dồi vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp của tâm hồn.
3- Tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác chúng ta
Biến hình còn là thông điệp về cái đẹp. Nhà thần học Chính Thống, Pavel Evdokimov viết một cuốn sách có tựa đề “Thần học về cái đẹp,” khi phân tích bức Icône Chúa biến hình trên núi Tabor và lời các môn đệ: “Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là tốt!” Ông cho rằng: Chúa Giêsu chiếu tỏa vẻ đẹp của Người. Vẻ đẹp đó đến từ bên trong, được diễn tả ra bên ngoài nhờ thân xác.
Biến hình theo ý nghĩa này là một thông điệp đặc biệt gửi tới mọi người hôm nay. Như thánh Phaolô yêu cầu các Kitô hữu sơ khai: “Vậy anh em hãy vinh danh Thiên Chúa trong thân xác của anh em” (1 Cr 6,19).
Đối với đời sống hôn nhân, anh chị em hãy vinh danh Thiên Chúa trong thân xác mình khi anh chị em biết làm cho thân xác trở nên quà tặng tình yêu cho nhau và là phương tiện để kết hợp nên một với người phối ngẫu trong hôn nhân.
Đối với đời sống tu trì, anh chị em hãy vinh danh Thiên Chúa trong thân xác mình khi biến thân xác thành quà tặng trực tiếp và “hy lễ sống động” cho Thiên Chúa để phục vụ anh chị em đồng loại.
Đối với mọi người, chúng ta vinh danh Thiên Chúa trong thân xác mình cả trong lĩnh vực nghệ thuật, lao động và tất cả mọi hoạt động con người.
Đối với các bạn trẻ, một phương thế để vinh danh Thiên Chúa trong thân xác mình là sống đoan trang, tiết hạnh. Đó là chọn lựa sống theo Tin Mừng, can đảm đi ngược lại với não trạng và lối sống chỉ biết dùng thân xác để thỏa mãn thú vui, quyến rũ người khác.
Mùa Chay là hành trình thanh luyện để giúp mỗi người chúng ta trở nên con người mới trong Chúa Kitô. Biến cố hiển dung minh chứng rằng: càng gần gũi với Thiên Chúa con người càng được biến đổi trở nên sáng láng. Môsê sau khi tiếp xúc với Thiên Chúa, mặt ông trở nên sáng chói. Đức Giêsu biến hình sau khi Người đã cầu nguyện. Người gặp gỡ Chúa Cha, dung nhan Người trở nên chói lòa. Nhiều vị thánh cũng trải qua những kinh nghiệm như thế. Nếu chúng ta biết dìm mình trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, toàn bộ con người cũng sẽ được biến đổi, nên sáng chói nhờ ánh sáng Thiên Chúa.
Một cách gần gũi nhất, Chúa Giêsu tiếp tục biến hình cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Sau khi truyền phép, bánh và rượu biến hình thành Mình và Máu Người. Thay vì làm ba lều, chúng ta hãy biến tâm hồn chúng ta thành “lều” cho Chúa Giêsu Thánh Thể cư ngụ, nhờ đó chúng ta sẽ được biến đổi và tràn ngập niềm vui. Amen!