Mùa Chay với hành trình bốn mươi ngày là “thì mạnh” của Năm Phụng Vụ, là “thời Thiên Chúa thi ân và là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2Cr 6,2).
Bước vào Mùa Chay, Giáo Hội nhấn mạnh đến những cách thế hy sinh hãm mình để qui hướng về Thiên Chúa, tôn vinh Người, đồng thời cũng qui hướng về tha nhân, để lưu tâm giúp đỡ, sống tình bác ái huynh đệ.
Tháng 3, tháng kính Thánh Giuse con người của Mùa Chay. Thánh Giuse yêu thích sự thầm lặng nét đẹp của chay tịnh. Thánh Giuse luôn biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Thánh Giuse luôn biết tận tụy, hy sinh và quên mình phục vụ. Thánh Giuse là mẫu gương tuyệt vời cho người cha, người chồng trong gia đình. Thánh Giuse làm nhiều hơn nói là trụ cột cho mái ấm gia đình. Thinh lặng, lắng nghe và thực hành Lời Chúa, quên mình để phục vụ làm nên đức tính của Thánh Giuse và cũng là đặc điểm của Mùa Chay thánh.
Xem Hình
Tháng 3 dành cho Giới Gia Trưởng Giáo phận trong năm thánh 60 năm Đức Mẹ Tàpao. Có hơn 5.000 anh em Gia Trưởng từ các Giáo xứ, Giáo họ đã hành hương về bên Mẹ Tàpao.
Chiều 12.3
Núi rừng Tàpao thật dịu mát, khí trời trong lành. Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy đặc trách giới Gia Trưởng cho biết là có 2.000 hội viên Hội Gia Trưởng của Giáo Phận Phan Thiết hội ngộ về Tàpao. Tại hội trường quảng trường C, cha Phêrô Duy, cha Giuse Chữ hướng dẫn và trao đổi mục vụ đồng hành với các gia đình gặp khó khăn, sau đó Đức Cha Tôma đến ban huấn từ, trao bổ nhiệm thư và chứng nhận lời tuyên hứa của ban tân đại diện Gia Trưởng Giáo phận.
Hàng ngàn khách hành hương cùng đồng hành về bên Mẹ dịp này.
Đến 7g00 tối, mọi người cùng tham dự cuộc rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Đoàn kiệu rước thánh tượng Mẹ Tàpao lên lễ đài, dưới bầu trời đêm, lung linh ánh nến thêm phần uy nghiêm và trang trọng. Gia Trưởng Giáo Hạt Đức Tánh phụ trách suy niệm lần chuỗi Mân Côi năm Sự Thương.
Sau đó, Cha Phêrô Duy hướng dẫn giờ “Giáo lý Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao”, bài 3: “…qua Mẹ chúng con được gặp gỡ chính Thiên Chúa…”.
1- Kinh Đức Mẹ Tàpao là một bài giáo lý rất súc tích, cô động về Thánh Mẫu học, diễn tả chuẩn mực lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria: để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng đã ban cho Mẹ “đầy ơn phúc”, và nhắc chúng ta dến với Đức Mẹ để lãnh nhận ơn Chúa, canh tân đời sống theo thánh ý Chúa…
-Các bài giáo lý liên tiếp, trích từ những ý tưởng của kinh này, và hôm nay ta suy niệm lời kinh: “Chúng con tạ ơn Chúa đã thương nhận núi rừng Tàpao này làm linh địa để Mẹ gặp gỡ chúng con, và qua Mẹ chúng con được gặp gỡ chính Thiên Chúa…”
2- Trước hết, xin xác định hai điểm giáo lý căn bản
a-Chúng ta có thờ Đức Mẹ không?
–Không, chỉ tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi-Cha-Con và Thánh Thần. Chỉ tôn thờ Tạo Hoá, Đấng sáng tao.
“Thứ nhất thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự”- “Ngươi phải thờ phượng một mình Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi” (Mt 4, 10)
-Mọi tạo vật, do Thiên Chúa dựng nên, hữu hình và vô hình ta chỉ tôn kính.
-Đức Mẹ cao trọng hơn thiên thần, đươc thiên thần “kính chào Bà đầy ơn phước”, nên tôn kính cách đặc biệt-“biệt kính”
“Ðức Trinh Nữ đáng được Hội Thánh tôn vinh bằng một sự sùng kính đặc biệt... Sự tôn kính ấy, như vẫn luôn có trong Hội Thánh, tuy hoàn toàn đặc biệt, nhưng tự bản chất vẫn khác biệt với sự thờ phượng dâng lên Ngôi Lời nhập thể, lên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần; việc tôn kính Ðức Ma-ri-a khuyến khích thêm việc thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi" (x. LG 66; GLHTCG-971)
-thiên thần, các thánh, ông bà cha mẹ… ta tôn kính.
b- Nguồn mọi ơn phúc ở đâu?
-Chính Chúa, Chúa là Đấng ban ơn, là nguồn mọi ơn phúc cho nhân loại.
-Thiên thần chào Đức Mẹ “kính mừng Maria đầy ơn phúc”, nhưng Mẹ tuyên xưng “Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, Danh Người là Thánh (Lc 1, 49)- “Chúa đã làm cho tôi, đã làm cho tôi muôn điều kỳ diệu, Danh Người là Thánh”. (Magnificat) -Đức Mẹ cũng nhận mọi ơn lành từ Chúa và nhận tràn đầy “đầy ơn phước”, đến nỗi có thể chuyển thông cho ta. Đức Mẹ thông ơn Thiên Chúa. (bài giáo lý tháng 2); Mẹ “là máng chuyển muôn ơn xuống cho muôn người, khắp mọi nơi”- lời ca rất chuẩn !
-Nguồn ơn là từ Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô chính là ơn lớn nhất, ơn cứu độ của chúng ta. Mẹ cũng được cứu độ bởi Đức Giêsu Kitô, ơn “vô nhiễm nguyên tội” mà từ đó ta có ngày lễ trọng kính Đức Mẹ, ngày làm phép tượng Đức Mẹ Tàpao cách đây 60 năm-08/12/1959, Mẹ có được là do hưởng trước công nghiệp cứu độ của Đức Giêsu Kitô, và hưởng tràn đầy đến mức miễn trừ tội tổ tông; còn chúng ta hưởng sau, qua bí tích Rửa Tội, để chữa lành vết thương nguyên tội: “Suốt dọc chiều dài lịch sử, Hội Thánh đã nhận thức rằng Ðức Ma-ri-a, vì được Thiên Chúa ban cho "đầy ơn phúc" (Lc l, 28), nên được cứu chuộc ngay từ lúc tượng thai. Ðó là nội dung tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội do Ðức Pi-ô IX công bố năm l854. Ðức Trinh Nữ Diễm Phúc Ma-ri-a, đã được gìn giữ khỏi mọi tỳ ố nguyên tội ngay từ lúc tượng thai, do ân sủng và tình thương đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng, nhờ công nghiệp của Ðức Giê-su Ki-tô Ðấng Cứu Ðộ loài người” (GLHTCG-491)
3- “…Chúa đã thương nhận núi rừng Tàpao này làm linh địa”
-Câu này mang tính lịch sử, chắc sẽ có bài giáo lý chuyên về lịch sử rõ hơn, nay xin cộng đoàn chỉ nhớ vài năm liên quan đến số 9:
-08/12/1959: hành hương đầu tiên làm phép tượng
-1999: Hiện tượng lạ đưa đoàn con tìm về bên Mẹ sau 40 năm xa vắng
-2009: Năm Thánh 50 Năm Đức Mẹ Tàpao
-2019: Năm Thánh 60 Năm hôm nay
4- “…để Mẹ gặp gỡ chúng con, và qua Mẹ chúng con được gặp gỡ chính Thiên Chúa…”
Nắm vững giáo lý căn bản trên, cùng với Đức Mẹ, chúng ta thờ phượng Chúa, và qua Đức Mẹ, Chúa ban ơn cho chúng ta, mà ơn trọng đại nhất là chính Đức Giêsu Kitô, như mục đích cử hành Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao, là: “qua Mẹ, đến với Chúa Giêsu Kitô”-Đấng cứu độ duy nhất, “hôm qua, hôm nay và mãi mãi” (Dt 13, 8).
Vì thế, khi hành hương đến các Trung Tâm Thánh Mẫu, gặp gỡ Đức Mẹ, với nhiều danh hiệu khác nhau: Lộ Đức, Fatima, Lavang, Tàpao… không dừng lại gặp Mẹ, ở với Mẹ thôi, mà để nhờ Mẹ, Chúa gặp chúng ta, và chúng ta gặp chính Chúa. Vì, “Nhiệm vụ của Đức Maria đối với Hội Thánh không thể tách biệt khỏi sự hiệp nhất của Mẹ với Đức Kitô, và trực tiếp phát xuất từ đó.” (GLHTCG-964)
Cả việc lần hạt Mân Côi, là việc đạo đức có truyền thống lâu đời để tôn kính Đức Mẹ, cũng liên kết mật thiết với Đức Kitô như thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II dạy trong tông thư Kinh Mân Côi: “lời kinh này thật sự là một hình thức chiêm ngưỡng quy hướng về Chúa Kitô.” (số 12)… giúp chúng ta:
-“Tưởng nhớ Đức Kitô với Mẹ Ma-ri-a” (13);
-“Học hỏi Đức Kitô từ Mẹ Ma-ri-a” (14);
-“Được đồng hình đồng dạng với Đức Kitô cùng với Mẹ Ma-ri-a” (15);
-“Cầu nguyện với Đức Kitô cùng với Mẹ Ma-ri-a” (16);
-“Loan báo Đức Kitô cùng với Đức Ma-ri-a” (17)
nên ngài gọi “Kinh Mân Côi, một bản tóm tắt Tin mừng” (18)
Hai câu nói của Đức Mẹ tại tiệc cưới Cana, nơi Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên, để giúp gia đình mới trong tiệc cưới gặp khó khăn đầu đời: “hết rượu”, là nền tảng cho chúng ta ghi nhớ điểm giáo lý này.
-“Họ hết rượu rồi” (Ga 2, 3)- Mẹ nói với Chúa Giêsu về nhu cầu của chúng ta: họ hết tình yêu rồi, tình nghĩa vợ chồng đã lạc như nước lã rồi… họ hết sức rồi, họ hết phương cứu chữa rồi…
-“Người bảo gì các con hãy làm theo”(Ga 2, 5)-Mẹ đưa chúng ta đến gặp Chúa Giêsu và giúp chúng ta thi hành theo thánh ý Chúa. Hãy lắng động tâm hồn để lắng nghe Lời Chúa qua các bài giảng, suy niệm, qua cộng đoàn đức tin, qua bầu khí linh thiêng của phụng vụ… nghe Chúa bảo ta làm gì để có rượu mới của tình yêu…
Đến cùng Đức Mẹ Tàpao, không chỉ dừng lại là gặp gỡ nơi Mẹ Maria mà qua Mẹ đến với Chúa Giêsu, làm theo lời Người.
-Kitô hữu gặp Chúa Giêsu qua các bí tích, nhất là Thánh Thể
-chưa là Kitô hữu gặp Chúa Kitô qua Hội Thánh của Ngài, là nơi Chúa tiếp tục thực hiện ơn cứu độ cho muôn dân.
Kết:
Kinh Thánh là nguồn mạch của giáo lý. Hãy nhớ những câu Kinh Thánh này là nền tảng giáo lý về Đức Trinh Nữ Maria:
1“Thứ nhất thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự” - cùng với Mẹ chúng ta tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi.
2-“Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, Danh Người là Thánh” (Lc 1, 49)-như Mẹ và nhờ Mẹ, ta đón nhận ơn Chúa.
3-“Họ hết rượu rồi”- Mẹ nói với Chúa Giêsu về nhu cầu của chúng ta.
4-“Người bảo gì các con hãy làm theo”- Mẹ đưa chúng ta đến gặp Chúa Giêsu và giúp chúng ta thi hành theo thánh ý Chúa.
Tiếp theo, Cha Giuse Nguyễn Văn Chữ, đặc trách Gia trưởng Hạt Phan thiết chủ sự giờ chầu Thánh Thể.
Đến 8g30, kết thúc giờ thánh, cha Giuse ban phép lành Thánh Thể, mọi người lên linh đài kinh hạt bên Mẹ.
Sáng ngày 13.3
Đại ngàn Tàpao mượt mà thẫm một màu ngát xanh. Trời trong vắt, không một chút gió nên nóng nực đến toát mồ hôi. Hàng chục ngàn khách hành hương rộn rã về Tàpao.
6g30 nghi thức khấn Đức Mẹ. Mọi người dâng những ý nguyện, dâng lời tạ ơn và cầu xin theo ý riêng của mình.
7g00, đoàn rước bắt đầu tiến lên lễ đài, hơn 5.000 Gia trưởng và hàng chục ngàn khách hành hương hòa với Ca đoàn Gia trưởng Giáo xứ Tân Tạo hát vang bài ca nhập lễ kính Thánh Giuse.
Đức Cha Tôma chủ sự thánh lễ.
Ngài ngỏ lời với cộng đoàn.
Trung Tâm Thánh Mẫu Tapao hân hoan đón chào cộng đoàn đông đảo các khách hành hương từ các nơi đến trung tâm này, đặc biệt hôm nay cùng với giới Gia Trưởng của giáo phận Phan thiết hành hương về với Mẹ Tapao, cùng nhau mừng kính Thánh Giuse và Đức Trinh Nữ Maria. Tôi và cha Tổng đại diện cùng linh mục đoàn giáo phận hiệp dâng thánh lễ này, dâng các Gia Trưởng lên Thiên Chúa nhờ lời cầu bàu của Mẹ Tapao và Thánh Giuse, ban cho các Gia Trưởng được đầy niềm vui, lòng trung tín và sự công chính để nên gương mẫu cho các gia đình, nên người cha hướng dẫn gia đình sống đạo, sống đức tin và sống tình yêu thương.
Đức cha Tôma giảng lễ, suy niệm về vai trò làm cha của Thánh Giuse và mời gọi Gia trưởng sống tinh thần trách nhiệm làm cha theo gương thánh Cả.
Thánh Giuse là cha nuôi của Chúa Giêsu, người bảo vệ Đức Maria, là gương mẫu của mọi gia đình. Thánh Giuse là người cha của gia đình Nazareth.
Gia đình là chiếc nôi của xã hội và của giáo hội. Gia đình gồm có chồng vợ, cha mẹ và con cái. Mỗi thành viên trong gia đình đều có những bổn phận trách nhiệm riêng, và bổ túc cho nhau để tạo nên sự sống phong phú chung của gia đình.
Trong cấu trúc gia đình, sự hiện diện và đồng hành của người cha làm tăng trưởng cả thể lý lẫn tâm linh cho các thành viên. Đức Thánh Cha Phanxicô trong một lần gặp gỡ các tín hữu và khách hành hương tại đại thánh đường Phaolô VI, đã dạy: Sự vắng bóng gương mặt của người cha trong cuộc sống trẻ em và người trẻ, tạo ra các thiếu sót và vết thương có thể rất trầm trọng. Người cha vắng bóng trong gia đình với nhiều lý do và với nhiều hình thức: vì công ăn việc làm, vì bị tù đày, vì bị bệnh nặng và điều trị lâu dài, vì việc ly dị, ly thân và cả trong những hoàn cảnh của những người mẹ đơn thân.
Trong gia đình người cha là cột trụ, người điều hành mọi sinh hoạt của gia đình, người có trách nhiệm tạo dựng gia đình đạo đức và thánh thiện. Ngày nay, mối tương quan cha con này do bị ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa, thế tục và hưởng thụ đã phần nào trở nên hời hợt và thậm chí bị lu mờ trong các gia đình. Do đó lời dạy của Tin Mừng mời gọi cha mẹ luôn đồng hành với con cái theo gương Chúa Giêsu. Ngài là đường để chúng ta theo. Ngài là thầy để chúng ta lắng nghe. Ngài là niềm hy vọng để sống tình yêu. Người cha trong gia đình phải là người dẫn đường, phải là người dạy dỗ, phải là niềm hy vọng để con cái đặt niềm tin tưởng và lớn lên.
Ngày 19 tháng 3 năm 2014, lễ kính thánh Giuse, trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: xin chúc mừng tất cả những người cha và ngài nói về thánh Giuse như là nhà giáo dục gương mẫu cho thời đại hôm nay. Thánh Giuse là nhà giáo dục gương mẫu về đức tin, đức ái, về sự kiên trì trong đời sống gia đình.
Anh em Gia trưởng là những người cha trong gia đình. Hãy noi gương thánh Giuse; hãy trở nên người công chính, hãy trở nên người có trách nhiệm bổn phận trong gia đình, hãy trở nên người hướng dẫn con cái, hãy trở nên điểm tựa để gia đình được lớn lên được trưởng thành trong đạo đức thánh thiện và hạnh phúc.
Hôm nay tại linh địa Tapao này, anh em Gia trưởng cầu nguyện xin Thiên Chúa ban cho mình những đức tính cần thiết của người cha, hãy noi gương thánh Giuse để giữ vững gia đình của mình.
Cuối thánh lễ đại diện Giới gia trưởng dâng lời tri ân Đức cha, quý cha và cộng đoàn.
Đức cha làm phép ảnh tưởng, nước và ban phép lành với ơn toàn xá.
Thánh lễ kết thúc trong niềm vui, mọi người ra về hân hoan. Muôn vàn ý nguyện cầu đã được tiến dâng lên Mẹ và thánh Cả. Dòng người ào ạt tỏa ra mọi lối. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chậm chạp rời khỏi Tàpao, trả lại sự yên bình cho núi rừng. Hẹn gặp lại, ngày hành hương tháng 4 sắp đến.
Thánh Giuse làm cha. Con của ngài vừa là con người vừa là Con Thiên Chúa - Đấng Cứu Độ. Con cái của anh em được làm con Thiên Chúa. Cho nên nhiệm vụ nuôi nấng dưỡng dục con cái là sứ vụ cao cả và là hồng ân quý giá Thiên Chúa ban cho bậc cha mẹ. Anh em hãy yêu thương và tôn trọng con cái mình. Hãy trở nên gương mẫu đạo đức thánh thiện cho con cháu. Hãy tránh mọi thứ gương mù gương xấu. Từ lời nói đến thái độ sống xấu sẽ là đại họa cho con cháu. Tuổi thơ các em đơn sơ như tờ giấy trắng, mỗi lời nói, mỗi cử chỉ của cha mẹ đều ghi đậm nét trên tờ giấy trắng tâm hồn và in dấu suốt cuộc đời các em. Người cha lãnh trách nhiệm che chắn cho mọi thành viên trong gia đình, với tư cách gia trưởng, anh em quyết định về tổ chức, sinh hoạt và kỷ cương trong gia đình. Do đó, anh em có vai trò thật quan trọng trong việc dưỡng dục con cái: thúc đẩy việc học hành và phát huy năng khiếu, chỗ dựa tinh thần, giúp con cái định hướng tương lai, cũng như tự tin hơn khi dấn thân vào đời.
Làm Gia trưởng, anh em là "cây cao bóng mát" cho con cái, không chỉ trong lãnh vực vật chất, tinh thần, mà còn trong lãnh vực tâm linh và nên thánh giữa đời. Chắc chắn con cái chịu ảnh hưởng nơi người cha, chúng giống cha từ tính tình, ngôn ngữ, đến quan điểm và lý tưởng sống. Vì thế, người gia trưởng phải là mẫu gương cho con cái noi theo.
Hãy truyền lại cho con cái tình yêu với gia đình, những kinh nghiệm cuộc sống, những giá trị nhân bản và đạo đức. Hãy dạy con biết mến Chúa yêu người, sống công bằng bác ái. Và vì “lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”, đừng hành động ngược với giáo huấn của mình, đừng để xảy ra cảnh "nhà dột từ nóc". Noi gương thánh Giuse xưa đã cứu gia đình khỏi thảm họa vua Hêrôđê, hãy giúp con cái tránh xa các tệ nạn xã hội, cũng như những quyết định nông nổi nhất thời.
“Trong gia đình mồ côi, vắng bóng người cha”. Đó là ngôn ngữ Đức Phanxicô sử dụng trong huấn từ ngày 28.1.2015. Theo ngài, cần tránh hai thái cực về người cha. Đừng là người cha kiểu gia trưởng, độc đoán, mệnh lệnh và kiểm soát con cái như những đầy tớ; cũng đừng trốn trách nhiệm làm cha, để mặc con cái bị lôi cuốn theo hoàn cảnh. Ngài nói “Giới trẻ ngày nay mồ côi ngay trong gia đình, vì các người cha thường vắng nhà, hoặc khi ở nhà, lại không hành xử như là cha, không chu toàn nhiệm vụ giáo dục, không trao ban cho con cái các nguyên tắc, các giá trị, các luật sống mà chúng cần như cơm bánh, với gương sống đi kèm lời nói của mình... Gương mặt và sự hiện diện của người cha trong gia đình rất quan trọng đối với sự quân bình của con cái".
Mong rằng, anh em Gia trưởng, hãy dành thời gian cho con cái, tôn trọng sự trưởng thành của chúng; trợ giúp con cái bước đi với tinh thần tự do và trách nhiệm về tương lai của chính chúng và của xã hội.
Thánh Giuse là con người thầm lặng, ít nói, khiêm tốn, sống theo Ý Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Gioan Tẩy Giả chân thành “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời. Chính cuộc sống ấy đã làm nên một con đường tu đức hướng đến trọn lành. Thánh Giuse là bậc thầy dạy con người sống an vui và nên thánh trong địa vị của mình. Thánh Giuse là mẫu gương cho mọi người, đặc biệt là anh em gia trưởng nên thánh trong cuộc sống thường ngày.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Bước vào Mùa Chay, Giáo Hội nhấn mạnh đến những cách thế hy sinh hãm mình để qui hướng về Thiên Chúa, tôn vinh Người, đồng thời cũng qui hướng về tha nhân, để lưu tâm giúp đỡ, sống tình bác ái huynh đệ.
Tháng 3, tháng kính Thánh Giuse con người của Mùa Chay. Thánh Giuse yêu thích sự thầm lặng nét đẹp của chay tịnh. Thánh Giuse luôn biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Thánh Giuse luôn biết tận tụy, hy sinh và quên mình phục vụ. Thánh Giuse là mẫu gương tuyệt vời cho người cha, người chồng trong gia đình. Thánh Giuse làm nhiều hơn nói là trụ cột cho mái ấm gia đình. Thinh lặng, lắng nghe và thực hành Lời Chúa, quên mình để phục vụ làm nên đức tính của Thánh Giuse và cũng là đặc điểm của Mùa Chay thánh.
Xem Hình
Tháng 3 dành cho Giới Gia Trưởng Giáo phận trong năm thánh 60 năm Đức Mẹ Tàpao. Có hơn 5.000 anh em Gia Trưởng từ các Giáo xứ, Giáo họ đã hành hương về bên Mẹ Tàpao.
Chiều 12.3
Núi rừng Tàpao thật dịu mát, khí trời trong lành. Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy đặc trách giới Gia Trưởng cho biết là có 2.000 hội viên Hội Gia Trưởng của Giáo Phận Phan Thiết hội ngộ về Tàpao. Tại hội trường quảng trường C, cha Phêrô Duy, cha Giuse Chữ hướng dẫn và trao đổi mục vụ đồng hành với các gia đình gặp khó khăn, sau đó Đức Cha Tôma đến ban huấn từ, trao bổ nhiệm thư và chứng nhận lời tuyên hứa của ban tân đại diện Gia Trưởng Giáo phận.
Đến 7g00 tối, mọi người cùng tham dự cuộc rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Đoàn kiệu rước thánh tượng Mẹ Tàpao lên lễ đài, dưới bầu trời đêm, lung linh ánh nến thêm phần uy nghiêm và trang trọng. Gia Trưởng Giáo Hạt Đức Tánh phụ trách suy niệm lần chuỗi Mân Côi năm Sự Thương.
Sau đó, Cha Phêrô Duy hướng dẫn giờ “Giáo lý Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao”, bài 3: “…qua Mẹ chúng con được gặp gỡ chính Thiên Chúa…”.
1- Kinh Đức Mẹ Tàpao là một bài giáo lý rất súc tích, cô động về Thánh Mẫu học, diễn tả chuẩn mực lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria: để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng đã ban cho Mẹ “đầy ơn phúc”, và nhắc chúng ta dến với Đức Mẹ để lãnh nhận ơn Chúa, canh tân đời sống theo thánh ý Chúa…
-Các bài giáo lý liên tiếp, trích từ những ý tưởng của kinh này, và hôm nay ta suy niệm lời kinh: “Chúng con tạ ơn Chúa đã thương nhận núi rừng Tàpao này làm linh địa để Mẹ gặp gỡ chúng con, và qua Mẹ chúng con được gặp gỡ chính Thiên Chúa…”
2- Trước hết, xin xác định hai điểm giáo lý căn bản
a-Chúng ta có thờ Đức Mẹ không?
–Không, chỉ tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi-Cha-Con và Thánh Thần. Chỉ tôn thờ Tạo Hoá, Đấng sáng tao.
“Thứ nhất thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự”- “Ngươi phải thờ phượng một mình Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi” (Mt 4, 10)
-Mọi tạo vật, do Thiên Chúa dựng nên, hữu hình và vô hình ta chỉ tôn kính.
-Đức Mẹ cao trọng hơn thiên thần, đươc thiên thần “kính chào Bà đầy ơn phước”, nên tôn kính cách đặc biệt-“biệt kính”
“Ðức Trinh Nữ đáng được Hội Thánh tôn vinh bằng một sự sùng kính đặc biệt... Sự tôn kính ấy, như vẫn luôn có trong Hội Thánh, tuy hoàn toàn đặc biệt, nhưng tự bản chất vẫn khác biệt với sự thờ phượng dâng lên Ngôi Lời nhập thể, lên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần; việc tôn kính Ðức Ma-ri-a khuyến khích thêm việc thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi" (x. LG 66; GLHTCG-971)
-thiên thần, các thánh, ông bà cha mẹ… ta tôn kính.
b- Nguồn mọi ơn phúc ở đâu?
-Chính Chúa, Chúa là Đấng ban ơn, là nguồn mọi ơn phúc cho nhân loại.
-Thiên thần chào Đức Mẹ “kính mừng Maria đầy ơn phúc”, nhưng Mẹ tuyên xưng “Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, Danh Người là Thánh (Lc 1, 49)- “Chúa đã làm cho tôi, đã làm cho tôi muôn điều kỳ diệu, Danh Người là Thánh”. (Magnificat) -Đức Mẹ cũng nhận mọi ơn lành từ Chúa và nhận tràn đầy “đầy ơn phước”, đến nỗi có thể chuyển thông cho ta. Đức Mẹ thông ơn Thiên Chúa. (bài giáo lý tháng 2); Mẹ “là máng chuyển muôn ơn xuống cho muôn người, khắp mọi nơi”- lời ca rất chuẩn !
-Nguồn ơn là từ Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô chính là ơn lớn nhất, ơn cứu độ của chúng ta. Mẹ cũng được cứu độ bởi Đức Giêsu Kitô, ơn “vô nhiễm nguyên tội” mà từ đó ta có ngày lễ trọng kính Đức Mẹ, ngày làm phép tượng Đức Mẹ Tàpao cách đây 60 năm-08/12/1959, Mẹ có được là do hưởng trước công nghiệp cứu độ của Đức Giêsu Kitô, và hưởng tràn đầy đến mức miễn trừ tội tổ tông; còn chúng ta hưởng sau, qua bí tích Rửa Tội, để chữa lành vết thương nguyên tội: “Suốt dọc chiều dài lịch sử, Hội Thánh đã nhận thức rằng Ðức Ma-ri-a, vì được Thiên Chúa ban cho "đầy ơn phúc" (Lc l, 28), nên được cứu chuộc ngay từ lúc tượng thai. Ðó là nội dung tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội do Ðức Pi-ô IX công bố năm l854. Ðức Trinh Nữ Diễm Phúc Ma-ri-a, đã được gìn giữ khỏi mọi tỳ ố nguyên tội ngay từ lúc tượng thai, do ân sủng và tình thương đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng, nhờ công nghiệp của Ðức Giê-su Ki-tô Ðấng Cứu Ðộ loài người” (GLHTCG-491)
3- “…Chúa đã thương nhận núi rừng Tàpao này làm linh địa”
-Câu này mang tính lịch sử, chắc sẽ có bài giáo lý chuyên về lịch sử rõ hơn, nay xin cộng đoàn chỉ nhớ vài năm liên quan đến số 9:
-08/12/1959: hành hương đầu tiên làm phép tượng
-1999: Hiện tượng lạ đưa đoàn con tìm về bên Mẹ sau 40 năm xa vắng
-2009: Năm Thánh 50 Năm Đức Mẹ Tàpao
-2019: Năm Thánh 60 Năm hôm nay
4- “…để Mẹ gặp gỡ chúng con, và qua Mẹ chúng con được gặp gỡ chính Thiên Chúa…”
Nắm vững giáo lý căn bản trên, cùng với Đức Mẹ, chúng ta thờ phượng Chúa, và qua Đức Mẹ, Chúa ban ơn cho chúng ta, mà ơn trọng đại nhất là chính Đức Giêsu Kitô, như mục đích cử hành Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao, là: “qua Mẹ, đến với Chúa Giêsu Kitô”-Đấng cứu độ duy nhất, “hôm qua, hôm nay và mãi mãi” (Dt 13, 8).
Cả việc lần hạt Mân Côi, là việc đạo đức có truyền thống lâu đời để tôn kính Đức Mẹ, cũng liên kết mật thiết với Đức Kitô như thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II dạy trong tông thư Kinh Mân Côi: “lời kinh này thật sự là một hình thức chiêm ngưỡng quy hướng về Chúa Kitô.” (số 12)… giúp chúng ta:
-“Tưởng nhớ Đức Kitô với Mẹ Ma-ri-a” (13);
-“Học hỏi Đức Kitô từ Mẹ Ma-ri-a” (14);
-“Được đồng hình đồng dạng với Đức Kitô cùng với Mẹ Ma-ri-a” (15);
-“Cầu nguyện với Đức Kitô cùng với Mẹ Ma-ri-a” (16);
-“Loan báo Đức Kitô cùng với Đức Ma-ri-a” (17)
nên ngài gọi “Kinh Mân Côi, một bản tóm tắt Tin mừng” (18)
Hai câu nói của Đức Mẹ tại tiệc cưới Cana, nơi Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên, để giúp gia đình mới trong tiệc cưới gặp khó khăn đầu đời: “hết rượu”, là nền tảng cho chúng ta ghi nhớ điểm giáo lý này.
-“Họ hết rượu rồi” (Ga 2, 3)- Mẹ nói với Chúa Giêsu về nhu cầu của chúng ta: họ hết tình yêu rồi, tình nghĩa vợ chồng đã lạc như nước lã rồi… họ hết sức rồi, họ hết phương cứu chữa rồi…
-“Người bảo gì các con hãy làm theo”(Ga 2, 5)-Mẹ đưa chúng ta đến gặp Chúa Giêsu và giúp chúng ta thi hành theo thánh ý Chúa. Hãy lắng động tâm hồn để lắng nghe Lời Chúa qua các bài giảng, suy niệm, qua cộng đoàn đức tin, qua bầu khí linh thiêng của phụng vụ… nghe Chúa bảo ta làm gì để có rượu mới của tình yêu…
Đến cùng Đức Mẹ Tàpao, không chỉ dừng lại là gặp gỡ nơi Mẹ Maria mà qua Mẹ đến với Chúa Giêsu, làm theo lời Người.
-Kitô hữu gặp Chúa Giêsu qua các bí tích, nhất là Thánh Thể
-chưa là Kitô hữu gặp Chúa Kitô qua Hội Thánh của Ngài, là nơi Chúa tiếp tục thực hiện ơn cứu độ cho muôn dân.
Kết:
Kinh Thánh là nguồn mạch của giáo lý. Hãy nhớ những câu Kinh Thánh này là nền tảng giáo lý về Đức Trinh Nữ Maria:
1“Thứ nhất thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự” - cùng với Mẹ chúng ta tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi.
2-“Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, Danh Người là Thánh” (Lc 1, 49)-như Mẹ và nhờ Mẹ, ta đón nhận ơn Chúa.
3-“Họ hết rượu rồi”- Mẹ nói với Chúa Giêsu về nhu cầu của chúng ta.
4-“Người bảo gì các con hãy làm theo”- Mẹ đưa chúng ta đến gặp Chúa Giêsu và giúp chúng ta thi hành theo thánh ý Chúa.
Tiếp theo, Cha Giuse Nguyễn Văn Chữ, đặc trách Gia trưởng Hạt Phan thiết chủ sự giờ chầu Thánh Thể.
Đến 8g30, kết thúc giờ thánh, cha Giuse ban phép lành Thánh Thể, mọi người lên linh đài kinh hạt bên Mẹ.
Sáng ngày 13.3
Đại ngàn Tàpao mượt mà thẫm một màu ngát xanh. Trời trong vắt, không một chút gió nên nóng nực đến toát mồ hôi. Hàng chục ngàn khách hành hương rộn rã về Tàpao.
6g30 nghi thức khấn Đức Mẹ. Mọi người dâng những ý nguyện, dâng lời tạ ơn và cầu xin theo ý riêng của mình.
7g00, đoàn rước bắt đầu tiến lên lễ đài, hơn 5.000 Gia trưởng và hàng chục ngàn khách hành hương hòa với Ca đoàn Gia trưởng Giáo xứ Tân Tạo hát vang bài ca nhập lễ kính Thánh Giuse.
Đức Cha Tôma chủ sự thánh lễ.
Ngài ngỏ lời với cộng đoàn.
Trung Tâm Thánh Mẫu Tapao hân hoan đón chào cộng đoàn đông đảo các khách hành hương từ các nơi đến trung tâm này, đặc biệt hôm nay cùng với giới Gia Trưởng của giáo phận Phan thiết hành hương về với Mẹ Tapao, cùng nhau mừng kính Thánh Giuse và Đức Trinh Nữ Maria. Tôi và cha Tổng đại diện cùng linh mục đoàn giáo phận hiệp dâng thánh lễ này, dâng các Gia Trưởng lên Thiên Chúa nhờ lời cầu bàu của Mẹ Tapao và Thánh Giuse, ban cho các Gia Trưởng được đầy niềm vui, lòng trung tín và sự công chính để nên gương mẫu cho các gia đình, nên người cha hướng dẫn gia đình sống đạo, sống đức tin và sống tình yêu thương.
Đức cha Tôma giảng lễ, suy niệm về vai trò làm cha của Thánh Giuse và mời gọi Gia trưởng sống tinh thần trách nhiệm làm cha theo gương thánh Cả.
Thánh Giuse là cha nuôi của Chúa Giêsu, người bảo vệ Đức Maria, là gương mẫu của mọi gia đình. Thánh Giuse là người cha của gia đình Nazareth.
Gia đình là chiếc nôi của xã hội và của giáo hội. Gia đình gồm có chồng vợ, cha mẹ và con cái. Mỗi thành viên trong gia đình đều có những bổn phận trách nhiệm riêng, và bổ túc cho nhau để tạo nên sự sống phong phú chung của gia đình.
Trong cấu trúc gia đình, sự hiện diện và đồng hành của người cha làm tăng trưởng cả thể lý lẫn tâm linh cho các thành viên. Đức Thánh Cha Phanxicô trong một lần gặp gỡ các tín hữu và khách hành hương tại đại thánh đường Phaolô VI, đã dạy: Sự vắng bóng gương mặt của người cha trong cuộc sống trẻ em và người trẻ, tạo ra các thiếu sót và vết thương có thể rất trầm trọng. Người cha vắng bóng trong gia đình với nhiều lý do và với nhiều hình thức: vì công ăn việc làm, vì bị tù đày, vì bị bệnh nặng và điều trị lâu dài, vì việc ly dị, ly thân và cả trong những hoàn cảnh của những người mẹ đơn thân.
Trong gia đình người cha là cột trụ, người điều hành mọi sinh hoạt của gia đình, người có trách nhiệm tạo dựng gia đình đạo đức và thánh thiện. Ngày nay, mối tương quan cha con này do bị ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa, thế tục và hưởng thụ đã phần nào trở nên hời hợt và thậm chí bị lu mờ trong các gia đình. Do đó lời dạy của Tin Mừng mời gọi cha mẹ luôn đồng hành với con cái theo gương Chúa Giêsu. Ngài là đường để chúng ta theo. Ngài là thầy để chúng ta lắng nghe. Ngài là niềm hy vọng để sống tình yêu. Người cha trong gia đình phải là người dẫn đường, phải là người dạy dỗ, phải là niềm hy vọng để con cái đặt niềm tin tưởng và lớn lên.
Ngày 19 tháng 3 năm 2014, lễ kính thánh Giuse, trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: xin chúc mừng tất cả những người cha và ngài nói về thánh Giuse như là nhà giáo dục gương mẫu cho thời đại hôm nay. Thánh Giuse là nhà giáo dục gương mẫu về đức tin, đức ái, về sự kiên trì trong đời sống gia đình.
Anh em Gia trưởng là những người cha trong gia đình. Hãy noi gương thánh Giuse; hãy trở nên người công chính, hãy trở nên người có trách nhiệm bổn phận trong gia đình, hãy trở nên người hướng dẫn con cái, hãy trở nên điểm tựa để gia đình được lớn lên được trưởng thành trong đạo đức thánh thiện và hạnh phúc.
Hôm nay tại linh địa Tapao này, anh em Gia trưởng cầu nguyện xin Thiên Chúa ban cho mình những đức tính cần thiết của người cha, hãy noi gương thánh Giuse để giữ vững gia đình của mình.
Cuối thánh lễ đại diện Giới gia trưởng dâng lời tri ân Đức cha, quý cha và cộng đoàn.
Đức cha làm phép ảnh tưởng, nước và ban phép lành với ơn toàn xá.
Thánh lễ kết thúc trong niềm vui, mọi người ra về hân hoan. Muôn vàn ý nguyện cầu đã được tiến dâng lên Mẹ và thánh Cả. Dòng người ào ạt tỏa ra mọi lối. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chậm chạp rời khỏi Tàpao, trả lại sự yên bình cho núi rừng. Hẹn gặp lại, ngày hành hương tháng 4 sắp đến.
Thánh Giuse làm cha. Con của ngài vừa là con người vừa là Con Thiên Chúa - Đấng Cứu Độ. Con cái của anh em được làm con Thiên Chúa. Cho nên nhiệm vụ nuôi nấng dưỡng dục con cái là sứ vụ cao cả và là hồng ân quý giá Thiên Chúa ban cho bậc cha mẹ. Anh em hãy yêu thương và tôn trọng con cái mình. Hãy trở nên gương mẫu đạo đức thánh thiện cho con cháu. Hãy tránh mọi thứ gương mù gương xấu. Từ lời nói đến thái độ sống xấu sẽ là đại họa cho con cháu. Tuổi thơ các em đơn sơ như tờ giấy trắng, mỗi lời nói, mỗi cử chỉ của cha mẹ đều ghi đậm nét trên tờ giấy trắng tâm hồn và in dấu suốt cuộc đời các em. Người cha lãnh trách nhiệm che chắn cho mọi thành viên trong gia đình, với tư cách gia trưởng, anh em quyết định về tổ chức, sinh hoạt và kỷ cương trong gia đình. Do đó, anh em có vai trò thật quan trọng trong việc dưỡng dục con cái: thúc đẩy việc học hành và phát huy năng khiếu, chỗ dựa tinh thần, giúp con cái định hướng tương lai, cũng như tự tin hơn khi dấn thân vào đời.
Làm Gia trưởng, anh em là "cây cao bóng mát" cho con cái, không chỉ trong lãnh vực vật chất, tinh thần, mà còn trong lãnh vực tâm linh và nên thánh giữa đời. Chắc chắn con cái chịu ảnh hưởng nơi người cha, chúng giống cha từ tính tình, ngôn ngữ, đến quan điểm và lý tưởng sống. Vì thế, người gia trưởng phải là mẫu gương cho con cái noi theo.
Hãy truyền lại cho con cái tình yêu với gia đình, những kinh nghiệm cuộc sống, những giá trị nhân bản và đạo đức. Hãy dạy con biết mến Chúa yêu người, sống công bằng bác ái. Và vì “lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”, đừng hành động ngược với giáo huấn của mình, đừng để xảy ra cảnh "nhà dột từ nóc". Noi gương thánh Giuse xưa đã cứu gia đình khỏi thảm họa vua Hêrôđê, hãy giúp con cái tránh xa các tệ nạn xã hội, cũng như những quyết định nông nổi nhất thời.
“Trong gia đình mồ côi, vắng bóng người cha”. Đó là ngôn ngữ Đức Phanxicô sử dụng trong huấn từ ngày 28.1.2015. Theo ngài, cần tránh hai thái cực về người cha. Đừng là người cha kiểu gia trưởng, độc đoán, mệnh lệnh và kiểm soát con cái như những đầy tớ; cũng đừng trốn trách nhiệm làm cha, để mặc con cái bị lôi cuốn theo hoàn cảnh. Ngài nói “Giới trẻ ngày nay mồ côi ngay trong gia đình, vì các người cha thường vắng nhà, hoặc khi ở nhà, lại không hành xử như là cha, không chu toàn nhiệm vụ giáo dục, không trao ban cho con cái các nguyên tắc, các giá trị, các luật sống mà chúng cần như cơm bánh, với gương sống đi kèm lời nói của mình... Gương mặt và sự hiện diện của người cha trong gia đình rất quan trọng đối với sự quân bình của con cái".
Mong rằng, anh em Gia trưởng, hãy dành thời gian cho con cái, tôn trọng sự trưởng thành của chúng; trợ giúp con cái bước đi với tinh thần tự do và trách nhiệm về tương lai của chính chúng và của xã hội.
Thánh Giuse là con người thầm lặng, ít nói, khiêm tốn, sống theo Ý Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Gioan Tẩy Giả chân thành “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời. Chính cuộc sống ấy đã làm nên một con đường tu đức hướng đến trọn lành. Thánh Giuse là bậc thầy dạy con người sống an vui và nên thánh trong địa vị của mình. Thánh Giuse là mẫu gương cho mọi người, đặc biệt là anh em gia trưởng nên thánh trong cuộc sống thường ngày.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An