HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TÀPAO - THÁNG 7 /2013
Tháng 7 mưa ngâu, những cơn mưa tắm gội núi đồi Tàpao để rừng cây thẩm xanh, ruộng vườn ngát lên màu lá mới.
Xem hình ảnh
Hàng ngàn khách hành hương từ chiều ngày 12 đáp lại ước hẹn, cùng về bên Đức Mẹ Tàpao để dâng lên Mẹ lời cảm tạ vì những hồng ân đã lãnh nhận. Trời thật đẹp, mây nhẹ nắng trong gió dịu mát.
7giờ tối, Cha Tổng đại diện GB Hoàng Văn Khanh đặt Mình Thánh Chúa khởi đầu giờ chầu Thánh Thể. Ngàn ngàn ngọn nến lung linh giữa trời đêm đại ngàn, đẹp huyền diệu. Cộng đoàn lần chuỗi hạt Mân Côi. Sau mỗi chục kinh, những ngọn nến vươn cao theo lời bài hát dâng Mẹ Tàpao. Nổi bật giữa muôn ngàn ngọn nến sáng, kiệu Thánh Thể rước quanh quãng trường hòa trong lời ca ngợi khen tôn vinh Thiên Chúa. Gần 9g đêm, giờ chầu kết thúc bằng phép lành Thánh Thể. Nhiều đoàn hành hương tiếp tục lên linh đài cầu nguyện bên Mẹ Tàpao.
Sáng 13-7, sau giờ khấn Đức Mẹ, thánh lễ do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan chủ tế, có 30 linh mục đồng tế, hàng chục ngàn khách hành hương hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Phaolô suy niệm Tin Mừng (Ga 19, 25 -27), Đức Mẹ dưới chân Thập Giá.
Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên Thập giá. Dưới chân Thập giá có Đức Mẹ, Tông đồ Gioan và hai bà Maria.
Người ta thường nói: “Đồi Golgotha là thảm kịch của tình yêu”. Tình yêu lại trở thành thảm kịch, một thảm kịch mà cũng là một cuộc chiến, một bên là hận thù, một bên là tình yêu. Cuộc chiến này xem ra phía thù địch của Chúa đã chiến thắng vẻ vang. Họ hạ bệ, họ giết chết Con Thiên Chúa. Nhưng Ngài chấp nhận cái chết chứ không dùng quyền năng vô biên để dẹp tan quân thù. Chỉ cần một ý muốn, chỉ cần một lời nói: ma quỷ cũng thua, sóng gió cũng thua, bệnh tật cũng thua, kể cả tử thần cũng đầu hàng, vậy mà Chúa không dùng biện pháp đối đầu, tại sao?
Xin thưa, Chúa không dùng bạo lực để đối phó với con người. Chúa không dùng quyền năng và bạo lực để so sức mạnh với kẻ thù. Vì Ngài là Thiên Chúa Tình Yêu, và chính vì thế Ngài muốn qua cái chết để đem chiến thắng cho tình yêu, để chứng tỏ Ngài yêu thương nhân loại cho đến cùng.
Ngài luôn luôn trung thành với nguyên tắc: Ngài đến không phải để sát phạt thế gian, mà để cứu thế gian.
Ngài chấp nhận cái chết vì tình yêu như vậy, để biến nó thành của lễ dâng lên Cha, của lễ vĩ đại của tình yêu có đủ sức mạnh để xóa bỏ tội lỗi cho cả nhân loại này, tội lỗi của con người suốt dòng lịch sử, của nhân loại trên mặt đất này, từ Adam Eva cho đến người cuối cùng trong ngày tận thế.
Ngài chấp nhận cái chết vì tình yêu, và vì Ngài làm chủ cả cõi chết như Ngài đã chứng tỏ khi còn sống, cho nên chết rồi sau ba ngày Ngài sống lại. Và từ đây, với sự sống phục sinh, Ngài tái tạo lại một thế giới mới, một thế giới không còn hận thù, ghen ghét, đói khổ và chết chóc nữa mà là một nhân loại mới, nhân loại của tình yêu, một nhân loại sẽ đời đời sống trong Thiên Chúa tình yêu.
Nhân loại mới đó có người mẹ của tình yêu, đó là Mẹ Maria. Suốt trên 30 năm trời ở kề bên con, Mẹ Maria đã hiểu được thế nào là Thiên Chúa Tình Yêu. Mẹ biết cái chết của con là cái chết cứu độ, trong đó có Mẹ. Dù rằng bản tính tự nhiên máu chảy ruột mềm, Mẹ vô cùng đau xót, nhất là khi người ta lấy đòng chọc thủng cạnh sườn Chúa, thì cũng không khác nào gươm đã đâm vào trái tim Mẹ. Nhưng đau bao nhiêu thì đau, Mẹ đã nhận lấy lưỡi đòng đó kể từ ngày Mẹ dâng con vào đền thờ khi Tiên tri Simêon nói về tương lai của Mẹ: “Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ thâu qua lòng bà”.
Với niềm tin là mọi sự xảy đến đều trong thánh ý đầy yêu thương của Thiên Chúa, cho nên lại một lần nữa, Mẹ nói lên hai tiếng xin vâng, Mẹ không than van oán trách ai cả. Mẹ sẵn sàng dâng cả mọi nỗi niềm đau thương và yêu mến cùng với Chúa Giêsu để làm thành của lễ hiến dâng. Chính vì thế khi Chúa sống lại, Ngài trở nên Vua Vũ Trụ, Chúa đã đặt Mẹ làm Nữ Vương Thiên Đàng. Từ thân phận con người, Mẹ đã bước vào Cung điện Thiên Chúa, cả hồn lẫn xác để thành người Mẹ của thế giới mới. Vì thế Chúa đã trối Mẹ lại cho Thánh Gioan là đại diện cho cả nhân loại được cứu độ. Từ đó, Mẹ lại là cô giáo dạy môn học tình yêu của Gioan.
Ta thấy, trong các Tông đồ, không vị nào nói về tình thương nhiều như Thánh Gioan. Gioan đã học với Chúa khi Ngài còn sống, với tư cách người Tông đồ được Chúa yêu, mà còn là người học trò tình yêu của Đức Mẹ. Học với Chúa ba năm, nhưng Gioan học với Mẹ còn lâu hơn nữa. Vì sau khi Chúa về trời, Gioan đã rước Mẹ về nhà mình, theo lời trối của Chúa.
Dưới chân Thập Giá còn có Maria chị của thân mẫu là người đại diện cho những con người vô tội và Maria Mađalêna đại diện cho người tội lỗi. Maria Mađalêna đã được Chúa trừ quỷ, tha thứ mọi tội lỗi và đang trở thành môn đệ của Chúa.
Nói tóm lại, Chúa Giêsu cũng như mọi nhân vật đang hiện diện với Chúa trên đồi Golgotha đều hướng về tình yêu hiến dâng. Chúng ta hãy chiêm ngắm và sống tình yêu này.
Kitô Giáo là đạo của tình yêu. Không sống đạo qua tình yêu thì đạo không còn trong ta. Đọc kinh xem lễ, xây dựng nhà thờ, tổ chức bao nhiêu cuộc lễ hội, kiệu rước tưng bừng mà không sống được tình yêu trong đời mình, thì đạo vẫn thiếu trong đời ta.
Kitô Giáo là đạo của tình yêu, cho nên Chúa sẵn sàng yêu thương và phục vụ cho đến chết trên thập giá, mặc dù quyền năng và sức mạnh tuyệt đối của Ngài vượt trên sức mạnh từ Satan đến con người.
Cuộc sống của Kitô hữu được biểu lộ bằng tình yêu:
“Mọi sự xuất phát từ tình yêu
Mọi sự được định hướng bởi tình yêu
Và mọi sự kết thúc trong tình yêu”.
Đó là lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu.
Thánh Phaolô tuyên bố: “Chúng tôi loan báo một Đức Kitô chịu đóng đinh trên thập giá”. Đây là thập giá của một Thiên Chúa là Chúa tể trời đất, và là Thiên Chúa của Tình yêu vô biên. Chúng ta tôn thờ Chúa Kitô chịu đóng đinh, và chúng ta sống chính tình yêu của Ngài.
“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên sứ đi nữa, mà không có lòng yêu mến, thì tôi chỉ là thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng. Giả như tôi được ơn làm ngôn sứ, và được biết mọi mầu nhiệm, đạt được tất cả sự hiểu biết; Giả như tôi có được tất cả lòng tin đến chuyển núi dời non, mà không có lòng yêu mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết tài sản mà bố thí, hay nộp thân thể tôi để chịu thiêu đốt, mà không có lòng yêu mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi”( Cr 13, 1 – 4 ).
Anh chị em thân mến,
Kitô hữu ở đâu thì tình yêu ở đó. Sau khi hành hương trở về, anh chị em hãy làm chứng cho Thiên Chúa tình yêu. Xin Mẹ Maria ban cho anh chị em tình yêu và lòng tin như Mẹ để cuộc sống hàng ngày của chúng ta luôn là bài ca ngợi khen tình yêu Thiên Chúa.
Sau thánh lễ, dù đã cao niên với tuổi 81, Đức Cha Phaolô vẫn vui vẻ để mọi người lên hôn nhẫn. Nhẫn nại cho đến người cuối cùng, ngài mới trở về nghĩ ngơi.
Hàng ngày, hàng tháng, khách hành hương đến với Mẹ Tàpao để cầu cho tâm hồn của mình được thênh thang thánh đức, cầu cho gia đình mình được bình an, cầu cho những nhu cầu trong đời sống đức tin cũng như trong đời sống hằng ngày của mình được Mẹ quan tâm. Các sinh viên học sinh mong được học hành tấn tới, các mầm non Ơn gọi mong đậu vào Chủng viện, các gia đình có những người mới ra đi cũng xin Mẹ nhớ đến các linh hồn của họ. Đó là tất cả ý nguyện rất chân thành của mọi khách hành hương gửi gắm Đức Mẹ Tàpao. Xin nhờ lời chuyển cầu của Mẹ và xin vì tình mẫu tử đã kết ước do chính Chúa Giêsu trên thánh giá, Mẹ cũng luôn luôn nâng đỡ tất cả mọi người.
Xin được cùng với quí khách hành hương dâng lên niềm tin, niềm cậy cũng như niềm cảm mến để những tháng ngày tiếp theo đây ai cũng sẽ được như ý Mẹ nhắn gửi và cũng là để niềm hạnh phúc Mẹ trao ban cho mỗi người của những hạt mầm giữa những cơn mưa tháng 7 sẽ được mọc lên một cách xanh tốt. Với những ơn lành ấy, đời sống của mỗi người cũng được trải ra trong bình an.
Về đây bên Mẹ Tà Pao
Mọi người hãy nhẹ quên bao muộn phiền
Chắp tay khấn Mẹ nhân hiền
Cho vơi sầu khổ, cho thêm an hòa.
Xin mượn những lời thơ của Đức Cha Giuse bày tỏ tâm tình của cộng đoàn hành hương, xin chân thành kính dâng Đức Mẹ và nhân danh tình mẫu tử, xin Đức Mẹ cũng chuyển cầu cho tất cả chúng con. Amen.
Tháng 7 mưa ngâu, những cơn mưa tắm gội núi đồi Tàpao để rừng cây thẩm xanh, ruộng vườn ngát lên màu lá mới.
Xem hình ảnh
Hàng ngàn khách hành hương từ chiều ngày 12 đáp lại ước hẹn, cùng về bên Đức Mẹ Tàpao để dâng lên Mẹ lời cảm tạ vì những hồng ân đã lãnh nhận. Trời thật đẹp, mây nhẹ nắng trong gió dịu mát.
7giờ tối, Cha Tổng đại diện GB Hoàng Văn Khanh đặt Mình Thánh Chúa khởi đầu giờ chầu Thánh Thể. Ngàn ngàn ngọn nến lung linh giữa trời đêm đại ngàn, đẹp huyền diệu. Cộng đoàn lần chuỗi hạt Mân Côi. Sau mỗi chục kinh, những ngọn nến vươn cao theo lời bài hát dâng Mẹ Tàpao. Nổi bật giữa muôn ngàn ngọn nến sáng, kiệu Thánh Thể rước quanh quãng trường hòa trong lời ca ngợi khen tôn vinh Thiên Chúa. Gần 9g đêm, giờ chầu kết thúc bằng phép lành Thánh Thể. Nhiều đoàn hành hương tiếp tục lên linh đài cầu nguyện bên Mẹ Tàpao.
Sáng 13-7, sau giờ khấn Đức Mẹ, thánh lễ do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan chủ tế, có 30 linh mục đồng tế, hàng chục ngàn khách hành hương hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Phaolô suy niệm Tin Mừng (Ga 19, 25 -27), Đức Mẹ dưới chân Thập Giá.
Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên Thập giá. Dưới chân Thập giá có Đức Mẹ, Tông đồ Gioan và hai bà Maria.
Người ta thường nói: “Đồi Golgotha là thảm kịch của tình yêu”. Tình yêu lại trở thành thảm kịch, một thảm kịch mà cũng là một cuộc chiến, một bên là hận thù, một bên là tình yêu. Cuộc chiến này xem ra phía thù địch của Chúa đã chiến thắng vẻ vang. Họ hạ bệ, họ giết chết Con Thiên Chúa. Nhưng Ngài chấp nhận cái chết chứ không dùng quyền năng vô biên để dẹp tan quân thù. Chỉ cần một ý muốn, chỉ cần một lời nói: ma quỷ cũng thua, sóng gió cũng thua, bệnh tật cũng thua, kể cả tử thần cũng đầu hàng, vậy mà Chúa không dùng biện pháp đối đầu, tại sao?
Xin thưa, Chúa không dùng bạo lực để đối phó với con người. Chúa không dùng quyền năng và bạo lực để so sức mạnh với kẻ thù. Vì Ngài là Thiên Chúa Tình Yêu, và chính vì thế Ngài muốn qua cái chết để đem chiến thắng cho tình yêu, để chứng tỏ Ngài yêu thương nhân loại cho đến cùng.
Ngài luôn luôn trung thành với nguyên tắc: Ngài đến không phải để sát phạt thế gian, mà để cứu thế gian.
Ngài chấp nhận cái chết vì tình yêu như vậy, để biến nó thành của lễ dâng lên Cha, của lễ vĩ đại của tình yêu có đủ sức mạnh để xóa bỏ tội lỗi cho cả nhân loại này, tội lỗi của con người suốt dòng lịch sử, của nhân loại trên mặt đất này, từ Adam Eva cho đến người cuối cùng trong ngày tận thế.
Ngài chấp nhận cái chết vì tình yêu, và vì Ngài làm chủ cả cõi chết như Ngài đã chứng tỏ khi còn sống, cho nên chết rồi sau ba ngày Ngài sống lại. Và từ đây, với sự sống phục sinh, Ngài tái tạo lại một thế giới mới, một thế giới không còn hận thù, ghen ghét, đói khổ và chết chóc nữa mà là một nhân loại mới, nhân loại của tình yêu, một nhân loại sẽ đời đời sống trong Thiên Chúa tình yêu.
Nhân loại mới đó có người mẹ của tình yêu, đó là Mẹ Maria. Suốt trên 30 năm trời ở kề bên con, Mẹ Maria đã hiểu được thế nào là Thiên Chúa Tình Yêu. Mẹ biết cái chết của con là cái chết cứu độ, trong đó có Mẹ. Dù rằng bản tính tự nhiên máu chảy ruột mềm, Mẹ vô cùng đau xót, nhất là khi người ta lấy đòng chọc thủng cạnh sườn Chúa, thì cũng không khác nào gươm đã đâm vào trái tim Mẹ. Nhưng đau bao nhiêu thì đau, Mẹ đã nhận lấy lưỡi đòng đó kể từ ngày Mẹ dâng con vào đền thờ khi Tiên tri Simêon nói về tương lai của Mẹ: “Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ thâu qua lòng bà”.
Với niềm tin là mọi sự xảy đến đều trong thánh ý đầy yêu thương của Thiên Chúa, cho nên lại một lần nữa, Mẹ nói lên hai tiếng xin vâng, Mẹ không than van oán trách ai cả. Mẹ sẵn sàng dâng cả mọi nỗi niềm đau thương và yêu mến cùng với Chúa Giêsu để làm thành của lễ hiến dâng. Chính vì thế khi Chúa sống lại, Ngài trở nên Vua Vũ Trụ, Chúa đã đặt Mẹ làm Nữ Vương Thiên Đàng. Từ thân phận con người, Mẹ đã bước vào Cung điện Thiên Chúa, cả hồn lẫn xác để thành người Mẹ của thế giới mới. Vì thế Chúa đã trối Mẹ lại cho Thánh Gioan là đại diện cho cả nhân loại được cứu độ. Từ đó, Mẹ lại là cô giáo dạy môn học tình yêu của Gioan.
Ta thấy, trong các Tông đồ, không vị nào nói về tình thương nhiều như Thánh Gioan. Gioan đã học với Chúa khi Ngài còn sống, với tư cách người Tông đồ được Chúa yêu, mà còn là người học trò tình yêu của Đức Mẹ. Học với Chúa ba năm, nhưng Gioan học với Mẹ còn lâu hơn nữa. Vì sau khi Chúa về trời, Gioan đã rước Mẹ về nhà mình, theo lời trối của Chúa.
Dưới chân Thập Giá còn có Maria chị của thân mẫu là người đại diện cho những con người vô tội và Maria Mađalêna đại diện cho người tội lỗi. Maria Mađalêna đã được Chúa trừ quỷ, tha thứ mọi tội lỗi và đang trở thành môn đệ của Chúa.
Nói tóm lại, Chúa Giêsu cũng như mọi nhân vật đang hiện diện với Chúa trên đồi Golgotha đều hướng về tình yêu hiến dâng. Chúng ta hãy chiêm ngắm và sống tình yêu này.
Kitô Giáo là đạo của tình yêu. Không sống đạo qua tình yêu thì đạo không còn trong ta. Đọc kinh xem lễ, xây dựng nhà thờ, tổ chức bao nhiêu cuộc lễ hội, kiệu rước tưng bừng mà không sống được tình yêu trong đời mình, thì đạo vẫn thiếu trong đời ta.
Kitô Giáo là đạo của tình yêu, cho nên Chúa sẵn sàng yêu thương và phục vụ cho đến chết trên thập giá, mặc dù quyền năng và sức mạnh tuyệt đối của Ngài vượt trên sức mạnh từ Satan đến con người.
Cuộc sống của Kitô hữu được biểu lộ bằng tình yêu:
“Mọi sự xuất phát từ tình yêu
Mọi sự được định hướng bởi tình yêu
Và mọi sự kết thúc trong tình yêu”.
Đó là lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu.
Thánh Phaolô tuyên bố: “Chúng tôi loan báo một Đức Kitô chịu đóng đinh trên thập giá”. Đây là thập giá của một Thiên Chúa là Chúa tể trời đất, và là Thiên Chúa của Tình yêu vô biên. Chúng ta tôn thờ Chúa Kitô chịu đóng đinh, và chúng ta sống chính tình yêu của Ngài.
“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên sứ đi nữa, mà không có lòng yêu mến, thì tôi chỉ là thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng. Giả như tôi được ơn làm ngôn sứ, và được biết mọi mầu nhiệm, đạt được tất cả sự hiểu biết; Giả như tôi có được tất cả lòng tin đến chuyển núi dời non, mà không có lòng yêu mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết tài sản mà bố thí, hay nộp thân thể tôi để chịu thiêu đốt, mà không có lòng yêu mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi”( Cr 13, 1 – 4 ).
Anh chị em thân mến,
Kitô hữu ở đâu thì tình yêu ở đó. Sau khi hành hương trở về, anh chị em hãy làm chứng cho Thiên Chúa tình yêu. Xin Mẹ Maria ban cho anh chị em tình yêu và lòng tin như Mẹ để cuộc sống hàng ngày của chúng ta luôn là bài ca ngợi khen tình yêu Thiên Chúa.
Sau thánh lễ, dù đã cao niên với tuổi 81, Đức Cha Phaolô vẫn vui vẻ để mọi người lên hôn nhẫn. Nhẫn nại cho đến người cuối cùng, ngài mới trở về nghĩ ngơi.
Hàng ngày, hàng tháng, khách hành hương đến với Mẹ Tàpao để cầu cho tâm hồn của mình được thênh thang thánh đức, cầu cho gia đình mình được bình an, cầu cho những nhu cầu trong đời sống đức tin cũng như trong đời sống hằng ngày của mình được Mẹ quan tâm. Các sinh viên học sinh mong được học hành tấn tới, các mầm non Ơn gọi mong đậu vào Chủng viện, các gia đình có những người mới ra đi cũng xin Mẹ nhớ đến các linh hồn của họ. Đó là tất cả ý nguyện rất chân thành của mọi khách hành hương gửi gắm Đức Mẹ Tàpao. Xin nhờ lời chuyển cầu của Mẹ và xin vì tình mẫu tử đã kết ước do chính Chúa Giêsu trên thánh giá, Mẹ cũng luôn luôn nâng đỡ tất cả mọi người.
Xin được cùng với quí khách hành hương dâng lên niềm tin, niềm cậy cũng như niềm cảm mến để những tháng ngày tiếp theo đây ai cũng sẽ được như ý Mẹ nhắn gửi và cũng là để niềm hạnh phúc Mẹ trao ban cho mỗi người của những hạt mầm giữa những cơn mưa tháng 7 sẽ được mọc lên một cách xanh tốt. Với những ơn lành ấy, đời sống của mỗi người cũng được trải ra trong bình an.
Về đây bên Mẹ Tà Pao
Mọi người hãy nhẹ quên bao muộn phiền
Chắp tay khấn Mẹ nhân hiền
Cho vơi sầu khổ, cho thêm an hòa.
Xin mượn những lời thơ của Đức Cha Giuse bày tỏ tâm tình của cộng đoàn hành hương, xin chân thành kính dâng Đức Mẹ và nhân danh tình mẫu tử, xin Đức Mẹ cũng chuyển cầu cho tất cả chúng con. Amen.