Anh Tài(AMI/65) email báo tin cha Kiên đã được Chúa gọi về lúc 7:30 sáng nay (14 tháng 1, 2019) tại tư gia, Santa Ana, CA.
Lớp Ami mất đi một ami. Tôi mất đi một người bạn (dễ thương, hiền lành, khiêm nhường), thuộc lớp đàn em trong gia đình Long Xuyên.
Joseph Vũ viết “…Cánh Bèo tên Nguyễn Văn Kiên đã trôi ra đại dương.Vâng, Cánh Bèo, Một Cánh Bèo. “
Có thểgọi cha là “Bèo Kiên” như Joseph Vũ viết, nhưng tôi nghĩ cuộc đời cha Kiên cũng có thể gọi là “một nút vòng xoay” (mượn chữ nghĩa của Thông Vi Vu (RIP 2017)).
Đọc lý lịch (rất ngắn) của cha và trích ngang trích dọc thì thấy có nhiều nút vòng xoay:
- Khi êm ả rất thơ của tuổi học trò những ngày tháng trong chủng viện Long Xuyên, tiểu cũng như đại.
- Khi như bão lớn tìm ra đại dương với chuyến vượt biên qua Malaysia và tới Mỹ.
- Khi thao thức với Ơn Gọi tại ĐCV St Joseph, Bắc Cali và tiếng kêu lên đường Truyền Giáo tại giáo phận Tân Chúc, Đài Loan.
- Và vòng xoay trở lại Mỹ, phục vụ tại giáo xứ VN St Patrick, San Jose (nhà thờ này bị hoả hoạn tàn phá tháng 8 năm 2012 và được đổi tên thành giáo xứ Đức Mẹ La Vang vào tháng 4 năm 2013). Tôi muốn dừng ở vòng xoay này lâu hơn.
Cha Kiên là LM biệt phái cho không tự nguyện không sự vụ lịnh (chỉ qua lời mời) tới giúp phục vụ giáo dân VN tại giáo xứ St. Patrick dưới thời cha Giuse Văn Thư (con đỡ đầu cha cố giám đốc Dominic Đặng công Hiến) làm cha sở; nhưng tới thời cha Nguyễn minh Hiền làm cha sở, năm 2008 thì cha Kiên (và một cha nữa tên Chính) bị cho nghỉ việc, nói nặng ra thì là “bị đuổi” và phải rời nhiệm sở trong cùng ngày. Tôi không rõ, sự thật “chìm” bên trong ra sao; nhưng sự thật “nổi” là thế. Chuyện cũ đã qua, không mấy tốt đẹp gì, tử tế gì (không nên nhắc lại thì đúng hơn?), có nhắc lại đây (rất ngắn) chỉ vì “Bèo Kiên” và (nói cho cùng) những chơi không đẹp, xử thế không tử tế vẫn là chuyện dài nhiều tập (không thể thiếu) của đời người. Cha xuôi về Nam và không lâu sau, tôi được biết cha xoay vòng qua Giáo Phận Honolulu, bang Hawaii, Linh mục quản nhiệm Cộng Đoàn Việt Nam – Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Những vòng xoay đã xoay vòng, đã dài và tạm đủ rồi về cha Kiên và cái rất quan trọng là những “nút vòng xoay ấy”,cho dẫu có êm ả thư sinh, có bão lớn mất tăm hay có ngả nghiêng kiếp người trong cô đơn, hụt hẫng, bị bỏ rơi; nhưng luôn vòng xoay trong qũy đạo và có trung tâm điểm là Thầy Chí Thánh Giêsu, vị Linh Mục thượng phẩm đời đời như cái định mệnh qua tên gọi của cha. Cha Kiên đã đi trọn đường trần và đi rất đẹp trong “kiên trì” cái hình ảnh sống động của Chúa Kitô, vị Linh Mục thượng phẩm đời đời với “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11, 28-30).
Gặp cha Kiên lần cuối dịp họp mặt Về Nguồn 4 năm 2016 tại Nam Cali khi cuộc đời cha và trí nhớ cha đã chạm ngõ chiều tà, nhớ ít quên nhiều. Phải nói đến hai ba lần cha mới nhớ và nhận ra tôi, gật gù mỉm cười. Xót xa và thương cảm cho cha qúa đi thôi! Cha rất hiến lành và tôi cũng khá hiền lành nên hai anh em trong chủng viện (những tháng năm dài) không có những va chạm xung khắc, nên cha khó nhớ tôi chăng?
“Cha Kiên ơi”. Giờ này, có nói cha không nghe, có gọi cha cũng không trả lời. Im lìm, hụt hẫng, trống vắng … Cha chết thật rồi!
“Biết Gọi Ai Đây”; nhưng tôi xác tín rằng “gọi cha” trong đời sống thần linh trong cầu nguyện sẽ có nghe và có trả lời vì “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sựsống đời sau (kinh Tin Kính).
Chào cha Kiên, chào “Bèo Kiên”, chào “vòng xoay Kiên” và rất kinh điển xin chúc cha như bài hát dân gian “thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang” (TCS).
Joseph Hoàng – 01/18/2019
Viết như lời từ biệt Cha & tạ lỗi với cha từ Bắc Cali
vì không thể tham dự lễ an táng tiễn cha lần cuối vào ngày mai (01/19/2019)
Lớp Ami mất đi một ami. Tôi mất đi một người bạn (dễ thương, hiền lành, khiêm nhường), thuộc lớp đàn em trong gia đình Long Xuyên.
Có thểgọi cha là “Bèo Kiên” như Joseph Vũ viết, nhưng tôi nghĩ cuộc đời cha Kiên cũng có thể gọi là “một nút vòng xoay” (mượn chữ nghĩa của Thông Vi Vu (RIP 2017)).
Đọc lý lịch (rất ngắn) của cha và trích ngang trích dọc thì thấy có nhiều nút vòng xoay:
- Khi êm ả rất thơ của tuổi học trò những ngày tháng trong chủng viện Long Xuyên, tiểu cũng như đại.
- Khi như bão lớn tìm ra đại dương với chuyến vượt biên qua Malaysia và tới Mỹ.
- Khi thao thức với Ơn Gọi tại ĐCV St Joseph, Bắc Cali và tiếng kêu lên đường Truyền Giáo tại giáo phận Tân Chúc, Đài Loan.
- Và vòng xoay trở lại Mỹ, phục vụ tại giáo xứ VN St Patrick, San Jose (nhà thờ này bị hoả hoạn tàn phá tháng 8 năm 2012 và được đổi tên thành giáo xứ Đức Mẹ La Vang vào tháng 4 năm 2013). Tôi muốn dừng ở vòng xoay này lâu hơn.
Cha Kiên là LM biệt phái cho không tự nguyện không sự vụ lịnh (chỉ qua lời mời) tới giúp phục vụ giáo dân VN tại giáo xứ St. Patrick dưới thời cha Giuse Văn Thư (con đỡ đầu cha cố giám đốc Dominic Đặng công Hiến) làm cha sở; nhưng tới thời cha Nguyễn minh Hiền làm cha sở, năm 2008 thì cha Kiên (và một cha nữa tên Chính) bị cho nghỉ việc, nói nặng ra thì là “bị đuổi” và phải rời nhiệm sở trong cùng ngày. Tôi không rõ, sự thật “chìm” bên trong ra sao; nhưng sự thật “nổi” là thế. Chuyện cũ đã qua, không mấy tốt đẹp gì, tử tế gì (không nên nhắc lại thì đúng hơn?), có nhắc lại đây (rất ngắn) chỉ vì “Bèo Kiên” và (nói cho cùng) những chơi không đẹp, xử thế không tử tế vẫn là chuyện dài nhiều tập (không thể thiếu) của đời người. Cha xuôi về Nam và không lâu sau, tôi được biết cha xoay vòng qua Giáo Phận Honolulu, bang Hawaii, Linh mục quản nhiệm Cộng Đoàn Việt Nam – Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Những vòng xoay đã xoay vòng, đã dài và tạm đủ rồi về cha Kiên và cái rất quan trọng là những “nút vòng xoay ấy”,cho dẫu có êm ả thư sinh, có bão lớn mất tăm hay có ngả nghiêng kiếp người trong cô đơn, hụt hẫng, bị bỏ rơi; nhưng luôn vòng xoay trong qũy đạo và có trung tâm điểm là Thầy Chí Thánh Giêsu, vị Linh Mục thượng phẩm đời đời như cái định mệnh qua tên gọi của cha. Cha Kiên đã đi trọn đường trần và đi rất đẹp trong “kiên trì” cái hình ảnh sống động của Chúa Kitô, vị Linh Mục thượng phẩm đời đời với “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11, 28-30).
Gặp cha Kiên lần cuối dịp họp mặt Về Nguồn 4 năm 2016 tại Nam Cali khi cuộc đời cha và trí nhớ cha đã chạm ngõ chiều tà, nhớ ít quên nhiều. Phải nói đến hai ba lần cha mới nhớ và nhận ra tôi, gật gù mỉm cười. Xót xa và thương cảm cho cha qúa đi thôi! Cha rất hiến lành và tôi cũng khá hiền lành nên hai anh em trong chủng viện (những tháng năm dài) không có những va chạm xung khắc, nên cha khó nhớ tôi chăng?
“Cha Kiên ơi”. Giờ này, có nói cha không nghe, có gọi cha cũng không trả lời. Im lìm, hụt hẫng, trống vắng … Cha chết thật rồi!
“Biết Gọi Ai Đây”; nhưng tôi xác tín rằng “gọi cha” trong đời sống thần linh trong cầu nguyện sẽ có nghe và có trả lời vì “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sựsống đời sau (kinh Tin Kính).
Chào cha Kiên, chào “Bèo Kiên”, chào “vòng xoay Kiên” và rất kinh điển xin chúc cha như bài hát dân gian “thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang” (TCS).
Joseph Hoàng – 01/18/2019
Viết như lời từ biệt Cha & tạ lỗi với cha từ Bắc Cali
vì không thể tham dự lễ an táng tiễn cha lần cuối vào ngày mai (01/19/2019)