Trong xã hội hôm nay, có nhiều tôn giáo khác nhau và mỗi tôn giáo đều có những giáo huấn riêng, nhưng dường như một số tôn giáo chỉ có những giáo huấn về luân lý cá nhân. Khác với một số tôn giáo, ngoài những giáo huấn về luân lý các nhân, Kitô giáo nói chung -cách riêng là Công Giáo còn chú trọng đến luân lý của các cộng đoàn xã hội; hay nói cách khác, chú trọng đến vai trò của con người xét trong tương quan với xã hội, với những vấn đề nóng bỏng của thời đại. Tất cả những vấn đề đó được tóm gọn dưới danh từ “Học Thuyết Xã Hội Của Giáo Hội Công Giáo”. “Học thuyết xã hội là đạo lý mà các Giáo Hoàng và cộng đoàn đã trình bày về các vấn đề công bằng xã hội” mà quá trình hình thành của nó trải dài suốt chiều dài lịch sử: từ thời các ngôn sứ, các giáo phụ, các nhà thần học…và thời điểm mà chúng ta có thể lấy làm mốc là Thông điệp “Rerum Novarum” của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII.
Học thuyết xã hội Công Giáo được triển khai trên bốn nguyên tắc cốt lỏi: phẩm giá, công ích, bổ trợ và liên đới; cùng với bốn giá trị nền tảng: sự thật, tự do, công lý và yêu thương. Những nguyên tắc và giá trị này được xem như là trọng tâm và là nền tảng của các giáo huấn của Giáo Hội. Các nguyên tắc và các giá trị của học thuyết xã hội không chỉ được áp dụng trong xã hội đời thường mà chúng ta còn có thể áp dụng vào chính trong xã hội đời tu, hay cụ thể hơn, đời sống cộng đoàn tu trì.
Thật vậy, không chỉ xã hội đứng trước những thách đố về giá trị phẩm chất con người mà ngay trong chính cộng đoàn tu trì cũng khó có thể tránh khỏi những vấn nạn đó. Vậy, để giá trị phẩm chất của mỗi người được nâng cao thì cộng đoàn tu trì cũng cần lấy những nguyên tắc và các giá trị của học thuyết xã hội làm trọng tâm và nền tảng trong mối tương quan liên vị trong cộng đoàn.
Trước hết, chúng ta đi vào các nguyên tắc.
Thứ nhất, đó là nguyên tắc phẩm giá (nhân vị).
Có thể nói, phẩm giá con người là nội dung cốt yếu của học thuyết xã hội. “Trong những hoàn cảnh cụ thể của lịch sử, con người chính là trọng tâm và linh hồn của tư duy xã hội Công Giáo. Thật vậy, toàn bộ Học thuyết xã hội Công Giáo chẳng qua chỉ là triển khai nguyên tắc: con người có phẩm giá bất khả xâm phạm. Trong tất cả những nghĩa cử đa dạng bày tỏ nhận thức ấy, Giáo Hội luôn cố gắng bên vực phẩm giá con người mỗi khi có toan tính xác định lại hay bóp méo hình ảnh ấy; Giáo Hội cũng thường xuyên tố cáo những sự xâm phạm phẩm giá con người. Lịch sử đã xác nhận rằng chính cơ cấu hình thành nên các quan hệ xã hội nổi lên một số khả năng làm thăng hoa con người, nhưng cũng chính trong cơ cấu ấy lại tiềm tàng những loại bỏ ghê tởm nhất đối với phẩm giá con người”.
Chúng ta không thể tránh né hay loại trừ thực trạng này trong các cộng đoàn dòng tu. Cơ cấu, luật lệ là những yếu tố làm nên một cộng đoàn tu trì và giúp các thành viên trong cộng đoàn sống theo một linh đạo, một đường hướng chung, đồng thời giúp làm triển nở đời sống trong linh đạo-đường hướng đó. Tuy nhiên, nhiều cộng đoàn tu trì vì quá chú trọng đến cơ cấu, luật lệ, hình thức rập khuôn bên ngoài mà thiếu đi vào chiều sâu để phát triển từng nhân vị theo như họ là. Lối hành xử quen thuộc và được ưa chuộng của các cộng đoàn tu trì “trên bảo sao dưới làm vậy”. Chính cách hành xử ấy làm cho mỗi cá nhân, cộng đoàn mất hẳn sức sống, mất hẳn cung cách và nét độc đáo riêng.
Đa số các cộng đoàn tu trì thường chú trọng nhiều vào đời sống kỷ luật sao cho thật trật tự, nề nếp, ổn định, không có gì nổi cộm hay trục trặc, mà không chú tâm đủ việc đi vào từng nhân vị để đào tạo sự trưởng thành. Một cộng đoàn lấy luật lệ làm thước đo và sẵn sàng áp dụng mọi hình thức kỷ luật để chỉ nhắm đến sự ổn định, xuôi chảy, không gì sai chạy sẽ sớm trở thành một cộng đoàn vô hồn, tồn tại cách tẻ nhạt và thiếu sức sống, thiếu tình yêu, thiếu sự cảm thông, đồng cảm….
Một khi đã trở nên một cộng đoàn “đẹp hình thức” nhưng vô hồn thì không còn đủ nhạy cảm để biết lắng nghe “những âm thanh và giai điệu tế nhị” của người khác; đôi khi còn chà đạp lên nhân phẩm của người khác, không tôn trọng thế giới riêng tư của người khác, cái thế giới mà chỉ có Thiên Chúa mới có quyền biết…
Như vậy, để mỗi người được triển nở trong đời sống cộng đoàn tu trì thì mọi thành viên trong cộng đoàn cần phải tôn trọng mỗi người như một nhân vị cá biệt, độc đáo và bất khả xâm phạm. Hơn thế nữa, cần khuyến khích sự thăng tiến và phát triển đúng nghĩa tính độc đáo của từng nhân vị để đời sống cộng đoàn tu trì càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Chỉ khi nào phẩm chất của mỗi nhân vị được tôn trọng xứng đáng, thì họ mới có thể trưởng thành cách lành mạnh về nhân bản và tâm linh, đầy ý thức về bản thân và về sứ vụ của mình chứ không trở thành như những cái máy được cài lệnh và chúng phải vận hành đúng qui tắc theo các phương trình có sẵn.
Thứ hai, nguyên tắc công ích.
Công ích chính là thiện ích chung về vật chất cũng như tinh thần dành cho mọi người; nghĩa là công ích nhắm đến lợi ích của một xã hội, một tập thể, một cộng đoàn, nó vượt xa hơn nhu cầu của bản thân. Một xã hội, một tập thể hay một cộng đoàn muốn và có ý định tiếp tục phục vụ con người phải lấy công ích - tức là lợi ích của hết mọi người và của con người toàn diện - làm mục tiêu tiên quyết của mình.
Con người không thể tìm được sự phát triển mỹ mãn chỉ nơi bản thân mình, nếu bỏ qua sự kiện con người hiện hữu với người khác và cho người khác. Tuy nhiên, muốn đạt được ý nghĩa trọn vẹn nhất, công ích phải phát xuất từ chính phẩm giá, sự thống nhất và bình đẳng của hết mọi người. Cũng thế, trong đời sống cộng đoàn tu trì, mỗi người sống đều hướng đến ích chung nhằm để xây dựng cộng đoàn, nhưng không vì lý do đó mà lại bỏ qua hay coi nhẹ lợi ích của mỗi cá nhân; vì dù là lợi ích cho cộng đoàn thì cũng là để nhằm xây dựng cho mỗi cá nhân, phát triển từng nhân vị và nhắm đến cùng đích tối hậu là Thiên Chúa. Nếu như chỉ nhắm đến và đặt mục tiêu cho công ích mà không quan tâm đến lợi ích của cá nhân thì rất có thể sẽ làm tổn thương phẩm giá của từng nhân vị. Và như thế, công ích không còn mang giá trị và ý nghĩa theo đúng một đích của nó nữa.
Thứ ba, nguyên tắc bổ trợ.
Nguyên tắc bổ trợ là một trong những định hướng bền vững và đặc thù nhất của học thuyết xã hội Công Giáo, đã có mặt trong học thuyết ấy ngay từ văn kiện xã hội đầu tiên (Lêô XIII, Rerum novarum). Bổ trợ được hiểu như là sự trợ giúp hay can thiệp của một tổ chức cấp trên để yểm trợ, bổ túc cho các cơ cấu xã hội hay tổ chức thấp hơn, nhưng không bao giờ làm thay hay làm suy giảm trách nhiệm của các tổ chức này.
Đây cũng được xem như là một nguyên tắc cần thiết cho đời sống cộng đoàn tu trì. Mỗi nhiệm vụ, mỗi công việc cần được chia cho các nhóm hoặc cho các cá nhân. Mỗi nhóm, mỗi cá nhân có trách nhiệm chu toàn nhiệm vụ, công việc của mình một cách có trách nhiệm và chỉ yêu cầu sự nâng đỡ từ cấp cao hơn khi cảm thấy vượt quá sức mình. Các cấp cao hơn có trách nhiệm hỗ trợ khi các nhóm hay cá nhân cần giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy vậy, cần tôn trọng quyền tự do cá nhân, nhóm…và khuyến khích sáng kiến của cá nhân, vì có khả năng giúp đỡ chính mình. Đây là một yếu tố quan trọng của phẩm giá con người. Thật là một sai lầm khi các cấp cao hơn ôm đồm hết mọi công việc mà không giao cho các nhóm nhỏ hay các cá nhân làm những việc họ có thể làm được dựa vào sáng kiến và sự chuyên cần của họ, vì như thế là đang đi ngược lại với giá trị và ý nghĩa của nguyên tắc bổ trợ.
Thứ tư, đó là nguyên tắc liên đới.
Nguyên tắc liên đới là nguyên tắc hiện nay được nhấn mạnh nhiều nhất trong học thuyết xã hội Công Giáo, và cũng là nguyên tắc được đưa vào ứng dụng thực tế nhiều nhất. “Liên đới diễn tả chiều kích xã hội của con người”. Nghĩa là con người có tương quan qua lại với nhau. Liên đới không phải là một sự đồng cảm mơ hồ hay xúc động hời hợt trước những đau khổ của bao người xa gần. Nhưng đó là quyết tâm chắc chắn và bền vững lo cho công ích, nghĩa là cho lợi ích của tất cả và của từng người, bởi vì tất cả chúng ta thực sự đều có trách nhiệm về mọi người.
Đây là một thái độ hoàn toàn có tính chất phúc âm: dấn thân lo cho ích lợi của tha nhân, sẵn sàng như Tin mừng nói, “chết đi” cho người khác, thay vì bóc lột họ, “phục vụ” người khác thay vì đàn áp họ để mưu lợi ích riêng (x. Mt 10, 40 - 42; Mc 10, 42 - 45; Lc 22, 25 - 27). Sống trên đời không ai có thể tự sống cho riêng mình mà không cần tương quan hay giúp đỡ từ người khác. Đây là yếu tố không thể thiếu trong thực tế đời sống xã hội và đặc biệt là trong đời sống cộng đoàn tu trì.
Sống trong cộng đoàn mỗi người cần có tương quan. Tương quan trong đời sống cộng đoàn đó chính là sự nâng đỡ nhau. Người già kiên nhẫn và lắng nghe người trẻ, người trẻ yêu thương và kính trọng người già; người có bằng cấp nâng đỡ những người ít học vấn; người khỏe chăm sóc người đau yếu; người có đức tin mạnh nâng đỡ những người yếu đuối. Mỗi người luôn quan tâm và để ý đến cuộc sống về nhu cầu thể xác cũng như những nhu cầu tâm hồn của từng người nhất là những chị em hèn kém, già yếu, bệnh tật, những chị em gặp thử thách lầm lỡ.
Mỗi người lo cho người khác đến mức chúng ta nhìn thấy nơi chị em như một bản thân khác của mình, được Chúa thương yêu vô biên. Thật vậy, tương quan giúp thăng tiến con người nhờ sự hiểu biết các ý tưởng, lý lẽ, nhu cầu, mong ước của người khác, và để có thể phát triển nhân cách của mình cách trọn vẹn hơn.
Tương quan không chỉ giúp cho mỗi người phát triển nhân cách mà còn đi đến sự hiệp thông, hiệp thông trong Thiên Chúa Ba Ngôi qua Đức Giêsu Kitô- Đấng liên kết nhân loại với nhau và với Thiên Chúa. “Tột đỉnh của viễn tượng mà chúng ta đang nói đến ở đây chính là cuộc đời Đức Giêsu Nazaret, Con Người Mới, Đấng đã kết hợp với nhân loại sâu xa đến mức “chết trên thập giá” (Pl 2,8). Nơi Người, chúng ta luôn luôn nhận ra dấu chỉ sống động của một tình yêu khôn lường và siêu việt của “Thiên Chúa với chúng ta”, Đấng đã mang lấy những bệnh tật của dân mình, cùng đồng hành với họ, cứu thoát họ và hợp nhất họ thành một”.
Các nguyên tắc của học thuyết xã hội là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, nó không phải là nền tảng duy nhất để xây dựng một xã hội, một cộng đoàn tốt đẹp nhưng còn cần đến những giá trị, vì tự bản chất học thuyết xã hội gắn liền với những giá trị phổ quát. Học thuyết xã hội đưa ra các giá trị nền tảng: sự thật, tự do và công bằng. Thế nhưng, để con người thật sự chung sống tử tế với nhau còn phải thêm tình yêu và lòng thương xót. Vì thế, thánh Tôma Aquinô nói: “công lý mà thiếu vắng lòng thương xót là độc ác; thương xót mà không có công lý là nguồn gốc của suy đồi”. Vậy ta thử đi vào đào sâu từng giá trị một để thấy được những giá trị thật sự của nó.
Trước hết, chúng ta nói đến giá trị sự thật.
Trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người là hướng về, tôn trọng và làm chứng cho sự thật. Thế nhưng, thực trạng xã hội hôm nay lại là một xã hội xem nhẹ, coi thường và không còn tôn trọng sự thật. Khi người ta không còn tôn trọng sự thật nữa, thì mối tương quan tốt đẹp giữa con người với con người cũng bị bẻ gãy và như vậy con người không còn sống chân thành với nhau, không còn yêu thương nhau và không có sự cảm thông.
Nếu trong một xã hội, người ta không sống theo sự thật, không đối xử chân thành với nhau thì xã hội đó sớm muộn cũng sẽ tan rã hoặc đầy dẫy những đau khổ, bất công. Trong đời sống cộng đoàn tu trì cũng thế, làm sao một cộng đoàn có thể đứng vững và phát triển khi mỗi người trong cộng đoàn không sống sự thật, không tôn trọng sự thật và không chân thành với nhau. “Khi việc làm của chúng ta không còn đi đôi với lời nói và khi chúng ta không còn có thể tin chắc rằng người khác thành thật với mình, thì thái độ ngờ vực, lạnh lùng và xảo quyệt sẽ định dạng cách con người chung sống với nhau.”
Vậy, để có thể làm chứng cho sự thật, trước hết mỗi người phải sống thật với bản thân và sống thật với tha nhân. Nghĩa là dám sống với những khuyết điểm của mình, sống với tất cả con người giới hạn của mình, lột bỏ mặt nạ hoàn hảo của mình để đến với tha nhân bằng con người chân thật và sẵn sàng đón nhận trọn vẹn con người của tha nhân. “Chỉ khi chúng ta ý thức sự thật về mình và về tha nhân với tất cả sự phong phú và nghèo nàn của mỗi người, thì chúng ta mới có thể xây dựng cộng đoàn. Sức mạnh cuộc sống sẽ tuôn trào từ chính thực tại chúng ta là ai.”
Có thể nói, sống thật với chính mình và sống chân thành với chị em là một trong những nét đẹp của nhân cách đời tu.
Thứ đến, là giá trị tự do.
“Tự do là dấu chỉ cao đẹp nhất nơi con người cho thấy con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, và do đó, cũng là dấu chỉ cho biết phẩm giá tuyệt vời của mỗi người.” Tự do của con người bao gồm tất cả những gì làm nên bản chất, cá tính, tài năng cũng như tất cả những yếu kém của họ. Tự do đích thực không phải là khả năng chọn bất cứ điều gì mình muốn, dù tốt hay xấu, mà chính là khả năng chọn lựa những điều thiện hảo.
Sống trong cộng đoàn, mỗi người có quyền tự do vì đó là giá trị gắn liền với phẩm giá con người. Tuy nhiên, nó không vượt quá giới hạn hay luật định trong cộng đoàn. Sự tự do khởi đầu bằng việc chấp nhận quyền bính. Thứ đến là việc can đảm từ bỏ chính mình trong việc chấp nhận và đón nhận tha nhân với những giới hạn của họ. Nếu như không chấp nhận quyền bính và không đón nhận tha nhân như là những món quà Thiên Chúa gởi trao thì chúng ta khó có thể sống tự do một cách trọn vẹn được. Ngoài ra, “sự tự do đích thực phải được xây dựng trên sự thật và công lý.” Sự tự do giúp chúng ta dần dần thoát khỏi nhu cầu muốn làm trung tâm vũ trụ và chiếm hữu người khác, cũng như thoát khỏi sự sợ hãi trao ban chính mình cho tha nhân. Đúng hơn, chúng ta học biết yêu như Đức Kitô đã yêu chúng ta, với tình yêu này làm cho chúng ta có khả năng quên mình và hiến mình như Chúa đã làm.
Ngoài ra, còn có giá trị công lý hay còn gọi là công bằng.
“Công bằng là ước muốn liên lỉ trả lại những gì mình mắc nợ với Thiên Chúa và với người lân cận”. Sống giữa biển đời không ai là một hòn đảo; nghĩa là mọi người sống trong tương quan, liên đới với nhau. Đã là tương quan, đã là liên đới thì không ai là không mắc nợ nhau.
Trong cái nhìn siêu nhiên, đặc biệt là đối với người Kitô hữu cái nợ lớn nhất đó là mắc nợ Thiên Chúa. Thiên Chúa, Đấng từ ngàn đời đã yêu thương chúng ta và cho chúng ta được hiện diện trên cõi đời này, được sống hạnh phúc trong ơn gọi là con cái của Ngài. Ngoài cái nợ ấy, chúng ta còn mắc nợ đối với tha nhân, đó là nợ về tình liên đới và yêu thương. Có lẽ, hơn ai hết người tu sĩ là người cảm nhận được cái nợ mà chúng ta cần phải trả cho Thiên Chúa vì ân huệ đặc biệt mà Chúa dành cho mỗi người trong ơn gọi thánh hiến.
Người tu sĩ là người được Chúa yêu thương cách riêng và chọn gọi để cùng đi với Ngài, cùng học hỏi và cùng sống với Ngài như các môn đệ xưa kia, như thế chẳng phải người tu sĩ đã nợ Thiên Chúa rất nhiều hay sao? Vậy, để sống đúng với giá trị công bằng, mỗi người phải trả nợ cho Thiên Chúa về tất cả những ơn huệ và ân sủng mà chúng ta đã nhận từ Ngài bằng chính đời sống của mình, bằng sự yêu mến, đời sống đạo đức, thánh thiện, luôn luôn sống và thi hành thánh ý Thiên Chúa và luôn khao khát được thuộc trọn về Chúa với tất cả tấm lòng.
Đối với những người lân cận cũng thế, chúng ta được sống trong một cộng đoàn với tất cả những người cùng chung một lý tưởng, cùng chung một đích điểm, chúng ta cũng có một sự liên đới sâu xa với nhau. Thiết nghĩ, làm sao chúng ta không thể không mắc nợ nhau? Chúng ta mắc nợ nhau về tình liên đới và cả tình thương. Món nợ tình thương thì chỉ có thể đáp trả lại bằng chính tình thương và bằng chính đời sống chân thành đới với nhau; tôn trọng nhau: tôn trọng nhau trong việc đối thoại, tôn trọng việc phát triển những tài năng và sự trưởng thành của nhau. Như vậy, sự liên đới và tôn trọng nhau trong đức ái cũng là một nét đẹp của hai chữ công bằng trong cộng đoàn.
Tuy nhiên, công bằng trong đời sống chung không có nghĩa là cộng đoàn phải đáp ứng mọi nhu cầu, yêu sách của tôi, nhưng là đón nhận tôi với tất cả những gì tôi có, đón nhận người khác với những gì họ là.
Cuối cùng, đó là giá trị yêu thương.
“… Tình yêu trong giá trị thật của nó, coi đó như tiêu chuẩn cao nhất và phổ quát nhất của toàn bộ nền đạo đức xã hội. Trong mọi con đường sống của nhân loại, kể cả những con đường đã được tìm kiếm và đón nhận để đáp ứng những vấn đề xã hội hiện hành, bằng những hình thức càng ngày càng mới mẻ, có một con ðýờng “trổi výợt hẳn” (1Cr 12, 31), ðó chính là con ðýờng mang ðậm nét yêu thýõng”.
Như vậy, tình yêu được coi như là tiêu chuẩn và phổ quát nhất của đạo đức xã hội. Một xã hội chỉ có công bằng thôi chưa đủ, mà công bằng ấy phải được hướng dẫn bằng tình yêu thì mới có giá trị, xã hội mới thật sự nhân đạo. Bởi vì, tình yêu cao hơn công bằng; tình yêu thì “nhẫn nhục, hiền hậu” (1Cr 13,4). Tình yêu thương dành cho tha nhân phải là điểm tham chiếu trung tâm cho tất cả mọi hoạt động của xã hội. Cũng thế, tình yêu thương phải là trung tâm điểm, là nền tảng của đời sống và mọi hoạt động của cộng đoàn tu trì. Hay nói cách khác, tình yêu thương chính là phẩm chất của nhân cách đời tu. Không có nơi nào cần thể hiện tình yêu thương cho bằng nơi cộng đoàn tu trì, vì nơi bản thân mỗi người trong cộng đoàn tu trì phải là chứng tá tình yêu của Chúa ở trần gian.
Một cộng đoàn sống bình an, hạnh phúc là một cộng đoàn có tình yêu Thiên Chúa ngự trị. Chúng ta phải cụ thể hóa tình yêu ấy qua việc yêu mến chị em trong cộng đoàn vì mỗi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa, và tình yêu đó phải là chất keo kết dính mọi khoảng cách. Một cộng đoàn không có tình yêu không thể nói đến chuyện tha thứ, không thể có sự thấu cảm, không thể hiệp nhất và khó tìm đâu ra sự tôn trọng.
Nhưng ngược lại, một cộng đoàn sống yêu thương là một cộng đoàn trong đó tất cả cá thành viên sống chân thành với nhau, không ngại dấn thân hết mình cho nhau, hy sinh cho nhau, hiện diện với nhau, chấp nhận con người và tôn trọng tự do của nhau, lắng nghe nhau, cầu nguyện cho nhau, cùng nhau lớn mạnh và cộng hưởng.
Tình yêu không chỉ giúp chúng ta biết sống công bằng mà hết lòng ước mong làm những điều tốt đẹp nhất cho nhau, hướng đến thiện ích toàn diện cho tất cả mọi người, như thánh Tôma Aquinô đã nhận định: “Tình yêu vui mừng trước điều thiện hảo; đối tượng của tình yêu là điều tốt đẹp. Yêu mến ai nghĩa là mong điều tốt lành cho người đó”.
Khi chúng ta sống đúng và sống trọn vẹn hai chữ yêu thương, chắc chắn đời sống chúng ta luôn được bình an và đời sống cộng đoàn luôn tươi trẻ, hạnh phúc.
Tóm lại, các nguyên tắc và các giá trị của Học thuyết xã hội Công Giáo không gì khác hơn là nhìn nhận, tôn trọng và thăng hoa phẩm giá con người, bởi vì “con người là con đường của Giáo Hội” (x. RH, số 14). Cộng đoàn tu trì phải là nơi thể hiện, biểu lộ rõ nhất điều đó.
Thật thế, đời sống cộng đoàn luôn có những thách đố và khủng hoảng. Hành trình bước theo Chúa cũng tồn tại nhiều nghi ngờ và e ngại. Dấn thân theo Đức Kitô, để trở thành người môn đệ đích thực của Người cũng thật chông gai và nhiều cam go. Chúng ta luôn mong tìm được một hướng đi nào đó thích hợp, bớt được những khó khăn thì mãn nguyện và hạnh phúc.
Thế nhưng, điều này không phải là chuyện của một sớm một chiều, vì con người thì giới hạn mà khát vọng lại vô cùng. Vì thế, cộng đoàn tu trì cũng như mỗi tu sĩ được gọi mời đón nhận và thực thi các nguyên tắc và các giá trị nền tảng trên, như những bậc thang để bước lên trên tiến trình nên thánh trong ơn gọi của mình, nhất là trong đời sống tu đức và đời sống tâm linh. Các nguyên tắc và các giá trị được Học thuyết xã hội của Giáo Hội đề ra luôn là những định hướng quan trọng và thiết thực để áp dụng vào đời sống xã hội đời thường cũng như xã hội đời tu.
Đó cũng chính là những con đường giúp người tu sĩ đạt tới điều quan trọng và thiết yếu cuối cùng, đó là chúng ta luôn lấy Chúa làm trung tâm cho đời sống của mình, luôn khao khát tìm kiếm Chúa nơi tha nhân và trong mọi biến cố vui buồn trong cuộc sống.
Nữ tu Anna Phạm Thị Kim Oanh
(Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương)
Học thuyết xã hội Công Giáo được triển khai trên bốn nguyên tắc cốt lỏi: phẩm giá, công ích, bổ trợ và liên đới; cùng với bốn giá trị nền tảng: sự thật, tự do, công lý và yêu thương. Những nguyên tắc và giá trị này được xem như là trọng tâm và là nền tảng của các giáo huấn của Giáo Hội. Các nguyên tắc và các giá trị của học thuyết xã hội không chỉ được áp dụng trong xã hội đời thường mà chúng ta còn có thể áp dụng vào chính trong xã hội đời tu, hay cụ thể hơn, đời sống cộng đoàn tu trì.
Thật vậy, không chỉ xã hội đứng trước những thách đố về giá trị phẩm chất con người mà ngay trong chính cộng đoàn tu trì cũng khó có thể tránh khỏi những vấn nạn đó. Vậy, để giá trị phẩm chất của mỗi người được nâng cao thì cộng đoàn tu trì cũng cần lấy những nguyên tắc và các giá trị của học thuyết xã hội làm trọng tâm và nền tảng trong mối tương quan liên vị trong cộng đoàn.
Trước hết, chúng ta đi vào các nguyên tắc.
Thứ nhất, đó là nguyên tắc phẩm giá (nhân vị).
Có thể nói, phẩm giá con người là nội dung cốt yếu của học thuyết xã hội. “Trong những hoàn cảnh cụ thể của lịch sử, con người chính là trọng tâm và linh hồn của tư duy xã hội Công Giáo. Thật vậy, toàn bộ Học thuyết xã hội Công Giáo chẳng qua chỉ là triển khai nguyên tắc: con người có phẩm giá bất khả xâm phạm. Trong tất cả những nghĩa cử đa dạng bày tỏ nhận thức ấy, Giáo Hội luôn cố gắng bên vực phẩm giá con người mỗi khi có toan tính xác định lại hay bóp méo hình ảnh ấy; Giáo Hội cũng thường xuyên tố cáo những sự xâm phạm phẩm giá con người. Lịch sử đã xác nhận rằng chính cơ cấu hình thành nên các quan hệ xã hội nổi lên một số khả năng làm thăng hoa con người, nhưng cũng chính trong cơ cấu ấy lại tiềm tàng những loại bỏ ghê tởm nhất đối với phẩm giá con người”.
Đa số các cộng đoàn tu trì thường chú trọng nhiều vào đời sống kỷ luật sao cho thật trật tự, nề nếp, ổn định, không có gì nổi cộm hay trục trặc, mà không chú tâm đủ việc đi vào từng nhân vị để đào tạo sự trưởng thành. Một cộng đoàn lấy luật lệ làm thước đo và sẵn sàng áp dụng mọi hình thức kỷ luật để chỉ nhắm đến sự ổn định, xuôi chảy, không gì sai chạy sẽ sớm trở thành một cộng đoàn vô hồn, tồn tại cách tẻ nhạt và thiếu sức sống, thiếu tình yêu, thiếu sự cảm thông, đồng cảm….
Một khi đã trở nên một cộng đoàn “đẹp hình thức” nhưng vô hồn thì không còn đủ nhạy cảm để biết lắng nghe “những âm thanh và giai điệu tế nhị” của người khác; đôi khi còn chà đạp lên nhân phẩm của người khác, không tôn trọng thế giới riêng tư của người khác, cái thế giới mà chỉ có Thiên Chúa mới có quyền biết…
Như vậy, để mỗi người được triển nở trong đời sống cộng đoàn tu trì thì mọi thành viên trong cộng đoàn cần phải tôn trọng mỗi người như một nhân vị cá biệt, độc đáo và bất khả xâm phạm. Hơn thế nữa, cần khuyến khích sự thăng tiến và phát triển đúng nghĩa tính độc đáo của từng nhân vị để đời sống cộng đoàn tu trì càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Chỉ khi nào phẩm chất của mỗi nhân vị được tôn trọng xứng đáng, thì họ mới có thể trưởng thành cách lành mạnh về nhân bản và tâm linh, đầy ý thức về bản thân và về sứ vụ của mình chứ không trở thành như những cái máy được cài lệnh và chúng phải vận hành đúng qui tắc theo các phương trình có sẵn.
Thứ hai, nguyên tắc công ích.
Công ích chính là thiện ích chung về vật chất cũng như tinh thần dành cho mọi người; nghĩa là công ích nhắm đến lợi ích của một xã hội, một tập thể, một cộng đoàn, nó vượt xa hơn nhu cầu của bản thân. Một xã hội, một tập thể hay một cộng đoàn muốn và có ý định tiếp tục phục vụ con người phải lấy công ích - tức là lợi ích của hết mọi người và của con người toàn diện - làm mục tiêu tiên quyết của mình.
Con người không thể tìm được sự phát triển mỹ mãn chỉ nơi bản thân mình, nếu bỏ qua sự kiện con người hiện hữu với người khác và cho người khác. Tuy nhiên, muốn đạt được ý nghĩa trọn vẹn nhất, công ích phải phát xuất từ chính phẩm giá, sự thống nhất và bình đẳng của hết mọi người. Cũng thế, trong đời sống cộng đoàn tu trì, mỗi người sống đều hướng đến ích chung nhằm để xây dựng cộng đoàn, nhưng không vì lý do đó mà lại bỏ qua hay coi nhẹ lợi ích của mỗi cá nhân; vì dù là lợi ích cho cộng đoàn thì cũng là để nhằm xây dựng cho mỗi cá nhân, phát triển từng nhân vị và nhắm đến cùng đích tối hậu là Thiên Chúa. Nếu như chỉ nhắm đến và đặt mục tiêu cho công ích mà không quan tâm đến lợi ích của cá nhân thì rất có thể sẽ làm tổn thương phẩm giá của từng nhân vị. Và như thế, công ích không còn mang giá trị và ý nghĩa theo đúng một đích của nó nữa.
Thứ ba, nguyên tắc bổ trợ.
Nguyên tắc bổ trợ là một trong những định hướng bền vững và đặc thù nhất của học thuyết xã hội Công Giáo, đã có mặt trong học thuyết ấy ngay từ văn kiện xã hội đầu tiên (Lêô XIII, Rerum novarum). Bổ trợ được hiểu như là sự trợ giúp hay can thiệp của một tổ chức cấp trên để yểm trợ, bổ túc cho các cơ cấu xã hội hay tổ chức thấp hơn, nhưng không bao giờ làm thay hay làm suy giảm trách nhiệm của các tổ chức này.
Đây cũng được xem như là một nguyên tắc cần thiết cho đời sống cộng đoàn tu trì. Mỗi nhiệm vụ, mỗi công việc cần được chia cho các nhóm hoặc cho các cá nhân. Mỗi nhóm, mỗi cá nhân có trách nhiệm chu toàn nhiệm vụ, công việc của mình một cách có trách nhiệm và chỉ yêu cầu sự nâng đỡ từ cấp cao hơn khi cảm thấy vượt quá sức mình. Các cấp cao hơn có trách nhiệm hỗ trợ khi các nhóm hay cá nhân cần giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy vậy, cần tôn trọng quyền tự do cá nhân, nhóm…và khuyến khích sáng kiến của cá nhân, vì có khả năng giúp đỡ chính mình. Đây là một yếu tố quan trọng của phẩm giá con người. Thật là một sai lầm khi các cấp cao hơn ôm đồm hết mọi công việc mà không giao cho các nhóm nhỏ hay các cá nhân làm những việc họ có thể làm được dựa vào sáng kiến và sự chuyên cần của họ, vì như thế là đang đi ngược lại với giá trị và ý nghĩa của nguyên tắc bổ trợ.
Thứ tư, đó là nguyên tắc liên đới.
Nguyên tắc liên đới là nguyên tắc hiện nay được nhấn mạnh nhiều nhất trong học thuyết xã hội Công Giáo, và cũng là nguyên tắc được đưa vào ứng dụng thực tế nhiều nhất. “Liên đới diễn tả chiều kích xã hội của con người”. Nghĩa là con người có tương quan qua lại với nhau. Liên đới không phải là một sự đồng cảm mơ hồ hay xúc động hời hợt trước những đau khổ của bao người xa gần. Nhưng đó là quyết tâm chắc chắn và bền vững lo cho công ích, nghĩa là cho lợi ích của tất cả và của từng người, bởi vì tất cả chúng ta thực sự đều có trách nhiệm về mọi người.
Đây là một thái độ hoàn toàn có tính chất phúc âm: dấn thân lo cho ích lợi của tha nhân, sẵn sàng như Tin mừng nói, “chết đi” cho người khác, thay vì bóc lột họ, “phục vụ” người khác thay vì đàn áp họ để mưu lợi ích riêng (x. Mt 10, 40 - 42; Mc 10, 42 - 45; Lc 22, 25 - 27). Sống trên đời không ai có thể tự sống cho riêng mình mà không cần tương quan hay giúp đỡ từ người khác. Đây là yếu tố không thể thiếu trong thực tế đời sống xã hội và đặc biệt là trong đời sống cộng đoàn tu trì.
Sống trong cộng đoàn mỗi người cần có tương quan. Tương quan trong đời sống cộng đoàn đó chính là sự nâng đỡ nhau. Người già kiên nhẫn và lắng nghe người trẻ, người trẻ yêu thương và kính trọng người già; người có bằng cấp nâng đỡ những người ít học vấn; người khỏe chăm sóc người đau yếu; người có đức tin mạnh nâng đỡ những người yếu đuối. Mỗi người luôn quan tâm và để ý đến cuộc sống về nhu cầu thể xác cũng như những nhu cầu tâm hồn của từng người nhất là những chị em hèn kém, già yếu, bệnh tật, những chị em gặp thử thách lầm lỡ.
Mỗi người lo cho người khác đến mức chúng ta nhìn thấy nơi chị em như một bản thân khác của mình, được Chúa thương yêu vô biên. Thật vậy, tương quan giúp thăng tiến con người nhờ sự hiểu biết các ý tưởng, lý lẽ, nhu cầu, mong ước của người khác, và để có thể phát triển nhân cách của mình cách trọn vẹn hơn.
Tương quan không chỉ giúp cho mỗi người phát triển nhân cách mà còn đi đến sự hiệp thông, hiệp thông trong Thiên Chúa Ba Ngôi qua Đức Giêsu Kitô- Đấng liên kết nhân loại với nhau và với Thiên Chúa. “Tột đỉnh của viễn tượng mà chúng ta đang nói đến ở đây chính là cuộc đời Đức Giêsu Nazaret, Con Người Mới, Đấng đã kết hợp với nhân loại sâu xa đến mức “chết trên thập giá” (Pl 2,8). Nơi Người, chúng ta luôn luôn nhận ra dấu chỉ sống động của một tình yêu khôn lường và siêu việt của “Thiên Chúa với chúng ta”, Đấng đã mang lấy những bệnh tật của dân mình, cùng đồng hành với họ, cứu thoát họ và hợp nhất họ thành một”.
Các nguyên tắc của học thuyết xã hội là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, nó không phải là nền tảng duy nhất để xây dựng một xã hội, một cộng đoàn tốt đẹp nhưng còn cần đến những giá trị, vì tự bản chất học thuyết xã hội gắn liền với những giá trị phổ quát. Học thuyết xã hội đưa ra các giá trị nền tảng: sự thật, tự do và công bằng. Thế nhưng, để con người thật sự chung sống tử tế với nhau còn phải thêm tình yêu và lòng thương xót. Vì thế, thánh Tôma Aquinô nói: “công lý mà thiếu vắng lòng thương xót là độc ác; thương xót mà không có công lý là nguồn gốc của suy đồi”. Vậy ta thử đi vào đào sâu từng giá trị một để thấy được những giá trị thật sự của nó.
Trước hết, chúng ta nói đến giá trị sự thật.
Trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người là hướng về, tôn trọng và làm chứng cho sự thật. Thế nhưng, thực trạng xã hội hôm nay lại là một xã hội xem nhẹ, coi thường và không còn tôn trọng sự thật. Khi người ta không còn tôn trọng sự thật nữa, thì mối tương quan tốt đẹp giữa con người với con người cũng bị bẻ gãy và như vậy con người không còn sống chân thành với nhau, không còn yêu thương nhau và không có sự cảm thông.
Nếu trong một xã hội, người ta không sống theo sự thật, không đối xử chân thành với nhau thì xã hội đó sớm muộn cũng sẽ tan rã hoặc đầy dẫy những đau khổ, bất công. Trong đời sống cộng đoàn tu trì cũng thế, làm sao một cộng đoàn có thể đứng vững và phát triển khi mỗi người trong cộng đoàn không sống sự thật, không tôn trọng sự thật và không chân thành với nhau. “Khi việc làm của chúng ta không còn đi đôi với lời nói và khi chúng ta không còn có thể tin chắc rằng người khác thành thật với mình, thì thái độ ngờ vực, lạnh lùng và xảo quyệt sẽ định dạng cách con người chung sống với nhau.”
Vậy, để có thể làm chứng cho sự thật, trước hết mỗi người phải sống thật với bản thân và sống thật với tha nhân. Nghĩa là dám sống với những khuyết điểm của mình, sống với tất cả con người giới hạn của mình, lột bỏ mặt nạ hoàn hảo của mình để đến với tha nhân bằng con người chân thật và sẵn sàng đón nhận trọn vẹn con người của tha nhân. “Chỉ khi chúng ta ý thức sự thật về mình và về tha nhân với tất cả sự phong phú và nghèo nàn của mỗi người, thì chúng ta mới có thể xây dựng cộng đoàn. Sức mạnh cuộc sống sẽ tuôn trào từ chính thực tại chúng ta là ai.”
Có thể nói, sống thật với chính mình và sống chân thành với chị em là một trong những nét đẹp của nhân cách đời tu.
Thứ đến, là giá trị tự do.
“Tự do là dấu chỉ cao đẹp nhất nơi con người cho thấy con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, và do đó, cũng là dấu chỉ cho biết phẩm giá tuyệt vời của mỗi người.” Tự do của con người bao gồm tất cả những gì làm nên bản chất, cá tính, tài năng cũng như tất cả những yếu kém của họ. Tự do đích thực không phải là khả năng chọn bất cứ điều gì mình muốn, dù tốt hay xấu, mà chính là khả năng chọn lựa những điều thiện hảo.
Sống trong cộng đoàn, mỗi người có quyền tự do vì đó là giá trị gắn liền với phẩm giá con người. Tuy nhiên, nó không vượt quá giới hạn hay luật định trong cộng đoàn. Sự tự do khởi đầu bằng việc chấp nhận quyền bính. Thứ đến là việc can đảm từ bỏ chính mình trong việc chấp nhận và đón nhận tha nhân với những giới hạn của họ. Nếu như không chấp nhận quyền bính và không đón nhận tha nhân như là những món quà Thiên Chúa gởi trao thì chúng ta khó có thể sống tự do một cách trọn vẹn được. Ngoài ra, “sự tự do đích thực phải được xây dựng trên sự thật và công lý.” Sự tự do giúp chúng ta dần dần thoát khỏi nhu cầu muốn làm trung tâm vũ trụ và chiếm hữu người khác, cũng như thoát khỏi sự sợ hãi trao ban chính mình cho tha nhân. Đúng hơn, chúng ta học biết yêu như Đức Kitô đã yêu chúng ta, với tình yêu này làm cho chúng ta có khả năng quên mình và hiến mình như Chúa đã làm.
Ngoài ra, còn có giá trị công lý hay còn gọi là công bằng.
“Công bằng là ước muốn liên lỉ trả lại những gì mình mắc nợ với Thiên Chúa và với người lân cận”. Sống giữa biển đời không ai là một hòn đảo; nghĩa là mọi người sống trong tương quan, liên đới với nhau. Đã là tương quan, đã là liên đới thì không ai là không mắc nợ nhau.
Trong cái nhìn siêu nhiên, đặc biệt là đối với người Kitô hữu cái nợ lớn nhất đó là mắc nợ Thiên Chúa. Thiên Chúa, Đấng từ ngàn đời đã yêu thương chúng ta và cho chúng ta được hiện diện trên cõi đời này, được sống hạnh phúc trong ơn gọi là con cái của Ngài. Ngoài cái nợ ấy, chúng ta còn mắc nợ đối với tha nhân, đó là nợ về tình liên đới và yêu thương. Có lẽ, hơn ai hết người tu sĩ là người cảm nhận được cái nợ mà chúng ta cần phải trả cho Thiên Chúa vì ân huệ đặc biệt mà Chúa dành cho mỗi người trong ơn gọi thánh hiến.
Người tu sĩ là người được Chúa yêu thương cách riêng và chọn gọi để cùng đi với Ngài, cùng học hỏi và cùng sống với Ngài như các môn đệ xưa kia, như thế chẳng phải người tu sĩ đã nợ Thiên Chúa rất nhiều hay sao? Vậy, để sống đúng với giá trị công bằng, mỗi người phải trả nợ cho Thiên Chúa về tất cả những ơn huệ và ân sủng mà chúng ta đã nhận từ Ngài bằng chính đời sống của mình, bằng sự yêu mến, đời sống đạo đức, thánh thiện, luôn luôn sống và thi hành thánh ý Thiên Chúa và luôn khao khát được thuộc trọn về Chúa với tất cả tấm lòng.
Đối với những người lân cận cũng thế, chúng ta được sống trong một cộng đoàn với tất cả những người cùng chung một lý tưởng, cùng chung một đích điểm, chúng ta cũng có một sự liên đới sâu xa với nhau. Thiết nghĩ, làm sao chúng ta không thể không mắc nợ nhau? Chúng ta mắc nợ nhau về tình liên đới và cả tình thương. Món nợ tình thương thì chỉ có thể đáp trả lại bằng chính tình thương và bằng chính đời sống chân thành đới với nhau; tôn trọng nhau: tôn trọng nhau trong việc đối thoại, tôn trọng việc phát triển những tài năng và sự trưởng thành của nhau. Như vậy, sự liên đới và tôn trọng nhau trong đức ái cũng là một nét đẹp của hai chữ công bằng trong cộng đoàn.
Tuy nhiên, công bằng trong đời sống chung không có nghĩa là cộng đoàn phải đáp ứng mọi nhu cầu, yêu sách của tôi, nhưng là đón nhận tôi với tất cả những gì tôi có, đón nhận người khác với những gì họ là.
Cuối cùng, đó là giá trị yêu thương.
“… Tình yêu trong giá trị thật của nó, coi đó như tiêu chuẩn cao nhất và phổ quát nhất của toàn bộ nền đạo đức xã hội. Trong mọi con đường sống của nhân loại, kể cả những con đường đã được tìm kiếm và đón nhận để đáp ứng những vấn đề xã hội hiện hành, bằng những hình thức càng ngày càng mới mẻ, có một con ðýờng “trổi výợt hẳn” (1Cr 12, 31), ðó chính là con ðýờng mang ðậm nét yêu thýõng”.
Như vậy, tình yêu được coi như là tiêu chuẩn và phổ quát nhất của đạo đức xã hội. Một xã hội chỉ có công bằng thôi chưa đủ, mà công bằng ấy phải được hướng dẫn bằng tình yêu thì mới có giá trị, xã hội mới thật sự nhân đạo. Bởi vì, tình yêu cao hơn công bằng; tình yêu thì “nhẫn nhục, hiền hậu” (1Cr 13,4). Tình yêu thương dành cho tha nhân phải là điểm tham chiếu trung tâm cho tất cả mọi hoạt động của xã hội. Cũng thế, tình yêu thương phải là trung tâm điểm, là nền tảng của đời sống và mọi hoạt động của cộng đoàn tu trì. Hay nói cách khác, tình yêu thương chính là phẩm chất của nhân cách đời tu. Không có nơi nào cần thể hiện tình yêu thương cho bằng nơi cộng đoàn tu trì, vì nơi bản thân mỗi người trong cộng đoàn tu trì phải là chứng tá tình yêu của Chúa ở trần gian.
Một cộng đoàn sống bình an, hạnh phúc là một cộng đoàn có tình yêu Thiên Chúa ngự trị. Chúng ta phải cụ thể hóa tình yêu ấy qua việc yêu mến chị em trong cộng đoàn vì mỗi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa, và tình yêu đó phải là chất keo kết dính mọi khoảng cách. Một cộng đoàn không có tình yêu không thể nói đến chuyện tha thứ, không thể có sự thấu cảm, không thể hiệp nhất và khó tìm đâu ra sự tôn trọng.
Nhưng ngược lại, một cộng đoàn sống yêu thương là một cộng đoàn trong đó tất cả cá thành viên sống chân thành với nhau, không ngại dấn thân hết mình cho nhau, hy sinh cho nhau, hiện diện với nhau, chấp nhận con người và tôn trọng tự do của nhau, lắng nghe nhau, cầu nguyện cho nhau, cùng nhau lớn mạnh và cộng hưởng.
Tình yêu không chỉ giúp chúng ta biết sống công bằng mà hết lòng ước mong làm những điều tốt đẹp nhất cho nhau, hướng đến thiện ích toàn diện cho tất cả mọi người, như thánh Tôma Aquinô đã nhận định: “Tình yêu vui mừng trước điều thiện hảo; đối tượng của tình yêu là điều tốt đẹp. Yêu mến ai nghĩa là mong điều tốt lành cho người đó”.
Khi chúng ta sống đúng và sống trọn vẹn hai chữ yêu thương, chắc chắn đời sống chúng ta luôn được bình an và đời sống cộng đoàn luôn tươi trẻ, hạnh phúc.
Tóm lại, các nguyên tắc và các giá trị của Học thuyết xã hội Công Giáo không gì khác hơn là nhìn nhận, tôn trọng và thăng hoa phẩm giá con người, bởi vì “con người là con đường của Giáo Hội” (x. RH, số 14). Cộng đoàn tu trì phải là nơi thể hiện, biểu lộ rõ nhất điều đó.
Thật thế, đời sống cộng đoàn luôn có những thách đố và khủng hoảng. Hành trình bước theo Chúa cũng tồn tại nhiều nghi ngờ và e ngại. Dấn thân theo Đức Kitô, để trở thành người môn đệ đích thực của Người cũng thật chông gai và nhiều cam go. Chúng ta luôn mong tìm được một hướng đi nào đó thích hợp, bớt được những khó khăn thì mãn nguyện và hạnh phúc.
Thế nhưng, điều này không phải là chuyện của một sớm một chiều, vì con người thì giới hạn mà khát vọng lại vô cùng. Vì thế, cộng đoàn tu trì cũng như mỗi tu sĩ được gọi mời đón nhận và thực thi các nguyên tắc và các giá trị nền tảng trên, như những bậc thang để bước lên trên tiến trình nên thánh trong ơn gọi của mình, nhất là trong đời sống tu đức và đời sống tâm linh. Các nguyên tắc và các giá trị được Học thuyết xã hội của Giáo Hội đề ra luôn là những định hướng quan trọng và thiết thực để áp dụng vào đời sống xã hội đời thường cũng như xã hội đời tu.
Đó cũng chính là những con đường giúp người tu sĩ đạt tới điều quan trọng và thiết yếu cuối cùng, đó là chúng ta luôn lấy Chúa làm trung tâm cho đời sống của mình, luôn khao khát tìm kiếm Chúa nơi tha nhân và trong mọi biến cố vui buồn trong cuộc sống.
Nữ tu Anna Phạm Thị Kim Oanh
(Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương)