Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 07g20 sáng thứ Hai ngày 24 tháng 9, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Quốc tế Vilnius để đến Riga.
Sau một giờ bay, Đức Thánh Cha đã đến thủ đô của Latvia lúc 08g20.
Sau nghi thức chào đón, Đức Thánh Cha đã đi xe đến dinh tổng thống nơi đã diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 9g30.
Sau cuộc gặp gỡ tại đây, lúc 10g10, ngài đã đến đặt hoa tại Đài Tưởng Niệm các nạn nhân của cộng sản và phát xít, trước khi có cuộc gặp gỡ đại kết tại Cung Văn Hóa Riga vào lúc 10g40.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Theo thống kê năm 2011, 79% dân số là các tín hữu Kitô, trong đó người Công Giáo có 476,700 người, tức là 22.7%, sinh hoạt trong 3 giáo phận và 1 tổng giáo phận. Người dân Latvia chủ yếu theo Tin Lành Luther với hơn 700,000 tín hữu. Bên cạnh đó còn có Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa với 370,000 tín hữu.
Trong diễn từ với các đại diện của các hệ phái Kitô tại Cung Văn Hóa Riga, Đức Thánh Cha nói:
Tôi rất vui mừng được họp mặt cùng quí vị tại vùng đất này, một cuộc gặp gỡ trong một hành trình tương kính, hợp tác và thân tình giữa các Giáo hội của Chúa Kitô, đây là một khởi điểm thành công của sự hiệp thông thống nhất trong khi vẫn duy trì được sự phong phú khác biệt của mỗi Giáo hội. Tôi dám quyết rằng đây chính là một “nét đại kết sống” và là một trong những đặc điểm tuyệt diệu tại vùng đất Latvia này. Tại sao chúng ta lại không hy vọng và tạ ơn.
Tôi xin chân thành cám ơn Đức Tổng Giám Mục Jānis Vanags đã rộng mở cửa nhà hầu cho cuộc họp mặt cầu nguyện này được hiện thực. Một quần thể của nhà thờ chính tòa đây đã trở thành nơi tiếp đón nhiều tổ chức tôn giáo của thành phố này trong suốt một chiều dài lịch sử hơn 800 năm qua. Niềm tin trung kiên của nhiều anh chị em chúng ta đã có trong việc tôn thờ, cầu nguyện, nuôi dưỡng niềm hy vọng trong thời bĩ cực hầu kín múc cho mình lòng can đảm để đối diện với những lúc đầy bất công và khổ đau.
Hôm nay đây, cũng chính tại nơi này đang tiếp đón chúng ta quy tụ lại trong Chúa Thánh Linh để Ngài tiếp tục nối kết chúng ta lại, cũng như biến chúng ta thành những nhân tố nối kết các Giáo hội lại với nhau, để sự khác biệt của chúng ta không trở thành những vết nứt chia rẽ. Hãy để cho Thần Linh Chúa phủ lấp chúng ta bằng thần khí đối thoại, hiểu biết, tìm kiếm sự tôn trọng lẫn nhau trong tình huynh đệ (xem Ê-phê-sô 6: 13-18). Giáo phận này là một trong những giáo phận cổ kính nhất của châu Âu và là một giáo phận lớn nhất trên thế giới ngay từ thời khởi điểm của giáo phận. Chúng ta có thể tưởng tượng cách Giáo phận đã hành trình theo thời gian của cuộc sống, sự sáng tạo, trí tưởng tượng và trao ban tình thương xót dành cho những người đang cần tới. Đây chính là một công cụ của Thiên Chúa dành cho những người đang khao khát hướng thiện và rộng mở và trái tim mình. Hôm nay nó lại là một biểu tượng sống động cho thành phố và Giáo hội nơi đây. Đối với cư dân nơi này đại diện cho nhiều tầng lớp, có một truyền thống cá biệt của xứ sở. Chứ không phải như những khách du lịch vãng lai, chỉ có ngắm nhìn những nét nghệ thuật mà trầm trồ và ghi lại qua những hình ảnh bình thường. Và đây chính là một mối nguy biến đổi những cư dân nơi đây trở thành những khách du lịch bàng quang. Biến những gì quá khứ thành một di tích lịch sử, một điểm để du lịch và một bảo tàng để nhớ lại những biến cố đã qua, chỉ có giá trị lịch sử chứ không còn làm cho trái tim con người chúng ta được rung cảm.
Đối với đức tin, điều đó cũng có thể xảy ra giống hệt như vậy. Chúng ta có thể nhìn các tín hữu Chúa Kitô hữu nơi đây nhữ những người khách du lịch bàng quang. Tệ hại hơn nữa, chúng ta có thể xác quyết rằng tất cả truyền thống Kitô giáo của chúng ta có thể cùng chịu chung một số phận: xếp tất cả vào quá khứ, đóng khung lại trong bốn bức tường của các nhà thờ, không còn hát lên những giai điệu uyển chuyển gây truyền cảm cho cuộc sống, làm rung động con tim toàn diện của con người chúng ta.
May thay Tin Mừng của Chúa mà chúng ta vừa lắng nghe, đức tin của chúng ta không thể bị che giấu, nhưng được biết đến và âm vang tới mọi lãnh vực khác nhau của xã hội, để mọi người có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó và xã hội được chiếu sáng bởi ánh sáng của nó. 11, 33).
Nếu âm vang của Tin Mừng bị chấm dứt, không còn được vang vọng lên trong cuộc sống của chúng ta, thì nó đã biến thành một cái gì đó vàng son hoàng tráng của quá khứ, nó không còn sinh động hầu có thể đột phá những tham lam tiền bạc đang làm tắt ngụt đi niềm hy vọng vươn lên...
Nếu âm điệu của Tin Mừng ngừng âm vang và dấy lên trong lòng chúng ta một niềm can đảm, thì chúng ta sẽ mất đi những niềm vui khi chúng ta có lòng thương cảm; chúng ta tìm được sự dịu dàng qua những mối giây tin tưởng và kín múc được khả năng hòa giải lúc tìm về nguồn khi ý thức được rằng chúng ta luôn được thứ tha...
Nếu âm vang của Tin Mừng ngừng bặt trong tâm hồn chúng ta, trong quảng trường của chúng ta, trong nơi làm việc, trong guồng máy chính trị và trong nền kinh tế của chúng ta thì tâm lòng chúng ta cũng sẽ cạn kiệt những sinh lực phấn đấu cho nhân phẩm con người…
Nếu âm vang của Tin Mừng không còn nữa thì chúng ta sẽ mất đi những lời mời gọi hướng cuộc sống chúng ta về trời cao thiên quốc để chỉ còn ngụp nặn trong những tệ nạn của thời đại: cô đơn và cô lập. Cơn bệnh phát sinh nơi những người không có bạn hữu dễ tìm thấy nơi những người già cả bị bỏ rơi, cũng như nơi những người trẻ không có lý tưởng và tương lai (xem bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu, ngày 25 tháng 11 năm 2014 ).
Lời của Chúa xưa đã nguyện "xin cho chúng nên một, [...] để thế giới có thể tin nhận…" (Jn 17:21). Những lời này đang âm vang mạnh mẽ trong chúng ta, chúng ta hãy cảm tạ Chúa. Chính Chúa Giêsu là Đấng đã thực hiện ý Cha Ngài tự hiến trên thập giá vì chúng sinh. Ngài cũng đang mời gọi chúng ta dấn bước theo Ngài. Chúng ta hãy chìm đắm trong lời cầu nguyện của mỗi người chúng ta như những tín hữu trong Giáo Hội riêng tư của chính mình, tha thiết khẩn cầu cho sự hiệp thông trong ân sủng của Thiên Chúa Cha từ ngàn đời… (xem Thánh Gioan Phaolô II, Enc. Ut unum sint, 9), chính trong ánh sáng đó chúng ta có thể tìm ra cho mọi Giáo hội một ý nghĩa chính đáng của sự đại kết: trong thập giá của Chúa, qua những khắc khỏai của người trẻ, trong nỗi cô đơn của người già và trong sự mỏng dòn dễ bị tổn thương nơi trẻ thơ, hoặc nơi những người sống vô vọng, cô đơn và cô độc.
Khi Chúa Giêsu kêu cầu cùng Thiên Chúa Cha và Chúa nghĩ đến chúng ta, Ngài đã không ngừng cầu xin: ‘cho chúng nên một’. Sứ vụ ấy ngày hôm nay đang mời gọi chúng ta và yêu cầu chúng ta hãy xích lại với nhau; đó là mệnh lệnh đòi hỏi chúng ta thôi nhìn vào những vết thương của quá khứ, nhưng hãy có thái độ tự nhìn vào thẳm sâu tâm hồn chúng ta trước tâm tình cầu nguyện của Thầy Giêsu Chúa chúng ta. Đó cũng là sứ mệnh làm cho âm hưởng của Tin Mừng không ngừng vang lên nơi phố xá của chúng ta. Có thể có người nói: đây là thời điểm khó khăn, những gì đang xảy ra cho chúng ta là những thời điểm phức tạp. Người khác có thể cho rằng vì trong xã hội chúng ta đang sống số Kitô hữu chỉ là tiểu số nên có ít ảnh hưởng được, không như những chủ nghĩa thế tục vân vân và vân vân... Điều này không thể dẫn chúng ta đến một thái độ tiêu cực là đóng cửa lòng lại, tự thủ hoặc tệ hại hơn nữa là rút lui vào bóng tối. Chúng ta không thể không phủ nhận rằng đây không phải là thời điểm dễ dàng, đặc biệt là đối với nhiều anh chị em của chúng ta, những người đang sống một cuộc sống lưu vong và thậm chí là đang bị bách hại vì đức tin. Nhưng những lời chứng của họ giúp chúng ta khám phá ra rằng Chúa vẫn tiếp tục kêu gọi chúng ta và mời chúng ta sống chứng tá Tin Mừng trong niềm vui, với lòng biết ơn và thăng tiến. Nếu Chúa Kitô gửi chúng ta đến sống trong thời đại này, vào giờ phút này - duy nhất chỉ có chúng ta – thì chúng ta không được thối thoát chùn bước trước sự sợ hãi mà không can cường trung thành với ơn gọi trong niềm vui. Chúa sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để bền bỉ trong mọi phút giây cuộc đời, trong mọi hoàn cảnh, cơ hội hầu kiến tạo sự hiệp thông và hòa giải với Chúa Cha và với anh chị em đồng loại, đặc biệt với những người mà xã hội ngày nay coi như là cặn bã và đáng bị đào thải.
Nếu Chúa Kitô đã tin tưởng chúng ta xứng đáng để làm cho Tin Mừng của Ngài được loan truyền, chúng ta có sẵn sàng làm việc đó không? Sự hiệp nhất mà Chúa kêu gọi chúng ta luôn luôn là một sự hiệp nhất truyền giáo, mời gọi chúng ta vượt ra ngoài và tiếp cận những trái tim của người thế hầu biến đổi văn hóa, xã hội hiện tại mà chúng ta đang sinh sống. Lời Chúa Giêsu là những hạt giống gieo vào chốn thẳm sâu của linh hồn, vào trong các làng mạc phố xá ” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 74).
Sứ mệnh đại kết này sẽ thành công, nếu chúng ta mở lòng cho phép Thần Linh của Chúa Kitô thấm nhập, Ngài là đấng có khả năng “đột phá các chương trình nhàm chán mà chúng ta vẫn cố hữu, Ngài sẽ làm chúng ta ngỡ ngàng trước sức sáng tạo thần linh của Ngài. Mỗi khi chúng ta cố gắng quay trở về nguồn và khôi phục lại tính nguyên thủy của Tin Mừng, thì những bước đường mới sẽ được khai mở, những phương pháp sáng tạo, những hình thức mới, những dấu chứng hùng hồn, những lời chất chứa ý nghĩa mới cho thế giới hiện đại sẽ được khai mở ”(ibid., 11) . Vậy hỡi các bạn hữu quý mến, chúng ta hãy làm cho Tin Mừng Chúa được âm vang trong thời đại chúng ta đang sống! Hãy mở tim lòng chúng ta ra cho những mơ ước và phấn đấu cho cuộc sống được tươi đẹp trọn vẹn mà Chúa hứa ban và mọi người chúng ta mong ước. Hãy trở nên những nhà truyền giáo cho Chúa giữa thế giới chúng ta đang sống.
Sau một giờ bay, Đức Thánh Cha đã đến thủ đô của Latvia lúc 08g20.
Sau nghi thức chào đón, Đức Thánh Cha đã đi xe đến dinh tổng thống nơi đã diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 9g30.
Sau cuộc gặp gỡ tại đây, lúc 10g10, ngài đã đến đặt hoa tại Đài Tưởng Niệm các nạn nhân của cộng sản và phát xít, trước khi có cuộc gặp gỡ đại kết tại Cung Văn Hóa Riga vào lúc 10g40.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Theo thống kê năm 2011, 79% dân số là các tín hữu Kitô, trong đó người Công Giáo có 476,700 người, tức là 22.7%, sinh hoạt trong 3 giáo phận và 1 tổng giáo phận. Người dân Latvia chủ yếu theo Tin Lành Luther với hơn 700,000 tín hữu. Bên cạnh đó còn có Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa với 370,000 tín hữu.
Trong diễn từ với các đại diện của các hệ phái Kitô tại Cung Văn Hóa Riga, Đức Thánh Cha nói:
Tôi rất vui mừng được họp mặt cùng quí vị tại vùng đất này, một cuộc gặp gỡ trong một hành trình tương kính, hợp tác và thân tình giữa các Giáo hội của Chúa Kitô, đây là một khởi điểm thành công của sự hiệp thông thống nhất trong khi vẫn duy trì được sự phong phú khác biệt của mỗi Giáo hội. Tôi dám quyết rằng đây chính là một “nét đại kết sống” và là một trong những đặc điểm tuyệt diệu tại vùng đất Latvia này. Tại sao chúng ta lại không hy vọng và tạ ơn.
Tôi xin chân thành cám ơn Đức Tổng Giám Mục Jānis Vanags đã rộng mở cửa nhà hầu cho cuộc họp mặt cầu nguyện này được hiện thực. Một quần thể của nhà thờ chính tòa đây đã trở thành nơi tiếp đón nhiều tổ chức tôn giáo của thành phố này trong suốt một chiều dài lịch sử hơn 800 năm qua. Niềm tin trung kiên của nhiều anh chị em chúng ta đã có trong việc tôn thờ, cầu nguyện, nuôi dưỡng niềm hy vọng trong thời bĩ cực hầu kín múc cho mình lòng can đảm để đối diện với những lúc đầy bất công và khổ đau.
Hôm nay đây, cũng chính tại nơi này đang tiếp đón chúng ta quy tụ lại trong Chúa Thánh Linh để Ngài tiếp tục nối kết chúng ta lại, cũng như biến chúng ta thành những nhân tố nối kết các Giáo hội lại với nhau, để sự khác biệt của chúng ta không trở thành những vết nứt chia rẽ. Hãy để cho Thần Linh Chúa phủ lấp chúng ta bằng thần khí đối thoại, hiểu biết, tìm kiếm sự tôn trọng lẫn nhau trong tình huynh đệ (xem Ê-phê-sô 6: 13-18). Giáo phận này là một trong những giáo phận cổ kính nhất của châu Âu và là một giáo phận lớn nhất trên thế giới ngay từ thời khởi điểm của giáo phận. Chúng ta có thể tưởng tượng cách Giáo phận đã hành trình theo thời gian của cuộc sống, sự sáng tạo, trí tưởng tượng và trao ban tình thương xót dành cho những người đang cần tới. Đây chính là một công cụ của Thiên Chúa dành cho những người đang khao khát hướng thiện và rộng mở và trái tim mình. Hôm nay nó lại là một biểu tượng sống động cho thành phố và Giáo hội nơi đây. Đối với cư dân nơi này đại diện cho nhiều tầng lớp, có một truyền thống cá biệt của xứ sở. Chứ không phải như những khách du lịch vãng lai, chỉ có ngắm nhìn những nét nghệ thuật mà trầm trồ và ghi lại qua những hình ảnh bình thường. Và đây chính là một mối nguy biến đổi những cư dân nơi đây trở thành những khách du lịch bàng quang. Biến những gì quá khứ thành một di tích lịch sử, một điểm để du lịch và một bảo tàng để nhớ lại những biến cố đã qua, chỉ có giá trị lịch sử chứ không còn làm cho trái tim con người chúng ta được rung cảm.
Đối với đức tin, điều đó cũng có thể xảy ra giống hệt như vậy. Chúng ta có thể nhìn các tín hữu Chúa Kitô hữu nơi đây nhữ những người khách du lịch bàng quang. Tệ hại hơn nữa, chúng ta có thể xác quyết rằng tất cả truyền thống Kitô giáo của chúng ta có thể cùng chịu chung một số phận: xếp tất cả vào quá khứ, đóng khung lại trong bốn bức tường của các nhà thờ, không còn hát lên những giai điệu uyển chuyển gây truyền cảm cho cuộc sống, làm rung động con tim toàn diện của con người chúng ta.
May thay Tin Mừng của Chúa mà chúng ta vừa lắng nghe, đức tin của chúng ta không thể bị che giấu, nhưng được biết đến và âm vang tới mọi lãnh vực khác nhau của xã hội, để mọi người có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó và xã hội được chiếu sáng bởi ánh sáng của nó. 11, 33).
Nếu âm vang của Tin Mừng bị chấm dứt, không còn được vang vọng lên trong cuộc sống của chúng ta, thì nó đã biến thành một cái gì đó vàng son hoàng tráng của quá khứ, nó không còn sinh động hầu có thể đột phá những tham lam tiền bạc đang làm tắt ngụt đi niềm hy vọng vươn lên...
Nếu âm điệu của Tin Mừng ngừng âm vang và dấy lên trong lòng chúng ta một niềm can đảm, thì chúng ta sẽ mất đi những niềm vui khi chúng ta có lòng thương cảm; chúng ta tìm được sự dịu dàng qua những mối giây tin tưởng và kín múc được khả năng hòa giải lúc tìm về nguồn khi ý thức được rằng chúng ta luôn được thứ tha...
Nếu âm vang của Tin Mừng ngừng bặt trong tâm hồn chúng ta, trong quảng trường của chúng ta, trong nơi làm việc, trong guồng máy chính trị và trong nền kinh tế của chúng ta thì tâm lòng chúng ta cũng sẽ cạn kiệt những sinh lực phấn đấu cho nhân phẩm con người…
Nếu âm vang của Tin Mừng không còn nữa thì chúng ta sẽ mất đi những lời mời gọi hướng cuộc sống chúng ta về trời cao thiên quốc để chỉ còn ngụp nặn trong những tệ nạn của thời đại: cô đơn và cô lập. Cơn bệnh phát sinh nơi những người không có bạn hữu dễ tìm thấy nơi những người già cả bị bỏ rơi, cũng như nơi những người trẻ không có lý tưởng và tương lai (xem bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu, ngày 25 tháng 11 năm 2014 ).
Lời của Chúa xưa đã nguyện "xin cho chúng nên một, [...] để thế giới có thể tin nhận…" (Jn 17:21). Những lời này đang âm vang mạnh mẽ trong chúng ta, chúng ta hãy cảm tạ Chúa. Chính Chúa Giêsu là Đấng đã thực hiện ý Cha Ngài tự hiến trên thập giá vì chúng sinh. Ngài cũng đang mời gọi chúng ta dấn bước theo Ngài. Chúng ta hãy chìm đắm trong lời cầu nguyện của mỗi người chúng ta như những tín hữu trong Giáo Hội riêng tư của chính mình, tha thiết khẩn cầu cho sự hiệp thông trong ân sủng của Thiên Chúa Cha từ ngàn đời… (xem Thánh Gioan Phaolô II, Enc. Ut unum sint, 9), chính trong ánh sáng đó chúng ta có thể tìm ra cho mọi Giáo hội một ý nghĩa chính đáng của sự đại kết: trong thập giá của Chúa, qua những khắc khỏai của người trẻ, trong nỗi cô đơn của người già và trong sự mỏng dòn dễ bị tổn thương nơi trẻ thơ, hoặc nơi những người sống vô vọng, cô đơn và cô độc.
Khi Chúa Giêsu kêu cầu cùng Thiên Chúa Cha và Chúa nghĩ đến chúng ta, Ngài đã không ngừng cầu xin: ‘cho chúng nên một’. Sứ vụ ấy ngày hôm nay đang mời gọi chúng ta và yêu cầu chúng ta hãy xích lại với nhau; đó là mệnh lệnh đòi hỏi chúng ta thôi nhìn vào những vết thương của quá khứ, nhưng hãy có thái độ tự nhìn vào thẳm sâu tâm hồn chúng ta trước tâm tình cầu nguyện của Thầy Giêsu Chúa chúng ta. Đó cũng là sứ mệnh làm cho âm hưởng của Tin Mừng không ngừng vang lên nơi phố xá của chúng ta. Có thể có người nói: đây là thời điểm khó khăn, những gì đang xảy ra cho chúng ta là những thời điểm phức tạp. Người khác có thể cho rằng vì trong xã hội chúng ta đang sống số Kitô hữu chỉ là tiểu số nên có ít ảnh hưởng được, không như những chủ nghĩa thế tục vân vân và vân vân... Điều này không thể dẫn chúng ta đến một thái độ tiêu cực là đóng cửa lòng lại, tự thủ hoặc tệ hại hơn nữa là rút lui vào bóng tối. Chúng ta không thể không phủ nhận rằng đây không phải là thời điểm dễ dàng, đặc biệt là đối với nhiều anh chị em của chúng ta, những người đang sống một cuộc sống lưu vong và thậm chí là đang bị bách hại vì đức tin. Nhưng những lời chứng của họ giúp chúng ta khám phá ra rằng Chúa vẫn tiếp tục kêu gọi chúng ta và mời chúng ta sống chứng tá Tin Mừng trong niềm vui, với lòng biết ơn và thăng tiến. Nếu Chúa Kitô gửi chúng ta đến sống trong thời đại này, vào giờ phút này - duy nhất chỉ có chúng ta – thì chúng ta không được thối thoát chùn bước trước sự sợ hãi mà không can cường trung thành với ơn gọi trong niềm vui. Chúa sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để bền bỉ trong mọi phút giây cuộc đời, trong mọi hoàn cảnh, cơ hội hầu kiến tạo sự hiệp thông và hòa giải với Chúa Cha và với anh chị em đồng loại, đặc biệt với những người mà xã hội ngày nay coi như là cặn bã và đáng bị đào thải.
Nếu Chúa Kitô đã tin tưởng chúng ta xứng đáng để làm cho Tin Mừng của Ngài được loan truyền, chúng ta có sẵn sàng làm việc đó không? Sự hiệp nhất mà Chúa kêu gọi chúng ta luôn luôn là một sự hiệp nhất truyền giáo, mời gọi chúng ta vượt ra ngoài và tiếp cận những trái tim của người thế hầu biến đổi văn hóa, xã hội hiện tại mà chúng ta đang sinh sống. Lời Chúa Giêsu là những hạt giống gieo vào chốn thẳm sâu của linh hồn, vào trong các làng mạc phố xá ” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 74).
Sứ mệnh đại kết này sẽ thành công, nếu chúng ta mở lòng cho phép Thần Linh của Chúa Kitô thấm nhập, Ngài là đấng có khả năng “đột phá các chương trình nhàm chán mà chúng ta vẫn cố hữu, Ngài sẽ làm chúng ta ngỡ ngàng trước sức sáng tạo thần linh của Ngài. Mỗi khi chúng ta cố gắng quay trở về nguồn và khôi phục lại tính nguyên thủy của Tin Mừng, thì những bước đường mới sẽ được khai mở, những phương pháp sáng tạo, những hình thức mới, những dấu chứng hùng hồn, những lời chất chứa ý nghĩa mới cho thế giới hiện đại sẽ được khai mở ”(ibid., 11) . Vậy hỡi các bạn hữu quý mến, chúng ta hãy làm cho Tin Mừng Chúa được âm vang trong thời đại chúng ta đang sống! Hãy mở tim lòng chúng ta ra cho những mơ ước và phấn đấu cho cuộc sống được tươi đẹp trọn vẹn mà Chúa hứa ban và mọi người chúng ta mong ước. Hãy trở nên những nhà truyền giáo cho Chúa giữa thế giới chúng ta đang sống.