1. Địa dư Estonia
Estonia /ɛs-t'oʊ-ni-ə/ (tiếng địa phương /'ɛs-tɪ̈/), tên chính thức là Cộng hòa Estonia là một quốc gia trong vùng Baltic ở Đông Bắc châu Âu. Estonia rộng 45,228 km2, tức khoảng một phần sáu Việt Nam. Trong tổng số 1,340,000 dân, người Công Giáo chỉ có 5,745 người nên chỉ có một miền Phủ Doãn Tông Tòa.
Trong ba nước Đức Thánh Cha sẽ thăm viếng trong chuyến tông du lần thứ 25 bên ngoài Italia, Estonia là quốc gia nhỏ nhất cả về diện tích, dân số và tỷ lệ người Công Giáo.
Estonia tiếp giáp với Liên bang Nga về phía đông, Latvia về phía nam, vịnh Phần Lan về phía bắc và biển Baltic về phía tây.
Estonia có địa hình thấp hơn so với 2 nước còn lại trong vùng Baltic với rất nhiều sông, hồ, và một diện tích rừng đáng kể.
Thủ đô Estonia là Tallinn với 449,160 dân theo thống kê năm 2017.
Quốc ca là bài “Mu isamaa, mu õnn ja rõõm” (Tổ quốc tôi, hạnh phúc và niềm vui của tôi)
Người Estonia có liên hệ về nhân chủng học với người Phần Lan. Tiếng Estonia là một trong những ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Phần Lan-Ugra của hệ ngôn ngữ Ural, có liên hệ gần với tiếng Phần Lan và tiếng Hung Gia Lợi. Đây là một trong số ít những ngôn ngữ chính thức của châu Âu không bắt nguồn từ hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.
2. Vài nét về lịch sử Estonia
Estonia là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu. Tổ tiên của người Estonia là những người thuộc bộ lạc Pulli cổ đã sống ở phía đông bờ biển Baltic ít nhất từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Chúa Giáng Sinh.
Trong suốt lịch sử của mình, Estonia đã từng bị nhiều quốc gia láng giềng đô hộ, tiêu biểu nhất là Thụy Điển và Nga.
Chỉ nói về lịch sử cận đại thì từ thế kỷ 18 Estonia bị sáp nhập vào Nga. Tuy nhiên, người Estonia giữ gìn được bản sắc dân tộc qua một nền văn học, âm nhạc, sân khấu mang bản sắc riêng của Estonia. Vì thế, mặc dù bị đô hộ trong nhiều thế kỷ, họ không bị đồng hóa.
Người Nga ráo riết Nga hóa vùng này cho nên người Estonia có một thái độ rất e dè đối với người láng giềng xấu bụng. Vào những năm 1890 các nhà trí thức đã kêu gọi quyền tự trị lớn hơn cho vùng đất này, và xa hơn nữa là sự độc lập hoàn toàn cho Estonia. Sau khi cộng sản lên nắm chính quyền trong cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Estonia đã tự tuyên bố độc lập vào ngày 24 tháng 2 năm 1918. Với sự trợ giúp của phương Tây, Estonia đã chiến thắng quân đội Liên Sô trong cuộc chiến tranh giành độc lập (1918-1920).
Với Hiệp ước bất tương xâm giữa Liên Sô và Quốc Xã Đức, thường được gọi là hiệp ước Molotov-Ribbentrop 1939, cùng với Lithuania và Latvia, Estonia lại bị sáp nhập vào Liên Bang Sô Viết với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Estonia.
Trong suốt hai năm 1939 và 1940, người Đức đã di tản kiều bào Đức ở Estonia và Latvia về nước. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1940, quân Liên Sô tiến vào Estonia, Latvia và Lithuania. Chính phủ Estonia quyết định không phản ứng lại để tránh đổ máu. Các lực lượng quân đội của Estonia được lệnh tiến hành giải giới, không chống lại Hồng quân Liên Sô. Lòng căm thù người Nga lại tăng lên một mức đáng kể nữa.
Năm 1941, Đức Quốc xã tấn công Liên Sô và sáp nhập Estonia thành một tỉnh của Đức đặt tên là Ostland. Cũng giống như tại Kiev của Ukraine, khi quân Đức tràn vào, dân chúng túa ra đường hoan hô họ như những anh hùng giải phóng.
Các trại tập trung được thành lập trên lãnh thổ Estonia với những vụ giết chóc và thảm sát đẫm máu những người Nga di dân sang Estonia.
Khoảng 70,000 người Estonia đã tham gia vào các lực lượng vũ trang Đức Quốc xã bất chấp thực tế lúc đó đã gần như hiển nhiên rằng Đức đang trên bờ vực bại trận.
Đầu năm 1944, Hồng quân Liên Sô tấn công vào Estonia. Quân Đức và vô số các đơn vị Estonia sát cánh với quân Đức chống trả dữ dội và cầm chân quân Nga suốt 6 tháng tại biên giới. Tháng Ba, 1944, máy bay Nga sô bắt đầu thả bom bừa bãi vào Tallin và các thành phố khác. Đến tháng Mười Một, 1944, quân Nga tiến vào Tallin. Cuộc tắm máu kinh hoàng bắt đầu và được tiếp diễn với cảnh hàng chục ngàn người bị đầy sang Tây Bá Lợi Á. Estonia lại bị sáp nhập vào Nga.
Sau cuộc chính biến bất thành tại Mạc Tư Khoa của các thành phần cộng sản quá khích nhằm lật đổ ông Gorbachev, ngày 20 tháng 8 1991, Estonia tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập chấm dứt thời kỳ hơn 50 năm chiếm đóng của Liên Sô.
3. Giáo Hội tại Estonia
Trong tổng số 1,340,000 dân, người Công Giáo chỉ có 5,745 người nên chỉ có một miền Phủ Doãn Tông Tòa với 9 giáo xứ. Cũng như Latvia, đa số dân Estonia theo Tin Lành Luther. Giáo Hội Công Giáo tại Estonia có 6 linh mục trong đó có 3 linh mục triều và 3 linh mục dòng; 3 nam tu sĩ, và 20 nữ tu.
Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Pedro López Quintana, người Tây Ban Nha. Ngài là Sứ Thần Tòa Thánh tại cả ba quốc gia vùng Baltic và Tòa Sứ Thần được đặt tại Vinius, Lithuania.
Cộng đoàn nhỏ bé Estonia đã rất vui mừng khi được Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm. Họ đã dành trọn ngày thứ Bảy 1/9 vừa qua để ăn chay và cầu nguyện chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô đến thủ đô Tallin của họ trong vài tuần nữa.
Sáng kiến ăn chay cầu nguyện là một lời mời gọi của Đức Giám Mục Philippe Jourdan, Giám Quản Tông Tòa Estonia, trong thư gửi cho các tín hữu Công Giáo trong giáo phận vào ngày 22/7 vừa qua.
“Việc ăn chay và cầu nguyện thường đi đôi với nhau,” Đức Giám Mục Jourdan viết trong bức thư của Ngài, “Vì vậy, tôi tha thiết xin anh chị em dành ít nhất một ngày để ăn chay cho ý chỉ này và ngày này là thứ Bảy mùng 1 tháng 9.
Nhớ lại tháng Tám với nhiều lễ hội về Đức Maria như lễ Đức Mẹ xuống tuyết ngày 5 tháng 8, Lễ Mẹ Lên trời ngày 15 tháng 8, lễ Mẹ Trinh Nữ vương ngày 22 tháng 8 và chuyến hành hương của toàn dân Estonia về Đền thờ Đức Mẹ ở Viru-Nigula vào ngày 25 tháng Tám, Đức Giám Mục Jourdan nói, “trong những ngày tôn kính Đức Mẹ này, tôi tha thiết xin tất cả hãy dâng lời cầu nguyện qua tràng chuỗi Mân Côi để cầu nguyện cho sự thành công của chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô.”
Ngài viết tiếp: “Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô được hiện thực bởi mọi người chúng ta và tùy thuộc vào tất cả chúng ta, và sự chuẩn bị tinh thần thì quan trọng hơn là sự chuẩn bị bề ngoài.”
“Những khoảnh khắc cầu nguyện và chay tịnh này có thể là những cam kết chung của chúng ta trong việc chuẩn bị cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha. Tôi chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ nhận lời cầu nguyện của chúng ta và sẽ cho chúng ta thâu gặt được nhiều hoa trái hơn lòng chúng ta mơ ước.”
Chuyến tông du thứ 25 bên ngoài Italia của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là chuyến tông du đầu tiên của một vị Giáo Hoàng đến với các quốc gia vùng Baltic sau một phần tư thế kỷ. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng thứ hai tông du đến ba quốc gia này, chính xác 25 năm sau khi Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm vào tháng 9 năm 1993.
4. Xã hội Estonia ngày nay
Ngày nay, Estonia là thành viên của Liên minh châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Hiệp định Schengen, OECD và NATO. Estonia cũng là một thành viên của Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu, và là một thành viên trong Liên minh hợp tác Bắc Âu-Baltic của các nước Bắc Âu.
Trong ba nước vùng Baltic, Estonia là nước thịnh vượng nhất. Mức độ phát triển kinh tế được coi là hàng đầu Âu Châu.
Chủ nghĩa thế tục phát triển mạnh tại Estonia. Trong khối các nước từng nằm trong khối Liên Sô cũ, Estonia là nước đầu tiên công nhận “hôn nhân” đồng tính vào tháng 10 năm 2014 và luật mới có hiệu quả thi hành vào đầu năm 2016.
5. Chính trị Estonia
Estonia là một nước cộng hòa theo chế độ dân chủ nghị viện với tam quyền phân lập là: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quyền lập pháp được thực hiện bởi Quốc hội Estonia (Riigikogu), hay còn gọi là Hội đồng Quốc gia. Quốc hội Estonia gồm 101 ghế và được bầu 4 năm một lần.
Đứng đầu hành pháp là thủ tướng Estonia. Chức thủ tướng được đề cử bởi tổng thống và được bầu tại quốc hội. Chính phủ Estonia có tổng cộng 12 bộ trưởng (bao gồm cả thủ tướng). Thủ tướng có quyền chỉ định các bộ trưởng khác phụ trách các bộ chuyên trách, ngoài ra còn có thể chọn thêm tối đa 3 bộ trưởng không phụ trách một bộ nào. Như vậy, số bộ trưởng tối đa trong chính phủ Estonia là 15 bộ trưởng.
Tòa án Tối cao Estonia (Riigikohus) phụ trách việc xét xử luật pháp với 19 thẩm phán tối cao. Chức tổng thẩm phán tối cao có nhiệm kỳ 9 năm và được đề cử bởi tổng thống, thông qua bởi quốc hội.
Tổng thống Estonia là người đứng đầu nhà nước Estonia. Tổng thống Estonia có vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực ngoại giao và mang tính nghi thức, nhưng cũng có quyền phủ quyết một bộ luật. Chức tổng thống được bầu bởi quốc hội với điều kiện phải giành được ít nhất 2/3 tổng số phiếu bầu.
Tổng thống Estonia hiện nay là bà Kersti Kaljulaid /kˈer:sti ˈkɑ:lju:lɑid̥]; sinh ngày 30 tháng 12 năm 1969. Bà là tổng thống thứ 5 của Cộng Hòa Estonia và nhậm chức vào ngày 10 tháng 10 năm 2016. Bà là nữ đầu tiên của Estonia cũng như vị tổng thống trẻ nhất, 46 tuổi vào thời điểm được bầu.
Bà Kaljulaid từng là một quan chức nhà nước, và là đại diện của Estonia tại Tòa án Kiểm toán châu Âu từ năm 2004 đến năm 2016.
Bà là tín hữu Tin Lành Lutheran nhưng không thực hành đạo và nhiều lần từ chối lời mời tham dự các nghi lễ quan trọng của các mục sư. Bà đã kết hôn và có hai con, một trai, một gái nhưng sau đó ly dị. Trong cuộc hôn nhân lần thứ hai, với ông Georgi-Rene Maksimovski, bà có thêm hai người con trai.
6. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Estonia
Theo chương trình đã được Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố, lúc 08g30 sáng thứ Ba ngày 25 tháng 9 sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius. Sau đó, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay quốc tế Vilnius đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.
Lúc 09g50 ngài sẽ đến sân bay quốc tế Tallinn. Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến quảng trường gần dinh tổng thống. Tại đây sẽ có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha lúc 10g15.
Lúc 10g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm xã giao tổng thống tại dinh tổng thống và sau 30 phút đàm đạo, lúc 11g Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Vườn Hồng của phủ tổng thống.
Sau cuộc gặp gỡ tại đây, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với những người trẻ tại nhà thờ Thánh Charles của Tin Lành Lutheran vào lúc 11g50.
Lúc 13g, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với đoàn tùy tùng tại tu viện của các nữ tu dòng Brigidine ở Pirita.
Đức Thánh Cha sau đó sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhân viên bác ái Công Giáo tại nhà thờ chính tòa hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ vào lúc 15g15.
Liền đó, Đức Thánh Cha dâng thánh lễ cho công chúng tại quảng trường Tự do vào lúc 16g30.
Lúc 18g30, sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Tallinn.
Đức Thánh Cha sẽ về đến Rôma lúc 21g20.
Estonia /ɛs-t'oʊ-ni-ə/ (tiếng địa phương /'ɛs-tɪ̈/), tên chính thức là Cộng hòa Estonia là một quốc gia trong vùng Baltic ở Đông Bắc châu Âu. Estonia rộng 45,228 km2, tức khoảng một phần sáu Việt Nam. Trong tổng số 1,340,000 dân, người Công Giáo chỉ có 5,745 người nên chỉ có một miền Phủ Doãn Tông Tòa.
Trong ba nước Đức Thánh Cha sẽ thăm viếng trong chuyến tông du lần thứ 25 bên ngoài Italia, Estonia là quốc gia nhỏ nhất cả về diện tích, dân số và tỷ lệ người Công Giáo.
Estonia tiếp giáp với Liên bang Nga về phía đông, Latvia về phía nam, vịnh Phần Lan về phía bắc và biển Baltic về phía tây.
Estonia có địa hình thấp hơn so với 2 nước còn lại trong vùng Baltic với rất nhiều sông, hồ, và một diện tích rừng đáng kể.
Thủ đô Estonia là Tallinn với 449,160 dân theo thống kê năm 2017.
Quốc ca là bài “Mu isamaa, mu õnn ja rõõm” (Tổ quốc tôi, hạnh phúc và niềm vui của tôi)
Người Estonia có liên hệ về nhân chủng học với người Phần Lan. Tiếng Estonia là một trong những ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Phần Lan-Ugra của hệ ngôn ngữ Ural, có liên hệ gần với tiếng Phần Lan và tiếng Hung Gia Lợi. Đây là một trong số ít những ngôn ngữ chính thức của châu Âu không bắt nguồn từ hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.
2. Vài nét về lịch sử Estonia
Estonia là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu. Tổ tiên của người Estonia là những người thuộc bộ lạc Pulli cổ đã sống ở phía đông bờ biển Baltic ít nhất từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Chúa Giáng Sinh.
Trong suốt lịch sử của mình, Estonia đã từng bị nhiều quốc gia láng giềng đô hộ, tiêu biểu nhất là Thụy Điển và Nga.
Chỉ nói về lịch sử cận đại thì từ thế kỷ 18 Estonia bị sáp nhập vào Nga. Tuy nhiên, người Estonia giữ gìn được bản sắc dân tộc qua một nền văn học, âm nhạc, sân khấu mang bản sắc riêng của Estonia. Vì thế, mặc dù bị đô hộ trong nhiều thế kỷ, họ không bị đồng hóa.
Người Nga ráo riết Nga hóa vùng này cho nên người Estonia có một thái độ rất e dè đối với người láng giềng xấu bụng. Vào những năm 1890 các nhà trí thức đã kêu gọi quyền tự trị lớn hơn cho vùng đất này, và xa hơn nữa là sự độc lập hoàn toàn cho Estonia. Sau khi cộng sản lên nắm chính quyền trong cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Estonia đã tự tuyên bố độc lập vào ngày 24 tháng 2 năm 1918. Với sự trợ giúp của phương Tây, Estonia đã chiến thắng quân đội Liên Sô trong cuộc chiến tranh giành độc lập (1918-1920).
Với Hiệp ước bất tương xâm giữa Liên Sô và Quốc Xã Đức, thường được gọi là hiệp ước Molotov-Ribbentrop 1939, cùng với Lithuania và Latvia, Estonia lại bị sáp nhập vào Liên Bang Sô Viết với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Estonia.
Trong suốt hai năm 1939 và 1940, người Đức đã di tản kiều bào Đức ở Estonia và Latvia về nước. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1940, quân Liên Sô tiến vào Estonia, Latvia và Lithuania. Chính phủ Estonia quyết định không phản ứng lại để tránh đổ máu. Các lực lượng quân đội của Estonia được lệnh tiến hành giải giới, không chống lại Hồng quân Liên Sô. Lòng căm thù người Nga lại tăng lên một mức đáng kể nữa.
Năm 1941, Đức Quốc xã tấn công Liên Sô và sáp nhập Estonia thành một tỉnh của Đức đặt tên là Ostland. Cũng giống như tại Kiev của Ukraine, khi quân Đức tràn vào, dân chúng túa ra đường hoan hô họ như những anh hùng giải phóng.
Các trại tập trung được thành lập trên lãnh thổ Estonia với những vụ giết chóc và thảm sát đẫm máu những người Nga di dân sang Estonia.
Khoảng 70,000 người Estonia đã tham gia vào các lực lượng vũ trang Đức Quốc xã bất chấp thực tế lúc đó đã gần như hiển nhiên rằng Đức đang trên bờ vực bại trận.
Đầu năm 1944, Hồng quân Liên Sô tấn công vào Estonia. Quân Đức và vô số các đơn vị Estonia sát cánh với quân Đức chống trả dữ dội và cầm chân quân Nga suốt 6 tháng tại biên giới. Tháng Ba, 1944, máy bay Nga sô bắt đầu thả bom bừa bãi vào Tallin và các thành phố khác. Đến tháng Mười Một, 1944, quân Nga tiến vào Tallin. Cuộc tắm máu kinh hoàng bắt đầu và được tiếp diễn với cảnh hàng chục ngàn người bị đầy sang Tây Bá Lợi Á. Estonia lại bị sáp nhập vào Nga.
Sau cuộc chính biến bất thành tại Mạc Tư Khoa của các thành phần cộng sản quá khích nhằm lật đổ ông Gorbachev, ngày 20 tháng 8 1991, Estonia tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập chấm dứt thời kỳ hơn 50 năm chiếm đóng của Liên Sô.
3. Giáo Hội tại Estonia
Trong tổng số 1,340,000 dân, người Công Giáo chỉ có 5,745 người nên chỉ có một miền Phủ Doãn Tông Tòa với 9 giáo xứ. Cũng như Latvia, đa số dân Estonia theo Tin Lành Luther. Giáo Hội Công Giáo tại Estonia có 6 linh mục trong đó có 3 linh mục triều và 3 linh mục dòng; 3 nam tu sĩ, và 20 nữ tu.
Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Pedro López Quintana, người Tây Ban Nha. Ngài là Sứ Thần Tòa Thánh tại cả ba quốc gia vùng Baltic và Tòa Sứ Thần được đặt tại Vinius, Lithuania.
Cộng đoàn nhỏ bé Estonia đã rất vui mừng khi được Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm. Họ đã dành trọn ngày thứ Bảy 1/9 vừa qua để ăn chay và cầu nguyện chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô đến thủ đô Tallin của họ trong vài tuần nữa.
Sáng kiến ăn chay cầu nguyện là một lời mời gọi của Đức Giám Mục Philippe Jourdan, Giám Quản Tông Tòa Estonia, trong thư gửi cho các tín hữu Công Giáo trong giáo phận vào ngày 22/7 vừa qua.
“Việc ăn chay và cầu nguyện thường đi đôi với nhau,” Đức Giám Mục Jourdan viết trong bức thư của Ngài, “Vì vậy, tôi tha thiết xin anh chị em dành ít nhất một ngày để ăn chay cho ý chỉ này và ngày này là thứ Bảy mùng 1 tháng 9.
Nhớ lại tháng Tám với nhiều lễ hội về Đức Maria như lễ Đức Mẹ xuống tuyết ngày 5 tháng 8, Lễ Mẹ Lên trời ngày 15 tháng 8, lễ Mẹ Trinh Nữ vương ngày 22 tháng 8 và chuyến hành hương của toàn dân Estonia về Đền thờ Đức Mẹ ở Viru-Nigula vào ngày 25 tháng Tám, Đức Giám Mục Jourdan nói, “trong những ngày tôn kính Đức Mẹ này, tôi tha thiết xin tất cả hãy dâng lời cầu nguyện qua tràng chuỗi Mân Côi để cầu nguyện cho sự thành công của chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô.”
Ngài viết tiếp: “Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô được hiện thực bởi mọi người chúng ta và tùy thuộc vào tất cả chúng ta, và sự chuẩn bị tinh thần thì quan trọng hơn là sự chuẩn bị bề ngoài.”
“Những khoảnh khắc cầu nguyện và chay tịnh này có thể là những cam kết chung của chúng ta trong việc chuẩn bị cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha. Tôi chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ nhận lời cầu nguyện của chúng ta và sẽ cho chúng ta thâu gặt được nhiều hoa trái hơn lòng chúng ta mơ ước.”
Chuyến tông du thứ 25 bên ngoài Italia của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là chuyến tông du đầu tiên của một vị Giáo Hoàng đến với các quốc gia vùng Baltic sau một phần tư thế kỷ. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng thứ hai tông du đến ba quốc gia này, chính xác 25 năm sau khi Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm vào tháng 9 năm 1993.
4. Xã hội Estonia ngày nay
Ngày nay, Estonia là thành viên của Liên minh châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Hiệp định Schengen, OECD và NATO. Estonia cũng là một thành viên của Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu, và là một thành viên trong Liên minh hợp tác Bắc Âu-Baltic của các nước Bắc Âu.
Trong ba nước vùng Baltic, Estonia là nước thịnh vượng nhất. Mức độ phát triển kinh tế được coi là hàng đầu Âu Châu.
Chủ nghĩa thế tục phát triển mạnh tại Estonia. Trong khối các nước từng nằm trong khối Liên Sô cũ, Estonia là nước đầu tiên công nhận “hôn nhân” đồng tính vào tháng 10 năm 2014 và luật mới có hiệu quả thi hành vào đầu năm 2016.
5. Chính trị Estonia
Estonia là một nước cộng hòa theo chế độ dân chủ nghị viện với tam quyền phân lập là: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quyền lập pháp được thực hiện bởi Quốc hội Estonia (Riigikogu), hay còn gọi là Hội đồng Quốc gia. Quốc hội Estonia gồm 101 ghế và được bầu 4 năm một lần.
Đứng đầu hành pháp là thủ tướng Estonia. Chức thủ tướng được đề cử bởi tổng thống và được bầu tại quốc hội. Chính phủ Estonia có tổng cộng 12 bộ trưởng (bao gồm cả thủ tướng). Thủ tướng có quyền chỉ định các bộ trưởng khác phụ trách các bộ chuyên trách, ngoài ra còn có thể chọn thêm tối đa 3 bộ trưởng không phụ trách một bộ nào. Như vậy, số bộ trưởng tối đa trong chính phủ Estonia là 15 bộ trưởng.
Tòa án Tối cao Estonia (Riigikohus) phụ trách việc xét xử luật pháp với 19 thẩm phán tối cao. Chức tổng thẩm phán tối cao có nhiệm kỳ 9 năm và được đề cử bởi tổng thống, thông qua bởi quốc hội.
Tổng thống Estonia là người đứng đầu nhà nước Estonia. Tổng thống Estonia có vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực ngoại giao và mang tính nghi thức, nhưng cũng có quyền phủ quyết một bộ luật. Chức tổng thống được bầu bởi quốc hội với điều kiện phải giành được ít nhất 2/3 tổng số phiếu bầu.
Tổng thống Estonia hiện nay là bà Kersti Kaljulaid /kˈer:sti ˈkɑ:lju:lɑid̥]; sinh ngày 30 tháng 12 năm 1969. Bà là tổng thống thứ 5 của Cộng Hòa Estonia và nhậm chức vào ngày 10 tháng 10 năm 2016. Bà là nữ đầu tiên của Estonia cũng như vị tổng thống trẻ nhất, 46 tuổi vào thời điểm được bầu.
Bà Kaljulaid từng là một quan chức nhà nước, và là đại diện của Estonia tại Tòa án Kiểm toán châu Âu từ năm 2004 đến năm 2016.
Bà là tín hữu Tin Lành Lutheran nhưng không thực hành đạo và nhiều lần từ chối lời mời tham dự các nghi lễ quan trọng của các mục sư. Bà đã kết hôn và có hai con, một trai, một gái nhưng sau đó ly dị. Trong cuộc hôn nhân lần thứ hai, với ông Georgi-Rene Maksimovski, bà có thêm hai người con trai.
6. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Estonia
Theo chương trình đã được Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố, lúc 08g30 sáng thứ Ba ngày 25 tháng 9 sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius. Sau đó, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay quốc tế Vilnius đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.
Lúc 09g50 ngài sẽ đến sân bay quốc tế Tallinn. Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến quảng trường gần dinh tổng thống. Tại đây sẽ có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha lúc 10g15.
Lúc 10g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm xã giao tổng thống tại dinh tổng thống và sau 30 phút đàm đạo, lúc 11g Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Vườn Hồng của phủ tổng thống.
Sau cuộc gặp gỡ tại đây, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với những người trẻ tại nhà thờ Thánh Charles của Tin Lành Lutheran vào lúc 11g50.
Lúc 13g, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với đoàn tùy tùng tại tu viện của các nữ tu dòng Brigidine ở Pirita.
Đức Thánh Cha sau đó sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhân viên bác ái Công Giáo tại nhà thờ chính tòa hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ vào lúc 15g15.
Liền đó, Đức Thánh Cha dâng thánh lễ cho công chúng tại quảng trường Tự do vào lúc 16g30.
Lúc 18g30, sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Tallinn.
Đức Thánh Cha sẽ về đến Rôma lúc 21g20.