Lúc 4g chiều Chúa Nhật 23 tháng 9, tại thủ đô Vilnius, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện tại một đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã trong khu Vilnius Ghetto.
Với Hiệp ước bất tương xâm giữa Liên Sô và Quốc Xã Đức, thường được gọi là hiệp ước Molotov-Ribbentrop 1939, cùng với Estonia và Latvia, Lithuania lại bị sáp nhập vào Liên Bang Sô Viết với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Lithuania.
Vào ngày 16 tháng 6 năm 1940, quân Liên Sô tiến vào Estonia, Latvia và Lithuania. Những người Lithuania giàu có lũ lượt di tản ra nước ngoài. Những người còn lại tham gia vào nhiều phong trào kháng chiến chống quân Nga.
Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức Quốc Xã tấn công Liên Sô, tạo cơ hội cho Lithuania có một thời gian độc lập ngắn ngủi. Tuy nhiên, ngay lập tức, những khu trại tập trung để tàn sát người Do Thái được dựng lên ở rất nhiều nơi, lại có thêm sự tiếp tay của một số người Lithuania. Trước đó, Lithuania là một trong những cộng đồng người Do Thái hưng thịnh nhất tại châu Âu. Sau khi chiến tranh kết thúc, chỉ 9% người Do Thái tại Lithuania còn sống sót.
Lúc 5g30 chiều, Đức Thánh Cha đến thăm Viện Bảo tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng, tức là thời kỳ 50 năm Liên Sô cai trị Lithuania, và cuộc Chiến đấu dành Tự do.
Năm 1945, Hồng quân Liên sô chiếm lại Lithuania. Lithuania lại trở thành một nước cộng hòa xô viết.
Trong thời kỳ này, nhiều người Lithuania đã cộng tác với Đức Quốc xã bị đi đầy sang Siberia và các vùng hẻo lánh khác của Liên Sô. Đáp lại, hàng chục nghìn người Lithuania đã tham gia một tổ chức vũ trang du kích chống Liên Sô. Nhưng cuối cùng họ đã thất bại vào năm 1965.
Ít nhất 780,000 người Lithuania đã chết trong thập niên 1940, hầu hết là do tay của cộng sản Liên Sô.
Tại đài tưởng niệm các nạn nhân cộng sản trong thời gian hơn nửa thế kỷ Liên Sô cai trị Lithuania, Đức Thánh Cha đã đọc lời nguyện sau:
“Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”(Mt 27:46)
Tiếng kêu của Chúa, Chúa ơi, tiếp tục vang lên. Nó vang vọng trong những bức tường ở đây, gợi lại những đau khổ của biết bao những người con nam nữ của quốc gia này. Người Lithuania và những người từ các quốc gia khác đã trả giá bằng da thịt của họ cho lòng khao khát quyền lực tuyệt đối của những kẻ tìm kiếm sự thống trị hoàn toàn.
Tiếng kêu của Chúa, Chúa ơi, được lặp lại trong tiếng khóc của người vô tội, là những người trong sự kết hiệp với Chúa, đã cất tiếng khóc kêu thấu đến trời cao. Đó là Thứ Sáu Tuần Thánh của nỗi buồn và cay đắng, của sự bỏ rơi và bất lực, của sự tàn nhẫn và vô nghĩa mà dân tộc Lithuania này đã trải qua như là hậu quả của thứ tham vọng không kiềm chế làm chai cứng và mù lòa con tim.
Tại nơi tưởng niệm này, Chúa ơi, chúng con cầu nguyện xin cho tiếng kêu của Chúa có thể khiến chúng con tỉnh táo. Xin cho tiếng kêu của Chúa, có thể giải phóng chúng con khỏi căn bệnh tâm linh vẫn là một cám dỗ liên tục đối với chúng con trong tư cách một dân tộc: đó là sự lãng quên những kinh nghiệm và khổ đau của những người đã đi trước chúng con.
Trong tiếng khóc của Chúa, và trong cuộc sống của tất cả những người đã phải chịu đựng rất nhiều trong quá khứ, xin cho chúng con có thể tìm thấy can đảm để dấn thân một cách quyết liệt cho hiện tại và tương lai. Xin cho tiếng khóc này khuyến khích chúng con đừng buông trôi theo những thị hiếu hôm nay, theo những khẩu hiệu ngô nghê, hoặc những nỗ lực nhằm giảm bớt hoặc tước mất từ bất kỳ người nào nhân phẩm Chúa đã ban cho họ.
Lạy Chúa, xin cho Lithuania là một ngọn hải đăng của hy vọng. Xin cho quốc gia này trở thành vùng đất của ký ức và hành động, liên tục cam kết chiến đấu chống lại mọi hình thức bất công. Xin cho Lithuania có thể thúc đẩy những nỗ lực sáng tạo để bảo vệ quyền của tất cả mọi người, đặc biệt là những người vô phương thế tự vệ và dễ bị tổn thương nhất. Và xin cho Lithuania có thể là một thày giáo cho tất cả mọi người về cách thế hòa giải và hòa hợp sự đa dạng.
Lạy Chúa, xin cho chúng con đừng điếc lác trước lời cầu xin của tất cả những ai đang kêu lên thấu đến trời cao trong thời đại của chính chúng con.
Source: Libreria Editrice Vaticana - VISIT AND PRAYER IN THE MUSEUM OF OCCUPATIONS AND FREEDOM FIGHTS PRAYER OF THE HOLY FATHER Vilnius (Lithuania) Saturday, 22 September 2018
Với Hiệp ước bất tương xâm giữa Liên Sô và Quốc Xã Đức, thường được gọi là hiệp ước Molotov-Ribbentrop 1939, cùng với Estonia và Latvia, Lithuania lại bị sáp nhập vào Liên Bang Sô Viết với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Lithuania.
Vào ngày 16 tháng 6 năm 1940, quân Liên Sô tiến vào Estonia, Latvia và Lithuania. Những người Lithuania giàu có lũ lượt di tản ra nước ngoài. Những người còn lại tham gia vào nhiều phong trào kháng chiến chống quân Nga.
Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức Quốc Xã tấn công Liên Sô, tạo cơ hội cho Lithuania có một thời gian độc lập ngắn ngủi. Tuy nhiên, ngay lập tức, những khu trại tập trung để tàn sát người Do Thái được dựng lên ở rất nhiều nơi, lại có thêm sự tiếp tay của một số người Lithuania. Trước đó, Lithuania là một trong những cộng đồng người Do Thái hưng thịnh nhất tại châu Âu. Sau khi chiến tranh kết thúc, chỉ 9% người Do Thái tại Lithuania còn sống sót.
Lúc 5g30 chiều, Đức Thánh Cha đến thăm Viện Bảo tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng, tức là thời kỳ 50 năm Liên Sô cai trị Lithuania, và cuộc Chiến đấu dành Tự do.
Năm 1945, Hồng quân Liên sô chiếm lại Lithuania. Lithuania lại trở thành một nước cộng hòa xô viết.
Trong thời kỳ này, nhiều người Lithuania đã cộng tác với Đức Quốc xã bị đi đầy sang Siberia và các vùng hẻo lánh khác của Liên Sô. Đáp lại, hàng chục nghìn người Lithuania đã tham gia một tổ chức vũ trang du kích chống Liên Sô. Nhưng cuối cùng họ đã thất bại vào năm 1965.
Ít nhất 780,000 người Lithuania đã chết trong thập niên 1940, hầu hết là do tay của cộng sản Liên Sô.
Tại đài tưởng niệm các nạn nhân cộng sản trong thời gian hơn nửa thế kỷ Liên Sô cai trị Lithuania, Đức Thánh Cha đã đọc lời nguyện sau:
“Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”(Mt 27:46)
Tiếng kêu của Chúa, Chúa ơi, tiếp tục vang lên. Nó vang vọng trong những bức tường ở đây, gợi lại những đau khổ của biết bao những người con nam nữ của quốc gia này. Người Lithuania và những người từ các quốc gia khác đã trả giá bằng da thịt của họ cho lòng khao khát quyền lực tuyệt đối của những kẻ tìm kiếm sự thống trị hoàn toàn.
Tiếng kêu của Chúa, Chúa ơi, được lặp lại trong tiếng khóc của người vô tội, là những người trong sự kết hiệp với Chúa, đã cất tiếng khóc kêu thấu đến trời cao. Đó là Thứ Sáu Tuần Thánh của nỗi buồn và cay đắng, của sự bỏ rơi và bất lực, của sự tàn nhẫn và vô nghĩa mà dân tộc Lithuania này đã trải qua như là hậu quả của thứ tham vọng không kiềm chế làm chai cứng và mù lòa con tim.
Tại nơi tưởng niệm này, Chúa ơi, chúng con cầu nguyện xin cho tiếng kêu của Chúa có thể khiến chúng con tỉnh táo. Xin cho tiếng kêu của Chúa, có thể giải phóng chúng con khỏi căn bệnh tâm linh vẫn là một cám dỗ liên tục đối với chúng con trong tư cách một dân tộc: đó là sự lãng quên những kinh nghiệm và khổ đau của những người đã đi trước chúng con.
Trong tiếng khóc của Chúa, và trong cuộc sống của tất cả những người đã phải chịu đựng rất nhiều trong quá khứ, xin cho chúng con có thể tìm thấy can đảm để dấn thân một cách quyết liệt cho hiện tại và tương lai. Xin cho tiếng khóc này khuyến khích chúng con đừng buông trôi theo những thị hiếu hôm nay, theo những khẩu hiệu ngô nghê, hoặc những nỗ lực nhằm giảm bớt hoặc tước mất từ bất kỳ người nào nhân phẩm Chúa đã ban cho họ.
Lạy Chúa, xin cho Lithuania là một ngọn hải đăng của hy vọng. Xin cho quốc gia này trở thành vùng đất của ký ức và hành động, liên tục cam kết chiến đấu chống lại mọi hình thức bất công. Xin cho Lithuania có thể thúc đẩy những nỗ lực sáng tạo để bảo vệ quyền của tất cả mọi người, đặc biệt là những người vô phương thế tự vệ và dễ bị tổn thương nhất. Và xin cho Lithuania có thể là một thày giáo cho tất cả mọi người về cách thế hòa giải và hòa hợp sự đa dạng.
Lạy Chúa, xin cho chúng con đừng điếc lác trước lời cầu xin của tất cả những ai đang kêu lên thấu đến trời cao trong thời đại của chính chúng con.
Source: Libreria Editrice Vaticana - VISIT AND PRAYER IN THE MUSEUM OF OCCUPATIONS AND FREEDOM FIGHTS PRAYER OF THE HOLY FATHER Vilnius (Lithuania) Saturday, 22 September 2018