Ba quốc gia nhỏ bé, nồng hậu của Biển Baltic - Estonia, Latvia và đặc biệt là Lithuania, sẽ chào đón Đức Thánh Cha với vòng tay rộng mở khi ngài viếng thăm các quốc gia này từ ngày 22 đến 25 tháng 9 nhân kỷ niệm 100 năm ngày tuyên bố độc lập tại mỗi quốc gia.
Mặc dù thường được gộp lại chung với nhau như các quốc gia vùng Baltic, cả ba nước thực sự rất khác nhau. Trên thực tế, người dân tại 3 quốc gia này khó có thể hiểu được ngôn ngữ của nhau. Những gì họ chia sẻ chung là sự đánh giá cao đối với những người đã ủng hộ sự độc lập của họ ngay từ đầu, như Tòa Thánh.
Ngày 23 tháng 8 năm 1987, nhân kỷ niệm hiệp ước Molotov – Ribbentrop, người dân cả ba nước biểu tình dữ dội đòi Liên Sô phải công bố toàn bộ các điều khoản trong thoả ước bí mật trong đó Đức Quốc Xã đồng ý cho Liên Sô xâm lược và chiếm đóng các nước vùng Baltic, đổi lại quân Nga không mở mặt trận ở phía Đông tấn công quân Đức, để họ rảnh tay đối phó với quân Đồng Minh ở các mặt trận phía Tây.
Loạt bài hát “Năm Bài Hát Yêu Nước” của Alo Mattiisen được công diễn tại Liên hoan nhạc pop Tartu tháng 5 năm 1988. Những bài hát này nhanh chóng được phổ biến tại Estonia, kích thích một phong trào sáng tác và hát các ca khúc đòi độc lập ở cả 3 nước.
Hai năm sau đó, ngày 23 tháng 8 năm 1989, nhân kỷ niệm hiệp ước Molotov – Ribbentrop, một chuỗi gồm hai triệu người trải dài từ Tallinn đến Vilnius hình thành nên con đường Baltic với những bài hát yêu nước.
Cuộc cách mạng bất bạo động “ca hát và mỉm cười” kéo dài hơn bốn năm, với nhiều cuộc biểu tình và những hành vi bất tuân dân sự. Năm 1991, khi các xe tăng Liên Sô cố gắng ngăn chặn tiến trình hướng tới độc lập, Quốc hội Estonia và cả Sô viết Tối cao Estonia cùng tuyên bố khôi phục lại nhà nước độc lập Estonia và bác bỏ luật pháp Liên Sô. Đông đảo dân chúng tràn ra đường làm thành “lá chắn người” để bảo vệ đài phát thanh và đài truyền hình Tallinn khỏi cuộc tấn công bằng xe tăng của Liên Sô. Nhờ hành động này, Estonia giành lại độc lập mà không bị đổ máu.
Tuyên ngôn độc lập của Estonia đã được công bố vào tối ngày 20 tháng 8 năm 1991, sau khi đạt được thỏa thuận giữa các đảng chính trị khác nhau. Quân đội Liên Sô vào sáng hôm sau, theo truyền hình Estonia, đã cố gắng tấn công đánh sập tháp truyền hình Tallinn nhưng không thành công. Nỗ lực đảo chính tổng thống Gorbachev của các thành phần cứng rắn trong đảng cộng sản Liên Sô đã thất bại trong bối cảnh các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hàng loạt ở Mạc Tư Khoa do Boris Yeltsin lãnh đạo.
Ngày 22 tháng 8 năm 1991, Iceland trở thành quốc gia đầu tiên công nhận nền độc lập mới được khôi phục của Estonia. Ngày nay, một tấm bảng kỷ niệm sự kiện này nằm trên bức tường bên ngoài của Bộ Ngoại giao, tại số 1 quảng trường Iceland. Tấm bảng kỷ niệm viết bằng tiếng Estonia, tiếng Iceland và tiếng Anh rằng:
“Cộng hòa Iceland là nước đầu tiên công nhận vào ngày 22 tháng 8 năm 1991, nền độc lập mới được khôi phục của Cộng hòa Estonia”.
Nhưng mà, dù không có tấm bảng nào hết, trong lòng người dân các nước vùng Baltic vẫn trào dâng lòng biết ơn đối với Tòa Thánh là quốc gia không bao giờ chấp nhận việc Liên Sô sát nhập các quốc gia vùng Baltic vào Liên Bang Sô Viết. Các cường quốc trên thế giới, vì những ưu thế địa chính trị, lần lượt quay lưng với ba quốc gia vùng Baltic. Nhưng Tòa Thánh thì không, nhất quán như thế trong suốt hơn nửa thế kỷ các nước này bị Liên Sô chiếm đóng.
Đức Cha Gintaras Grušas, Tổng Giám Mục thủ đô Vilnius nói:
“Trong suốt những năm chiếm đóng của Liên Sô, Toà Thánh tiếp tục công nhận các nước Lithuania, Latvia và Estonia như là các quốc gia độc lập. Đó là một dấu hiệu tuyệt vời của hy vọng cho người dân Lithuania ngay cả trong những khoảnh khắc đen tối nhất.”
Năm 1993, ngay sau khi quân đội Liên Sô rút lui, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trải qua bảy ngày đến thăm các quốc gia vùng Baltic. Khi phép lạ tự do vẫn còn rất hữu hình, toàn bộ cuộc hành hương của ngài lung linh với vinh quang của Thiên Chúa sau hơn nửa thế kỷ các quốc gia này sống vật vờ dưới ách đô hộ tàn bạo của người Nga.
Lúc đó, Saulius Valius, một nghệ nhân tại Vilnius, nói với tờ National Catholic Register của Công Giáo Mỹ,
“Tôi tưởng tượng như nghe tin một người nào đó từ sao Hỏa sẽ ghé thăm chúng tôi vào tuần tới. Thật là quá vui khi có Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở giữa chúng tôi sau những năm tháng tan nát.”
Bây giờ, theo bước chân của vị thánh Giáo Hoàng Ba Lan, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn cũng sẽ gặp được sự đón tiếp niềm nở của những xã hội vẫn in đậm trong lòng một quá khứ hãi hùng thời cộng sản, đang mong muốn bảo vệ bằng mọi giá nền độc lập chống lại người láng giềng xấu bụng phương đông của mình.
Trong các chuyến tông du của ngài trong năm 2018 này, chuyến tông du các nước vùng Baltic có lẽ là chuyến đi dễ dàng nhất.
Mặc dù thường được gộp lại chung với nhau như các quốc gia vùng Baltic, cả ba nước thực sự rất khác nhau. Trên thực tế, người dân tại 3 quốc gia này khó có thể hiểu được ngôn ngữ của nhau. Những gì họ chia sẻ chung là sự đánh giá cao đối với những người đã ủng hộ sự độc lập của họ ngay từ đầu, như Tòa Thánh.
Ngày 23 tháng 8 năm 1987, nhân kỷ niệm hiệp ước Molotov – Ribbentrop, người dân cả ba nước biểu tình dữ dội đòi Liên Sô phải công bố toàn bộ các điều khoản trong thoả ước bí mật trong đó Đức Quốc Xã đồng ý cho Liên Sô xâm lược và chiếm đóng các nước vùng Baltic, đổi lại quân Nga không mở mặt trận ở phía Đông tấn công quân Đức, để họ rảnh tay đối phó với quân Đồng Minh ở các mặt trận phía Tây.
Loạt bài hát “Năm Bài Hát Yêu Nước” của Alo Mattiisen được công diễn tại Liên hoan nhạc pop Tartu tháng 5 năm 1988. Những bài hát này nhanh chóng được phổ biến tại Estonia, kích thích một phong trào sáng tác và hát các ca khúc đòi độc lập ở cả 3 nước.
Hai năm sau đó, ngày 23 tháng 8 năm 1989, nhân kỷ niệm hiệp ước Molotov – Ribbentrop, một chuỗi gồm hai triệu người trải dài từ Tallinn đến Vilnius hình thành nên con đường Baltic với những bài hát yêu nước.
Cuộc cách mạng bất bạo động “ca hát và mỉm cười” kéo dài hơn bốn năm, với nhiều cuộc biểu tình và những hành vi bất tuân dân sự. Năm 1991, khi các xe tăng Liên Sô cố gắng ngăn chặn tiến trình hướng tới độc lập, Quốc hội Estonia và cả Sô viết Tối cao Estonia cùng tuyên bố khôi phục lại nhà nước độc lập Estonia và bác bỏ luật pháp Liên Sô. Đông đảo dân chúng tràn ra đường làm thành “lá chắn người” để bảo vệ đài phát thanh và đài truyền hình Tallinn khỏi cuộc tấn công bằng xe tăng của Liên Sô. Nhờ hành động này, Estonia giành lại độc lập mà không bị đổ máu.
Tuyên ngôn độc lập của Estonia đã được công bố vào tối ngày 20 tháng 8 năm 1991, sau khi đạt được thỏa thuận giữa các đảng chính trị khác nhau. Quân đội Liên Sô vào sáng hôm sau, theo truyền hình Estonia, đã cố gắng tấn công đánh sập tháp truyền hình Tallinn nhưng không thành công. Nỗ lực đảo chính tổng thống Gorbachev của các thành phần cứng rắn trong đảng cộng sản Liên Sô đã thất bại trong bối cảnh các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hàng loạt ở Mạc Tư Khoa do Boris Yeltsin lãnh đạo.
Ngày 22 tháng 8 năm 1991, Iceland trở thành quốc gia đầu tiên công nhận nền độc lập mới được khôi phục của Estonia. Ngày nay, một tấm bảng kỷ niệm sự kiện này nằm trên bức tường bên ngoài của Bộ Ngoại giao, tại số 1 quảng trường Iceland. Tấm bảng kỷ niệm viết bằng tiếng Estonia, tiếng Iceland và tiếng Anh rằng:
“Cộng hòa Iceland là nước đầu tiên công nhận vào ngày 22 tháng 8 năm 1991, nền độc lập mới được khôi phục của Cộng hòa Estonia”.
Nhưng mà, dù không có tấm bảng nào hết, trong lòng người dân các nước vùng Baltic vẫn trào dâng lòng biết ơn đối với Tòa Thánh là quốc gia không bao giờ chấp nhận việc Liên Sô sát nhập các quốc gia vùng Baltic vào Liên Bang Sô Viết. Các cường quốc trên thế giới, vì những ưu thế địa chính trị, lần lượt quay lưng với ba quốc gia vùng Baltic. Nhưng Tòa Thánh thì không, nhất quán như thế trong suốt hơn nửa thế kỷ các nước này bị Liên Sô chiếm đóng.
Đức Cha Gintaras Grušas, Tổng Giám Mục thủ đô Vilnius nói:
“Trong suốt những năm chiếm đóng của Liên Sô, Toà Thánh tiếp tục công nhận các nước Lithuania, Latvia và Estonia như là các quốc gia độc lập. Đó là một dấu hiệu tuyệt vời của hy vọng cho người dân Lithuania ngay cả trong những khoảnh khắc đen tối nhất.”
Năm 1993, ngay sau khi quân đội Liên Sô rút lui, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trải qua bảy ngày đến thăm các quốc gia vùng Baltic. Khi phép lạ tự do vẫn còn rất hữu hình, toàn bộ cuộc hành hương của ngài lung linh với vinh quang của Thiên Chúa sau hơn nửa thế kỷ các quốc gia này sống vật vờ dưới ách đô hộ tàn bạo của người Nga.
Lúc đó, Saulius Valius, một nghệ nhân tại Vilnius, nói với tờ National Catholic Register của Công Giáo Mỹ,
“Tôi tưởng tượng như nghe tin một người nào đó từ sao Hỏa sẽ ghé thăm chúng tôi vào tuần tới. Thật là quá vui khi có Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở giữa chúng tôi sau những năm tháng tan nát.”
Bây giờ, theo bước chân của vị thánh Giáo Hoàng Ba Lan, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn cũng sẽ gặp được sự đón tiếp niềm nở của những xã hội vẫn in đậm trong lòng một quá khứ hãi hùng thời cộng sản, đang mong muốn bảo vệ bằng mọi giá nền độc lập chống lại người láng giềng xấu bụng phương đông của mình.
Trong các chuyến tông du của ngài trong năm 2018 này, chuyến tông du các nước vùng Baltic có lẽ là chuyến đi dễ dàng nhất.