Kể từ khi ra mắt Sách Giáo Lý Công Giáo, không có vấn đề nào gây nhiều cảm xúc cho bằng vấn đề án tử hình. Điều răn thứ năm lại chẳng cấm giết người đó sao? Thế còn chuyện tự vệ thì sao? “Ai bảo vệ mạng sống mình thì không mắc tội giết người, kể cả khi bó buộc phải giáng một ngọn đòn chí tử vào kẻ tấn công” (số 2264). Theo thánh Tôma Aquinô, “Nếu ai bảo vệ mạng sống mình mà sử dụng bạo lực quá mức cần thiết, thì hành vi này là bất hợp pháp. Còn nếu người đó đẩy lui bạo lực cách chừng mực, thì đó là tự vệ hợp pháp”.
Sự bảo vệ hợp pháp như thế, trong trường hợp liên quan đến gia đình mình hoặc công ích của quốc gia, thì “không những là một quyền, mà còn là bổn phận quan trọng của người có trách nhiệm về sự sống của những người khác” (số 2265). Điều này có thể dẫn đến cả việc “bảo vệ hợp pháp bằng sức mạnh quân sự” (số 2309).
Vậy, việc bảo vệ công ích có thể đi xa đến mức thiết lập án tử hình không? Đó là điều mà Sách Giáo Lý nói tới: “Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh, sau khi đã xác minh đầy đủ căn tính và trách nhiệm của phạm nhân, không loại trừ việc kết án tử hình, nếu đây là con đường khả thi duy nhất để bảo vệ hữu hiệu mạng sống con người khỏi bị xâm phạm cách bất công” (số 2267). Tuy nhiên, đừng quên rằng ngay sau khẳng định này, Sách Giáo Lý viết: “Nếu các phương tiện không đổ máu đã đủ để bảo vệ… thì nhà cầm quyền chỉ nên dùng những phương tiện này nếu chúng đáp ứng tốt hơn cho những hoàn cảnh cụ thể của công ích và phù hợp hơn với phẩm giá của nhân vị” (số 2267).
Trong thông điệp Tin Mừng sự sống, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II còn đi xa hơn, và Sách Giáo Lý cũng lấy lại lập trường của ngài: “Trong thời đại chúng ta, vì Nhà Nước có nhiều khả năng để chế ngự tội ác cách hữu hiệu, làm cho kẻ đã phạm tội không còn khả năng tác hại, mà không tước đoạt cách vĩnh viễn khả năng chuộc tội của họ, nên những trường hợp tuyệt đối cần thiết phải khử trừ phạm nhân, từ nay sẽ rất hiếm, nếu không muốn nói là trong thực tế không còn nữa” (số 2267). Thánh Gioan Phaolô II còn viết thêm: “Về vấn đề này, cả trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội dân sự, ngày càng gia tăng khuynh hướng yêu cầu giới hạn án tử hình, kể cả bãi bỏ hoàn toàn” (Tin Mừng sự sống, số 56).
Phải chăng đó là tiếng nói phủ nhận dứt khoát án tử hình? Trong ấn bản La Tinh của Sách Giáo Lý, xuất bản vào ngày 8 tháng 9 năm 1997, những ghi nhận của Thánh Gioan Phaolô II đã được thêm vào. Trong thực tế, nhiều lần Thánh Gioan Phaolô II công khai chống lại việc áp dụng án tử hình, và xin tha cho những người bị kết án tử. Hội Thánh biết rằng tội ác sẽ còn xảy ra bao lâu người ta lấy bạo lực đáp lại bạo lực và bao lâu tình yêu tha nhân – nhất là yêu thương kẻ thù – chưa được thực hiện. Trong ánh sáng của Tin Mừng, Hội Thánh sẽ tiếp tục loan báo tình yêu thương kẻ thù như Chúa Giêsu đã dạy, và nói “Không” với án tử hình.
Sự bảo vệ hợp pháp như thế, trong trường hợp liên quan đến gia đình mình hoặc công ích của quốc gia, thì “không những là một quyền, mà còn là bổn phận quan trọng của người có trách nhiệm về sự sống của những người khác” (số 2265). Điều này có thể dẫn đến cả việc “bảo vệ hợp pháp bằng sức mạnh quân sự” (số 2309).
Vậy, việc bảo vệ công ích có thể đi xa đến mức thiết lập án tử hình không? Đó là điều mà Sách Giáo Lý nói tới: “Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh, sau khi đã xác minh đầy đủ căn tính và trách nhiệm của phạm nhân, không loại trừ việc kết án tử hình, nếu đây là con đường khả thi duy nhất để bảo vệ hữu hiệu mạng sống con người khỏi bị xâm phạm cách bất công” (số 2267). Tuy nhiên, đừng quên rằng ngay sau khẳng định này, Sách Giáo Lý viết: “Nếu các phương tiện không đổ máu đã đủ để bảo vệ… thì nhà cầm quyền chỉ nên dùng những phương tiện này nếu chúng đáp ứng tốt hơn cho những hoàn cảnh cụ thể của công ích và phù hợp hơn với phẩm giá của nhân vị” (số 2267).
Trong thông điệp Tin Mừng sự sống, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II còn đi xa hơn, và Sách Giáo Lý cũng lấy lại lập trường của ngài: “Trong thời đại chúng ta, vì Nhà Nước có nhiều khả năng để chế ngự tội ác cách hữu hiệu, làm cho kẻ đã phạm tội không còn khả năng tác hại, mà không tước đoạt cách vĩnh viễn khả năng chuộc tội của họ, nên những trường hợp tuyệt đối cần thiết phải khử trừ phạm nhân, từ nay sẽ rất hiếm, nếu không muốn nói là trong thực tế không còn nữa” (số 2267). Thánh Gioan Phaolô II còn viết thêm: “Về vấn đề này, cả trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội dân sự, ngày càng gia tăng khuynh hướng yêu cầu giới hạn án tử hình, kể cả bãi bỏ hoàn toàn” (Tin Mừng sự sống, số 56).
Phải chăng đó là tiếng nói phủ nhận dứt khoát án tử hình? Trong ấn bản La Tinh của Sách Giáo Lý, xuất bản vào ngày 8 tháng 9 năm 1997, những ghi nhận của Thánh Gioan Phaolô II đã được thêm vào. Trong thực tế, nhiều lần Thánh Gioan Phaolô II công khai chống lại việc áp dụng án tử hình, và xin tha cho những người bị kết án tử. Hội Thánh biết rằng tội ác sẽ còn xảy ra bao lâu người ta lấy bạo lực đáp lại bạo lực và bao lâu tình yêu tha nhân – nhất là yêu thương kẻ thù – chưa được thực hiện. Trong ánh sáng của Tin Mừng, Hội Thánh sẽ tiếp tục loan báo tình yêu thương kẻ thù như Chúa Giêsu đã dạy, và nói “Không” với án tử hình.