Hầu hết người châu Âu không thống thuộc tôn giáo không tin vào một quyền năng cao hơn, nhưng một thiểu số đáng kể giữ một số tín ngưỡng tâm linh
Bất kể họ được nuôi dưỡng như thế nào, những người “nones" khắp Tây Âu thỉnh thoảng tham gia vào các thực hành tôn giáo truyền thống. Rất ít người lớn không thống thuộc tôn giáo nói họ tham dự các buổi lễ tôn giáo ít nhất hàng tháng, cầu nguyện hàng ngày, hoặc nói tôn giáo "rất" hoặc thậm chí "hơi" quan trọng trong cuộc sống của họ.
Hầu hết các người “nones” ở Tây Âu cũng khẳng định họ thực sự là những người không tin: Không những các nhóm đa số ở mọi nước được thăm dò nói rằng họ không tin vào Thượng đế, nhưng hầu hết cũng minh xác (trong một câu hỏi tiếp theo) rằng họ không tin vào bất cứ quyền năng cao hơn hay một sức mạnh thiêng liêng.
Tuy nhiên, một phần đáng kể các người “nones” ở tất cả 15 quốc gia được tham khảo, thay đổi từ 15% ở Thụy Sĩ đến 47% ở Bồ Đào Nha, biểu hiện niềm tin vào Thiên Chúa hoặc một sức mạnh thiêng liêng khác nào đó trong vũ trụ. Mặc dù ít người trong số những tín hữu không thống thuộc tôn giáo này nói rằng họ đi nhà thờ hàng tháng hoặc cầu nguyện hàng ngày, nhưng họ bày tỏ nhiều thái độ đối với linh đạo khác với các thái độ của hầu hết các người “nones” khác.
Thí dụ, các tín hữu không thống thuộc tôn giáo – tức các người “nones”, những người nói rằng họ tin vào Thiên Chúa hay một quyền năng cao hơn hoặc một sức mạnh thiêng liêng khác, trong đó khoảng tám trên mười người ở Hòa Lan và Na Uy - đặc biệt có nhiều khả thể tin rằng họ có một linh hồn cũng như một thân thể vật lý. Trong nhóm lớn hơn của những người "nones" không tin vào bất cứ quyền năng cao hơn nào, thì niềm tin vào một linh hồn cũng ít phổ biến hơn nhiều.
Cuộc thăm dò cũng đặt ra nhiều câu hỏi về các khái niệm số phận và luân hồi, và về chiêm tinh, thầy bói, thiền định, yoga (như một thực hành tâm linh, không chỉ là tập thể dục), "mắt ác" (evil eye) và niềm tin vào "năng lượng tinh thần nằm trong các sự vật vật lý, như núi non, cây cối hay tinh thể”. Hầu hết các người “nones” ở Tây Âu không có hoặc không tham gia vào các tín ngưỡng và thực hành thường được gắn liền với Đông Phương, Tân Đại (New Age) hoặc các tôn giáo dân gian này. Nhưng những người trả lời mà không thống thuộc tôn giáo, chỉ tin vào một quyền năng cao hơn hay một sức mạnh thiêng liêng, có nhiều xác suất hơn những người không tin như thế trong việc duy trì các niềm tin này.
Trong khi nhiều người “nones” ở châu Âu bày tỏ quan điểm hoài nghi hoặc tiêu cực về giá trị của tôn giáo, các tín hữu không thống thuộc tôn giáo thì ít có xác suất hơn những người không tin trong việc chủ trương các thái độ chống tôn giáo. Thí dụ, ở Bỉ, 43% những tín hữu thuộc loại “nones” đồng ý rằng khoa học làm cho tôn giáo không cần thiết, so với 69% những người không tin và không thống thuộc tôn giáo. Và ở Đức, 35% các tín hữu không thống thuộc nói rằng tôn giáo gây tai hại nhiều hơn lợi ích, so với 55% những người “nones” không tin.
Người Tây Âu ít tôn giáo hơn người Hoa Kỳ
Giống phần lớn người Tây Âu, đại đa số người lớn ở Hoa Kỳ tiếp tục tự nhận mình là Kitô hữu (71%). Nhưng ở cả hai phía Đại Tây Dương, ngày càng nhiều người nói rằng họ là những người không thống thuộc tôn giáo (tức là, vô thần, bất khả tri hoặc "không là gì đặc biệt"). Khoảng một phần tư người Hoa Kỳ (23%, tính đến năm 2014) phù hợp với mô tả này, so với số người “nones” ở Anh (23%) và Đức (24%).
Tuy nhiên, người Hoa Kỳ, nói chung, có tinh thần tôn giáo đáng kể hơn người Tây Âu. Một nửa số người Hoa Kỳ (53%) nói tôn giáo "rất quan trọng" trong cuộc sống của họ, so với số trung bình 11% người lớn khắp Tây Âu. Nơi các Kitô hữu, khoảng cách còn lớn hơn - hai phần ba Kitô hữu Hoa Kỳ (68%) nói rằng tôn giáo rất quan trọng đối với họ, so với số trung bình 14% Kitô hữu ở 15 quốc gia được thăm dò khắp Tây Âu. Nhưng cả những người “nones” ở Hoa Kỳ cũng có tinh thần tôn giáo nhiều hơn các đối tác châu Âu của họ. Trong khi một trong tám người trưởng thành ở Hoa Kỳ không thống thuộc tôn giáo (13%) nói tôn giáo rất quan trọng trong cuộc sống của họ, hầu như không có bất cứ người "nones" ở Tây Âu nào (số trung bình 1%) chia sẻ tình cảm này.
Các khuôn mẫu tương tự cũng thấy có trong niềm tin vào Thiên Chúa, tham dự các buổi lễ tôn giáo và cầu nguyện. Thực thế, theo một số thước đo tiêu chuẩn về cam kết tôn giáo, những người “nones” ở Hoa Kỳ cũng có tinh thần tôn giáo như - hoặc thậm chí hơn – các Kitô hữu ở một số nước châu Âu, trong đó có Pháp, Đức và Anh.
Ngoài ra, cuộc thăm dò cũng hỏi các người trả lời xem họ có coi bản thân họ là người tôn giáo không và cách riêng, xem họ có coi mình là người tâm linh hay không. Hai câu hỏi này, kết hợp lại, đem lại bốn loại người: những người tự mô tả mình vừa tôn giáo vừa tâm linh, tâm linh nhưng không tôn giáo, tôn giáo nhưng không tâm linh, không tôn giáo và cũng không tâm linh.
Nhóm lớn nhất khắp Tây Âu (số trung bình là 53%) “không tôn giáo và cũng không tâm linh.”
Trong hầu hết các quốc gia được thăm dò, khoảng bốn phần mười hoặc hơn người trưởng thành nói rằng họ không phải là người tôn giáo hay tâm linh. Ngoại lệ lớn nhất là Bồ Đào Nha, nơi có hơn nửa số người lớn (55%) nói rằng họ là cả tôn giáo lẫn tâm linh.
Phần ít hơn trong dân số ở hầu hết các quốc gia nói rằng họ tâm linh nhưng không tôn giáo, hoặc tôn giáo nhưng không tâm linh.
Theo cách đo lường này, thành phần tôn giáo ở Tây Âu khác một cách đáng kể với thành phần ở Hoa Kỳ. Nhóm lớn nhất ở Hoa Kỳ vừa là tôn giáo vừa là tâm linh (48%), so với số trung bình 24% khắp Tây Âu. Người Hoa Kỳ cũng có nhiều xác suất hơn người Tây Âu nhiều trong việc nói rằng họ nghĩ mình là người tâm linh chứ không phải là người tôn giáo; 27% người Hoa Kỳ nói điều này, so với số trung bình 11% người Tây Âu được thăm dò.
Rất ít người lớn không thống thuộc tôn giáo - 2% đến 4% ở hầu hết các nước Tây Âu được thăm dò - nói rằng họ coi mình là người tôn giáo. Trong khi phần lớn hơn (số trung bình là 19%) tự coi mình là người tâm linh, điều này vẫn còn thấp hơn nhiều so với ở Hoa Kỳ, nơi khoảng một nửa người “nones” tự mô tả là người tâm linh (bao gồm 45% nói rằng họ là người tâm linh chứ không phải người tôn giáo).
Ghi Chú
1.Để đo lường căn tính tôn giáo, cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew hỏi: “Tôn giáo hiện tại của bạn là gì, nếu có? Bạn là Kitô hữu, người Hồi Giáo, người Do Thái Giáo, người Phật Giáo, Ấn Giáo, vô thần, bất khả tri, một điều gì khác hay không là gì đặc biệt cả?”. Cách đặt câu chữ cho câu hỏi này có thể dẫn đến việc nhiều người trả lời hơn cho biết thống thuộc tôn giáo (thí dụ: họ là Kitô hữu hoặc người Hồi giáo) hơn là các cuộc thăm dò trước đây ở một số quốc gia, đặc biệt là nếu những cuộc thăm dò này sử dụng điều các nhà nghiên cứu gọi là phương thức “hai bước” để nhận diện căn tính tôn giáo. Thí dụ, Cuộc Thăm Dò Xã hội Châu Âu (ESS) hỏi: “Bạn có coi mình thuộc về bất kỳ tôn giáo hay giáo phái nào không?” Chỉ những người trả lời “có” cho câu hỏi đầu tiên này được đưa cho một danh sách các tôn giáo để lựa chọn. Phương thức hai bước có xu hướng tìm được phần nhỏ hơn các người nói rằng họ là Kitô hữu (hoặc thuộc về một nhóm tôn giáo nào khác) - và phần lớn hơn gồm những người không có tôn giáo - nhiều hơn là được tìm thấy trong các cuộc thăm dò sử dụng phương thức một bước, như Trung tâm nghiên cứu Pew sử dụng. Cả hai phương thức đều có giá trị, mặc dù kết quả có thể khác nhau. Xem bài phụ thêm ở dưới đây để biết thêm về cuộc thảo luận cách dùng chữ cho câu hỏi và phân tích các dữ kiện của ESS về căn tính tôn giáo.
2.Người trả lời được hỏi về các quan điểm của họ đối với những người nhập cư từ Trung Đông, "như những người từ Syria," và đối với những người nhập cư từ châu Phi, "như những người từ Nigeria."
3.Cuộc thăm dò hỏi bốn câu hỏi liên quan đến khái niệm duy quốc gia: xem người ta hoàn toàn đồng ý/phần lớn đồng ý hay hoàn toàn không đồng ý / phần lớn không đồng ý với câu “Dân tộc chúng tôi không hoàn hảo, nhưng nền văn hóa của chúng tôi trổi vượt hơn những nền văn hóa khác”; xem họ nghĩ điều rất quan trọng / phần nào quan trọng / không rất quan trọng / không quan trọng chút nào việc phải đã được sinh ra trong nước mới thực sự chia sẻ được căn tính quốc gia của mình; và xem người ta có rất/ phần nào / không quá / không tự hào chút nào được là người quốc gia của đất nước họ (ví dụ, là người Pháp, là người Thụy Điển). Ba mục đầu tiên tương quan qua lại chặt chẽ với nhau và được bao gồm trong cán cân đo lường các quan điểm duy quốc gia, chống nhập cư và chống thiểu số (NIM). Xem Chương 1 để có phân tích đầy đủ về các kết quả này.
4.Một phân tích dữ kiện từ cuộc thăm dò này được công bố trước đây đã sử dụng một phiên bản thăm dò cũ hơn. Kể từ đó, Trung tâm nghiên cứu Pew đã cải thiện phương thức thăm dò để đạt độ chính xác cao hơn, dẫn đến sự khác biệt nho nhỏ trong một ít số liệu giữa hai ấn phẩm. Các phát hiện có chất lượng của ấn phẩm trước không bị ảnh hưởng bởi sự cải tiến này. Vui lòng liên hệ với Trung tâm nghiên cứu Pew để biết các câu hỏi liên quan đến các điều chỉnh này.
5.Ngoài các quốc gia này, cuộc điều tra dân số ở Vương Quốc Thống Nhất (Anh) đã hỏi về căn tính tôn giáo vào năm 2001 và một lần nữa vào năm 2011, cho thấy sự suy giảm đáng kể về tỷ lệ Kitô hữu trong dân số và sự gia tăng phần dân số không có tôn giáo trong khoảng thời gian 10 năm đó.
6.Đại đa số các người “nones" nào được nuôi dưỡng trong một nhóm tôn giáo (số trung bình là 97%) đều được nuôi dưỡng như các Kitô hữu.
7.Nhiều người tham gia các nhóm tập chú cho biết họ đã trở nên ít gắn bó hơn với tôn giáo theo thời gian ra sao, trong khi những người khác nhấn mạnh tới một sự kiện trong đời họ đã thúc đẩy họ thay đổi căn tính tôn giáo. Xem Chương 2 để biết một cuộc phân tích thêm về các cuộc thảo luận của nhóm tập chú về chủ đề này.
Bất kể họ được nuôi dưỡng như thế nào, những người “nones" khắp Tây Âu thỉnh thoảng tham gia vào các thực hành tôn giáo truyền thống. Rất ít người lớn không thống thuộc tôn giáo nói họ tham dự các buổi lễ tôn giáo ít nhất hàng tháng, cầu nguyện hàng ngày, hoặc nói tôn giáo "rất" hoặc thậm chí "hơi" quan trọng trong cuộc sống của họ.
Hầu hết các người “nones” ở Tây Âu cũng khẳng định họ thực sự là những người không tin: Không những các nhóm đa số ở mọi nước được thăm dò nói rằng họ không tin vào Thượng đế, nhưng hầu hết cũng minh xác (trong một câu hỏi tiếp theo) rằng họ không tin vào bất cứ quyền năng cao hơn hay một sức mạnh thiêng liêng.
Tuy nhiên, một phần đáng kể các người “nones” ở tất cả 15 quốc gia được tham khảo, thay đổi từ 15% ở Thụy Sĩ đến 47% ở Bồ Đào Nha, biểu hiện niềm tin vào Thiên Chúa hoặc một sức mạnh thiêng liêng khác nào đó trong vũ trụ. Mặc dù ít người trong số những tín hữu không thống thuộc tôn giáo này nói rằng họ đi nhà thờ hàng tháng hoặc cầu nguyện hàng ngày, nhưng họ bày tỏ nhiều thái độ đối với linh đạo khác với các thái độ của hầu hết các người “nones” khác.
Thí dụ, các tín hữu không thống thuộc tôn giáo – tức các người “nones”, những người nói rằng họ tin vào Thiên Chúa hay một quyền năng cao hơn hoặc một sức mạnh thiêng liêng khác, trong đó khoảng tám trên mười người ở Hòa Lan và Na Uy - đặc biệt có nhiều khả thể tin rằng họ có một linh hồn cũng như một thân thể vật lý. Trong nhóm lớn hơn của những người "nones" không tin vào bất cứ quyền năng cao hơn nào, thì niềm tin vào một linh hồn cũng ít phổ biến hơn nhiều.
Cuộc thăm dò cũng đặt ra nhiều câu hỏi về các khái niệm số phận và luân hồi, và về chiêm tinh, thầy bói, thiền định, yoga (như một thực hành tâm linh, không chỉ là tập thể dục), "mắt ác" (evil eye) và niềm tin vào "năng lượng tinh thần nằm trong các sự vật vật lý, như núi non, cây cối hay tinh thể”. Hầu hết các người “nones” ở Tây Âu không có hoặc không tham gia vào các tín ngưỡng và thực hành thường được gắn liền với Đông Phương, Tân Đại (New Age) hoặc các tôn giáo dân gian này. Nhưng những người trả lời mà không thống thuộc tôn giáo, chỉ tin vào một quyền năng cao hơn hay một sức mạnh thiêng liêng, có nhiều xác suất hơn những người không tin như thế trong việc duy trì các niềm tin này.
Trong khi nhiều người “nones” ở châu Âu bày tỏ quan điểm hoài nghi hoặc tiêu cực về giá trị của tôn giáo, các tín hữu không thống thuộc tôn giáo thì ít có xác suất hơn những người không tin trong việc chủ trương các thái độ chống tôn giáo. Thí dụ, ở Bỉ, 43% những tín hữu thuộc loại “nones” đồng ý rằng khoa học làm cho tôn giáo không cần thiết, so với 69% những người không tin và không thống thuộc tôn giáo. Và ở Đức, 35% các tín hữu không thống thuộc nói rằng tôn giáo gây tai hại nhiều hơn lợi ích, so với 55% những người “nones” không tin.
Người Tây Âu ít tôn giáo hơn người Hoa Kỳ
Giống phần lớn người Tây Âu, đại đa số người lớn ở Hoa Kỳ tiếp tục tự nhận mình là Kitô hữu (71%). Nhưng ở cả hai phía Đại Tây Dương, ngày càng nhiều người nói rằng họ là những người không thống thuộc tôn giáo (tức là, vô thần, bất khả tri hoặc "không là gì đặc biệt"). Khoảng một phần tư người Hoa Kỳ (23%, tính đến năm 2014) phù hợp với mô tả này, so với số người “nones” ở Anh (23%) và Đức (24%).
Tuy nhiên, người Hoa Kỳ, nói chung, có tinh thần tôn giáo đáng kể hơn người Tây Âu. Một nửa số người Hoa Kỳ (53%) nói tôn giáo "rất quan trọng" trong cuộc sống của họ, so với số trung bình 11% người lớn khắp Tây Âu. Nơi các Kitô hữu, khoảng cách còn lớn hơn - hai phần ba Kitô hữu Hoa Kỳ (68%) nói rằng tôn giáo rất quan trọng đối với họ, so với số trung bình 14% Kitô hữu ở 15 quốc gia được thăm dò khắp Tây Âu. Nhưng cả những người “nones” ở Hoa Kỳ cũng có tinh thần tôn giáo nhiều hơn các đối tác châu Âu của họ. Trong khi một trong tám người trưởng thành ở Hoa Kỳ không thống thuộc tôn giáo (13%) nói tôn giáo rất quan trọng trong cuộc sống của họ, hầu như không có bất cứ người "nones" ở Tây Âu nào (số trung bình 1%) chia sẻ tình cảm này.
Các khuôn mẫu tương tự cũng thấy có trong niềm tin vào Thiên Chúa, tham dự các buổi lễ tôn giáo và cầu nguyện. Thực thế, theo một số thước đo tiêu chuẩn về cam kết tôn giáo, những người “nones” ở Hoa Kỳ cũng có tinh thần tôn giáo như - hoặc thậm chí hơn – các Kitô hữu ở một số nước châu Âu, trong đó có Pháp, Đức và Anh.
Ngoài ra, cuộc thăm dò cũng hỏi các người trả lời xem họ có coi bản thân họ là người tôn giáo không và cách riêng, xem họ có coi mình là người tâm linh hay không. Hai câu hỏi này, kết hợp lại, đem lại bốn loại người: những người tự mô tả mình vừa tôn giáo vừa tâm linh, tâm linh nhưng không tôn giáo, tôn giáo nhưng không tâm linh, không tôn giáo và cũng không tâm linh.
Nhóm lớn nhất khắp Tây Âu (số trung bình là 53%) “không tôn giáo và cũng không tâm linh.”
Trong hầu hết các quốc gia được thăm dò, khoảng bốn phần mười hoặc hơn người trưởng thành nói rằng họ không phải là người tôn giáo hay tâm linh. Ngoại lệ lớn nhất là Bồ Đào Nha, nơi có hơn nửa số người lớn (55%) nói rằng họ là cả tôn giáo lẫn tâm linh.
Phần ít hơn trong dân số ở hầu hết các quốc gia nói rằng họ tâm linh nhưng không tôn giáo, hoặc tôn giáo nhưng không tâm linh.
Theo cách đo lường này, thành phần tôn giáo ở Tây Âu khác một cách đáng kể với thành phần ở Hoa Kỳ. Nhóm lớn nhất ở Hoa Kỳ vừa là tôn giáo vừa là tâm linh (48%), so với số trung bình 24% khắp Tây Âu. Người Hoa Kỳ cũng có nhiều xác suất hơn người Tây Âu nhiều trong việc nói rằng họ nghĩ mình là người tâm linh chứ không phải là người tôn giáo; 27% người Hoa Kỳ nói điều này, so với số trung bình 11% người Tây Âu được thăm dò.
Rất ít người lớn không thống thuộc tôn giáo - 2% đến 4% ở hầu hết các nước Tây Âu được thăm dò - nói rằng họ coi mình là người tôn giáo. Trong khi phần lớn hơn (số trung bình là 19%) tự coi mình là người tâm linh, điều này vẫn còn thấp hơn nhiều so với ở Hoa Kỳ, nơi khoảng một nửa người “nones” tự mô tả là người tâm linh (bao gồm 45% nói rằng họ là người tâm linh chứ không phải người tôn giáo).
Ghi Chú
1.Để đo lường căn tính tôn giáo, cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew hỏi: “Tôn giáo hiện tại của bạn là gì, nếu có? Bạn là Kitô hữu, người Hồi Giáo, người Do Thái Giáo, người Phật Giáo, Ấn Giáo, vô thần, bất khả tri, một điều gì khác hay không là gì đặc biệt cả?”. Cách đặt câu chữ cho câu hỏi này có thể dẫn đến việc nhiều người trả lời hơn cho biết thống thuộc tôn giáo (thí dụ: họ là Kitô hữu hoặc người Hồi giáo) hơn là các cuộc thăm dò trước đây ở một số quốc gia, đặc biệt là nếu những cuộc thăm dò này sử dụng điều các nhà nghiên cứu gọi là phương thức “hai bước” để nhận diện căn tính tôn giáo. Thí dụ, Cuộc Thăm Dò Xã hội Châu Âu (ESS) hỏi: “Bạn có coi mình thuộc về bất kỳ tôn giáo hay giáo phái nào không?” Chỉ những người trả lời “có” cho câu hỏi đầu tiên này được đưa cho một danh sách các tôn giáo để lựa chọn. Phương thức hai bước có xu hướng tìm được phần nhỏ hơn các người nói rằng họ là Kitô hữu (hoặc thuộc về một nhóm tôn giáo nào khác) - và phần lớn hơn gồm những người không có tôn giáo - nhiều hơn là được tìm thấy trong các cuộc thăm dò sử dụng phương thức một bước, như Trung tâm nghiên cứu Pew sử dụng. Cả hai phương thức đều có giá trị, mặc dù kết quả có thể khác nhau. Xem bài phụ thêm ở dưới đây để biết thêm về cuộc thảo luận cách dùng chữ cho câu hỏi và phân tích các dữ kiện của ESS về căn tính tôn giáo.
2.Người trả lời được hỏi về các quan điểm của họ đối với những người nhập cư từ Trung Đông, "như những người từ Syria," và đối với những người nhập cư từ châu Phi, "như những người từ Nigeria."
3.Cuộc thăm dò hỏi bốn câu hỏi liên quan đến khái niệm duy quốc gia: xem người ta hoàn toàn đồng ý/phần lớn đồng ý hay hoàn toàn không đồng ý / phần lớn không đồng ý với câu “Dân tộc chúng tôi không hoàn hảo, nhưng nền văn hóa của chúng tôi trổi vượt hơn những nền văn hóa khác”; xem họ nghĩ điều rất quan trọng / phần nào quan trọng / không rất quan trọng / không quan trọng chút nào việc phải đã được sinh ra trong nước mới thực sự chia sẻ được căn tính quốc gia của mình; và xem người ta có rất/ phần nào / không quá / không tự hào chút nào được là người quốc gia của đất nước họ (ví dụ, là người Pháp, là người Thụy Điển). Ba mục đầu tiên tương quan qua lại chặt chẽ với nhau và được bao gồm trong cán cân đo lường các quan điểm duy quốc gia, chống nhập cư và chống thiểu số (NIM). Xem Chương 1 để có phân tích đầy đủ về các kết quả này.
4.Một phân tích dữ kiện từ cuộc thăm dò này được công bố trước đây đã sử dụng một phiên bản thăm dò cũ hơn. Kể từ đó, Trung tâm nghiên cứu Pew đã cải thiện phương thức thăm dò để đạt độ chính xác cao hơn, dẫn đến sự khác biệt nho nhỏ trong một ít số liệu giữa hai ấn phẩm. Các phát hiện có chất lượng của ấn phẩm trước không bị ảnh hưởng bởi sự cải tiến này. Vui lòng liên hệ với Trung tâm nghiên cứu Pew để biết các câu hỏi liên quan đến các điều chỉnh này.
5.Ngoài các quốc gia này, cuộc điều tra dân số ở Vương Quốc Thống Nhất (Anh) đã hỏi về căn tính tôn giáo vào năm 2001 và một lần nữa vào năm 2011, cho thấy sự suy giảm đáng kể về tỷ lệ Kitô hữu trong dân số và sự gia tăng phần dân số không có tôn giáo trong khoảng thời gian 10 năm đó.
6.Đại đa số các người “nones" nào được nuôi dưỡng trong một nhóm tôn giáo (số trung bình là 97%) đều được nuôi dưỡng như các Kitô hữu.
7.Nhiều người tham gia các nhóm tập chú cho biết họ đã trở nên ít gắn bó hơn với tôn giáo theo thời gian ra sao, trong khi những người khác nhấn mạnh tới một sự kiện trong đời họ đã thúc đẩy họ thay đổi căn tính tôn giáo. Xem Chương 2 để biết một cuộc phân tích thêm về các cuộc thảo luận của nhóm tập chú về chủ đề này.