Xem hình ảnh
Chúng tôi đến phi trường Warsaw, Ba Lan vào khoảng giữa trưa. Sau khi check-in vào khách sạn, hướng dẫn viên du lịch đưa chúng tôi đi tham quan thủ đô Warsaw, công viên Lazienki, các lâu đài hoàng gia, thánh đường Saint John... Ba Lan với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, với những lâu đài cổ kính mang đậm dấu ấn của một thời vàng son, với lòng nhiệt thành, hiếu khách, chất phác của những cư dân, khiến chúng tôi cảm thấy thật thoải mái và ấm áp tâm hồn trong những ngày thăm viếng quốc gia này.
Ngày hôm sau, chúng tôi đã đến viếng tu viện Jasna Gora nổi tiếng, tại đây có ngôi thánh đường đặc biệt tôn kính bức ảnh Đức Mẹ Czestochowa, còn được gọi là ảnh Đức Bà Đen, đã từng được vua John Casimir (vào thế kỷ 17) tôn vinh là “Nữ Hoàng của nước Ba Lan”. Bức tranh này đã có lần bị kẻ cướp dùng kiếm chém vào bức tranh hai lần; thế nhưng, khi hắn dự tính đâm nhát kiếm thứ ba, thì đã bị ngã xuống đất và chết trong cơn đau đớn. Nhát kiếm và dấu tích của vết chém ngày nay vẫn còn thấy trên bức tranh. Sở dĩ được gọi là Đức Bà Đen là bởi vì bức tranh được vễ trên nền gỗ, và trải qua bao năm tháng thời gian màu gỗ thay đổi nên đã làm cho gương mặt của Đức Mẹ có mầu đen thẫm. Theo truyền thuyết, thánh Luca đã họa chân dung của Mẹ Maria trên tấm gỗ đã từng là bàn làm mộc của Chúa Giêsu. Đức Mẹ Czestochowa cũng đã cứu dân làng khỏi sự tấn công của quân Thụy Sĩ vào thế kỷ XVI. Và, cũng thật là một hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho đoàn hành hương, đó là chúng tôi đã đến viếng tu viện đúng vào ngày lễ tôn kính Đức Mẹ Czestochowa (08/26). Thật may mắn, hôm đó, chúng tôi được cha phụ trách khu vực hành hương cho ưu tiên dẫn vào kính viếng Đức Mẹ, khi biết chúng tôi là cộng đoàn Việt Nam.
Sau đó, chúng tôi cũng đã đến tham quan ngôi nhà của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị tại thành phố Krakow, nơi đây ngài đã trải qua thời thơ ấu, trưởng thành và khám phá ra ơn gọi linh mục của mình. Cũng tại thành phố Krakow này, chúng tôi đã đến viếng trung tâm hành hương Lòng Thương Xót Chúa, nơi có lưu giữ hài cốt chị thánh Faustina Helena Kowalska, người đã được Chúa Giêsu mạc khải cho bản kinh “The Divine Mercy”.
Rời Ba Lan, chúng tôi đến Jordan. Quốc gia này nằm về phía Tây Á của vùng Trung Đông, giáp cạnh với Israel. Ở Jordan, chúng tôi đã đến tham quan thành phố cổ Petra. Vẻ đẹp tự nhiên và kiến trúc lộng lẫy của thành phố này quả thật là một công trình đáng cho chúng ta nể phục. Với những đền đài, lăng tẩm, nhà hát, được xây dựng từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, bằng cách đục sâu vào núi đá sa thạch đỏ, cùng với một hệ thống dẫn nước cực kỳ tiên tiến thời đó, phố cổ Petra quả thật xứng đáng để cho UNESCO liệt kê vào hàng ngũ một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
Tại Jordan, chúng tôi cũng đã trèo lên tận ngọn núi Nêbô, nơi mà Giavê Thiên Chúa đã cho tiên tri Môsê, trước khi qua đời, được chiêm ngắm trọn vẹn vùng Đất Hứa. Ở độ cao 840 mét cách mặt biển, từ trên núi Nêbô, chúng tôi có thể nhìn thầy toàn cảnh vùng đất mà đã một thời được mệnh danh là vùng đất “chảy sữa và mật ong”: những đồng bằng mênh mông ngút ngàn, những dãy núi trùng trùng điệp điệp, những thành phố nổi tiếng như Giêrusalem, Giêricô, cũng như con sông Jordan nối liền biển hổ Galilê với Biển Chết...Vâng! Vùng Đất Thánh thật bao la và hùng vĩ! Thế nhưng, hôm nay đây, đứng trên đỉnh núi cao này, trong tiếng gió lộng của núi thánh Nêbô, tôi tự hỏi, liệu mình có nghe được những lời phán bảo của Giavê Thiên Chúa như Môsê thuở xưa, đã từng được nghe không? Hay những lời hằng sống đó đang bị chìm đắm trong những lo âu, bận rộn của công ăn việc làm và những đam mê trần thế?
Từ Jordan, xe bus đưa chúng tôi qua biên giới vào đất Do Thái. Một tuần lễ trên vùng Đất Thánh, quả là quá ít ỏi. Ngày đầu tiên ở Israel, chúng tôi đã đến viếng hang đá Bê Lem và dâng Thánh Lễ tại đó. Đền thờ Giáng Sinh này được xây dựng từ thế kỷ thứ tư, nhưng trải qua bao cuộc bách hại, đền thờ đã bị tàn phá. Ngôi đền hiện nay được xây lại vào thế kỷ thứ sáu. Phải bước sâu xuống dưới lòng đất, chúng ta mới gặp chính nơi Chúa Giêsu sinh ra. Chúng tôi đã dâng Thánh Lễ tại đây và đã hát lại những bài thánh ca quen thuộc, thường được hát trong mỗi mùa Giáng Sinh, như để tìm lại khung cảnh của hai ngàn năm trước, của đêm Noel đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Tại Cana, nơi mà khi xưa Chúa Giêsu đã làm phép lạ hóa nước thành rượu, cha linh hướng đã dâng một Thánh Lễ đặc biệt cầu nguyện cho các đôi vợ chồng tham dự đoàn hành hương, với nghi thức lập lại lời thề hôn ước mà hôm nào, họ đã từng trao cho nhau. Có 11 đôi hôn phối, trong đó có những anh chị mới thành hôn cách đây được 6 năm, nhưng cũng có những cụ ông - cụ bà đã thành hôn hơn 40 năm. Nghi lễ tuy đơn sơ, nhưng thật cảm động, tôi cảm thấy cay trong mắt mình khi được nghe họ nói lên niềm quyết tâm, vẫn luôn mong muốn được mãi mãi sống cạnh bên nhau, “khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc yếu đau, để yêu thương và tôn trọng nhau mỗi ngày suốt cuộc đời”. Tôi thầm thĩ hiệp lời cầu nguyện với họ và cho họ. Xin Chúa và Mẹ Maria luôn đồng hành với ông bà và anh chị, xin cho ông bà và anh chị luôn được bình an, khỏe mạnh và nhất là xin giúp cho ông bà và anh chị luôn mãi bền đỗ trong Ơn Gọi của đời mình.
Nơi dòng sông Jordan, chúng tôi cũng đã được cha linh hướng đổ lên đầu những dòng nước trong mát, nhắc nhớ lại hôm nào, đã được Bố Mẹ của mình bồng bế đến ngôi nhà thờ của xứ đạo, để xin được lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Hôm nay đây, đứng trong dòng nước của sông Jordan, tôi ngước lên nhìn bầu trời, …thật trong xanh, …thật chói chang … tôi nhớ đến hôm nào, cũng tại đây, Chúa Giêsu đã bước xuống dòng sông này để cho Gioan thanh tẩy, cho dù Ngài là Đấng Tối Cao, Ngàn Trùng Chí Thánh…
Tại Giêrusalem, chúng tôi đã chia phiên nhau vác cây thập giá, làm bằng một loại gổ nhẹ, cùng nhau đi lại đoạn đường thương khó mà hôm nào Chúa Giêsu đã vác thập giá đi qua. Con đường đó, giờ đây tràn ngập những cửa hiệu buôn bán, những quán nước giải khát. Thật khó để có thể tập trung và suy tư khi đi Đàng Thánh Giá trên con đường VIA DELOROSA (Đường Khổ Nạn) này, vì tiếng mời mua hàng, tiếng cãi vã, vì sự chen chúc nhau, dành giật nhau qua lại trên con đường khá là chật hẹp. Tôi thầm nghĩ, thế còn, …buổi sáng hôm đó, khung cảnh có hỗn độn như sáng hôm nay không? Người ta có xô đẩy, dày đạp, chen lấn với Chúa Giêsu không? Có lẽ, còn tệ hơn hôm nay nhiều!
Những ngày hành hương qua mau, cũng như những dòng ghi chú của tôi về những nơi đã đến viếng, không thể chất chứa hết trong bài phóng sự tóm gọn này. Mặc dù, trong chuyến hành hương vừa qua, thỉnh thoảng, chúng tôi cũng gặp một vài điều “bất như ý”; tuy nhiên, những “trục trặc” đó chẳng thấm vào đâu so với niềm vui thật lớn lao khi đến thăm vùng Đất Thánh, được chiêm ngắm tận mắt những ngọn núi, những biển hồ, nơi mà Chúa Giêsu đã từng sinh sống. Những buổi trưa nắng cháy da, những con đường dốc núi khiến nhiều người trong đoàn chúng tôi mệt lã, nhưng niềm hạnh phúc khi được chạm tới những phiến đá, những bờ tường nơi mà đã từng thắm đỏ dòng máu cứu độ của Chúa Giêsu thì quả là một hồng ân của đời người.
Vâng! Israel - vùng Đất Thánh, nơi mà vẫn đang còn những tranh chấp đất đai, nơi mà những mâu thuẫn giữa các tôn giáo vẫn còn đó, nơi mà vẫn đầy dẫy những người buôn bán gian trá, gạt gẫm khách hành hương để mưu sinh. Israel -Thánh Địa của tôi ơi, ngươi vẫn mãi ở trong lòng tôi, trong trái tim tôi, vẫn luôn là niềm ước muốn cho tôi được đến viếng thăm lần nữa, rồi lần nữa..., để tôi được chìm đắm trong những suy tư và quên hẳn đi không gian, thời gian… Để tôi được cảm nghiệm sâu xa hơn về tình yêu của Người, một vị Thiên Chúa cao cả của vũ trụ này, mà đã một lần, Người đặt bước qua đây…
Israel, mùa Hè 2015
Chúng tôi đến phi trường Warsaw, Ba Lan vào khoảng giữa trưa. Sau khi check-in vào khách sạn, hướng dẫn viên du lịch đưa chúng tôi đi tham quan thủ đô Warsaw, công viên Lazienki, các lâu đài hoàng gia, thánh đường Saint John... Ba Lan với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, với những lâu đài cổ kính mang đậm dấu ấn của một thời vàng son, với lòng nhiệt thành, hiếu khách, chất phác của những cư dân, khiến chúng tôi cảm thấy thật thoải mái và ấm áp tâm hồn trong những ngày thăm viếng quốc gia này.
Ngày hôm sau, chúng tôi đã đến viếng tu viện Jasna Gora nổi tiếng, tại đây có ngôi thánh đường đặc biệt tôn kính bức ảnh Đức Mẹ Czestochowa, còn được gọi là ảnh Đức Bà Đen, đã từng được vua John Casimir (vào thế kỷ 17) tôn vinh là “Nữ Hoàng của nước Ba Lan”. Bức tranh này đã có lần bị kẻ cướp dùng kiếm chém vào bức tranh hai lần; thế nhưng, khi hắn dự tính đâm nhát kiếm thứ ba, thì đã bị ngã xuống đất và chết trong cơn đau đớn. Nhát kiếm và dấu tích của vết chém ngày nay vẫn còn thấy trên bức tranh. Sở dĩ được gọi là Đức Bà Đen là bởi vì bức tranh được vễ trên nền gỗ, và trải qua bao năm tháng thời gian màu gỗ thay đổi nên đã làm cho gương mặt của Đức Mẹ có mầu đen thẫm. Theo truyền thuyết, thánh Luca đã họa chân dung của Mẹ Maria trên tấm gỗ đã từng là bàn làm mộc của Chúa Giêsu. Đức Mẹ Czestochowa cũng đã cứu dân làng khỏi sự tấn công của quân Thụy Sĩ vào thế kỷ XVI. Và, cũng thật là một hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho đoàn hành hương, đó là chúng tôi đã đến viếng tu viện đúng vào ngày lễ tôn kính Đức Mẹ Czestochowa (08/26). Thật may mắn, hôm đó, chúng tôi được cha phụ trách khu vực hành hương cho ưu tiên dẫn vào kính viếng Đức Mẹ, khi biết chúng tôi là cộng đoàn Việt Nam.
Sau đó, chúng tôi cũng đã đến tham quan ngôi nhà của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị tại thành phố Krakow, nơi đây ngài đã trải qua thời thơ ấu, trưởng thành và khám phá ra ơn gọi linh mục của mình. Cũng tại thành phố Krakow này, chúng tôi đã đến viếng trung tâm hành hương Lòng Thương Xót Chúa, nơi có lưu giữ hài cốt chị thánh Faustina Helena Kowalska, người đã được Chúa Giêsu mạc khải cho bản kinh “The Divine Mercy”.
Rời Ba Lan, chúng tôi đến Jordan. Quốc gia này nằm về phía Tây Á của vùng Trung Đông, giáp cạnh với Israel. Ở Jordan, chúng tôi đã đến tham quan thành phố cổ Petra. Vẻ đẹp tự nhiên và kiến trúc lộng lẫy của thành phố này quả thật là một công trình đáng cho chúng ta nể phục. Với những đền đài, lăng tẩm, nhà hát, được xây dựng từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, bằng cách đục sâu vào núi đá sa thạch đỏ, cùng với một hệ thống dẫn nước cực kỳ tiên tiến thời đó, phố cổ Petra quả thật xứng đáng để cho UNESCO liệt kê vào hàng ngũ một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
Tại Jordan, chúng tôi cũng đã trèo lên tận ngọn núi Nêbô, nơi mà Giavê Thiên Chúa đã cho tiên tri Môsê, trước khi qua đời, được chiêm ngắm trọn vẹn vùng Đất Hứa. Ở độ cao 840 mét cách mặt biển, từ trên núi Nêbô, chúng tôi có thể nhìn thầy toàn cảnh vùng đất mà đã một thời được mệnh danh là vùng đất “chảy sữa và mật ong”: những đồng bằng mênh mông ngút ngàn, những dãy núi trùng trùng điệp điệp, những thành phố nổi tiếng như Giêrusalem, Giêricô, cũng như con sông Jordan nối liền biển hổ Galilê với Biển Chết...Vâng! Vùng Đất Thánh thật bao la và hùng vĩ! Thế nhưng, hôm nay đây, đứng trên đỉnh núi cao này, trong tiếng gió lộng của núi thánh Nêbô, tôi tự hỏi, liệu mình có nghe được những lời phán bảo của Giavê Thiên Chúa như Môsê thuở xưa, đã từng được nghe không? Hay những lời hằng sống đó đang bị chìm đắm trong những lo âu, bận rộn của công ăn việc làm và những đam mê trần thế?
Từ Jordan, xe bus đưa chúng tôi qua biên giới vào đất Do Thái. Một tuần lễ trên vùng Đất Thánh, quả là quá ít ỏi. Ngày đầu tiên ở Israel, chúng tôi đã đến viếng hang đá Bê Lem và dâng Thánh Lễ tại đó. Đền thờ Giáng Sinh này được xây dựng từ thế kỷ thứ tư, nhưng trải qua bao cuộc bách hại, đền thờ đã bị tàn phá. Ngôi đền hiện nay được xây lại vào thế kỷ thứ sáu. Phải bước sâu xuống dưới lòng đất, chúng ta mới gặp chính nơi Chúa Giêsu sinh ra. Chúng tôi đã dâng Thánh Lễ tại đây và đã hát lại những bài thánh ca quen thuộc, thường được hát trong mỗi mùa Giáng Sinh, như để tìm lại khung cảnh của hai ngàn năm trước, của đêm Noel đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Tại Cana, nơi mà khi xưa Chúa Giêsu đã làm phép lạ hóa nước thành rượu, cha linh hướng đã dâng một Thánh Lễ đặc biệt cầu nguyện cho các đôi vợ chồng tham dự đoàn hành hương, với nghi thức lập lại lời thề hôn ước mà hôm nào, họ đã từng trao cho nhau. Có 11 đôi hôn phối, trong đó có những anh chị mới thành hôn cách đây được 6 năm, nhưng cũng có những cụ ông - cụ bà đã thành hôn hơn 40 năm. Nghi lễ tuy đơn sơ, nhưng thật cảm động, tôi cảm thấy cay trong mắt mình khi được nghe họ nói lên niềm quyết tâm, vẫn luôn mong muốn được mãi mãi sống cạnh bên nhau, “khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc yếu đau, để yêu thương và tôn trọng nhau mỗi ngày suốt cuộc đời”. Tôi thầm thĩ hiệp lời cầu nguyện với họ và cho họ. Xin Chúa và Mẹ Maria luôn đồng hành với ông bà và anh chị, xin cho ông bà và anh chị luôn được bình an, khỏe mạnh và nhất là xin giúp cho ông bà và anh chị luôn mãi bền đỗ trong Ơn Gọi của đời mình.
Nơi dòng sông Jordan, chúng tôi cũng đã được cha linh hướng đổ lên đầu những dòng nước trong mát, nhắc nhớ lại hôm nào, đã được Bố Mẹ của mình bồng bế đến ngôi nhà thờ của xứ đạo, để xin được lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Hôm nay đây, đứng trong dòng nước của sông Jordan, tôi ngước lên nhìn bầu trời, …thật trong xanh, …thật chói chang … tôi nhớ đến hôm nào, cũng tại đây, Chúa Giêsu đã bước xuống dòng sông này để cho Gioan thanh tẩy, cho dù Ngài là Đấng Tối Cao, Ngàn Trùng Chí Thánh…
Tại Giêrusalem, chúng tôi đã chia phiên nhau vác cây thập giá, làm bằng một loại gổ nhẹ, cùng nhau đi lại đoạn đường thương khó mà hôm nào Chúa Giêsu đã vác thập giá đi qua. Con đường đó, giờ đây tràn ngập những cửa hiệu buôn bán, những quán nước giải khát. Thật khó để có thể tập trung và suy tư khi đi Đàng Thánh Giá trên con đường VIA DELOROSA (Đường Khổ Nạn) này, vì tiếng mời mua hàng, tiếng cãi vã, vì sự chen chúc nhau, dành giật nhau qua lại trên con đường khá là chật hẹp. Tôi thầm nghĩ, thế còn, …buổi sáng hôm đó, khung cảnh có hỗn độn như sáng hôm nay không? Người ta có xô đẩy, dày đạp, chen lấn với Chúa Giêsu không? Có lẽ, còn tệ hơn hôm nay nhiều!
Những ngày hành hương qua mau, cũng như những dòng ghi chú của tôi về những nơi đã đến viếng, không thể chất chứa hết trong bài phóng sự tóm gọn này. Mặc dù, trong chuyến hành hương vừa qua, thỉnh thoảng, chúng tôi cũng gặp một vài điều “bất như ý”; tuy nhiên, những “trục trặc” đó chẳng thấm vào đâu so với niềm vui thật lớn lao khi đến thăm vùng Đất Thánh, được chiêm ngắm tận mắt những ngọn núi, những biển hồ, nơi mà Chúa Giêsu đã từng sinh sống. Những buổi trưa nắng cháy da, những con đường dốc núi khiến nhiều người trong đoàn chúng tôi mệt lã, nhưng niềm hạnh phúc khi được chạm tới những phiến đá, những bờ tường nơi mà đã từng thắm đỏ dòng máu cứu độ của Chúa Giêsu thì quả là một hồng ân của đời người.
Vâng! Israel - vùng Đất Thánh, nơi mà vẫn đang còn những tranh chấp đất đai, nơi mà những mâu thuẫn giữa các tôn giáo vẫn còn đó, nơi mà vẫn đầy dẫy những người buôn bán gian trá, gạt gẫm khách hành hương để mưu sinh. Israel -Thánh Địa của tôi ơi, ngươi vẫn mãi ở trong lòng tôi, trong trái tim tôi, vẫn luôn là niềm ước muốn cho tôi được đến viếng thăm lần nữa, rồi lần nữa..., để tôi được chìm đắm trong những suy tư và quên hẳn đi không gian, thời gian… Để tôi được cảm nghiệm sâu xa hơn về tình yêu của Người, một vị Thiên Chúa cao cả của vũ trụ này, mà đã một lần, Người đặt bước qua đây…
Israel, mùa Hè 2015