Khởi đầu Mùa Chay năm nay, dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô đi dự Linh Thao theo phương pháp của Thánh Inhaxiô, đấng sáng lập Dòng Tên, Cha Raniero Cantalamessa, vị giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng, vẫn đã giảng bài giảng đầu tiên trong Mùa Chay 2018 cho Phủ Giáo Hoàng. Ngài đề cập tới việc Lánh Đời (Fuga Mundi), một nền linh đạo đã bắt đầu với các Giáo Phụ Sa Mạc, nhưng vẫn còn giá trị đến nay, nhất là trong Mùa Chay này. Chúng tôi xin chuyển bài giảng của ngài qua tiếng Việt.
Đừng đồng hình đồng dạng với thế giới (Rm 12:2)
“Đừng đồng hình đồng dạng với thế giới nhưng hãy được biến đổi bởi việc canh tân tâm trí để anh chị em có thể chứng minh đâu là thánh ý Thiên Chúa và điều gì tốt, có thể chấp nhận được và hoàn hảo” (Rm 12:2)
Trong một xã hội nơi mọi người cảm thấy mình được kêu gọi biến đổi thế giới hay Giáo Hội, lời lẽ sau đây của Thiên Chúa vang lên, mời gọi chúng ta tự biến đổi chính mình: “Đừng đồng hình đồng dạng với thế giới”. Sau những câu chữ này, có lẽ chúng ta hy vọng sẽ nghe nói: “nhưng hãy biến đổi nó!” Không phải thế, thư bảo ta, “hãy biến đổi chính anh chị em!” Thay đổi thế giới, đúng thôi, nhưng là thế giới ở ngay trong anh chị em, trước khi nghĩ đến việc thay đổi thế giới ở bên ngoài anh chị em.
Lời trên của Thiên Chúa, trích từ Thư Gửi Tín Hữu Rôma, dẫn chúng ta vào tinh thần của Mùa Chay năm nay. Giống mấy năm trước đây, nay ta cũng dành bài suy niệm đầu tiên này để dẫn nhập tổng quát vào Mùa Chay chứ chưa đi vào chủ đề đặc biệt của năm nay, vì có sự vắng mặt một phần cử tọa quen thuộc hiện đang tham dự Linh Thao ở nơi khác.
1. Kitô Hữu và Thế Giới
Trước nhất ta hãy xét xem lý tưởng không dính bén với thế giới đã được hiểu và mang ra sống như thế nào từ thuở đầu cho tới nay. Điều luôn hữu ích là xét kinh nghiệm của quá khứ nếu ta muốn hiểu các đòi hỏi của hiện tại.
Trong các Tin Mừng Nhất Lãm, chữ “thế giới” (kosmos) hầu như luôn được hiểu theo nghĩa luân lý trung lập. Theo nghĩa không gian, “thế giới” chỉ trái đất và vũ trụ (“Hãy đi khắp thế giới”). Theo nghĩa thời gian, nó chỉ thời hay “thời đại” (aion) hiện tại. Chính với Thánh Phaolô, và thậm chí với Thánh Gioan nhiều hơn, chữ “thế giới” đã mang lấy chiều kích luân lý và thường để chỉ thế giới sau khi phạm tội và chịu sự thống trị của Satan, vốn là “chúa thế giới” (2Cr 4:4). Đó là nghĩa của “thế giới” trong lời khuyên của Thánh Phaolô mà chúng ta đã khai mạc với và gần như y hệt với lời khuyên của Thánh Gioan trong Thư thứ nhất của ngài:
Anh chị em đừng yêu thế giới và những gì ở trong thế giới.
Kẻ nào yêu thế giới thì nơi kẻ ấy không có lòng mến Chúa Cha, vì mọi sự trong thế giới: như dục vọng của tính xác thịt, dục vọng của đôi mắt và thói cậy mình có của, tất cả những cái đó không phát xuất từ Chúa Cha, nhưng phát xuất từ thế giới (1Ga 2:15-16)
Các Kitô hữu không bao giờ quên sự kiện này: bất chấp mọi điều khác, thế giới tự nó vẫn là và vẫn còn là sáng thế tốt đẹp của Thiên Chúa, một sáng thế được Người yêu thương và tới cứu vớt, chứ không kết án: “Thiên Chúa đã yêu thế giới đến nỗi đã ban Con Một của Người, để bất cứ ai tin vào Người sẽ không bị diệt vong nhưng được sống đời đời” (Ga 3:16).
Thái độ đối với thế giới mà Chúa Giêsu đề xuất với các môn đệ của Người chứa đựng trong hai mệnh đề sau: ở trong thế giới nhưng không thuộc về thế giới. Người thưa với Chúa Cha “Nay Con không còn ở trong thế giới nữa, nhưng chúng thì còn ở trong thế giới... Chúng không thuộc về thế giới, giống như Con không thuộc về thế giới” (Ga 17:1, 16).
Trong ba thế kỷ đầu, các môn đệ ý thức rất rõ vị trí độc đáo của mình. “Thư gửi Diognetus”, một trước tác vô danh vào cuối thế kỷ thứ hai, mô tả cảm thức về chính họ ở trong thế giới:
Các Kitô hữu khó phân biệt với người khác kể cả về quốc tịch, ngôn ngữ lẫn phong tục. Họ không cư ngụ trong các thành phố biệt lập riêng của họ, hay nói các thổ ngữ lạ lùng, hay tuân theo các lối sống kỳ dị... Họ tuân theo các phong tục của bất cứ thành phố nào tình cờ họ cư ngụ, bất kể là Hy Lạp hay nước ngoài. Ấy thế nhưng vẫn có một điều lạ thường trong đời sống của họ. Họ sống ở quê hương xứ sở của họ nhưng như thể chỉ là sống tạm. Họ đóng trọn vai trò công dân, nhưng lao công trong điều kiện thiếu mọi tư cách pháp lý của các ngoại nhân. Nước nào cũng có thể là quê hương của họ, nhưng đối với họ, quê hương họ, dù ở bất cứ nơi đâu, cũng vẫn là một nước ngoài. Giống những người khác, họ kết hôn và sinh con đẻ cái, nhưng họ không liều để chúng [phải chết]. Họ chia sẻ các bữa ăn, nhưng không chia sẻ các bà vợ. Họ sống trong xác thịt nhưng không để các thèm muốn của xác thịt thống trị (1).
Ta hãy vắn tắt nói tóm tắt những điều sau. Khi Kitô Giáo trở thành một tôn giáo được dung thứ và không lâu sau đó còn được che chở và sủng ái, sự căng thẳng giữa Kitô Giáo và thế giới nhất thiết có khuynh hướng giảm đi vì thế giới đã trở thành, hay ít ra được coi như, một “thế giới Kitô Giáo”. Thế rồi, ta mục kích một hiện tượng kép. Một đàng, nhiều nhóm người, vì muốn mãi là muối đất không mất chất mặn của nó, nên đã trốn khỏi thế giới, kể cả theo nghĩa vật lý, và đi ẩn dật nơi sa mạc. Phong trào đơn tu ra đời dưới ngọn cờ có khẩu hiệu đã xuất hiện từ thời đan sĩ Arsenius: “Fuge, tace, quiesce,” (trốn chạy, không nói, và thinh lặng) (2).
Cùng một lúc, các mục tử của Giáo Hội và một số người thông sáng hơn tìm cách thích ứng lý tưởng không dính bén với thế giới để áp dụng cho mọi tín hữu, bằng cách đề xuất việc chạy trốn thế giới không theo nghĩa vật lý mà theo nghĩa thiêng liêng. Thánh Basilêô ở Phương Đông và Thánh Augustinô ở Phương Tây là những người quen thuộc với lối suy tư của Platông, nhất là dưới hình thức khổ hạnh, mô phỏng theo học trò của ông này là Plôtinô. Trong bầu khí văn hóa này, lý tưởng chạy trốn thế giới rất sinh động. Tuy nhiên, nó liên hệ tới cuộc chạy trốn theo hàng dọc chứ không theo hàng ngang, có thể nói như thế, một cuộc chạy trốn đi lên chứ không trốn vào sa mạc. Nó hệ ở việc nâng mình lên trên vô vàn các sự vật vật chất và đam mê nhân bản để kết hợp mình với những gì là thần thiêng, không thể hư nát, và vĩnh cửu.
Các vị Giáo Phụ, trong đó, các vị ở Capađôxia dẫn đầu, đề xuất một phong trào khổ hạnh Kitô Giáo đáp ứng được các nhu cầu tôn giáo nói trên tuy nhiên đã thích ứng ngôn ngữ của nó mà không hy sinh các giá trị của Tin Mừng. Trước hết, việc trốn chạy thế giới được các ngài đề nghị là công việc của ơn thánh hơn là cố gắng của con người. Bước căn bản không nằm ở cuối đường mà là ở đầu đường, ở ngay trong phép rửa. Do đó, nó không dành cho một ít người có học mà mở cửa cho mọi người. Thánh Ambrôsiô viết một khảo luận nhỏ gọi là “Chạy Trốn Thế Giới” dành cho mọi tân tòng (3). Việc tách biệt khỏi thế giới do ngài đề xuất trước nhất là ở cảm xúc. Ngài nói: “Chạy trốn không phải khỏi trái đất mà là ở lại trái đất, giữ vững công lý và điều độ, từ bỏ những cái hư trong của cải vật chất, chứ không phải việc sử dụng chúng” (4).
Lý tưởng không dính bén và chạy trốn khỏi thế giới nói trên, dưới nhiều hình thức đa dạng, đã đồng hành với tòan bộ lịch sử linh đạo Kitô Giáo. Một lời nguyện trong phụng vụ đã tóm tắt được điều đó khi xin rằng “terrena despicere et amare caelestia”: “khinh chê của dưới đất và yêu mến của trên trời”. Nói theo ngôn ngữ của phụng vụ bây giờ là “khôn ngoan sử dụng của dưới đất, luôn hướng về của trên trời”.
Kỳ tới: Cuộc khủng hoảng của lý tưởng “fuga mundi” (chạy trốn thế giới)
Đừng đồng hình đồng dạng với thế giới (Rm 12:2)
“Đừng đồng hình đồng dạng với thế giới nhưng hãy được biến đổi bởi việc canh tân tâm trí để anh chị em có thể chứng minh đâu là thánh ý Thiên Chúa và điều gì tốt, có thể chấp nhận được và hoàn hảo” (Rm 12:2)
Trong một xã hội nơi mọi người cảm thấy mình được kêu gọi biến đổi thế giới hay Giáo Hội, lời lẽ sau đây của Thiên Chúa vang lên, mời gọi chúng ta tự biến đổi chính mình: “Đừng đồng hình đồng dạng với thế giới”. Sau những câu chữ này, có lẽ chúng ta hy vọng sẽ nghe nói: “nhưng hãy biến đổi nó!” Không phải thế, thư bảo ta, “hãy biến đổi chính anh chị em!” Thay đổi thế giới, đúng thôi, nhưng là thế giới ở ngay trong anh chị em, trước khi nghĩ đến việc thay đổi thế giới ở bên ngoài anh chị em.
Lời trên của Thiên Chúa, trích từ Thư Gửi Tín Hữu Rôma, dẫn chúng ta vào tinh thần của Mùa Chay năm nay. Giống mấy năm trước đây, nay ta cũng dành bài suy niệm đầu tiên này để dẫn nhập tổng quát vào Mùa Chay chứ chưa đi vào chủ đề đặc biệt của năm nay, vì có sự vắng mặt một phần cử tọa quen thuộc hiện đang tham dự Linh Thao ở nơi khác.
1. Kitô Hữu và Thế Giới
Trước nhất ta hãy xét xem lý tưởng không dính bén với thế giới đã được hiểu và mang ra sống như thế nào từ thuở đầu cho tới nay. Điều luôn hữu ích là xét kinh nghiệm của quá khứ nếu ta muốn hiểu các đòi hỏi của hiện tại.
Trong các Tin Mừng Nhất Lãm, chữ “thế giới” (kosmos) hầu như luôn được hiểu theo nghĩa luân lý trung lập. Theo nghĩa không gian, “thế giới” chỉ trái đất và vũ trụ (“Hãy đi khắp thế giới”). Theo nghĩa thời gian, nó chỉ thời hay “thời đại” (aion) hiện tại. Chính với Thánh Phaolô, và thậm chí với Thánh Gioan nhiều hơn, chữ “thế giới” đã mang lấy chiều kích luân lý và thường để chỉ thế giới sau khi phạm tội và chịu sự thống trị của Satan, vốn là “chúa thế giới” (2Cr 4:4). Đó là nghĩa của “thế giới” trong lời khuyên của Thánh Phaolô mà chúng ta đã khai mạc với và gần như y hệt với lời khuyên của Thánh Gioan trong Thư thứ nhất của ngài:
Anh chị em đừng yêu thế giới và những gì ở trong thế giới.
Kẻ nào yêu thế giới thì nơi kẻ ấy không có lòng mến Chúa Cha, vì mọi sự trong thế giới: như dục vọng của tính xác thịt, dục vọng của đôi mắt và thói cậy mình có của, tất cả những cái đó không phát xuất từ Chúa Cha, nhưng phát xuất từ thế giới (1Ga 2:15-16)
Các Kitô hữu không bao giờ quên sự kiện này: bất chấp mọi điều khác, thế giới tự nó vẫn là và vẫn còn là sáng thế tốt đẹp của Thiên Chúa, một sáng thế được Người yêu thương và tới cứu vớt, chứ không kết án: “Thiên Chúa đã yêu thế giới đến nỗi đã ban Con Một của Người, để bất cứ ai tin vào Người sẽ không bị diệt vong nhưng được sống đời đời” (Ga 3:16).
Thái độ đối với thế giới mà Chúa Giêsu đề xuất với các môn đệ của Người chứa đựng trong hai mệnh đề sau: ở trong thế giới nhưng không thuộc về thế giới. Người thưa với Chúa Cha “Nay Con không còn ở trong thế giới nữa, nhưng chúng thì còn ở trong thế giới... Chúng không thuộc về thế giới, giống như Con không thuộc về thế giới” (Ga 17:1, 16).
Trong ba thế kỷ đầu, các môn đệ ý thức rất rõ vị trí độc đáo của mình. “Thư gửi Diognetus”, một trước tác vô danh vào cuối thế kỷ thứ hai, mô tả cảm thức về chính họ ở trong thế giới:
Các Kitô hữu khó phân biệt với người khác kể cả về quốc tịch, ngôn ngữ lẫn phong tục. Họ không cư ngụ trong các thành phố biệt lập riêng của họ, hay nói các thổ ngữ lạ lùng, hay tuân theo các lối sống kỳ dị... Họ tuân theo các phong tục của bất cứ thành phố nào tình cờ họ cư ngụ, bất kể là Hy Lạp hay nước ngoài. Ấy thế nhưng vẫn có một điều lạ thường trong đời sống của họ. Họ sống ở quê hương xứ sở của họ nhưng như thể chỉ là sống tạm. Họ đóng trọn vai trò công dân, nhưng lao công trong điều kiện thiếu mọi tư cách pháp lý của các ngoại nhân. Nước nào cũng có thể là quê hương của họ, nhưng đối với họ, quê hương họ, dù ở bất cứ nơi đâu, cũng vẫn là một nước ngoài. Giống những người khác, họ kết hôn và sinh con đẻ cái, nhưng họ không liều để chúng [phải chết]. Họ chia sẻ các bữa ăn, nhưng không chia sẻ các bà vợ. Họ sống trong xác thịt nhưng không để các thèm muốn của xác thịt thống trị (1).
Ta hãy vắn tắt nói tóm tắt những điều sau. Khi Kitô Giáo trở thành một tôn giáo được dung thứ và không lâu sau đó còn được che chở và sủng ái, sự căng thẳng giữa Kitô Giáo và thế giới nhất thiết có khuynh hướng giảm đi vì thế giới đã trở thành, hay ít ra được coi như, một “thế giới Kitô Giáo”. Thế rồi, ta mục kích một hiện tượng kép. Một đàng, nhiều nhóm người, vì muốn mãi là muối đất không mất chất mặn của nó, nên đã trốn khỏi thế giới, kể cả theo nghĩa vật lý, và đi ẩn dật nơi sa mạc. Phong trào đơn tu ra đời dưới ngọn cờ có khẩu hiệu đã xuất hiện từ thời đan sĩ Arsenius: “Fuge, tace, quiesce,” (trốn chạy, không nói, và thinh lặng) (2).
Cùng một lúc, các mục tử của Giáo Hội và một số người thông sáng hơn tìm cách thích ứng lý tưởng không dính bén với thế giới để áp dụng cho mọi tín hữu, bằng cách đề xuất việc chạy trốn thế giới không theo nghĩa vật lý mà theo nghĩa thiêng liêng. Thánh Basilêô ở Phương Đông và Thánh Augustinô ở Phương Tây là những người quen thuộc với lối suy tư của Platông, nhất là dưới hình thức khổ hạnh, mô phỏng theo học trò của ông này là Plôtinô. Trong bầu khí văn hóa này, lý tưởng chạy trốn thế giới rất sinh động. Tuy nhiên, nó liên hệ tới cuộc chạy trốn theo hàng dọc chứ không theo hàng ngang, có thể nói như thế, một cuộc chạy trốn đi lên chứ không trốn vào sa mạc. Nó hệ ở việc nâng mình lên trên vô vàn các sự vật vật chất và đam mê nhân bản để kết hợp mình với những gì là thần thiêng, không thể hư nát, và vĩnh cửu.
Các vị Giáo Phụ, trong đó, các vị ở Capađôxia dẫn đầu, đề xuất một phong trào khổ hạnh Kitô Giáo đáp ứng được các nhu cầu tôn giáo nói trên tuy nhiên đã thích ứng ngôn ngữ của nó mà không hy sinh các giá trị của Tin Mừng. Trước hết, việc trốn chạy thế giới được các ngài đề nghị là công việc của ơn thánh hơn là cố gắng của con người. Bước căn bản không nằm ở cuối đường mà là ở đầu đường, ở ngay trong phép rửa. Do đó, nó không dành cho một ít người có học mà mở cửa cho mọi người. Thánh Ambrôsiô viết một khảo luận nhỏ gọi là “Chạy Trốn Thế Giới” dành cho mọi tân tòng (3). Việc tách biệt khỏi thế giới do ngài đề xuất trước nhất là ở cảm xúc. Ngài nói: “Chạy trốn không phải khỏi trái đất mà là ở lại trái đất, giữ vững công lý và điều độ, từ bỏ những cái hư trong của cải vật chất, chứ không phải việc sử dụng chúng” (4).
Lý tưởng không dính bén và chạy trốn khỏi thế giới nói trên, dưới nhiều hình thức đa dạng, đã đồng hành với tòan bộ lịch sử linh đạo Kitô Giáo. Một lời nguyện trong phụng vụ đã tóm tắt được điều đó khi xin rằng “terrena despicere et amare caelestia”: “khinh chê của dưới đất và yêu mến của trên trời”. Nói theo ngôn ngữ của phụng vụ bây giờ là “khôn ngoan sử dụng của dưới đất, luôn hướng về của trên trời”.
Kỳ tới: Cuộc khủng hoảng của lý tưởng “fuga mundi” (chạy trốn thế giới)