“Anh/Em của chúng ta ở đâu?” Câu hỏi này luôn chất vấn chúng ta. Bài suy niệm thứ 9 của tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha và giáo triều Roma dựa trên câu hỏi của Chúa trong sách Sáng thế, có tựa đề “Lắng nghe khát vọng của “vùng ngoại biên.” Cha Josè Tolentino Mendonça mời gọi chúng ta quan sát với đôi mắt mở to để thấy những gì đang xảy ra trên thế giới xung quanh chúng ta và tìm người anh em của chúng ta giữa những người nghèo, người rốt hết trên thế giới, không phân tách “cơn khát thiêng liêng” ra khỏi “cơn khát theo nghĩa đen.” Nếu không, chúng ta cảm thấy thoải mái và trốn tránh trách nhiệm xã hội.
Thiếu nước
Một trong những tiêu chuẩn để hiểu “trung tâm” là gì và “ngoại biên” là gì, đó là có nước uống, một quyền không thể chối bỏ của con người. Như thông điẹp Laudato Si’ đã khẳng định và các số liệu của các tổ chức quốc tế lập lại, có hơn 2 tỉ người không có cơ hội có nước uống. Một số đông những người ở vùng ngoại biên bị khát theo nghĩa đen, trước tình cảnh đó người ta nhận thấy sự cấp thiết cần có một sự hoán đời sống và con tim thật sự”, “sự hoán cải đi ngược dòng với nền văn hóa hoang phí và bất bình đẳng xã hội.” Nơi nào các nước giàu phung phí tài nguyên của họ, thì “những nước khác sống trong đau khổ.”
Chúa Giêsu là “một người thuộc vùng ngoại biên”
Trong bối cảnh này “Giáo hội không được sợ trở thành ngôn sứ và đặt một ngón tay vào vết thương”. “Một môn đệ của Chúa Giêsu phải biết điều này”, trên hết vì “chính Chúa Giêsu là một người từ vùng ngoại biên.” Người không phải là một công dân La Mã, cũng không phải là một phần của giới tinh hoa Do Thái, được sinh ra ở ngoại ô Bêlem, vùng ngoại biên của Israel và đế quốc. Người sống ở Nadarét, một tên quá ít ý nghĩa đến nỗi nó là một trong những nơi hiếm hoi ở Palestin không bao giờ được Cựu ước nhắc đến. Và ở vùng ngoại biên Galilê Người loan báo Tin mừng bằng cách mang lại phẩm giá cho người bệnh, người bị quỷ ám, người nghèo, dân ngoại và tội nhân. Sứ điệp của Chúa Giêsu đi vào các vùng ngoại biên. Ngay cả sau khi Phục sinh, Chúa Giêsu cũng muốn gặp lại các môn đệ ở vùng ngoại biên Galilê (Mc 16,7).
Khu vực ngoại biên nằm trong ADN của Kitô hữu và đưa họ đến gần hơn với bối cảnh nguyên thủy của họ, và cũng gần với chương trình của họ. Đây là một chìa khóa không thể thiếu được cho việc chú giải về mặt thiêng liêng và hiện sinh của nó. Trong mọi thời đại, đối với kinh nghiệm Kitô giáo, sẽ luôn còn một nơi đặc biệt để gặp và gặp lại Chúa Giêsu.
Trong các vùng ngoại biên có sự sống động của các dự án của Kitô hữu
Chính Kitô giáo và rồi bản chất của nó là một “thực tại ngoại biên.” Người ta có thể thấy điều này cách cụ thể, nơi mà các trung tâm thành phố biến thành một trung tâm của các hoạt động quan liêu và thương mại” và “tủ kính của quá khứ” cho khách du lịch, trong khi “sức sống của dự án Kitô giáo được thực hiện ở ngoại ô”, “ở nơi thậm chí không có sự hiện diện của một nhà thờ xây và nơi mọi thứ không chắc chắn, mỏng manh hoặc khó phác hoạ hơn”. Đối với Giáo Hội, ngoại biên là một chân trời chứ không phải là một vấn đề và đó là nơi người ta có thể đi ra khỏi chính mình và khám phá lại chính mình.
Sự lựa chọn gặp gỡ với các vùng ngoại ô không chỉ là yêu cầu của lòng bác ái, đó là một sự di chuyển về mặt lịch sử và địa lý cho phép gặp được những gì mà Kitô giáo đã là và gặp những gì nó hiện là. Ngay cả những vùng ngoại vi của Giáo Hội cũng khát: khát được lắng nghe.
Như Thánh Gioan Kim Khẩu đã cảnh báo, Giáo Hội phải tránh “sự chia rẽ khủng khiếp” giữa “người tách biệt Bí tích của bàn thờ ra khỏi Bí tích của anh em, một cách nguy hiểm, người đó đưa bí tích Thánh Thể xa khỏi bí tích của người nghèo.
Ngoại biên như nơi của linh hồn
Tuy nhiên, các vùng ngoại biên hiện sinh không chỉ là ngoại biên về mặt kinh tế và tất cả chúng ta đều biết giữa chúng ta và những người ở bên cạnh chúng ta thường có khoảng cách vô hạn cần được ôm lấy và dẹp bỏ.” Đây là lý do tại sao nhân loại phải được chấp nhận và thậm chí nếu chúng ta không thể ngăn được nước mắt trên gương mặt của người khác, chúng ta có thể trao cho họ một chiếc khăn tay và nói “Tôi ở đây”, “bạn không cô độc.” Các vùng ngoại biên, trên thực tế, “không chỉ là những địa điểm vật lý, chúng còn là những điểm nội tâm của sự hiện hữu của chúng ta, chúng là những nơi linh hồn cần được săn sóc.” (Vatican News 22/02/2018)
Thiếu nước
Một trong những tiêu chuẩn để hiểu “trung tâm” là gì và “ngoại biên” là gì, đó là có nước uống, một quyền không thể chối bỏ của con người. Như thông điẹp Laudato Si’ đã khẳng định và các số liệu của các tổ chức quốc tế lập lại, có hơn 2 tỉ người không có cơ hội có nước uống. Một số đông những người ở vùng ngoại biên bị khát theo nghĩa đen, trước tình cảnh đó người ta nhận thấy sự cấp thiết cần có một sự hoán đời sống và con tim thật sự”, “sự hoán cải đi ngược dòng với nền văn hóa hoang phí và bất bình đẳng xã hội.” Nơi nào các nước giàu phung phí tài nguyên của họ, thì “những nước khác sống trong đau khổ.”
Chúa Giêsu là “một người thuộc vùng ngoại biên”
Trong bối cảnh này “Giáo hội không được sợ trở thành ngôn sứ và đặt một ngón tay vào vết thương”. “Một môn đệ của Chúa Giêsu phải biết điều này”, trên hết vì “chính Chúa Giêsu là một người từ vùng ngoại biên.” Người không phải là một công dân La Mã, cũng không phải là một phần của giới tinh hoa Do Thái, được sinh ra ở ngoại ô Bêlem, vùng ngoại biên của Israel và đế quốc. Người sống ở Nadarét, một tên quá ít ý nghĩa đến nỗi nó là một trong những nơi hiếm hoi ở Palestin không bao giờ được Cựu ước nhắc đến. Và ở vùng ngoại biên Galilê Người loan báo Tin mừng bằng cách mang lại phẩm giá cho người bệnh, người bị quỷ ám, người nghèo, dân ngoại và tội nhân. Sứ điệp của Chúa Giêsu đi vào các vùng ngoại biên. Ngay cả sau khi Phục sinh, Chúa Giêsu cũng muốn gặp lại các môn đệ ở vùng ngoại biên Galilê (Mc 16,7).
Khu vực ngoại biên nằm trong ADN của Kitô hữu và đưa họ đến gần hơn với bối cảnh nguyên thủy của họ, và cũng gần với chương trình của họ. Đây là một chìa khóa không thể thiếu được cho việc chú giải về mặt thiêng liêng và hiện sinh của nó. Trong mọi thời đại, đối với kinh nghiệm Kitô giáo, sẽ luôn còn một nơi đặc biệt để gặp và gặp lại Chúa Giêsu.
Trong các vùng ngoại biên có sự sống động của các dự án của Kitô hữu
Chính Kitô giáo và rồi bản chất của nó là một “thực tại ngoại biên.” Người ta có thể thấy điều này cách cụ thể, nơi mà các trung tâm thành phố biến thành một trung tâm của các hoạt động quan liêu và thương mại” và “tủ kính của quá khứ” cho khách du lịch, trong khi “sức sống của dự án Kitô giáo được thực hiện ở ngoại ô”, “ở nơi thậm chí không có sự hiện diện của một nhà thờ xây và nơi mọi thứ không chắc chắn, mỏng manh hoặc khó phác hoạ hơn”. Đối với Giáo Hội, ngoại biên là một chân trời chứ không phải là một vấn đề và đó là nơi người ta có thể đi ra khỏi chính mình và khám phá lại chính mình.
Sự lựa chọn gặp gỡ với các vùng ngoại ô không chỉ là yêu cầu của lòng bác ái, đó là một sự di chuyển về mặt lịch sử và địa lý cho phép gặp được những gì mà Kitô giáo đã là và gặp những gì nó hiện là. Ngay cả những vùng ngoại vi của Giáo Hội cũng khát: khát được lắng nghe.
Như Thánh Gioan Kim Khẩu đã cảnh báo, Giáo Hội phải tránh “sự chia rẽ khủng khiếp” giữa “người tách biệt Bí tích của bàn thờ ra khỏi Bí tích của anh em, một cách nguy hiểm, người đó đưa bí tích Thánh Thể xa khỏi bí tích của người nghèo.
Ngoại biên như nơi của linh hồn
Tuy nhiên, các vùng ngoại biên hiện sinh không chỉ là ngoại biên về mặt kinh tế và tất cả chúng ta đều biết giữa chúng ta và những người ở bên cạnh chúng ta thường có khoảng cách vô hạn cần được ôm lấy và dẹp bỏ.” Đây là lý do tại sao nhân loại phải được chấp nhận và thậm chí nếu chúng ta không thể ngăn được nước mắt trên gương mặt của người khác, chúng ta có thể trao cho họ một chiếc khăn tay và nói “Tôi ở đây”, “bạn không cô độc.” Các vùng ngoại biên, trên thực tế, “không chỉ là những địa điểm vật lý, chúng còn là những điểm nội tâm của sự hiện hữu của chúng ta, chúng là những nơi linh hồn cần được săn sóc.” (Vatican News 22/02/2018)