Bài Giáo Lý Thứ 9 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Phụng Vụ Lời Chúa II - Tin Mừng và Bài Giảng
“Lời Chúa kết thúc cuộc hành trình của nó bằng cách trở thành nhục thể trong chúng ta, tự biến đổi thành các việc làm”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ chín của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 7 tháng 2, 2018 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Hôm nay ĐTC giải thích về Tin Mừng và bài giảng trong Phụng Vụ Lời Chúa: “Tin Mừng là ánh sáng để hiểu ý nghĩa của bản văn Thánh Kinh đi trước nó, cả Cựu và Tân Ước… Lời Chúa đến từ tai, sang trái tim, và đi đến đôi tay, để làm việc lành. Và bài giảng cũng theo Lời của Chúa và cũng đi theo con đường ấy để giúp chúng ta ngõ hầu Lời của Chúa đi qua trái tim mà đến đôi tay”.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Chúng ta tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Chúng ta đã đến các Bài Đọc. Cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài, được phát triển trong Phụng vụ Lời Chúa của Thánh Lễ, đạt đến tột đỉnh trong việc công bố Tin Mừng. Việc này được đi trước bằng việc hát Alleluia - hoặc, trong Mùa Chay, một lời tung hô khác - mà với nó “cộng đồng tín hữu đón mừng và chào đón Chúa, Đấng sắp sửa nói trong Tin Mừng” (Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Rôma, 62). Như các mầu nhiệm của Đức Kitô chiếu sáng toàn thể mạc khải Thánh Kinh, thì trong Phụng Vụ Lời Chúa cũng thế, Tin Mừng là ánh sáng để hiểu ý nghĩa của bản văn Thánh Kinh đi trước nó, cả Cựu và Tân Ước. Thực ra, “Đức Kitô là trung tâm và sự viên mãn của toàn bộ Thánh Kinh, cũng như của toàn thể cuôc cử hành phụng vụ” (Dẫn Nhập vào Sách Bài Đọc, 5). Chúa Giêsu Kitô luôn luôn ở giữa, luôn luôn.
Do đó, chính phụng vụ phân biệt Tin Mừng với các bài đọc khác và bao quanh nó bằng một vinh dự và sự tôn kính đặc biệt. (X. Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Rôma, 60 và 134). Thật vậy, việc đọc Tin Mừng chỉ dành riêng cho thừa tác viên có chức thánh, được kết thúc bằng việc vị ấy hôn sách thánh; người ta đứng lên lắng nghe và làm dấu thánh giá trên trán, trên miệng và trên ngực; những cây nến và việc xông hương tôn vinh Đức Kitô, là Đấng làm cho lời hữu hiệu của Người được vang lên qua việc đọc Tin Mừng. Từ những dấu này, cộng đồng nhận ra sự hiện diện của Đức Kitô, Đấng ban cho họ “Tin Mừng” có sức hoán cải và biến đổi. Đó là một bài giảng huấn trực tiếp đang xảy ra, như được chứng tỏ bằng lời tung hô “Lạy Chúa, vinh danh Chúa” và “Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa” mà người ta đáp lại lời công bố ấy. Chúng ta đứng lên để lắng nghe Tin Mừng: chính Đức Kitô là Đấng nói với chúng ta, ở đó. Và vì điều này mà chúng ta chú ý, bởi vì đó là một cuộc trò truyện trực tiếp. Chính Chúa đang nói với chúng ta.
Vì vậy, trong Thánh Lễ, chúng ta không đọc Tin Mừng để biết sự việc xảy ra thế nào, nhưng lắng nghe Tin Mừng để nhận thức được những gì Chúa Giêsu đã làm và đã nói xưa kia; và Lời sống động, Lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng đang sống động và thấu đến con tim tôi. Đó là lý do tại sao việc lắng nghe Tin Mừng với một tấm lòng rộng mở là một điều rất quan trọng, bởi vì đó là Lời sống động. Thánh Augustinô viết rằng “miệng Đức Kitô là Tin Mừng. Người cai trị trên thiên đàng, nhưng Người không ngừng nói dưới đất.” (Bài giảng 85, 1:PL 38, 520; cũng xem Khảo luận về Tin Mừng Thánh Gioan, XXX, I: PL 35, 1632; CCL 36, 289). Nếu thật sự trong phụng vụ “Đức Kitô vẫn còn loan báo Tin Mừng” (CĐ Vaticanô II, Hiến Chế Sacrosanctum Concilium, 33), thì kết quả là, bằng cách tham dự Thánh Lễ, chúng ta cần phải trả lời Người. Chúng ta lắng nghe Tin Mừng và chúng ta phải trả lời trong đời sống của chúng ta.
Để đem sứ điệp của Người đến, Đức Kitô cũng dùng lời của linh mục, là vị giảng một bài giảng sau Tin Mừng (X. Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Rôma, 65-66; Dẫn Nhập vào Sách Bài Đọc,24-27). Được mạnh mẽ đề nghị bởi Công Đồng Vatican II như một phần của phụng vụ, (X. CĐ Vaticanô II, Hiến Chế Sacrosanctum Concilium, 52). bài giảng không phải là một bài diễn văn tùy dịp - ngay cả như một bài giáo lý như thế này mà tôi đang làm bây giờ - hoặc thậm chí như một bài thuyết trình hay một bài học, bài giảng là một điều khác. Bài giảng là gì? Đó là “một lần nữa tiếp tục cuộc đối thoại đã được mở ra giữa Chúa và dân Người” (Evangelii Gaudium, 137), để nó được hoàn thành trong cuộc sống. Bài chú giải đích thực của Tin Mừng là đời sống thánh thiện của chúng ta! Lời Chúa kết thúc cuộc hành trình của mình bằng cách trở thành nhục thể trong chúng ta, tự biến đổi thành các việc làm, như đã xảy ra nơi Đức Mẹ Maria và các thánh. Hãy nhớ những gì tôi đã nói lần trước, Lời Chúa đến từ tai, sang trái tim, và đi đến đôi tay, để làm việc lành. Và bài giảng cũng theo Lời của Chúa và cũng đi theo con đường ấy để giúp chúng ta ngõ hầu Lời của Chúa đi qua trái tim mà đến đôi tay.
Tôi đã bàn về chủ đề bài giảng trong Tông Huấn Evangelii Gaudium, ở đó tôi đã nhắc lại rằng bối cảnh phụng vụ “đòi bài giảng phải hướng cộng đồng, và ngay cả người thuyết giảng, đến một sự hiệp thông với Đức Kitô trong Thánh Thể, là điều biến đổi cuộc sống” (Ibid, 138).
Những người thuyết giảng phải chu toàn thừa tác vụ của mình - người giảng, linh mục hay phó tế hoặc giám mục - bằng cách cung cấp một việc phục vụ thực sự cho tất cả những ai tham dự Thánh Lễ, còn những người nghe gỉảng cũng phải thi hành phần vụ của họ. Trước hết phải chú ý, nghĩa là có một sự chuẩn bị nội tâm chính đáng, không có những đòi hỏi chủ quan, biết rằng mỗi vị thuyết giảng đều có những tài năng và giới hạn của họ. Nếu đôi khi có lý do để cảm thấy nhàm chán vì bài giảng dài dòng hay thiếu tập trung hoặc không thể hiểu nổi, thì khi khác chính thành kiến lại là chướng ngại. Và người giảng phải ý thức rằng mình không phải đang làm việc riêng của mình, mà là đang giảng, đang cho Chúa Giêsu mượn tiếng nói của mình, đang rao giảng Lời của Chúa Giêsu. Và bài giảng phải được chuẩn bị chu đáo, phải ngắn gọn, ngắn gọn! Một linh mục kể cho tôi rằng có lần ngài đến một thành phố khác, nơi mà cha mẹ ngài đã từng sinh sống và cha ngài đã nói với ngài, “Con biết không, cha rất vui, bởi vì cha đã cùng với bạn bè của mình tìm thấy một nhà thờ, ở đó Thánh lễ không có bài giảng”. Và bao nhiêu lần chúng ta thấy có người ngủ trong bài giảng, và những người khác thì nói chuyện hoặc ra ngoài hút thuốc.... Vì thế, làm ơn giảng ngắn gọn, nhưng chuẩn bị chu đáo. Và các linh mục, phó tế, giám mục thân mến, các vị đã chuẩn bị bài giảng như thế nào? Chuẩn bị thế nào? Với cầu nguyện, với việc học hỏi Lời Chúa và bằng cách tóm tắt rõ ràng và ngắn gọn, làm ơn đừng quá 10 phút.
Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng trong Phụng vụ Lời Chúa, qua bài Tin Mừng và bài giảng, Thiên Chúa đối thoại với dân Ngài, là những kẻ chú ý và tôn kính lắng nghe Ngài, đồng thời nhận ra Ngài như đang hiện diện và hoạt động. Vì thế, nếu chúng ta lắng nghe “Tin Mừng”, thì từ đó chúng ta sẽ được hoán cải và biến đổi, nhờ vậy, có thể thay đổi chính mình và thế giới. Tại sao? Vì Tin Mừng, Lời Chúa vào từ tai, sang đến trái tim và đi đến đôi tay để làm việc lành.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180207_udienza-generale.html
“Lời Chúa kết thúc cuộc hành trình của nó bằng cách trở thành nhục thể trong chúng ta, tự biến đổi thành các việc làm”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ chín của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 7 tháng 2, 2018 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Hôm nay ĐTC giải thích về Tin Mừng và bài giảng trong Phụng Vụ Lời Chúa: “Tin Mừng là ánh sáng để hiểu ý nghĩa của bản văn Thánh Kinh đi trước nó, cả Cựu và Tân Ước… Lời Chúa đến từ tai, sang trái tim, và đi đến đôi tay, để làm việc lành. Và bài giảng cũng theo Lời của Chúa và cũng đi theo con đường ấy để giúp chúng ta ngõ hầu Lời của Chúa đi qua trái tim mà đến đôi tay”.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Chúng ta tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Chúng ta đã đến các Bài Đọc. Cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài, được phát triển trong Phụng vụ Lời Chúa của Thánh Lễ, đạt đến tột đỉnh trong việc công bố Tin Mừng. Việc này được đi trước bằng việc hát Alleluia - hoặc, trong Mùa Chay, một lời tung hô khác - mà với nó “cộng đồng tín hữu đón mừng và chào đón Chúa, Đấng sắp sửa nói trong Tin Mừng” (Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Rôma, 62). Như các mầu nhiệm của Đức Kitô chiếu sáng toàn thể mạc khải Thánh Kinh, thì trong Phụng Vụ Lời Chúa cũng thế, Tin Mừng là ánh sáng để hiểu ý nghĩa của bản văn Thánh Kinh đi trước nó, cả Cựu và Tân Ước. Thực ra, “Đức Kitô là trung tâm và sự viên mãn của toàn bộ Thánh Kinh, cũng như của toàn thể cuôc cử hành phụng vụ” (Dẫn Nhập vào Sách Bài Đọc, 5). Chúa Giêsu Kitô luôn luôn ở giữa, luôn luôn.
Do đó, chính phụng vụ phân biệt Tin Mừng với các bài đọc khác và bao quanh nó bằng một vinh dự và sự tôn kính đặc biệt. (X. Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Rôma, 60 và 134). Thật vậy, việc đọc Tin Mừng chỉ dành riêng cho thừa tác viên có chức thánh, được kết thúc bằng việc vị ấy hôn sách thánh; người ta đứng lên lắng nghe và làm dấu thánh giá trên trán, trên miệng và trên ngực; những cây nến và việc xông hương tôn vinh Đức Kitô, là Đấng làm cho lời hữu hiệu của Người được vang lên qua việc đọc Tin Mừng. Từ những dấu này, cộng đồng nhận ra sự hiện diện của Đức Kitô, Đấng ban cho họ “Tin Mừng” có sức hoán cải và biến đổi. Đó là một bài giảng huấn trực tiếp đang xảy ra, như được chứng tỏ bằng lời tung hô “Lạy Chúa, vinh danh Chúa” và “Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa” mà người ta đáp lại lời công bố ấy. Chúng ta đứng lên để lắng nghe Tin Mừng: chính Đức Kitô là Đấng nói với chúng ta, ở đó. Và vì điều này mà chúng ta chú ý, bởi vì đó là một cuộc trò truyện trực tiếp. Chính Chúa đang nói với chúng ta.
Vì vậy, trong Thánh Lễ, chúng ta không đọc Tin Mừng để biết sự việc xảy ra thế nào, nhưng lắng nghe Tin Mừng để nhận thức được những gì Chúa Giêsu đã làm và đã nói xưa kia; và Lời sống động, Lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng đang sống động và thấu đến con tim tôi. Đó là lý do tại sao việc lắng nghe Tin Mừng với một tấm lòng rộng mở là một điều rất quan trọng, bởi vì đó là Lời sống động. Thánh Augustinô viết rằng “miệng Đức Kitô là Tin Mừng. Người cai trị trên thiên đàng, nhưng Người không ngừng nói dưới đất.” (Bài giảng 85, 1:PL 38, 520; cũng xem Khảo luận về Tin Mừng Thánh Gioan, XXX, I: PL 35, 1632; CCL 36, 289). Nếu thật sự trong phụng vụ “Đức Kitô vẫn còn loan báo Tin Mừng” (CĐ Vaticanô II, Hiến Chế Sacrosanctum Concilium, 33), thì kết quả là, bằng cách tham dự Thánh Lễ, chúng ta cần phải trả lời Người. Chúng ta lắng nghe Tin Mừng và chúng ta phải trả lời trong đời sống của chúng ta.
Để đem sứ điệp của Người đến, Đức Kitô cũng dùng lời của linh mục, là vị giảng một bài giảng sau Tin Mừng (X. Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Rôma, 65-66; Dẫn Nhập vào Sách Bài Đọc,24-27). Được mạnh mẽ đề nghị bởi Công Đồng Vatican II như một phần của phụng vụ, (X. CĐ Vaticanô II, Hiến Chế Sacrosanctum Concilium, 52). bài giảng không phải là một bài diễn văn tùy dịp - ngay cả như một bài giáo lý như thế này mà tôi đang làm bây giờ - hoặc thậm chí như một bài thuyết trình hay một bài học, bài giảng là một điều khác. Bài giảng là gì? Đó là “một lần nữa tiếp tục cuộc đối thoại đã được mở ra giữa Chúa và dân Người” (Evangelii Gaudium, 137), để nó được hoàn thành trong cuộc sống. Bài chú giải đích thực của Tin Mừng là đời sống thánh thiện của chúng ta! Lời Chúa kết thúc cuộc hành trình của mình bằng cách trở thành nhục thể trong chúng ta, tự biến đổi thành các việc làm, như đã xảy ra nơi Đức Mẹ Maria và các thánh. Hãy nhớ những gì tôi đã nói lần trước, Lời Chúa đến từ tai, sang trái tim, và đi đến đôi tay, để làm việc lành. Và bài giảng cũng theo Lời của Chúa và cũng đi theo con đường ấy để giúp chúng ta ngõ hầu Lời của Chúa đi qua trái tim mà đến đôi tay.
Tôi đã bàn về chủ đề bài giảng trong Tông Huấn Evangelii Gaudium, ở đó tôi đã nhắc lại rằng bối cảnh phụng vụ “đòi bài giảng phải hướng cộng đồng, và ngay cả người thuyết giảng, đến một sự hiệp thông với Đức Kitô trong Thánh Thể, là điều biến đổi cuộc sống” (Ibid, 138).
Những người thuyết giảng phải chu toàn thừa tác vụ của mình - người giảng, linh mục hay phó tế hoặc giám mục - bằng cách cung cấp một việc phục vụ thực sự cho tất cả những ai tham dự Thánh Lễ, còn những người nghe gỉảng cũng phải thi hành phần vụ của họ. Trước hết phải chú ý, nghĩa là có một sự chuẩn bị nội tâm chính đáng, không có những đòi hỏi chủ quan, biết rằng mỗi vị thuyết giảng đều có những tài năng và giới hạn của họ. Nếu đôi khi có lý do để cảm thấy nhàm chán vì bài giảng dài dòng hay thiếu tập trung hoặc không thể hiểu nổi, thì khi khác chính thành kiến lại là chướng ngại. Và người giảng phải ý thức rằng mình không phải đang làm việc riêng của mình, mà là đang giảng, đang cho Chúa Giêsu mượn tiếng nói của mình, đang rao giảng Lời của Chúa Giêsu. Và bài giảng phải được chuẩn bị chu đáo, phải ngắn gọn, ngắn gọn! Một linh mục kể cho tôi rằng có lần ngài đến một thành phố khác, nơi mà cha mẹ ngài đã từng sinh sống và cha ngài đã nói với ngài, “Con biết không, cha rất vui, bởi vì cha đã cùng với bạn bè của mình tìm thấy một nhà thờ, ở đó Thánh lễ không có bài giảng”. Và bao nhiêu lần chúng ta thấy có người ngủ trong bài giảng, và những người khác thì nói chuyện hoặc ra ngoài hút thuốc.... Vì thế, làm ơn giảng ngắn gọn, nhưng chuẩn bị chu đáo. Và các linh mục, phó tế, giám mục thân mến, các vị đã chuẩn bị bài giảng như thế nào? Chuẩn bị thế nào? Với cầu nguyện, với việc học hỏi Lời Chúa và bằng cách tóm tắt rõ ràng và ngắn gọn, làm ơn đừng quá 10 phút.
Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng trong Phụng vụ Lời Chúa, qua bài Tin Mừng và bài giảng, Thiên Chúa đối thoại với dân Ngài, là những kẻ chú ý và tôn kính lắng nghe Ngài, đồng thời nhận ra Ngài như đang hiện diện và hoạt động. Vì thế, nếu chúng ta lắng nghe “Tin Mừng”, thì từ đó chúng ta sẽ được hoán cải và biến đổi, nhờ vậy, có thể thay đổi chính mình và thế giới. Tại sao? Vì Tin Mừng, Lời Chúa vào từ tai, sang đến trái tim và đi đến đôi tay để làm việc lành.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180207_udienza-generale.html