“Phụng vụ Lời Chúa là một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ tám của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 31 tháng 1, 2018 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC giải thích về Phụng Vụ Lời Chúa:
“Trong Hội Thánh khi Thánh Kinh được đọc, thì Chính Thiên Chúa nói với dân Ngài, và Đức Kitô, hiện diện trong Lời, công bố Tin Mừng…
Chúng ta lắng nghe Lời ấy bằng tai của mình và chuyển Lời ấy sang tâm hồn mình; Lời ấy không ở lại trong tai, mà phải đi vào tâm hồn; và từ tâm hồn Lời ấy chuyền sang đôi tay, để làm việc lành.”.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay chúng ta tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Sau khi bàn về nghi thức đầu lễ, giờ đây chúng ta hãy xét đến Phụng Vụ Lời Chúa, là một phần cấu thành [của Thánh Lễ] bởi vì chúng ta tụ họp để lắng nghe những gì Thiên Chúa đã làm và vẫn còn có ý định làm cho chúng ta.
Đó là một kinh nghiệm “trực tiếp” chứ không phải do được nghe nói đến, bởi vì “trong Hội Thánh khi Thánh Kinh được đọc, thì Chính Thiên Chúa nói với dân Ngài, và Đức Kitô, hiện diện trong Lời, công bố Tin Mừng” (Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Roma (QCTQSLR), 29, xem Hiến Chế Phụng Vụ Thánh (SC), 7; 33).
Và biết bao lần, trong khi Lời Chúa được đọc, người ta lại bảo nhau:
"Hãy nhìn ông này ..., hãy nhìn bà kia ..., hãy nhìn cái mũ bà ta đang đội: thật nực cười ...".
Và họ bắt đầu nói chuyện. Có đúng không?
Có nên nói chuyện trong khi đọc Lời Chúa không? [dân chúng trả lời: "Không!"].
Không, bởi vì nếu chúng ta nói chuyện với những người khác thì chúng ta không lắng nghe Lời Chúa. Khi chúng ta đọc Lời Chúa trong Thánh Kinh - Bài Đọc Thứ Nhất, Thứ Hai, Thánh Vịnh đáp ca và Tin Mừng - chúng ta phải lắng nghe, mở lòng ra, bởi vì chính Thiên Chúa là Đấng nói với chúng ta, và đừng nghĩ về những điều khác hay nói về những điều khác. Hiểu chưa? ... Tôi sẽ giải thích cho anh chị em về việc gì xảy ra trong Phụng Vụ Lời Chúa.
Các trang Thánh Kinh không còn là một bài viết mà trở thành Lời sống động được Thiên Chúa công bố. Chính Thiên Chúa là Đấng, qua người đọc, nói với chúng ta và thách đố chúng ta, là những người nghe với đức tin. Chúa Thánh Thần, Đấng “đã dùng các tiên tri mà phán dạy" (Kinh Tin Kính) và đã linh hứng các thánh ký, làm cho "Lời Chúa thực sự tác động trong tâm hồn điều mà Ngài làm cho vang lên trong tai" (Sách Bài Đọc, Dẫn Nhập, 9).
Nhưng để lắng nghe Lời Chúa thì cần phải mở lòng ra mà đón nhận các Lời ấy vào lòng.
Thiên Chúa nói và chúng ta lắng nghe Ngài, rồi sau đó thực hành những gì chúng ta đã nghe.
Điều rất quan trọng là lắng nghe.
Đôi khi chúng ta có thể không hiểu tại sao lại có một số bài đọc hơi khó hiểu. Nhưng Thiên Chúa nói cùng Lời ấy với chúng ta bằng một cách khác, trong thầm lặng và lắng nghe Lời Chúa. Đừng quên điều này. Trong Thánh Lễ, khi các Bài Đọc bắt đầu, chúng ta lắng nghe Lời Chúa.
Chúng ta cần lắng nghe Ngài! Thực ra, đó là một vấn đề sự sống, như một diễn tả sâu sắc rằng, "người ta sống không chỉ bởi cơm bánh, mà còn bởi mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt 4:4). Sự sống mà Lời Thiên Chúa ban cho chúng ta. Theo nghĩa này, chúng ta nói về Phụng Vụ Lời Chúa như "bàn tiệc" mà Chúa dọn ra để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của chúng ta. Đó là một bán tiệc tràn đầy của phụng vụ, rút ra rộng rãi từ kho tàng Thánh Kinh (x SC, 51), cả Cựu lẫn Tân Ước, bởi vì trong cả hai giao ước, Hội Thánh công bố cùng một một mầu nhiệm duy nhất của Đức Kitô (x Sách Bài Đọc, dẫn nhâp, 5). Chúng ta nghĩ về sự phong phú của các bài đọc Thánh Kinh được ba chu kỳ Chúa Nhật cung cấp mà, theo ánh sáng của các Tin Mừng Nhất Lãm, đồng hành với chúng ta trong suốt Năm Phụng Vụ: một sự phong phú dồi dào. Tôi cũng muốn đề cập đến ở đây tầm quan trọng của Thánh Vịnh đáp ca, có chức năng nuôi dưỡng việc suy niệm về điều đã được nghe trong bài đọc trước đó. Tốt hơn là bài Thánh Vịnh được củng cố bằng bài hát, ít là trong điệp khúc (xem QCTQSLR, 61, Sách Bài Đọc, Dẫn Nhập, 19-22).
Việc công bố phụng vụ cũng những Bài Đọc ấy, với những bài hát được rút ra từ Thánh Kinh, bày tỏ và nuôi dưỡng sự hiệp thông của Hội Thánh, đồng hành với cuộc hành trình của mỗi người chúng ta. Cho nên, chúng ta có thể hiểu được tại sao một số chọn lựa chủ quan, như bỏ các Bài Đọc hay thay thế chúng bằng các bản văn ngoài Thánh Kinh, đều bị cấm. Tôi nghe nói có người, đọc báo nếu có tin tức, bởi vì đó là tin tức trong ngày. Không! Lời Chúa là Lời của Thiên Chúa! Chúng ta có thể đọc báo sau. Nhưng ở đây chúng ta đọc Lời của Thiên Chúa, Đấng nói với chúng ta. Thay thế Lời ấy bằng những điều khác làm cho cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài trong cầu nguyện bị nghèo nàn và tổn thương. Đàng khác, việc tôn trọng toà giảng và việc sử dụng Sách Bài Đọc, việc có sẵn những người đọc và những người hát Thánh Vịnh tốt [là điều bắt buộc]. Nhưng chúng ta phải tìm những người đọc tốt, những người có thể đọc, chứ không phải những người đọc [sai các lời] khiến cho người ta chẳng hiểu gì cả. Giống như thế này. Những người đọc tốt. Họ phải chuẩn bị và thử trước Thánh Lễ để đọc cho tốt. Và điều này tạo ra một bầu không khí đón nhận im lặng [1].
Chúng ta biết rằng Lời Chúa là một sự trợ giúp để mình không bị lạc đường, cũng như tác giả Thánh Vịnh hướng lên Chúa mà thú nhận rằng: "Lời Chúa là ngọn đèn soi bước chân con, là ánh sáng soi đường con đi" (Tv 119:105). Làm sao chúng ta có thể đương đầu với cuộc lữ hành trần thế của mình, với những khó nhọc và thử thách của nó, mà không thường xuyên được nuôi dưỡng và soi sáng bởi Lời Chúa, là Lời vang lên trong Phụng Vụ?
Chắc chắn rằng chỉ nghe bằng tai, mà không đón nhận hạt giống Lời Chúa vào tâm hồn mình và để cho hạt giống ấy sinh hoa trái, thì chưa đủ. Chúng ta hãy nhớ lại dụ ngôn người gieo giống và các kết quả khác nhau tuỳ theo các loại đất khác nhau (xem Mc 4: 14-20). Tác động của Chúa Thánh Thần, là điều làm cho sự đáp trả có hiệu quả, cần những tâm hồn để cho mình được Ngài làm việc và vun xới, ngõ hầu những gì được nghe trong Thánh Lễ chuyển sang cuộc sống hằng ngày, theo lời khuyên của Thánh Tông Đồ Giacôbê:
"Anh em hãy là những người thực hành Lời Chúa, chứ không phải chỉ là những người nghe suông mà lừa dối chính mình" (Gc 1:22).
Lời Chúa hành trình trong chúng ta. Chúng ta lắng nghe Lời ấy bằng tai của mình và chuyển Lời ấy sang tâm hồn mình; Lời ấy không ở lại trong tai, mà phải đi vào tâm hồn; và từ tâm hồn Lời ấy chuyền sang đôi tay, để làm việc lành. Đây là con đường mà Lời Chúa đi theo: từ tai đến tâm hồn và đôi tay. Chúng ta hãy học những điều này. Cảm ơn anh chị em!
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180131_udienza-generale.html
[1] "Phụng vụ Lời Chúa phải được cử hành cách nào để thúc đẩy việc suy niệm. Vì vậy, cần phải tránh tất cả các hình thức vội vã làm cản trở việc hồi tâm. Cũng có trong đó cơ hội cho những giây phút im lặng ngắn, phù hợp với buổi quy tụ, qua đó, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Lời Chúa được nghe thấy trong lòng và lời đáp trả được chuẩn bị bằng cầu nguyện "(QCTQSLR, 56).
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ tám của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 31 tháng 1, 2018 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC giải thích về Phụng Vụ Lời Chúa:
“Trong Hội Thánh khi Thánh Kinh được đọc, thì Chính Thiên Chúa nói với dân Ngài, và Đức Kitô, hiện diện trong Lời, công bố Tin Mừng…
Chúng ta lắng nghe Lời ấy bằng tai của mình và chuyển Lời ấy sang tâm hồn mình; Lời ấy không ở lại trong tai, mà phải đi vào tâm hồn; và từ tâm hồn Lời ấy chuyền sang đôi tay, để làm việc lành.”.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay chúng ta tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Sau khi bàn về nghi thức đầu lễ, giờ đây chúng ta hãy xét đến Phụng Vụ Lời Chúa, là một phần cấu thành [của Thánh Lễ] bởi vì chúng ta tụ họp để lắng nghe những gì Thiên Chúa đã làm và vẫn còn có ý định làm cho chúng ta.
Đó là một kinh nghiệm “trực tiếp” chứ không phải do được nghe nói đến, bởi vì “trong Hội Thánh khi Thánh Kinh được đọc, thì Chính Thiên Chúa nói với dân Ngài, và Đức Kitô, hiện diện trong Lời, công bố Tin Mừng” (Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Roma (QCTQSLR), 29, xem Hiến Chế Phụng Vụ Thánh (SC), 7; 33).
Và biết bao lần, trong khi Lời Chúa được đọc, người ta lại bảo nhau:
"Hãy nhìn ông này ..., hãy nhìn bà kia ..., hãy nhìn cái mũ bà ta đang đội: thật nực cười ...".
Và họ bắt đầu nói chuyện. Có đúng không?
Có nên nói chuyện trong khi đọc Lời Chúa không? [dân chúng trả lời: "Không!"].
Không, bởi vì nếu chúng ta nói chuyện với những người khác thì chúng ta không lắng nghe Lời Chúa. Khi chúng ta đọc Lời Chúa trong Thánh Kinh - Bài Đọc Thứ Nhất, Thứ Hai, Thánh Vịnh đáp ca và Tin Mừng - chúng ta phải lắng nghe, mở lòng ra, bởi vì chính Thiên Chúa là Đấng nói với chúng ta, và đừng nghĩ về những điều khác hay nói về những điều khác. Hiểu chưa? ... Tôi sẽ giải thích cho anh chị em về việc gì xảy ra trong Phụng Vụ Lời Chúa.
Các trang Thánh Kinh không còn là một bài viết mà trở thành Lời sống động được Thiên Chúa công bố. Chính Thiên Chúa là Đấng, qua người đọc, nói với chúng ta và thách đố chúng ta, là những người nghe với đức tin. Chúa Thánh Thần, Đấng “đã dùng các tiên tri mà phán dạy" (Kinh Tin Kính) và đã linh hứng các thánh ký, làm cho "Lời Chúa thực sự tác động trong tâm hồn điều mà Ngài làm cho vang lên trong tai" (Sách Bài Đọc, Dẫn Nhập, 9).
Nhưng để lắng nghe Lời Chúa thì cần phải mở lòng ra mà đón nhận các Lời ấy vào lòng.
Thiên Chúa nói và chúng ta lắng nghe Ngài, rồi sau đó thực hành những gì chúng ta đã nghe.
Điều rất quan trọng là lắng nghe.
Đôi khi chúng ta có thể không hiểu tại sao lại có một số bài đọc hơi khó hiểu. Nhưng Thiên Chúa nói cùng Lời ấy với chúng ta bằng một cách khác, trong thầm lặng và lắng nghe Lời Chúa. Đừng quên điều này. Trong Thánh Lễ, khi các Bài Đọc bắt đầu, chúng ta lắng nghe Lời Chúa.
Chúng ta cần lắng nghe Ngài! Thực ra, đó là một vấn đề sự sống, như một diễn tả sâu sắc rằng, "người ta sống không chỉ bởi cơm bánh, mà còn bởi mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt 4:4). Sự sống mà Lời Thiên Chúa ban cho chúng ta. Theo nghĩa này, chúng ta nói về Phụng Vụ Lời Chúa như "bàn tiệc" mà Chúa dọn ra để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của chúng ta. Đó là một bán tiệc tràn đầy của phụng vụ, rút ra rộng rãi từ kho tàng Thánh Kinh (x SC, 51), cả Cựu lẫn Tân Ước, bởi vì trong cả hai giao ước, Hội Thánh công bố cùng một một mầu nhiệm duy nhất của Đức Kitô (x Sách Bài Đọc, dẫn nhâp, 5). Chúng ta nghĩ về sự phong phú của các bài đọc Thánh Kinh được ba chu kỳ Chúa Nhật cung cấp mà, theo ánh sáng của các Tin Mừng Nhất Lãm, đồng hành với chúng ta trong suốt Năm Phụng Vụ: một sự phong phú dồi dào. Tôi cũng muốn đề cập đến ở đây tầm quan trọng của Thánh Vịnh đáp ca, có chức năng nuôi dưỡng việc suy niệm về điều đã được nghe trong bài đọc trước đó. Tốt hơn là bài Thánh Vịnh được củng cố bằng bài hát, ít là trong điệp khúc (xem QCTQSLR, 61, Sách Bài Đọc, Dẫn Nhập, 19-22).
Việc công bố phụng vụ cũng những Bài Đọc ấy, với những bài hát được rút ra từ Thánh Kinh, bày tỏ và nuôi dưỡng sự hiệp thông của Hội Thánh, đồng hành với cuộc hành trình của mỗi người chúng ta. Cho nên, chúng ta có thể hiểu được tại sao một số chọn lựa chủ quan, như bỏ các Bài Đọc hay thay thế chúng bằng các bản văn ngoài Thánh Kinh, đều bị cấm. Tôi nghe nói có người, đọc báo nếu có tin tức, bởi vì đó là tin tức trong ngày. Không! Lời Chúa là Lời của Thiên Chúa! Chúng ta có thể đọc báo sau. Nhưng ở đây chúng ta đọc Lời của Thiên Chúa, Đấng nói với chúng ta. Thay thế Lời ấy bằng những điều khác làm cho cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài trong cầu nguyện bị nghèo nàn và tổn thương. Đàng khác, việc tôn trọng toà giảng và việc sử dụng Sách Bài Đọc, việc có sẵn những người đọc và những người hát Thánh Vịnh tốt [là điều bắt buộc]. Nhưng chúng ta phải tìm những người đọc tốt, những người có thể đọc, chứ không phải những người đọc [sai các lời] khiến cho người ta chẳng hiểu gì cả. Giống như thế này. Những người đọc tốt. Họ phải chuẩn bị và thử trước Thánh Lễ để đọc cho tốt. Và điều này tạo ra một bầu không khí đón nhận im lặng [1].
Chúng ta biết rằng Lời Chúa là một sự trợ giúp để mình không bị lạc đường, cũng như tác giả Thánh Vịnh hướng lên Chúa mà thú nhận rằng: "Lời Chúa là ngọn đèn soi bước chân con, là ánh sáng soi đường con đi" (Tv 119:105). Làm sao chúng ta có thể đương đầu với cuộc lữ hành trần thế của mình, với những khó nhọc và thử thách của nó, mà không thường xuyên được nuôi dưỡng và soi sáng bởi Lời Chúa, là Lời vang lên trong Phụng Vụ?
Chắc chắn rằng chỉ nghe bằng tai, mà không đón nhận hạt giống Lời Chúa vào tâm hồn mình và để cho hạt giống ấy sinh hoa trái, thì chưa đủ. Chúng ta hãy nhớ lại dụ ngôn người gieo giống và các kết quả khác nhau tuỳ theo các loại đất khác nhau (xem Mc 4: 14-20). Tác động của Chúa Thánh Thần, là điều làm cho sự đáp trả có hiệu quả, cần những tâm hồn để cho mình được Ngài làm việc và vun xới, ngõ hầu những gì được nghe trong Thánh Lễ chuyển sang cuộc sống hằng ngày, theo lời khuyên của Thánh Tông Đồ Giacôbê:
"Anh em hãy là những người thực hành Lời Chúa, chứ không phải chỉ là những người nghe suông mà lừa dối chính mình" (Gc 1:22).
Lời Chúa hành trình trong chúng ta. Chúng ta lắng nghe Lời ấy bằng tai của mình và chuyển Lời ấy sang tâm hồn mình; Lời ấy không ở lại trong tai, mà phải đi vào tâm hồn; và từ tâm hồn Lời ấy chuyền sang đôi tay, để làm việc lành. Đây là con đường mà Lời Chúa đi theo: từ tai đến tâm hồn và đôi tay. Chúng ta hãy học những điều này. Cảm ơn anh chị em!
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180131_udienza-generale.html
[1] "Phụng vụ Lời Chúa phải được cử hành cách nào để thúc đẩy việc suy niệm. Vì vậy, cần phải tránh tất cả các hình thức vội vã làm cản trở việc hồi tâm. Cũng có trong đó cơ hội cho những giây phút im lặng ngắn, phù hợp với buổi quy tụ, qua đó, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Lời Chúa được nghe thấy trong lòng và lời đáp trả được chuẩn bị bằng cầu nguyện "(QCTQSLR, 56).