Bài Giáo Lý Thứ 6 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Cử Chỉ Sám Hối
“Chúng ta biết từ kinh nghiệm rằng chỉ có những ai có thể nhìn nhận các lỗi lầm và xin lỗi thì mới nhận được sự thông cảm và sự tha thứ của người khác”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ sáu của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 3 tháng 1, 2018 tại Đại Sảnh Phaolô VI ở Vatican. Hôm nay ĐTC giải thích về ý nghĩa của Cử Chỉ Sám Hối: Cử chỉ sám hối “củng cố thái độ mà với nó chúng ta dọn mình để xứng đáng cử hành các mầu nhiệm thánh, nghĩa là nhìn nhận các tội lỗi của mình trước mặt Thiên Chúa và anh chị em mình…. Tội lỗi cắt đứt: cắt đứt mối liên hệ với Thiên Chúa và cắt đứt mối liên hệ với anh chị em, mối liên hệ trong gia đình, ngoài xã hội và trong cộng đồng: Tội lỗi luôn cắt đứt, phân cách và chia rẽ”.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tiếp tục bài giáo lý về việc cử hành Thánh Lễ, hôm nay chúng ta xét đến cử chỉ sám hối trong bối cảnh của nghi thức đầu lễ. Trong sự đơn sơ của nó, nó củng cố thái độ mà với nó chúng ta dọn mình để xứng đáng cử hành các mầu nhiệm thánh, nghĩa là nhìn nhận các tội lỗi của mình trước mặt Thiên Chúa và anh chị em mình, nhìn nhận rằng mình là những kẻ tội lỗi. Thật ra, lời mời gọi của linh mục được nói với toàn thể cộng đồng trong cầu nguyện, vì tất cả chúng ta đều là những kẻ tội lỗi. Chúa có thể ban gì cho những kẻ có một con tim chứa đầy chính mình, đầy thành công của mình? Không ban gì cả, bởi vì kẻ hợm mình, đầy sự tự nhận mình là công chính, thì không thể đón nhận được ơn tha thứ. Chúng ta hãy nghĩ đến dụ ngôn người Pharisêu và người thâu thuế, chỉ có người thứ hai - người thu thuế - mới trở về nhà được nên công chính, nghĩa là được tha thứ (x. Lc 18: 9-14). Ai ý thức được những khốn khổ của mình và cúi mắt nhìn xuống với lòng khiêm nhường, thì cảm nhận được cái nhìn chăm chú đầy thương xót của Thiên Chúa soi trên mình. Chúng ta biết từ kinh nghiệm rằng chỉ có những ai có thể nhìn nhận các lỗi lầm và xin lỗi thì mới nhận được sự thông cảm và sự tha thứ của người khác.
Lắng nghe tiếng lương tâm trong im lặng cho phép chúng ta nhận ra rằng các suy nghĩ của mình thật khác xa các suy nghĩ của Thiên Chúa, các lời nói và hành động của mình thường là phàm tục, nghĩa là bị hướng dẫn bởi các chọn lựa ngược với Tin Mừng. Do đó, ở đầu Thánh Lễ, chúng ta cùng nhau thực hiện cử chỉ sám hối qua một công thức thú tội chung, được nói lên ở ngôi thứ nhất số ít. Mọi người đều thú tội với Thiên Chúa và với các anh chị em rằng mình “đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót”. Vâng, ngay cả trong sự thiếu sót, nghĩa là đã không làm những điều tốt mà tôi có thể làm. Chúng ta thường cảm thấy tốt bởi vì – chúng ta nói - “Tôi đã không làm tổn thương ai cả”. Trong thực tế, chỉ không làm tổn thương người khác thì chưa đủ, cần phải chọn để làm điều tốt bằng cách nắm lấy những cơ hội để làm chứng tốt rằng chúng ta là các môn đệ của Chúa Giêsu. Thật tốt khi nhấn mạnh rằng chúng ta thú nhận với cả Thiên Chúa lẫn anh chị em rằng mình là những kẻ tội lỗi: điều này giúp chúng ta hiểu được chiều kích của tội lỗi là điều, trong khi tách rời chúng ta khỏi Thiên Chúa, cũng chia cách chúng ta với anh chị em mình và ngược lại. Tội lỗi cắt đứt: cắt đứt mối liên hệ với Thiên Chúa và cắt đứt mối liên hệ với anh chị em, mối liên hệ trong gia đình, ngoài xã hội và trong cộng đồng: Tội lỗi luôn cắt đứt, phân cách và chia rẽ.
Các lời chúng ta nói qua miệng của mình đi kèm với cử chỉ đấm ngực của mình, nhìn nhận rằng tôi đã phạm tội do lỗi của chính tôi, chứ không phải của người khác. Thường xảy ra là chúng ta chỉ ngón tay để tố cáo người khác vì sợ hoặc xấu hổ. Nhìn nhận có tội như thế này, nhưng thật tốt khi thú nhận nó với lòng chân thành. Chúng ta hãy thú nhận tội lỗi của mình. Tôi nhớ một giai thoại mà một vị thừa sai già đã kể về một phụ nữ đi xưng tội và bắt đầu kể các sai lầm của chồng; rồi bà ấy tiếp tục kể các sai lầm của mẹ chồng và sau đó là tội lỗi của các người láng giềng. Đến một lúc, cha giải tội nói với bà: “Nhưng, thưa bà, cho tôi biết: bà đã xong chưa? - Rất tốt: bà đã xong với tội của người khác. Bây giờ hãy bắt đầu xưng tội của bà đi”. Xưng các tội lỗi của mình!
Sau khi thú nhận tội lỗi, chúng ta khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria, các Thiên Thần và các Thánh cầu cùng Chúa cho chúng ta. Việc các thánh cùng thông công này cũng thật là quý giá: nghĩa là, sự cầu bầu của các “bạn hữu và các mẫu gương của cuộc sống” (Kinh Tiền Tụng ngày 1 tháng 11) nâng đỡ chúng ta trên con đường hướng về sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa, khi tội lỗi sẽ bị hủy diệt vĩnh viễn.
Ngoài “Kinh Cáo Mình”, chúng ta có thể làm nghi thức sám hối với các công thức khác, chẳng hạn như: “Lạy Chúa, xin thương xót chúng com / Vì chúng con đã xúc phạm đến Chúa / Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con / Và ban ơn cứu độ cho chúng con.” (x. Tv 123:3, 85:8, Gr 14:20). Đặc biệt vào ngày Chúa Nhật, chúng ta có thể thực hiện việc làm phép nước và rảy nước thánh để nhớ lại Bí Tích Rửa Tội (x. Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Roma, 51), đã xoá bỏ mọi tội lỗi. Như một phần của cử chỉ sám hối, chúng ta cũng có thể, hát kinh Kyrie eleison (Kinh Thương Xót): với một biểu thức Hy Lạp cổ xưa, chúng ta tung hô Chúa - Kyrios - và nài xin lòng thương xót của Ngài (nt., 52).
Thánh Kinh cho chúng ta các mẫu gương sáng ngời của những nhân vật điển hình về “thống hối”, trở lại với chính mình sau khi đã phạm tội, tìm được can đảm để tháo bỏ mặt nạ và mở lòng mình ra cho ân sủng là điều canh tân tâm hồn. Chúng ta hãy nghĩ đến Vua Đavid và các lời được ghi lại trong Thánh Vịnh: “Ôi lạy Thiên Chúa, xin thương con, trong tình yêu của Chúa; trong lòng thương xót vô bờ của Chúa, xin xóa sạch các lỗi lầm của con” (Tv 5:.3). Chúng ta hãy nghĩ đến người con hoang đàng trở về cùng cha mình; hoặc lời kêu xin của người thu thuế: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18:13). Chúng ta cũng nghĩ đến Thánh Phêrô, ông Giakêu, và người Samaritanô. So mình với sự dễ bể của đất sét mà với nó chúng ta đã được nhào nắn là một kinh nghiệm củng cố chúng ta: trong khi làm cho chúng ta đối phó với sự yếu đuối yếu của mình, nó mở lòng chúng ta ra để cầu xin lòng thương xót của Thiên Chúa, là điều biến đổi và hoán cải. Và đó là những gì chúng ta làm trong cử chỉ sám hối ở đầu Thánh Lễ.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180103_udienza-generale.html
“Chúng ta biết từ kinh nghiệm rằng chỉ có những ai có thể nhìn nhận các lỗi lầm và xin lỗi thì mới nhận được sự thông cảm và sự tha thứ của người khác”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ sáu của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 3 tháng 1, 2018 tại Đại Sảnh Phaolô VI ở Vatican. Hôm nay ĐTC giải thích về ý nghĩa của Cử Chỉ Sám Hối: Cử chỉ sám hối “củng cố thái độ mà với nó chúng ta dọn mình để xứng đáng cử hành các mầu nhiệm thánh, nghĩa là nhìn nhận các tội lỗi của mình trước mặt Thiên Chúa và anh chị em mình…. Tội lỗi cắt đứt: cắt đứt mối liên hệ với Thiên Chúa và cắt đứt mối liên hệ với anh chị em, mối liên hệ trong gia đình, ngoài xã hội và trong cộng đồng: Tội lỗi luôn cắt đứt, phân cách và chia rẽ”.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tiếp tục bài giáo lý về việc cử hành Thánh Lễ, hôm nay chúng ta xét đến cử chỉ sám hối trong bối cảnh của nghi thức đầu lễ. Trong sự đơn sơ của nó, nó củng cố thái độ mà với nó chúng ta dọn mình để xứng đáng cử hành các mầu nhiệm thánh, nghĩa là nhìn nhận các tội lỗi của mình trước mặt Thiên Chúa và anh chị em mình, nhìn nhận rằng mình là những kẻ tội lỗi. Thật ra, lời mời gọi của linh mục được nói với toàn thể cộng đồng trong cầu nguyện, vì tất cả chúng ta đều là những kẻ tội lỗi. Chúa có thể ban gì cho những kẻ có một con tim chứa đầy chính mình, đầy thành công của mình? Không ban gì cả, bởi vì kẻ hợm mình, đầy sự tự nhận mình là công chính, thì không thể đón nhận được ơn tha thứ. Chúng ta hãy nghĩ đến dụ ngôn người Pharisêu và người thâu thuế, chỉ có người thứ hai - người thu thuế - mới trở về nhà được nên công chính, nghĩa là được tha thứ (x. Lc 18: 9-14). Ai ý thức được những khốn khổ của mình và cúi mắt nhìn xuống với lòng khiêm nhường, thì cảm nhận được cái nhìn chăm chú đầy thương xót của Thiên Chúa soi trên mình. Chúng ta biết từ kinh nghiệm rằng chỉ có những ai có thể nhìn nhận các lỗi lầm và xin lỗi thì mới nhận được sự thông cảm và sự tha thứ của người khác.
Lắng nghe tiếng lương tâm trong im lặng cho phép chúng ta nhận ra rằng các suy nghĩ của mình thật khác xa các suy nghĩ của Thiên Chúa, các lời nói và hành động của mình thường là phàm tục, nghĩa là bị hướng dẫn bởi các chọn lựa ngược với Tin Mừng. Do đó, ở đầu Thánh Lễ, chúng ta cùng nhau thực hiện cử chỉ sám hối qua một công thức thú tội chung, được nói lên ở ngôi thứ nhất số ít. Mọi người đều thú tội với Thiên Chúa và với các anh chị em rằng mình “đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót”. Vâng, ngay cả trong sự thiếu sót, nghĩa là đã không làm những điều tốt mà tôi có thể làm. Chúng ta thường cảm thấy tốt bởi vì – chúng ta nói - “Tôi đã không làm tổn thương ai cả”. Trong thực tế, chỉ không làm tổn thương người khác thì chưa đủ, cần phải chọn để làm điều tốt bằng cách nắm lấy những cơ hội để làm chứng tốt rằng chúng ta là các môn đệ của Chúa Giêsu. Thật tốt khi nhấn mạnh rằng chúng ta thú nhận với cả Thiên Chúa lẫn anh chị em rằng mình là những kẻ tội lỗi: điều này giúp chúng ta hiểu được chiều kích của tội lỗi là điều, trong khi tách rời chúng ta khỏi Thiên Chúa, cũng chia cách chúng ta với anh chị em mình và ngược lại. Tội lỗi cắt đứt: cắt đứt mối liên hệ với Thiên Chúa và cắt đứt mối liên hệ với anh chị em, mối liên hệ trong gia đình, ngoài xã hội và trong cộng đồng: Tội lỗi luôn cắt đứt, phân cách và chia rẽ.
Các lời chúng ta nói qua miệng của mình đi kèm với cử chỉ đấm ngực của mình, nhìn nhận rằng tôi đã phạm tội do lỗi của chính tôi, chứ không phải của người khác. Thường xảy ra là chúng ta chỉ ngón tay để tố cáo người khác vì sợ hoặc xấu hổ. Nhìn nhận có tội như thế này, nhưng thật tốt khi thú nhận nó với lòng chân thành. Chúng ta hãy thú nhận tội lỗi của mình. Tôi nhớ một giai thoại mà một vị thừa sai già đã kể về một phụ nữ đi xưng tội và bắt đầu kể các sai lầm của chồng; rồi bà ấy tiếp tục kể các sai lầm của mẹ chồng và sau đó là tội lỗi của các người láng giềng. Đến một lúc, cha giải tội nói với bà: “Nhưng, thưa bà, cho tôi biết: bà đã xong chưa? - Rất tốt: bà đã xong với tội của người khác. Bây giờ hãy bắt đầu xưng tội của bà đi”. Xưng các tội lỗi của mình!
Sau khi thú nhận tội lỗi, chúng ta khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria, các Thiên Thần và các Thánh cầu cùng Chúa cho chúng ta. Việc các thánh cùng thông công này cũng thật là quý giá: nghĩa là, sự cầu bầu của các “bạn hữu và các mẫu gương của cuộc sống” (Kinh Tiền Tụng ngày 1 tháng 11) nâng đỡ chúng ta trên con đường hướng về sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa, khi tội lỗi sẽ bị hủy diệt vĩnh viễn.
Ngoài “Kinh Cáo Mình”, chúng ta có thể làm nghi thức sám hối với các công thức khác, chẳng hạn như: “Lạy Chúa, xin thương xót chúng com / Vì chúng con đã xúc phạm đến Chúa / Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con / Và ban ơn cứu độ cho chúng con.” (x. Tv 123:3, 85:8, Gr 14:20). Đặc biệt vào ngày Chúa Nhật, chúng ta có thể thực hiện việc làm phép nước và rảy nước thánh để nhớ lại Bí Tích Rửa Tội (x. Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Roma, 51), đã xoá bỏ mọi tội lỗi. Như một phần của cử chỉ sám hối, chúng ta cũng có thể, hát kinh Kyrie eleison (Kinh Thương Xót): với một biểu thức Hy Lạp cổ xưa, chúng ta tung hô Chúa - Kyrios - và nài xin lòng thương xót của Ngài (nt., 52).
Thánh Kinh cho chúng ta các mẫu gương sáng ngời của những nhân vật điển hình về “thống hối”, trở lại với chính mình sau khi đã phạm tội, tìm được can đảm để tháo bỏ mặt nạ và mở lòng mình ra cho ân sủng là điều canh tân tâm hồn. Chúng ta hãy nghĩ đến Vua Đavid và các lời được ghi lại trong Thánh Vịnh: “Ôi lạy Thiên Chúa, xin thương con, trong tình yêu của Chúa; trong lòng thương xót vô bờ của Chúa, xin xóa sạch các lỗi lầm của con” (Tv 5:.3). Chúng ta hãy nghĩ đến người con hoang đàng trở về cùng cha mình; hoặc lời kêu xin của người thu thuế: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18:13). Chúng ta cũng nghĩ đến Thánh Phêrô, ông Giakêu, và người Samaritanô. So mình với sự dễ bể của đất sét mà với nó chúng ta đã được nhào nắn là một kinh nghiệm củng cố chúng ta: trong khi làm cho chúng ta đối phó với sự yếu đuối yếu của mình, nó mở lòng chúng ta ra để cầu xin lòng thương xót của Thiên Chúa, là điều biến đổi và hoán cải. Và đó là những gì chúng ta làm trong cử chỉ sám hối ở đầu Thánh Lễ.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180103_udienza-generale.html