Trong khi cả thế giới, đặc biêt là chính quyền và nhân dân Ấn Độ, còn ghi nhớ công lao của Mẹ Thánh Têrêsa thành Calcutta giúp người nghèo khó bệnh tật, thì ngày nay sau hơn 10 năm Mẹ qua đời, một lãnh tụ Ấn Giáo bắt đầu vô ơn bội nghiã lên tiếng phủ nhận công lao và phỉ báng Mẹ Thánh Têrêsa.
Nhà lãnh đạo Ấn Giáo Swami Parpoornanda cáo buộc rằng, "Mẹ Têrêsa đã tổ chức buôn bán bất hợp pháp 50.000 phụ nữ, biến họ thành tín hữu Công Giáo, rồi bảo họ làm những công việc của các nữ tu” Ông cũng nói rằng các tôn giáo không xứng đáng được nhận giải thưởng "Bharata Ratna"năm 1980 là giải thưởng vinh danh cao qúy nhất của Chính phủ Ấn Độ. Giải thưởng này chính quyền Ấn đã trao tặng Mẹ Têrêsa năm 1980
Trước nhận xét này, trong một chương trình truyền hình, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, Đức Tổng Giám Mục Thumma BaLa, tuyên bố: " Điều cần thiết là phải lên án và áp dụng những biện pháp pháp lý đối với nhà lãnh đạo Ấn Giáo Swami Parpoornanda Saraswathi vì đã có những lời xúc phạm và cáo buộc sai trái đối với Mẹ Têrêsa thành Calcutta. Ngài cũng kêu gọi chính phủ các bang Andhra Pradesh,Telangana phải có thái độ và không nên thờ ơ trước những lời xúc phạm Mẹ Thánh Têrêsa
Đức TGM nói " Tổng Thống và nhân dân Ấn Độ đã thừa nhận công lao Mẹ Têrêsa đã giúp người nghèo, người túng thiếu, người bệnh nan y, người cao tuổi, người bị bỏ rơi và đau khổ, Mẹ còn được toàn thế giới công nhận, qua việc năm 1979 Mẹ được trao giải Nobel Hoà bình và hiện nay dòng của Mẹ có 5161 chị em đang làm việc bác ái tại 758 cơ sở tại 139 quốc gia. ".
Đức TGM nhận xét thêm: Những nhận xét và cáo buộc của của nhà lãnh đạo Ấn Giáo đối với Mẹ Têrêsa không những làm tổn thương uy tín Giáo Hội Công Giáo mà còn làm tổn hại đến tình cảm của các cộng đồng Kitô hữu, của những người trên thế giới và các người tôn giáo khác vẫn kính trọng Mẹ như là thánh và mẹ của người nghèo, đau khổ ". Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ lên án những nỗ lực "cố gắng chia rẽ trong xã hội".
Đức TGM kết luận " Noi gương Chúa Giêsu, "Chúng ta tha thứ cho nhà lãnh đạo Ấn giáo đó, xin các nhà lãnh đạo tôn giáo hãy nuôi dưỡng và củng cố sự hòa hợp và hòa bình trong cộng đồng đa nguyên của quốc gia, bảo vệ tự do tôn giáo được hiến pháp của chúng ta bảo đảm, yêu cầu chính phủ phải đảm bảo các sự cố như vậy sẽ không tái diễn trong tương lai.
Nhà lãnh đạo Ấn Giáo Swami Parpoornanda cáo buộc rằng, "Mẹ Têrêsa đã tổ chức buôn bán bất hợp pháp 50.000 phụ nữ, biến họ thành tín hữu Công Giáo, rồi bảo họ làm những công việc của các nữ tu” Ông cũng nói rằng các tôn giáo không xứng đáng được nhận giải thưởng "Bharata Ratna"năm 1980 là giải thưởng vinh danh cao qúy nhất của Chính phủ Ấn Độ. Giải thưởng này chính quyền Ấn đã trao tặng Mẹ Têrêsa năm 1980
Trước nhận xét này, trong một chương trình truyền hình, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, Đức Tổng Giám Mục Thumma BaLa, tuyên bố: " Điều cần thiết là phải lên án và áp dụng những biện pháp pháp lý đối với nhà lãnh đạo Ấn Giáo Swami Parpoornanda Saraswathi vì đã có những lời xúc phạm và cáo buộc sai trái đối với Mẹ Têrêsa thành Calcutta. Ngài cũng kêu gọi chính phủ các bang Andhra Pradesh,Telangana phải có thái độ và không nên thờ ơ trước những lời xúc phạm Mẹ Thánh Têrêsa
Đức TGM nói " Tổng Thống và nhân dân Ấn Độ đã thừa nhận công lao Mẹ Têrêsa đã giúp người nghèo, người túng thiếu, người bệnh nan y, người cao tuổi, người bị bỏ rơi và đau khổ, Mẹ còn được toàn thế giới công nhận, qua việc năm 1979 Mẹ được trao giải Nobel Hoà bình và hiện nay dòng của Mẹ có 5161 chị em đang làm việc bác ái tại 758 cơ sở tại 139 quốc gia. ".
Đức TGM nhận xét thêm: Những nhận xét và cáo buộc của của nhà lãnh đạo Ấn Giáo đối với Mẹ Têrêsa không những làm tổn thương uy tín Giáo Hội Công Giáo mà còn làm tổn hại đến tình cảm của các cộng đồng Kitô hữu, của những người trên thế giới và các người tôn giáo khác vẫn kính trọng Mẹ như là thánh và mẹ của người nghèo, đau khổ ". Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ lên án những nỗ lực "cố gắng chia rẽ trong xã hội".
Đức TGM kết luận " Noi gương Chúa Giêsu, "Chúng ta tha thứ cho nhà lãnh đạo Ấn giáo đó, xin các nhà lãnh đạo tôn giáo hãy nuôi dưỡng và củng cố sự hòa hợp và hòa bình trong cộng đồng đa nguyên của quốc gia, bảo vệ tự do tôn giáo được hiến pháp của chúng ta bảo đảm, yêu cầu chính phủ phải đảm bảo các sự cố như vậy sẽ không tái diễn trong tương lai.