Những ánh sáng trên đường đời...
CHẦU THÁNH THỂ
Đã hơn mười năm qua, thỉnh thoảng tôi mới ghé qua nhà chầu Thánh Thể của giáo xứ dăm ba phút để cầu nguyện cho công tác tông đồ cho người nghèo... Đầu tháng 8 vừa qua, có vài biến cố nhỏ xảy đến làm tôi sợ hãi. Nỗi bất an khiến tôi khó chịu. Tôi bấu víu vào Chúa và một sức mạnh vô hình khiến đôi chân tôi cất bước đều đặn đến nhà chầu. Một tuần trôi qua, tôi cảm thấy bình an lạ lùng. Một buổi sáng thứ năm, tôi giật mình khi nhìn thấy khuôn mặt Chúa thật sống động ở nơi đây, rồi thoáng qua rất nhanh; nhiều cảm xúc bối rối đã ập đến.
Thế là tôi bắt đầu hối tiếc vì đã không đến đây thường xuyên dù phát hiện ra nội dung chầu Thánh Thể cũng “không khác lắm” so với lời cầu nguyện buổi sáng hằng ngày của tôi. Chầu Thánh Thể là việc nhiều thành phần dân Chúa đã thực hiện “từ lâu rồi”, ngay từ thuở bé tôi đã được quỳ nghiêm trang trước Thánh Thể trong nhà thờ; thế mà những công việc, đam mê đã cuốn tôi ra xa.... Dù rước lễ hằng ngày, tôi vẫn có cảm tưởng tôi vừa được trôi “vào bờ” !
Giữa tháng 8, tôi nhận được món quà đặc biệt, tôi khá vui nhưng không mấy quan tâm vì lòng đang rộn ràng khi ngày Mẹ Têrêsa được phong thánh gần kề. Tôi vui và cảm thấy mình “đúng” khi Mẹ Têrêsa là người chầu Thánh Thể hằng ngày.
THÁNH TÊRÊSA CALCUTTA
Ngày Mẹ Têrêsa được phong thánh, tôi mặc quần áo chỉnh tề ngồi trước laptop để dự thánh lễ, lòng vui như một công dân Ấn Độ. Tôi lưu lại khá nhiều bài viết trên mạng truyền thông Công Giáo về vị thánh nhân ái này để đọc từ từ, mong thấm nguyện sâu vào đời sống.
Cách đây hơn 24 năm, tôi đã đi theo gương nhân đức của Mẹ Têrêsa sau khi xem một phóng sự trên đài truyền hình Việt Nam - ca tụng việc bác ái của người phụ nữ mà cả thế giới gọi là "Mẹ" - vào năm 1992. Từ đó đến nay tôi rất hạnh phúc; đó là những mảng hạnh phúc đến từng thời điểm (chứ chưa phải là niềm hạnh phúc trọn vẹn của thiên đàng) giúp tôi thấy mình đi dúng hướng và có lẽ, tôi sẽ chia sẻ với người cùng khổ cho đến cuối đời. Tại sao tôi dám nói như thế?
Vì hằng ngày, nhiều người bán hàng rong đi qua nhà tôi và nhiều thanh niên đi mua đồ cũ, chưa hết, con đường từ nhà tôi đến nhà thờ hay siêu thị, công viên có nhiều người kiếm sống trên hè phố.....Sau này, nếu có lom khom đi chậm chạp hay yếu ớt, thậm chí không đi được...tôi vẫn có thể chia sẻ cho những người lao động nghèo để cuộc sống vui hơn.
Món quà tôi nhận được giữa tháng 8, tôi có cảm tưởng vị thánh nhân ái Têrêsa Calcutta mà tôi rất ngưỡng mộ, đã chia sẻ cho tôi, đó là chuyến du lịch Hàn Quốc mà tôi không phải trả tiền.
MỘT MÓN QUÀ VUI
Chuyến bay đêm từ Tân Sơn Nhất, Sài Gòn sang Incheon, Hàn Quốc làm tôi e ngại. Mới bay được gần ba giờ đồng hồ, tôi đã thấy quá khó chịu. Tôi cố gắng cầu nguyện rồi đưa tay vời tiếp viên hàng không người Hàn, thều thào tiếng Anh đủ để mua một lon Coca và xin một ly đá. Có lẽ lời cầu nguyện mới làm tôi dịu đi, còn lon Coca chỉ làm tôi khô miệng thêm. Bây giờ tôi mới biết, chắc là không bao giờ tôi bay được đến Roma - nơi các Đức Giáo Hoàng sẽ phong thánh cho rất nhiều vị tốt lành được Thiên Chúa yêu thương và Giáo Hội tuyên thánh, lấy làm mẫu cho nhiều thế hệ - và cũng chẳng bao giờ tôi đặt chân đến đất nước Hoa Kỳ, nơi có nhiều lòng nhân ái, một đất nước mà trên đồng tiền của họ có một câu tôi rất thích “ IN GOD WE TRUST”.
Những ngày rong ruỗi du lịch trên đất Hàn, một đất nước xinh đẹp và phát triển, tôi cảm thấy thú vị. Uống một ly cà phê ở mặt tiền khách sạn “nhiều sao”, thấy nhạt hoét, tôi bỗng nhớ vị cà phê G7 và nước chè tươi ở quê nhà Việt Nam. Nghe hướng dẫn viên thuyết minh, tôi thoáng bâng khuâng: đất nước giàu đẹp nhưng cuộc sống ở đây nhiều áp lực quá (mở Youtube tìm hiểu thêm thì sẽ rõ). Vì thế, tôi xót thầm, hẳn là chị em vùng quê đất Việt, đừng nghĩ rằng đổi đời nhanh trên đất Hàn này là dễ dàng.
Tôi muốn mua nhiều quà mang về để tỏ tình thâm với bạn bè thân hữu nhưng không thể xách thêm được. Tôi nghĩ thầm, đây là một mong muốn bình thường thôi mà cũng phiền toái, chắc là trên đường về quê trời, nếu “mang vác” theo nhiều đam mê thế tục, hẳn là nặng nề, vướng víu biết bao!
DÒNG SUỐI NHỎ
Về đến Sài Gòn hôm trước thì hôm sau tôi đã vào bệnh viện để thăm bệnh nhân nghèo. Ngoài những chuyến đi mang tính xã hội, chúng tôi còn dành thời gian chia sẻ một số trường hợp thương tâm mà báo chí trên mạng thông tin như tai nạn bất ngờ xảy đến hay một gia cảnh quá bất hạnh... Công việc này như dòng suối nhỏ, diễn ra khá đều mà chúng tôi không thể biết trước.
Ban đầu, chúng tôi rất ngại và sợ bệnh viện, nhưng rồi bàn tay Chúa cứ “đẩy đi”, thế là chúng tôi cứ làm, như một việc bổn phận vậy. Người Công Giáo thật hạnh phúc vì khi đọc kinh Lạy Cha có câu: “....nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ Amen!”. “Sự dữ” thì không biết lúc nào ập đến. Có những con người, gia đình bỗng dưng bị sự dữ làm đảo lộn cuộc sống, trở thành người bất hạnh, gia cảnh trở nên khốn khó... Những chia sẻ và sự an ủi của chúng tôi thật nhỏ bé nhưng đều được đón nhận một cách chân thành.
Nhưng những đau khổ của một con người, một gia cảnh không đau đớn bằng nỗi đau của xóm làng, quê hương, dân tộc.
NỖI ĐAU CHUNG
Hằng ngày, cứ “mở mạng ra” là có một cái gì nhoi nhói trong tim: những thiên tai của đất trời... thôi thì cam nhận; nhưng nỗi đau của con người mang lại mới ghê gớm làm sao! Nào là sự ý thức kém về sự sống của mình và của người khác khi tham gia giao thông; thực phẩm quá bẩn và nguy hại cho sức khỏe khi nhiều người sản xuất để “lương tâm bị cùi lở”; nhiều cuộc thảm sát đau đớn do những con người mất hết nhân tính; những vị có quyền hành không lắng nghe tiếng than vãn thốt ra từ những sự việc chưa công bằng; nỗi đau dật dờ của “người anh em” khi cá chết, biển buồn; những sự thật phơi bày khi tham nhũng trở thành quốc nạn....
Bên cạnh đó, trên chính trường quốc tế, những vị lãnh đạo quốc gia cứ phải đau đầu đối phó với kiểu ngông cuồng của người đứng đầu đất nước khác, sẵn sáng “ nuốt nhau”; chỉ cần “một anh” ngu xuẩn là bùng nổ chiến tranh, gieo đau thương cho con người.
Tôi chẳng biết làm gì thêm nữa, chỉ biết nguyện cầu van nài: Xin Chúa thương xót chúng con....!
MỘT Ý TƯỞNG
Hơn một năm qua, tôi cứ loay hoay tìm cho mình một “good idea” để “phục vụ thêm” trong chặng đường từ tuổi sáu mươi đến tuổi bảy mươi. Tại sao tôi phải thao thức thêm như vậy? Đời một người phụ nữ có thể chia thành nhiều chặng đường sống. Có thể coi chặng đường “được cống hiến” đi dần đến tuổi bảy mươi là cuối rồi. Đây là quãng đường rất quý để “về đích”, không đúng hướng thì phí, lan man với những chuyện vô bổ thì “nhạt nhòa” cách sống, đi “đúng đường” với những kinh nghiệm, uy tín và việc làm hiệu quả thì tốt lành biết bao!
Dù một ý tưởng lớn làm ảnh hưởng đến nhiều người như mạng xã hội hay một sáng kiến nhỏ để giáo dục con cái, gia đình hòa thuận, giáo xứ đoàn kết yêu thương...thì cũng nằm trong ân sủng củaThánh Thần, nhưng vẫn nằm trong thân phận lữ khách....
Mọi người vẫn mơ một mùa xuân bất diệt trên thiên đàng, nhưng vẫn phải chấp nhận một mùa đông chờ đợi, chờ đợi để linh hồn được thanh sạch, xứng với lòng yêu thương của Thiên Chúa. Và muốn mùa đông ngắn ngủi, qua mau thì càng phải có những nỗ lực trong cuộc đời, dù cuộc đời êm ái mát dịu như mùa thu hay oi ách, vật vã như mùa hè.
CHẦU THÁNH THỂ
Đã hơn mười năm qua, thỉnh thoảng tôi mới ghé qua nhà chầu Thánh Thể của giáo xứ dăm ba phút để cầu nguyện cho công tác tông đồ cho người nghèo... Đầu tháng 8 vừa qua, có vài biến cố nhỏ xảy đến làm tôi sợ hãi. Nỗi bất an khiến tôi khó chịu. Tôi bấu víu vào Chúa và một sức mạnh vô hình khiến đôi chân tôi cất bước đều đặn đến nhà chầu. Một tuần trôi qua, tôi cảm thấy bình an lạ lùng. Một buổi sáng thứ năm, tôi giật mình khi nhìn thấy khuôn mặt Chúa thật sống động ở nơi đây, rồi thoáng qua rất nhanh; nhiều cảm xúc bối rối đã ập đến.
Thế là tôi bắt đầu hối tiếc vì đã không đến đây thường xuyên dù phát hiện ra nội dung chầu Thánh Thể cũng “không khác lắm” so với lời cầu nguyện buổi sáng hằng ngày của tôi. Chầu Thánh Thể là việc nhiều thành phần dân Chúa đã thực hiện “từ lâu rồi”, ngay từ thuở bé tôi đã được quỳ nghiêm trang trước Thánh Thể trong nhà thờ; thế mà những công việc, đam mê đã cuốn tôi ra xa.... Dù rước lễ hằng ngày, tôi vẫn có cảm tưởng tôi vừa được trôi “vào bờ” !
Giữa tháng 8, tôi nhận được món quà đặc biệt, tôi khá vui nhưng không mấy quan tâm vì lòng đang rộn ràng khi ngày Mẹ Têrêsa được phong thánh gần kề. Tôi vui và cảm thấy mình “đúng” khi Mẹ Têrêsa là người chầu Thánh Thể hằng ngày.
THÁNH TÊRÊSA CALCUTTA
Cách đây hơn 24 năm, tôi đã đi theo gương nhân đức của Mẹ Têrêsa sau khi xem một phóng sự trên đài truyền hình Việt Nam - ca tụng việc bác ái của người phụ nữ mà cả thế giới gọi là "Mẹ" - vào năm 1992. Từ đó đến nay tôi rất hạnh phúc; đó là những mảng hạnh phúc đến từng thời điểm (chứ chưa phải là niềm hạnh phúc trọn vẹn của thiên đàng) giúp tôi thấy mình đi dúng hướng và có lẽ, tôi sẽ chia sẻ với người cùng khổ cho đến cuối đời. Tại sao tôi dám nói như thế?
Vì hằng ngày, nhiều người bán hàng rong đi qua nhà tôi và nhiều thanh niên đi mua đồ cũ, chưa hết, con đường từ nhà tôi đến nhà thờ hay siêu thị, công viên có nhiều người kiếm sống trên hè phố.....Sau này, nếu có lom khom đi chậm chạp hay yếu ớt, thậm chí không đi được...tôi vẫn có thể chia sẻ cho những người lao động nghèo để cuộc sống vui hơn.
Món quà tôi nhận được giữa tháng 8, tôi có cảm tưởng vị thánh nhân ái Têrêsa Calcutta mà tôi rất ngưỡng mộ, đã chia sẻ cho tôi, đó là chuyến du lịch Hàn Quốc mà tôi không phải trả tiền.
MỘT MÓN QUÀ VUI
Những ngày rong ruỗi du lịch trên đất Hàn, một đất nước xinh đẹp và phát triển, tôi cảm thấy thú vị. Uống một ly cà phê ở mặt tiền khách sạn “nhiều sao”, thấy nhạt hoét, tôi bỗng nhớ vị cà phê G7 và nước chè tươi ở quê nhà Việt Nam. Nghe hướng dẫn viên thuyết minh, tôi thoáng bâng khuâng: đất nước giàu đẹp nhưng cuộc sống ở đây nhiều áp lực quá (mở Youtube tìm hiểu thêm thì sẽ rõ). Vì thế, tôi xót thầm, hẳn là chị em vùng quê đất Việt, đừng nghĩ rằng đổi đời nhanh trên đất Hàn này là dễ dàng.
Tôi muốn mua nhiều quà mang về để tỏ tình thâm với bạn bè thân hữu nhưng không thể xách thêm được. Tôi nghĩ thầm, đây là một mong muốn bình thường thôi mà cũng phiền toái, chắc là trên đường về quê trời, nếu “mang vác” theo nhiều đam mê thế tục, hẳn là nặng nề, vướng víu biết bao!
DÒNG SUỐI NHỎ
Về đến Sài Gòn hôm trước thì hôm sau tôi đã vào bệnh viện để thăm bệnh nhân nghèo. Ngoài những chuyến đi mang tính xã hội, chúng tôi còn dành thời gian chia sẻ một số trường hợp thương tâm mà báo chí trên mạng thông tin như tai nạn bất ngờ xảy đến hay một gia cảnh quá bất hạnh... Công việc này như dòng suối nhỏ, diễn ra khá đều mà chúng tôi không thể biết trước.
Ban đầu, chúng tôi rất ngại và sợ bệnh viện, nhưng rồi bàn tay Chúa cứ “đẩy đi”, thế là chúng tôi cứ làm, như một việc bổn phận vậy. Người Công Giáo thật hạnh phúc vì khi đọc kinh Lạy Cha có câu: “....nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ Amen!”. “Sự dữ” thì không biết lúc nào ập đến. Có những con người, gia đình bỗng dưng bị sự dữ làm đảo lộn cuộc sống, trở thành người bất hạnh, gia cảnh trở nên khốn khó... Những chia sẻ và sự an ủi của chúng tôi thật nhỏ bé nhưng đều được đón nhận một cách chân thành.
Nhưng những đau khổ của một con người, một gia cảnh không đau đớn bằng nỗi đau của xóm làng, quê hương, dân tộc.
NỖI ĐAU CHUNG
Hằng ngày, cứ “mở mạng ra” là có một cái gì nhoi nhói trong tim: những thiên tai của đất trời... thôi thì cam nhận; nhưng nỗi đau của con người mang lại mới ghê gớm làm sao! Nào là sự ý thức kém về sự sống của mình và của người khác khi tham gia giao thông; thực phẩm quá bẩn và nguy hại cho sức khỏe khi nhiều người sản xuất để “lương tâm bị cùi lở”; nhiều cuộc thảm sát đau đớn do những con người mất hết nhân tính; những vị có quyền hành không lắng nghe tiếng than vãn thốt ra từ những sự việc chưa công bằng; nỗi đau dật dờ của “người anh em” khi cá chết, biển buồn; những sự thật phơi bày khi tham nhũng trở thành quốc nạn....
Bên cạnh đó, trên chính trường quốc tế, những vị lãnh đạo quốc gia cứ phải đau đầu đối phó với kiểu ngông cuồng của người đứng đầu đất nước khác, sẵn sáng “ nuốt nhau”; chỉ cần “một anh” ngu xuẩn là bùng nổ chiến tranh, gieo đau thương cho con người.
Tôi chẳng biết làm gì thêm nữa, chỉ biết nguyện cầu van nài: Xin Chúa thương xót chúng con....!
MỘT Ý TƯỞNG
Dù một ý tưởng lớn làm ảnh hưởng đến nhiều người như mạng xã hội hay một sáng kiến nhỏ để giáo dục con cái, gia đình hòa thuận, giáo xứ đoàn kết yêu thương...thì cũng nằm trong ân sủng củaThánh Thần, nhưng vẫn nằm trong thân phận lữ khách....
Mọi người vẫn mơ một mùa xuân bất diệt trên thiên đàng, nhưng vẫn phải chấp nhận một mùa đông chờ đợi, chờ đợi để linh hồn được thanh sạch, xứng với lòng yêu thương của Thiên Chúa. Và muốn mùa đông ngắn ngủi, qua mau thì càng phải có những nỗ lực trong cuộc đời, dù cuộc đời êm ái mát dịu như mùa thu hay oi ách, vật vã như mùa hè.