Hội đồng ‘Đồng Tâm’ (Cor Unum) mừng 40 năm ngày thành lập
Từ thiện và truyền giáo đi đôi với nhau
ROMA - Hội đồng Tòa thánh "Đồng Tâm” (Cor Unum), do Đức Hồng Y Robert Sarah, người Guinea 66 tuổi, làm chủ tịch, mừng sinh nhật thứ 40 của mình ngày 15-7, với phù hiệu là làm từ thiện và truyền giáo, theo một bài viết của vị Hồng y này trên nhật báo L'Osservatore Romano.
Hội đồng Tòa thánh Đồng Tâm được thành lập bởi ĐTC Phaolô VI ngày 15-7-1971, để thể hiện "các lo âu của Giáo Hội Công Giáo" đối với người nghèo, “cổ vũ tình huynh đệ nhân loại", và biểu lộ "đức bác ái của Chúa Kitô".
Tại thời điểm thành lập, các xã hội phương Tây đã trải qua các phong trào phản kháng đối với các mô hình đã thiết lập, được xem là lỗi thời, và Công đồng chung Vatican II đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Giáo Hội và thế giới. Người Công giáo đã bị cám dỗ tham gia vào xã hội, nhưng có nguy cơ làm hại cho chứng tá Tin Mừng.
Lúc ấy, Hội đồng Đồng Tâm đã được quan niệm như là một "nơi gặp gỡ, nơi đối thoại, nơi phối hợp của các tổ chức từ thiện Công giáo": ĐTC Phaolô VI nhận thức được các hiểu lầm về khái niệm tổ chức từ thiện trong Giáo Hội, và tính khẩn cấp của sự chứng tỏ rằng việc tìm kiếm công lý là chưa đủ.
Thật vậy, Đức Hồng Y Sarah nhắc lại: “Việc thực hiện từ thiện phải đi kèm với lời cầu nguyện và việc loan báo Lời Chúa. Truyền giáo không có nghĩa là quyến dụ người theo đạo”. Cuối cùng, chúng ta phải phân biệt giữa nhiều sáng kiến từ thiện và các tổ chức Công Giáo.
Về phần mình, ĐTC Gioan Phaolô II tái khẳng định sự liên kết giữa truyền giáo và từ thiện. Và trong thông điệp đầu tiên Deus Caritas Est (Chúa là tình yêu) của mình, ĐTC Biển Đức XVI nhắc đến một nền văn hóa hiện đại bị suy yếu do sự vắng mặt của Thiên Chúa, rằng việc bác ái của Giáo Hội có thể giúp nhiều người tìm thấy Thiên Chúa.
Đối với Đức Hồng Y Sarah, "tầm nhìn tiên tri" này là "nguồn cảm hứng cho các chọn lựa hiện nay của Hội đồng Đồng Tâm, liên tục được kêu gọi đối mặt với các thách thức mới".
Theo Đức Hồng y Sarah, hiện nay Hội đồng Đồng Tâm can thiệp trong trường hợp thiên tai, ở bên cạnh người nghèo, trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo, như ở Lebanon năm 1988, Haiti năm 1993, trong các nước thuộc khối cộng sản cũ sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.
Ngài nói thêm, từ năm 2004, Hội đồng Đồng Tâm (Cor Unum) cũng hỗ trợ công tác của Caritas Quốc tế và Tổ chức Hợp tác quốc tế về Phát triển và Đoàn kết, để "làm việc với nhau trong Chúa Kitô, nhằm cho hoạt động nhân đạo phù hợp với huấn quyền của Giáo Hội”, trong khi nhớ rằng "sự vắng mặt của Thiên Chúa đôi khi là gốc rễ sâu xa nhất của đau khổ con người". (Zenit 15-7-2011)
Phạm Kim An
Từ thiện và truyền giáo đi đôi với nhau
ROMA - Hội đồng Tòa thánh "Đồng Tâm” (Cor Unum), do Đức Hồng Y Robert Sarah, người Guinea 66 tuổi, làm chủ tịch, mừng sinh nhật thứ 40 của mình ngày 15-7, với phù hiệu là làm từ thiện và truyền giáo, theo một bài viết của vị Hồng y này trên nhật báo L'Osservatore Romano.
Hội đồng Tòa thánh Đồng Tâm được thành lập bởi ĐTC Phaolô VI ngày 15-7-1971, để thể hiện "các lo âu của Giáo Hội Công Giáo" đối với người nghèo, “cổ vũ tình huynh đệ nhân loại", và biểu lộ "đức bác ái của Chúa Kitô".
Tại thời điểm thành lập, các xã hội phương Tây đã trải qua các phong trào phản kháng đối với các mô hình đã thiết lập, được xem là lỗi thời, và Công đồng chung Vatican II đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Giáo Hội và thế giới. Người Công giáo đã bị cám dỗ tham gia vào xã hội, nhưng có nguy cơ làm hại cho chứng tá Tin Mừng.
Lúc ấy, Hội đồng Đồng Tâm đã được quan niệm như là một "nơi gặp gỡ, nơi đối thoại, nơi phối hợp của các tổ chức từ thiện Công giáo": ĐTC Phaolô VI nhận thức được các hiểu lầm về khái niệm tổ chức từ thiện trong Giáo Hội, và tính khẩn cấp của sự chứng tỏ rằng việc tìm kiếm công lý là chưa đủ.
Thật vậy, Đức Hồng Y Sarah nhắc lại: “Việc thực hiện từ thiện phải đi kèm với lời cầu nguyện và việc loan báo Lời Chúa. Truyền giáo không có nghĩa là quyến dụ người theo đạo”. Cuối cùng, chúng ta phải phân biệt giữa nhiều sáng kiến từ thiện và các tổ chức Công Giáo.
Về phần mình, ĐTC Gioan Phaolô II tái khẳng định sự liên kết giữa truyền giáo và từ thiện. Và trong thông điệp đầu tiên Deus Caritas Est (Chúa là tình yêu) của mình, ĐTC Biển Đức XVI nhắc đến một nền văn hóa hiện đại bị suy yếu do sự vắng mặt của Thiên Chúa, rằng việc bác ái của Giáo Hội có thể giúp nhiều người tìm thấy Thiên Chúa.
Đối với Đức Hồng Y Sarah, "tầm nhìn tiên tri" này là "nguồn cảm hứng cho các chọn lựa hiện nay của Hội đồng Đồng Tâm, liên tục được kêu gọi đối mặt với các thách thức mới".
Theo Đức Hồng y Sarah, hiện nay Hội đồng Đồng Tâm can thiệp trong trường hợp thiên tai, ở bên cạnh người nghèo, trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo, như ở Lebanon năm 1988, Haiti năm 1993, trong các nước thuộc khối cộng sản cũ sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.
Ngài nói thêm, từ năm 2004, Hội đồng Đồng Tâm (Cor Unum) cũng hỗ trợ công tác của Caritas Quốc tế và Tổ chức Hợp tác quốc tế về Phát triển và Đoàn kết, để "làm việc với nhau trong Chúa Kitô, nhằm cho hoạt động nhân đạo phù hợp với huấn quyền của Giáo Hội”, trong khi nhớ rằng "sự vắng mặt của Thiên Chúa đôi khi là gốc rễ sâu xa nhất của đau khổ con người". (Zenit 15-7-2011)
Phạm Kim An