AMAZON RIVER - Hôm nay 9/3/2017 chúng tôi từ tầu lớn xuống thuyền đi vào thăm khu định cư nhỏ tên là Boca da Valeria bên bờ sông Amazon với số cư dân chỉ có 75 người. Khu này được bao quanh bởi các khu rừng mưa Amazon và có tên gọi là Boca da Valeria, nghĩa là miệng của sông Valeria, một nhánh sông nhỏ chảy vào sông Amazon, cũng thế dòng nước xanh thẫm của sông Valeria khi gặp dòng Amazon vẫn phân cách và chưa hòa tan.
Hình ảnh
Boca da Valeria ở giữa thị trấn của Parintins và Santarém, hoàn toàn trái ngược với các trung tâm đô thị lân cận như Manaus, nơi cư dân sống với tất cả các tiện nghi và đời sống đương đại, nhưng tại làng Boca là lời mời gọi hấp dẫn cho một cuộc phiêu lưu mạo hiểm để quan sát thoáng qua và cảm nghiệm đích thực cuộc sống đơn giản người Âu châu hợp chủng với dân gốc Indian đã ở đây qua mấy thế kỷ.
Dân ở đây có tên là Caboclo (dòng giống những người sinh ra từ thời dân Bồ Đào Nha đến lập cư trước và rồi cưới và sinh sống với dân gốc bản địa mà thành). Nơi này không có đường xá, không ôtô, không xe cộ, có những con đường mòn dẫn ngay vào rừng Amazon ở độ cao trên đồi 400 feet.
Nhà cửa ở đây được dựng trên các cột gỗ cao đến cả 3 hay 5 mét vì sông Amazon hùng vĩ mùa lụt nước sẽ trào dâng cao và lan tới cả 200 cây số xa vào lưu vực. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 12 tới tháng Năm, nhiều cây bên bờ sông bị nước nhấn chìm. Mùa khô thì súc vật như đàn bò được cho thả ăn trên các cồn đất có cỏ trước khu định cư, nhưng nghe nói thì mùa lũ thì các con vật được đưa giữ ở các chuồng trên cao.
Từ tầu du lịch có thể nhìn thấy xóm làng chài này với 3 bốn căn nhà nằm dưới chân một ngọn đồi khá cao, trước nhóm nhà này có các cồn cát với cây mọc thưa thớt.
Khi thuyền nhỏ chúng tôi sắp tới khu làng này thì thấy ngay một ngôi nhà thờ, nhà thờ thì nhỏ nhưng tọa lạc tại địa điểm cao nhất. Đến gần hơn thì thấy có được chừng 10 ngôi nhà lớn bé khác nhau, ngay cả ngôi nhà chung để hội họp và một quầy bán hàng có lẽ là đề họp chợ.
Khi ra khỏi thuyền thì có ngay hai hàng các em dàn chào, bên cạnh đó là một số thanh niên với các miếng giấy viết chữ “boat tour for $5”. Khách đi qua hàng chào danh dự thì các em nhỏ nắm lấy tay và tỏ ý muốn đi cùng. Chúng tôi đã được dặn trước là nếu muốn thì các em nhỏ có thể dẫn đi một vòng thăm làng và đây cũng là dịp giúp cho tiền tip cho các em. Các trẻ em địa phương hướng dẫn du khách dọc theo một lối đi bụi bẩn và chụp ảnh trong trang phục lộng lẫy rất là Brazil, và thường thường là với động vật lạ trong rừng.
Có một số quầy hàng bán đồ kỷ niệm, nhưng đa số theo quan sát của chúng tôi thì không phải do dân bản địa làm mà là mua từ các thị trấn lớn đưa về đây bán cho khách du lịch.
Nhà thờ có tên là thánh Phaolô. Tôi không ngờ là giữa chốn cô quạnh này với só dân ít ỏi mà cũng có một nhà thờ Công Giáo. Bước vào nhà thờ thấy có ảnh Đức Mẹ Fatima dán trên tường. Cạnh bàn thờ có kiệu hoa trên đó có đặt tượng thánh Phaolô.
Bên phải nhà thờ là một trường học với tên là Thánh Phanxicô. Nghe nói hôm nay có khách du lịch tới thì học sinh được nghỉhọc. Có đến cả gần 100 các em nhỏ xếp hàng dàn chào khách tới thăm.
Du khách bước đi theo một con đường đất về hai phía bên phải và bên trái nhà thờ để thăm khu vực dân cư sinh sống. Con đường đất dài khoảng nửa cây số mà thôi. Quan sát thấy có điện và cả vài chiếc antenna satellite và thấy có giếng nước. Điện được cung cấp bằng máy chạy riêng.
Thực vậy tại đây ta có thể thấy dân chúng sống cuộc sống đơn giản ra sao. Trong nhà không thấy có vật dụng gì đáng giá, không chợ búa, không không nhà hàngm không quán bar. Dân chúng sống bằng nghề chài lưới và săn bắn. Đúng là một thế giới bị tách khỏi cái mà chúng ta gọi là đời sống “văn minh”. Tuy nhiên nhìn vào ánh mắt và gương mặt của các em, chúng tôi thấy niềm vui hồn nhiên, chân thành đơn sơ.
Nhưng một điều rõ rệt là du lịch đã ảnh hưởng nặng nề trên nếp sống những con người ở đây. Đồng dollar đã và đang ảnh hưởng tới thế hệ các em nhỏ. Các em diện trang phục, cầm các con thú vật cho khách du lịch chụp hình mong có ít tiền… Câu hỏi là không biết đây là việc tốt hay xấu?
Dĩ nhiên tiền dollar đó cung cấp cho việc mua máy chạy điện và TV, nhưng tính cách thương mại có thể thấy ở toàn diện ngôi làng nhỏ bé này.
Theo tài liệu chỉ dẫn thì nơi này chỉ có 75 cư dân, nhưng chúng tôi thấy có đến cả 150 người mà đa số là các em nhỏ. Có thể là hôm nay ngày tầu du lịch tới nên các em vùng lân cận cũng tới đây chẳng. Hơn thế có các em nhỏ và vài cô gái diện sắc phục rất thời trang, móng tay có vẽ mầu và sắc diện thì chắc không phải là sống trong rừng.
Câu hỏi là liệu du lịch đã làm mất đi sự ngây thơ và nguyên vẹn của núi rừng rồi hay biết đâu đây cũng là một hình thức bóc lộc giá trị tinh thần và văn hóa thời mới?
Phát triển thương mại trên sông Amazon trong thế kỷ 20
Tiếp tục loạt bài tìm hiểu về lưu vực sông Amazon, hôm nay chúng tôi tiếp nối phần điều tra về sự phát triển thương mại trên sông Amazon trong thế kỷ 20.
Kể từ thời thuộc địa, phần lưu vực thuộc về người Bồ Đào Nha của sông Amazon vẫn là đất phần lớn chưa phát triển về ngành nông nghiệp và phần đất này vẫn thuộc về những người dân bản địa người sinh sống. Họ là những người sống sót sau những đợt dịch và bệnh do người Châu Âu mang tới.
Bốn thế kỷ sau khi người châu Âu phát hiện ra sông Amazon, tổng diện tích gieo trồng trong lưu vực của của sông có lẽ là ít hơn 65 cây số vuông (25 sq mi). Nhưng tình trạng này đã thay đổi đáng kể trong thế kỷ 20.
Cảnh giác về tình trạng khai thác ồ ạt do các thế lực nước ngoài về các nguồn tài nguyên của quốc gia, chính phủ Brazil trong năm 1940 đã bắt đầu phát triển phần nội địa, cách xa bờ biển, nơi những người nước ngoài đang sở hữu một vùng đất rộng lớn. Người đưa ra kế hoạch phát triển mở rộng là Tổng thống Getúlio Vargas, lúc đó đi đôi với nhu cầu cần nhựa cao su, nên lực lượng Đồng Minh trong Thế chiến II cũng cung cấp và tài trợ cho dự án này.
Vào năm 1960, việc xây dựng các thành phố thủ đô mới tại Brasília trong nội địa cũng đóng góp vào việc phát triển các lưu vực sông Amazon. Một chương trình thuộc địa quy mô lớn đưa các gia đình từ vùng đông bắc Brazil chuyển đến các khu rừng. Với khuyến khích và lời hứa về đất rẻ, nhiều khu định cư lớn dọc theo con đường từ thủ đô Brasília để thành Belém được xây dựng lên, nhưng đất rừng miền nhiệt đới chứng tỏ cho thấy không dễ gì phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt được.
Tuy nhiên, kế hoạch phát triển dài hạn vẫn được tiếp tục. Đường bị xuyên dọc qua những khu rừng được thiết lập, và vào năm 1970, một xa lộ có tên Xa lộ xuyên Amazon (Transamazônica) được bắt đầu. Hệ thống ba đường cao tốc tiên phong trong mạng lưới Xa lộ xuyên Amazon đã được hoàn tất trong vòng 10 năm, nhưng toàn kế hoạch Xa lộ chữa hoàn thành như đã hứa hẹn, vì phần lớn xa lộ Trans-Amazon và các đường phụ kiện của nó, chẳng hạn như xa lộ BR-319 (từ Manaus tới cảng Porto Velho) là không thành công và không thể đi lại và vượt qua trong mùa mưa, và cũng bởi vì các làng mạc nhỏ nằm rải rác khắp rừng sâu do thảm thực vật rất dày đặc không nối kết được; thậm chí ngay cả một số nơi trong vùng sâu vùng xa vẫn chưa được khám phá.
Mặc dù sông chính Amazon phần lớn vẫn chữa có các đập nước, nhưng các sông nhánh của Amazon hiện có 412 đập nước, và có 151 dập nước được xây dựng trên sáu sông nhánh chính chảy vào Amazon.
Vì chỉ có bốn phần trăm tiềm năng thủy điện do sông Amazon đã được phát triển ở Brazil, nên các dự án xây nhiều đập hơn đang được tiến hành và hàng trăm dự án khác đã được lên kế hoạch.
Tuy vậy, trong những năm gần đây, sau khi chứng kiến những tác động tiêu cực về suy thoái môi trường, gieo hạt, lưu hành đường thủy và kiểm soát lũ lụt gây ra bởi đập Three Gorges Dam trên sông Dương Tử, các nhà khoa học đang lo lắng rằng xây dựng nhiều đập nước ở ở Amazon sẽ gây tổn hại cho hệ sinh vật đa dạng của sông Amazon, giống như những gì đã xẫy ta ở đập Three Gorges bên Tầu bởi sự kiện "ngăn chặn cá đẻ trứng, làm giảm dòng chảy của các chất dinh dưỡng thiết yếu và phá rừng ". Việc đắp đập trên sông Amazon có khả năng đưa đến kết quả là "dòng sông không còn chảy tự do" như vậy gây hậu qủa "sự sụp đổ của hệ sinh thái" và từ đó sẽ gây ra các vấn đề xã hội lớn khác.
Với dân số là 1.9 triệu người vào năm 2014, Manaus là thành phố lớn nhất trên bờ sông Amazon. Nguyên thành Manaus một mình chiếm khoảng 50% dân số toàn vùng Amazonas trong nước Brazil. Thành phần chủng tộc dân số thành phố anaus được cho biết như sau: 32% là người gốc da trắng và 64% là ngườo Pardo (tức là người lai da đen hợp chủng da trắng). Ngày mai chúng tôi sẽ tới thăm thành phố này.
Hình ảnh
Dân ở đây có tên là Caboclo (dòng giống những người sinh ra từ thời dân Bồ Đào Nha đến lập cư trước và rồi cưới và sinh sống với dân gốc bản địa mà thành). Nơi này không có đường xá, không ôtô, không xe cộ, có những con đường mòn dẫn ngay vào rừng Amazon ở độ cao trên đồi 400 feet.
Nhà cửa ở đây được dựng trên các cột gỗ cao đến cả 3 hay 5 mét vì sông Amazon hùng vĩ mùa lụt nước sẽ trào dâng cao và lan tới cả 200 cây số xa vào lưu vực. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 12 tới tháng Năm, nhiều cây bên bờ sông bị nước nhấn chìm. Mùa khô thì súc vật như đàn bò được cho thả ăn trên các cồn đất có cỏ trước khu định cư, nhưng nghe nói thì mùa lũ thì các con vật được đưa giữ ở các chuồng trên cao.
Từ tầu du lịch có thể nhìn thấy xóm làng chài này với 3 bốn căn nhà nằm dưới chân một ngọn đồi khá cao, trước nhóm nhà này có các cồn cát với cây mọc thưa thớt.
Khi thuyền nhỏ chúng tôi sắp tới khu làng này thì thấy ngay một ngôi nhà thờ, nhà thờ thì nhỏ nhưng tọa lạc tại địa điểm cao nhất. Đến gần hơn thì thấy có được chừng 10 ngôi nhà lớn bé khác nhau, ngay cả ngôi nhà chung để hội họp và một quầy bán hàng có lẽ là đề họp chợ.
Khi ra khỏi thuyền thì có ngay hai hàng các em dàn chào, bên cạnh đó là một số thanh niên với các miếng giấy viết chữ “boat tour for $5”. Khách đi qua hàng chào danh dự thì các em nhỏ nắm lấy tay và tỏ ý muốn đi cùng. Chúng tôi đã được dặn trước là nếu muốn thì các em nhỏ có thể dẫn đi một vòng thăm làng và đây cũng là dịp giúp cho tiền tip cho các em. Các trẻ em địa phương hướng dẫn du khách dọc theo một lối đi bụi bẩn và chụp ảnh trong trang phục lộng lẫy rất là Brazil, và thường thường là với động vật lạ trong rừng.
Có một số quầy hàng bán đồ kỷ niệm, nhưng đa số theo quan sát của chúng tôi thì không phải do dân bản địa làm mà là mua từ các thị trấn lớn đưa về đây bán cho khách du lịch.
Nhà thờ có tên là thánh Phaolô. Tôi không ngờ là giữa chốn cô quạnh này với só dân ít ỏi mà cũng có một nhà thờ Công Giáo. Bước vào nhà thờ thấy có ảnh Đức Mẹ Fatima dán trên tường. Cạnh bàn thờ có kiệu hoa trên đó có đặt tượng thánh Phaolô.
Bên phải nhà thờ là một trường học với tên là Thánh Phanxicô. Nghe nói hôm nay có khách du lịch tới thì học sinh được nghỉhọc. Có đến cả gần 100 các em nhỏ xếp hàng dàn chào khách tới thăm.
Du khách bước đi theo một con đường đất về hai phía bên phải và bên trái nhà thờ để thăm khu vực dân cư sinh sống. Con đường đất dài khoảng nửa cây số mà thôi. Quan sát thấy có điện và cả vài chiếc antenna satellite và thấy có giếng nước. Điện được cung cấp bằng máy chạy riêng.
Thực vậy tại đây ta có thể thấy dân chúng sống cuộc sống đơn giản ra sao. Trong nhà không thấy có vật dụng gì đáng giá, không chợ búa, không không nhà hàngm không quán bar. Dân chúng sống bằng nghề chài lưới và săn bắn. Đúng là một thế giới bị tách khỏi cái mà chúng ta gọi là đời sống “văn minh”. Tuy nhiên nhìn vào ánh mắt và gương mặt của các em, chúng tôi thấy niềm vui hồn nhiên, chân thành đơn sơ.
Nhưng một điều rõ rệt là du lịch đã ảnh hưởng nặng nề trên nếp sống những con người ở đây. Đồng dollar đã và đang ảnh hưởng tới thế hệ các em nhỏ. Các em diện trang phục, cầm các con thú vật cho khách du lịch chụp hình mong có ít tiền… Câu hỏi là không biết đây là việc tốt hay xấu?
Dĩ nhiên tiền dollar đó cung cấp cho việc mua máy chạy điện và TV, nhưng tính cách thương mại có thể thấy ở toàn diện ngôi làng nhỏ bé này.
Theo tài liệu chỉ dẫn thì nơi này chỉ có 75 cư dân, nhưng chúng tôi thấy có đến cả 150 người mà đa số là các em nhỏ. Có thể là hôm nay ngày tầu du lịch tới nên các em vùng lân cận cũng tới đây chẳng. Hơn thế có các em nhỏ và vài cô gái diện sắc phục rất thời trang, móng tay có vẽ mầu và sắc diện thì chắc không phải là sống trong rừng.
Câu hỏi là liệu du lịch đã làm mất đi sự ngây thơ và nguyên vẹn của núi rừng rồi hay biết đâu đây cũng là một hình thức bóc lộc giá trị tinh thần và văn hóa thời mới?
Phát triển thương mại trên sông Amazon trong thế kỷ 20
Tiếp tục loạt bài tìm hiểu về lưu vực sông Amazon, hôm nay chúng tôi tiếp nối phần điều tra về sự phát triển thương mại trên sông Amazon trong thế kỷ 20.
Kể từ thời thuộc địa, phần lưu vực thuộc về người Bồ Đào Nha của sông Amazon vẫn là đất phần lớn chưa phát triển về ngành nông nghiệp và phần đất này vẫn thuộc về những người dân bản địa người sinh sống. Họ là những người sống sót sau những đợt dịch và bệnh do người Châu Âu mang tới.
Bốn thế kỷ sau khi người châu Âu phát hiện ra sông Amazon, tổng diện tích gieo trồng trong lưu vực của của sông có lẽ là ít hơn 65 cây số vuông (25 sq mi). Nhưng tình trạng này đã thay đổi đáng kể trong thế kỷ 20.
Cảnh giác về tình trạng khai thác ồ ạt do các thế lực nước ngoài về các nguồn tài nguyên của quốc gia, chính phủ Brazil trong năm 1940 đã bắt đầu phát triển phần nội địa, cách xa bờ biển, nơi những người nước ngoài đang sở hữu một vùng đất rộng lớn. Người đưa ra kế hoạch phát triển mở rộng là Tổng thống Getúlio Vargas, lúc đó đi đôi với nhu cầu cần nhựa cao su, nên lực lượng Đồng Minh trong Thế chiến II cũng cung cấp và tài trợ cho dự án này.
Vào năm 1960, việc xây dựng các thành phố thủ đô mới tại Brasília trong nội địa cũng đóng góp vào việc phát triển các lưu vực sông Amazon. Một chương trình thuộc địa quy mô lớn đưa các gia đình từ vùng đông bắc Brazil chuyển đến các khu rừng. Với khuyến khích và lời hứa về đất rẻ, nhiều khu định cư lớn dọc theo con đường từ thủ đô Brasília để thành Belém được xây dựng lên, nhưng đất rừng miền nhiệt đới chứng tỏ cho thấy không dễ gì phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt được.
Tuy nhiên, kế hoạch phát triển dài hạn vẫn được tiếp tục. Đường bị xuyên dọc qua những khu rừng được thiết lập, và vào năm 1970, một xa lộ có tên Xa lộ xuyên Amazon (Transamazônica) được bắt đầu. Hệ thống ba đường cao tốc tiên phong trong mạng lưới Xa lộ xuyên Amazon đã được hoàn tất trong vòng 10 năm, nhưng toàn kế hoạch Xa lộ chữa hoàn thành như đã hứa hẹn, vì phần lớn xa lộ Trans-Amazon và các đường phụ kiện của nó, chẳng hạn như xa lộ BR-319 (từ Manaus tới cảng Porto Velho) là không thành công và không thể đi lại và vượt qua trong mùa mưa, và cũng bởi vì các làng mạc nhỏ nằm rải rác khắp rừng sâu do thảm thực vật rất dày đặc không nối kết được; thậm chí ngay cả một số nơi trong vùng sâu vùng xa vẫn chưa được khám phá.
Mặc dù sông chính Amazon phần lớn vẫn chữa có các đập nước, nhưng các sông nhánh của Amazon hiện có 412 đập nước, và có 151 dập nước được xây dựng trên sáu sông nhánh chính chảy vào Amazon.
Vì chỉ có bốn phần trăm tiềm năng thủy điện do sông Amazon đã được phát triển ở Brazil, nên các dự án xây nhiều đập hơn đang được tiến hành và hàng trăm dự án khác đã được lên kế hoạch.
Tuy vậy, trong những năm gần đây, sau khi chứng kiến những tác động tiêu cực về suy thoái môi trường, gieo hạt, lưu hành đường thủy và kiểm soát lũ lụt gây ra bởi đập Three Gorges Dam trên sông Dương Tử, các nhà khoa học đang lo lắng rằng xây dựng nhiều đập nước ở ở Amazon sẽ gây tổn hại cho hệ sinh vật đa dạng của sông Amazon, giống như những gì đã xẫy ta ở đập Three Gorges bên Tầu bởi sự kiện "ngăn chặn cá đẻ trứng, làm giảm dòng chảy của các chất dinh dưỡng thiết yếu và phá rừng ". Việc đắp đập trên sông Amazon có khả năng đưa đến kết quả là "dòng sông không còn chảy tự do" như vậy gây hậu qủa "sự sụp đổ của hệ sinh thái" và từ đó sẽ gây ra các vấn đề xã hội lớn khác.
Với dân số là 1.9 triệu người vào năm 2014, Manaus là thành phố lớn nhất trên bờ sông Amazon. Nguyên thành Manaus một mình chiếm khoảng 50% dân số toàn vùng Amazonas trong nước Brazil. Thành phần chủng tộc dân số thành phố anaus được cho biết như sau: 32% là người gốc da trắng và 64% là ngườo Pardo (tức là người lai da đen hợp chủng da trắng). Ngày mai chúng tôi sẽ tới thăm thành phố này.