“Những gì đang xảy ra ở Amazon không chỉ là vấn đề địa phương, nhưng có phạm vi toàn cầu. Nếu Amazon chịu thiệt hại, thì thế giới cũng phải thiệt hại theo, " bản tuyên bố viết tiếp.
Trong bản tuyên bố, CELAM nêu rõ: "Nhận thức rằng những đám cháy khủng khiếp đã tàn phá phần lớn hệ thực vật và động vật ở Alaska, Greenland, Siberia, Quần đảo Canary và đặc biệt là ở Amazon, các giám mục cuả Châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean rất quan tâm đến mức độ nghiêm trọng của thảm kịch này, vì nó không chỉ tác động cục bộ hay trong một khu vực, mà còn ảnh hưởng tới toàn cầu ".
"Amazon – bản tuyên bố tiếp tục - là một khu vực đa dạng về sinh học, đa sắc tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo, là một tấm gương phản chiếu hình ảnh cuả nhân loại, mà trong mục đích bảo vệ sự sống, cần phải có một sự thay đổi về cấu trúc và cần tất cả mọi người cũng như các quốc gia và Giáo hội phải thay đổi nhận thức. Tình huống này vượt ra ngoài phạm vi của Giáo hội tại Amazon vì nó ảnh hưởng đến toàn thể Giáo hội và tương lai của cả hành tinh ".
Bản tuyên bố kết luận bằng những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô (tháng 3 năm 2013), kêu gọi "tất cả những người có trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội, tất cả mọi người có thiện chí: chúng ta là những giám hộ cuả công trình sáng tạo, của những thiết kế của Thiên Chúa được khắc ghi trong thiên nhiên, chúng ta phải là những người bảo vệ môi trường, đừng cho phép những dấu hiệu hủy diệt và cái chết đi trên con đường của thế giới chúng ta ". (CE) (Fenzia Fides, 23/8/2019)