Sri Lanka: Để phản ứng với bản dự thảo về Đạo luật cải tiến tôn giáo được chính phủ đưa ra trình bày trong thời gian gần đây, Đức Cha Oswald Thomas Colman Gomis, Tổng Giám Mục của Colombo, thủ đô Sri Lanka đã đưa ra lời tuyên bố: “Chúng tôi không ủng hộ đạo luật nhằm thuyết phục cấm việc cải đạo được Liên minh cầm quyền Sri Lanka đưa ra thảo luận, theo quan điểm của chúng tôi, biện pháp giới hạn như thế là sự hạn chế các quyền căn bản của của con người”.
Đức Cha phát biểu thêm: “Đề nghị của chúng tôi là bắt đầu việc đối thoại với chính phủ về vấn đề này thông qua bộ trưởng đặc trách về Kitô giáo là ông Milroy Fernando. Chúng tôi cũng sẵn lòng thảo luận với các đảng phái, các cộng đồng Phật giáo, Ấn giáo và các tôn giáo khác trong nước”. Đức Cha cũng nói rằng vấn đề cũng đã được thảo luận với ‘Hội đồng Kitô giáo Dân tộc’, một tổ chức hiệp thông Kitô giáo ở đảo quốc. Sáng hôm18-6, Liên minh Tự do đoàn kết Dân tộc (UPFA) cầm quyền đã công bố Đạo luật cải tiến tôn giáo trong khi Đảng đối lập Phật giáo cho rằng nó trình bày một văn bản tương tự về cùng một vấn đề đại điện cho các công dân riêng lẻ.
Máu đã đổ ra trong suốt 20 năm xung đột sắc tộc giữa chính phủ và các phiến quân LTTE (Lực lượng giải phóng Tamil Eealam) cho đến khi các tôn giáo khác nhau ở Sri Lanka tuyên bố sống chung với nhau hoà hợp chỉ trong vài tháng trước. Các nhà bình luận nói rằng trong năm ngoái tình trạng thù nghịch đã bắt đầu lan truyền trong các cộng đồng tôn giáo khác nhau, một vài người e sợ rằng một tương lai của Luật chống cải đạo sẽ bị lợi dụng để ngược đã tôn giáo - đã từng xảy ra tại quốc gia láng giềng Ấn Độ.
Sri Lanka với dân số chỉ 20 triệu người, trong đó 70% theo Phật giáo, 15 % theo Ấn Độ giáo, 8% là Kitô giáo (hầu hết là Công Giáo) và 7% là Ấn giáo.
Đức Cha phát biểu thêm: “Đề nghị của chúng tôi là bắt đầu việc đối thoại với chính phủ về vấn đề này thông qua bộ trưởng đặc trách về Kitô giáo là ông Milroy Fernando. Chúng tôi cũng sẵn lòng thảo luận với các đảng phái, các cộng đồng Phật giáo, Ấn giáo và các tôn giáo khác trong nước”. Đức Cha cũng nói rằng vấn đề cũng đã được thảo luận với ‘Hội đồng Kitô giáo Dân tộc’, một tổ chức hiệp thông Kitô giáo ở đảo quốc. Sáng hôm18-6, Liên minh Tự do đoàn kết Dân tộc (UPFA) cầm quyền đã công bố Đạo luật cải tiến tôn giáo trong khi Đảng đối lập Phật giáo cho rằng nó trình bày một văn bản tương tự về cùng một vấn đề đại điện cho các công dân riêng lẻ.
Máu đã đổ ra trong suốt 20 năm xung đột sắc tộc giữa chính phủ và các phiến quân LTTE (Lực lượng giải phóng Tamil Eealam) cho đến khi các tôn giáo khác nhau ở Sri Lanka tuyên bố sống chung với nhau hoà hợp chỉ trong vài tháng trước. Các nhà bình luận nói rằng trong năm ngoái tình trạng thù nghịch đã bắt đầu lan truyền trong các cộng đồng tôn giáo khác nhau, một vài người e sợ rằng một tương lai của Luật chống cải đạo sẽ bị lợi dụng để ngược đã tôn giáo - đã từng xảy ra tại quốc gia láng giềng Ấn Độ.
Sri Lanka với dân số chỉ 20 triệu người, trong đó 70% theo Phật giáo, 15 % theo Ấn Độ giáo, 8% là Kitô giáo (hầu hết là Công Giáo) và 7% là Ấn giáo.