Lời cầu nguyện giúp duy trì đức tin và cho chúng ta sống kinh nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa Vì thế Chúa Giêsu dậy chúng ta phải cầu nguyện luôn luôn không mỏi mệt. Điều quan trọng nhất là bước vào trong tương quan với Thiên Chúa Cha. Lời cầu nguyện biến đổi ước muốn và nhào nặn nó theo ý muốn của Thiên Chúa, bất cứ nó là lời cầu nguyện nào, bởi vì ai cầu nguyện thì trước hết ngưỡng vọng hiệp nhất với Chúa là Tình yêu thương xót.
Đức Thánh Cha đã nói như trên với hơn 60,000 tín hữu và du khách năm châu. Trong các đoàn hành hương cũng có hai đoàn hành hương mỗi đoàn hơn 50 người, một đoàn đến từ Thụy Sĩ, đoàn kia đến từ Đan Mạch, và cũng có ít người đến từ Đức.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa lời kêu xin kiên trì của một bà goá lên thẩm phán để ông xét xử cho bà.
Đức Thánh Cha nói:
Dụ ngôn trong Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe (x. Lc 18,1-8) chứa đựng một giáo huấn quan trọng: “Sự cần thiết phải luôn luôn cầu nguyện, mà không bao giờ mệt mỏi” (c. 1). Như vậy đây không phải là cầu nguyện vài lần, khi tôi cảm thấy muốn cầu nguyện. Không, Chúa Giêsu nói rằng cần cầu nguyện luôn luôn, không mỏi mệt. Và ngài đưa ra thí dụ của bà goá và vị thẩm phán.
Vị thẩm phán là một nhân vật quyền thế, được mời gọi đưa ra các phán quyết dựa trên Lề Luật Môshê. Vì vậy truyền thống kinh thánh đã nhắn nhủ rằng các thẩm phán là những người kính sợ Thiên Chúa, đáng tin cậy, không thiên vị và không thể hối lộ (x. Xh 18,2). Ông thẩm phán này thì trái lại, “không sợ Thiên Chúa cũng không coi ai ra gì” (c. 2), Ông ta đã là một thẩm phán gian ác, không ngần ngại, không chú ý tới Luật Lệ, nhưng chỉ làm điều ông muốn. Một bà goá chạy đến với ông để có công lý. Các bà goá, cùng với các trẻ mồ côi và người ngoại kiều, đã là các giai tầng yếu đuối nhất trong xã hội. Các quyền mà Lề Luật bảo đảm cho họ có thể bị chà đạp dễ dàng, bởi vì là những người cô thế, không được bênh đỡ, họ khó có thể làm cho mình có giá trị.
Trước sự thờ ơ của ông thẩm phán, bà goá dùng vũ khĩ duy nhất bà có là tiếp tục kiên trì quấy rầy ông ta, và xin ông thi hành công lý. Chính sự kiên trì đó đạt mục đích. Thật vậy, tới một lúc nào đó ông thẩm phán nhận lời xin của bà, không phải vì ông động lòng thương xót, cũng không phải bởi vì lương tâm ông đòi buộc, nhưng chỉ vì ông đơn sơ nhận rằng: “Vì bà goá này quấy rầy ta, ta sẽ xét xử cho bà để bà không liên tục đến quấy rầy ta nữa” (c. 5).
Từ dụ ngôn này Chúa Giêsu rút tiả ra một kết luận kép: nếu bà goá đã thành công bẻ gẫy được ông thẩm phán vô liêm chính với các lời xin kiên trì của bà, thì Thiên Chúa là Cha nhân từ và công chính còn hơn biết bao nữa, “Người sẽ xét xử cho các kẻ được tuyển chọn của Người đang ngày đêm kêu lên Người; và ngoài ra Người sẽ không để họ chờ lâu, nhưng sẽ mau chóng hành động” (cc.7-8).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Chính vì vậy Chúa Giêsu khích lệ cầu nguyện “không mởi mệt”. Chúng ta tất cả đều cảm thấy những lúc mệt mỏi và ngã lòng, nhất là khi lời cầu của chúng ta xem ra không công hiệu. Nhưng Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta : khác với ông thẩm phán bất lương, Thiên Chúa nhận lời các con cái Ngài một cách mau mắn, cả khi điều này không có nghĩa là Ngài làm điều đó trong các thời gian và kiểu chúng ta muốn. Lời cầu nguyện kkhông phải là một chiếc đũa phù phép! Nó giúp duy trì niềm tin nơi Thiên Chúa và tín thác cho Ngài, cả khi chúng ta không hiểu ý muốn của Ngài. Trong điều này chính Chúa Giêsu là Đấng cầu nguyện nhiều biết bao, nêu gương cho chúng ta. Thư gửi tín hữu Do thái nhắc nhớ rằng “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính” (Dt 5,7). Thoạt tiên khẳng định này xem ra không thật, bởi vì Chúa Giêsu đã chết trên thập giá. Thế nhưng thư gửi tín hữu Do thái không sai lầm: Thiên Chúa đã thật sự cứu Đức Giêsu khỏi cái chết, bằng cách cho Người hoàn toàn chiến thắng nó, nhưng con đường để được nó đã đi qua chính cái chết! Việc quy chiếu về lời khẩn nài mà Thiên Chúa đã nhận lời quy về lời cầu của Chúa Giêsu trong vườn Giệtsêmani. Bị tấn công bởi nỗi âu lo đè nặng, Chúa Giêsu cầu xin Thiên Chúa Cha giải thoát Người khỏi chén đắng của cuộc khổ nạn, nhưng lời cầu của Người nhuần thấm sự tin tưởng nơi Thiên Chúa Cha và Người tín thác nơi ý muốn của Cha không dè dặt. Chúa Giêsu nói: “không như con muốn, mà như Cha muốn” (Mt 26,39). Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:
Đối tượng của lời cầu nguyện xuống hàng thứ yếu; điều quan trọng trước hết là tương quan với Thiên Chúa Cha. Đó, lời cầu nguyện làm điều gì: bất cứ là lời cầu nguyện nào, nó biến đổi ước muốn và nhào nặn nó theo ý muốn của Thiên Chúa, bởi vì ai cầu nguyện thì trước hết ngưỡng vọng hiệp nhất với Người là Tinh Yêu thương xót.
Dụ ngôn kết thúc với câu hỏi: “Nhưng khi Con Người đến, có còn tìm thấy đức tin trên trái đất hay không?” (c. 8). Chúng ta tất cả đều được cảnh cáo: chúng ta không được khước từ lời cầu nguyện, cả khi nó không đáp ứng. Chính lời cầu nguyện duy trì đức tin, không có nó thì đức tin chao đảo! Chúng ta hãy xin Chúa một đức tin trở thành lời cầu nguyện liên lỉ, kiên trì, như lời cầu nguyện của bà goá trong dụ ngôn, một đức tin được dưỡng nuôi bằng ước mong Người đến. Và trong lời cầu nguyện chúng ta sống kinh nghiệm lòng cảm thương của Thiên Chúa, như Người Cha đến gặp gỡ các con cái mình tràn đầy tình yêu thương xót.
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương nói tiếng Pháp đặc biệt là phái đoàn tổng giáo phận Toulouse do ĐC Robert Le Gall hướng dẫn, và một phái đoàn của phong trào Thế giới thứ tư, cũng như các tín hữu đến từ Bỉ và Benin bên Phi Châu. Ngài khích lệ mọi người đừng bao giờ bỏ lời cầu nguyện, cả đôi khi xem ra nó vô ích. Vì Thiên Chúa luôn nhận lời chúng ta trong một cách thức mà chúng ta không chờ đợi.
Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Anh, Ailen, Êcốt, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Nigeria, Philippines, quần đảo Seychelles, Canada và Hoa Kỳ. Ngài cầu chúc Năm Thánh Lòng Thương Xót là thời gian ơn thánh và canh tân tinh thần cho mọi người.
Chào các tín hữu nói tiếng Đức ngài nhắc mọi người đừng quên tháng 5 là tháng kính Đức Mẹ. Hãy siêng năng khẩn cầu Mẹ dậy cho chúng ta biết các con đường cứu rỗi.
Với các đoàn hành hương nói tiến Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha khích lệ họ ra về với niềm xác tín lòng thương xót Chúa mạnh mẽ hơn bất cứ tội lỗi nào của chúng ta.
Chào các nhóm nói tiếng A rập đặc biệt là các tín hữu Iraq và Giordania, ngài nói lời cầu nguyện không thay đổi tư tưởng của Thiên Chúa, nhưng thay đổi tư tưởng của người cầu nguyện để họ phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Vì thế Chúa khuyến khích chúng ta cầu nguyện không mỏi mệt, để lời cầu trở thành nơi chúng ta biểu lộ tình yêu đối với Thiên Chúa, đức tin và tất cả những gì ở trong tâm trí chúng ta, và nhất là trở thành thực phẩm thường ngày, vũ khí hùng mạnh và gậy chống cho cuộc hành trình của chúng ta.
Trước khi đọc kinh Lậy Cha Đức Thánh Cha đã mời mọi người cầu nguyện cho Syria đã bị mấy vụ khủng bố hôm thứ hai vừa qua, khiến cho hàng trăm thường dân bị thiệt mạng. Tôi xin anh chị em cầu xin Thiên Chúa Cha từ nhân cho các nạn nhân được yên nghỉ, an ủi thân nhân họ, và thay đổi con tim của những người gieo rắc chết chóc và tàn phá.
Đức Thánh Cha cũng mời tín hữu Roma và du khách hành hương tham dự thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa ngài sẽ cử hành tại quảng trường Gioan Laterano và cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa sau đó tới Đền thờ Đức Bà Cả lúc 19 giờ. Đây là cử chỉ công cộng biểu lộ đức tin và tình yêu đối với Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong bí tích Thánh Thể.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha đã nói như trên với hơn 60,000 tín hữu và du khách năm châu. Trong các đoàn hành hương cũng có hai đoàn hành hương mỗi đoàn hơn 50 người, một đoàn đến từ Thụy Sĩ, đoàn kia đến từ Đan Mạch, và cũng có ít người đến từ Đức.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa lời kêu xin kiên trì của một bà goá lên thẩm phán để ông xét xử cho bà.
Đức Thánh Cha nói:
Dụ ngôn trong Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe (x. Lc 18,1-8) chứa đựng một giáo huấn quan trọng: “Sự cần thiết phải luôn luôn cầu nguyện, mà không bao giờ mệt mỏi” (c. 1). Như vậy đây không phải là cầu nguyện vài lần, khi tôi cảm thấy muốn cầu nguyện. Không, Chúa Giêsu nói rằng cần cầu nguyện luôn luôn, không mỏi mệt. Và ngài đưa ra thí dụ của bà goá và vị thẩm phán.
Vị thẩm phán là một nhân vật quyền thế, được mời gọi đưa ra các phán quyết dựa trên Lề Luật Môshê. Vì vậy truyền thống kinh thánh đã nhắn nhủ rằng các thẩm phán là những người kính sợ Thiên Chúa, đáng tin cậy, không thiên vị và không thể hối lộ (x. Xh 18,2). Ông thẩm phán này thì trái lại, “không sợ Thiên Chúa cũng không coi ai ra gì” (c. 2), Ông ta đã là một thẩm phán gian ác, không ngần ngại, không chú ý tới Luật Lệ, nhưng chỉ làm điều ông muốn. Một bà goá chạy đến với ông để có công lý. Các bà goá, cùng với các trẻ mồ côi và người ngoại kiều, đã là các giai tầng yếu đuối nhất trong xã hội. Các quyền mà Lề Luật bảo đảm cho họ có thể bị chà đạp dễ dàng, bởi vì là những người cô thế, không được bênh đỡ, họ khó có thể làm cho mình có giá trị.
Trước sự thờ ơ của ông thẩm phán, bà goá dùng vũ khĩ duy nhất bà có là tiếp tục kiên trì quấy rầy ông ta, và xin ông thi hành công lý. Chính sự kiên trì đó đạt mục đích. Thật vậy, tới một lúc nào đó ông thẩm phán nhận lời xin của bà, không phải vì ông động lòng thương xót, cũng không phải bởi vì lương tâm ông đòi buộc, nhưng chỉ vì ông đơn sơ nhận rằng: “Vì bà goá này quấy rầy ta, ta sẽ xét xử cho bà để bà không liên tục đến quấy rầy ta nữa” (c. 5).
Từ dụ ngôn này Chúa Giêsu rút tiả ra một kết luận kép: nếu bà goá đã thành công bẻ gẫy được ông thẩm phán vô liêm chính với các lời xin kiên trì của bà, thì Thiên Chúa là Cha nhân từ và công chính còn hơn biết bao nữa, “Người sẽ xét xử cho các kẻ được tuyển chọn của Người đang ngày đêm kêu lên Người; và ngoài ra Người sẽ không để họ chờ lâu, nhưng sẽ mau chóng hành động” (cc.7-8).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Chính vì vậy Chúa Giêsu khích lệ cầu nguyện “không mởi mệt”. Chúng ta tất cả đều cảm thấy những lúc mệt mỏi và ngã lòng, nhất là khi lời cầu của chúng ta xem ra không công hiệu. Nhưng Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta : khác với ông thẩm phán bất lương, Thiên Chúa nhận lời các con cái Ngài một cách mau mắn, cả khi điều này không có nghĩa là Ngài làm điều đó trong các thời gian và kiểu chúng ta muốn. Lời cầu nguyện kkhông phải là một chiếc đũa phù phép! Nó giúp duy trì niềm tin nơi Thiên Chúa và tín thác cho Ngài, cả khi chúng ta không hiểu ý muốn của Ngài. Trong điều này chính Chúa Giêsu là Đấng cầu nguyện nhiều biết bao, nêu gương cho chúng ta. Thư gửi tín hữu Do thái nhắc nhớ rằng “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính” (Dt 5,7). Thoạt tiên khẳng định này xem ra không thật, bởi vì Chúa Giêsu đã chết trên thập giá. Thế nhưng thư gửi tín hữu Do thái không sai lầm: Thiên Chúa đã thật sự cứu Đức Giêsu khỏi cái chết, bằng cách cho Người hoàn toàn chiến thắng nó, nhưng con đường để được nó đã đi qua chính cái chết! Việc quy chiếu về lời khẩn nài mà Thiên Chúa đã nhận lời quy về lời cầu của Chúa Giêsu trong vườn Giệtsêmani. Bị tấn công bởi nỗi âu lo đè nặng, Chúa Giêsu cầu xin Thiên Chúa Cha giải thoát Người khỏi chén đắng của cuộc khổ nạn, nhưng lời cầu của Người nhuần thấm sự tin tưởng nơi Thiên Chúa Cha và Người tín thác nơi ý muốn của Cha không dè dặt. Chúa Giêsu nói: “không như con muốn, mà như Cha muốn” (Mt 26,39). Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:
Đối tượng của lời cầu nguyện xuống hàng thứ yếu; điều quan trọng trước hết là tương quan với Thiên Chúa Cha. Đó, lời cầu nguyện làm điều gì: bất cứ là lời cầu nguyện nào, nó biến đổi ước muốn và nhào nặn nó theo ý muốn của Thiên Chúa, bởi vì ai cầu nguyện thì trước hết ngưỡng vọng hiệp nhất với Người là Tinh Yêu thương xót.
Dụ ngôn kết thúc với câu hỏi: “Nhưng khi Con Người đến, có còn tìm thấy đức tin trên trái đất hay không?” (c. 8). Chúng ta tất cả đều được cảnh cáo: chúng ta không được khước từ lời cầu nguyện, cả khi nó không đáp ứng. Chính lời cầu nguyện duy trì đức tin, không có nó thì đức tin chao đảo! Chúng ta hãy xin Chúa một đức tin trở thành lời cầu nguyện liên lỉ, kiên trì, như lời cầu nguyện của bà goá trong dụ ngôn, một đức tin được dưỡng nuôi bằng ước mong Người đến. Và trong lời cầu nguyện chúng ta sống kinh nghiệm lòng cảm thương của Thiên Chúa, như Người Cha đến gặp gỡ các con cái mình tràn đầy tình yêu thương xót.
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương nói tiếng Pháp đặc biệt là phái đoàn tổng giáo phận Toulouse do ĐC Robert Le Gall hướng dẫn, và một phái đoàn của phong trào Thế giới thứ tư, cũng như các tín hữu đến từ Bỉ và Benin bên Phi Châu. Ngài khích lệ mọi người đừng bao giờ bỏ lời cầu nguyện, cả đôi khi xem ra nó vô ích. Vì Thiên Chúa luôn nhận lời chúng ta trong một cách thức mà chúng ta không chờ đợi.
Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Anh, Ailen, Êcốt, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Nigeria, Philippines, quần đảo Seychelles, Canada và Hoa Kỳ. Ngài cầu chúc Năm Thánh Lòng Thương Xót là thời gian ơn thánh và canh tân tinh thần cho mọi người.
Chào các tín hữu nói tiếng Đức ngài nhắc mọi người đừng quên tháng 5 là tháng kính Đức Mẹ. Hãy siêng năng khẩn cầu Mẹ dậy cho chúng ta biết các con đường cứu rỗi.
Với các đoàn hành hương nói tiến Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha khích lệ họ ra về với niềm xác tín lòng thương xót Chúa mạnh mẽ hơn bất cứ tội lỗi nào của chúng ta.
Chào các nhóm nói tiếng A rập đặc biệt là các tín hữu Iraq và Giordania, ngài nói lời cầu nguyện không thay đổi tư tưởng của Thiên Chúa, nhưng thay đổi tư tưởng của người cầu nguyện để họ phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Vì thế Chúa khuyến khích chúng ta cầu nguyện không mỏi mệt, để lời cầu trở thành nơi chúng ta biểu lộ tình yêu đối với Thiên Chúa, đức tin và tất cả những gì ở trong tâm trí chúng ta, và nhất là trở thành thực phẩm thường ngày, vũ khí hùng mạnh và gậy chống cho cuộc hành trình của chúng ta.
Trước khi đọc kinh Lậy Cha Đức Thánh Cha đã mời mọi người cầu nguyện cho Syria đã bị mấy vụ khủng bố hôm thứ hai vừa qua, khiến cho hàng trăm thường dân bị thiệt mạng. Tôi xin anh chị em cầu xin Thiên Chúa Cha từ nhân cho các nạn nhân được yên nghỉ, an ủi thân nhân họ, và thay đổi con tim của những người gieo rắc chết chóc và tàn phá.
Đức Thánh Cha cũng mời tín hữu Roma và du khách hành hương tham dự thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa ngài sẽ cử hành tại quảng trường Gioan Laterano và cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa sau đó tới Đền thờ Đức Bà Cả lúc 19 giờ. Đây là cử chỉ công cộng biểu lộ đức tin và tình yêu đối với Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong bí tích Thánh Thể.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.