Một ngày sau khi con tàu của Việt Nam khởi hành chở khách đi thăm một số địa điểm trong quần đảo Trường Sa, thêm một số nước bày tỏ quan điểm của mình về sự kiện này.
Các hãng thông tấn tại Malaysia đưa tin chính phủ nước này tỏ ra hy vọng là việc Việt Nam tổ chức du lịch Trường Sa sẽ không bùng nổ thành xung đột.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Najib Razak được hãng AFP trích lời nói rằng Malaysia tin là vấn đề liên quan tới Trường Sa 'có thể giải quyết được mà không cần sử dụng vũ lực'.
Ông Najib nói Malaysia 'lạc quan rằng khu vực này sẽ không trở thành điểm nóng'.
Cần biết, Malaysia là nước cũng từng tổ chức du lịch tới khu vực quần đảo Trường Sa.
Trong khi đó, Philippines cho biết họ sẽ cho mời Đại sứ Việt Nam tới để 'tham vấn và cùng lúc bày tỏ quan ngại' trước chuyến du lịch này.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi rằng cũng mới hai tuần trước có tin phía Philippines tỏ ý không phản đối việc tổ chức du lịch của Việt Nam, thì sự đổi ý này liệu có lý do gì, bà Julia Haideman, Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Philippines nói:
"Philippines đã ghi nhận phản đối từ một số quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền tại khu vực Trường Sa. Với tư cách là nước chủ trì việc ký kết Quy tắc Ứng xử Biển Đông hai năm trước, Philippines ủng hộ nguyên tắc đối thoại và muốn tất cả các nước cùng ngồi vào bàn đàm phán. "
Việt Nam thì vẫn kiên quyết rằng chuyến du lịch này là một hoạt động 'bình thường'.
'Hoạt động dân sự bình thường'
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng hôm thứ Ba phát biểu tại một cuộc gặp do Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức là Việt Nam đã hành động theo đúng pháp luật và đây là một hoạt động dân sự trên lãnh thổ của Việt Nam.
Trước đây vài tuần, trong chuyến thăm của mình tới Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà từng tuyên bố Việt Nam sẽ không sử dụng vũ lực trong vấn đề Trường Sa.
Lần cuối xảy ra đụng độ tại khu vực này vào năm 1988 giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhiều hải quân Việt Nam đã thiệt mạng.
Tuy nhiên, một số chuyên gia theo dõi diễn biến tại Trường Sa nói rằng tranh luận của các nước xung quanh đảo này dường như hơi quá mức.
Tiến sĩ Stein Tonnesson là Giám đốc của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế, một tổ chức theo dõi và nghiên cứu các giải pháp cho xung đột và các sáng kiến hòa bình:
"Vấn đề chủ quyền đảo Hoàng Sa hiện vẫn chưa được xác định vì về mặt quốc tế nó vẫn chưa được đưa ra xem xét tại bất kỳ một tòa án hay hội nghị quốc tế nào. Khi vấn đề này được quyết định trong tương lai, nó sẽ dựa chủ yếu vào các bằng chứng lịch sử và quá trình sử dụng đảo của các nước nhận chủ quyền. "
Ông Stein Tonnesson cũng nói chuyện Việt Nam đưa khách ra du lịch tại Trường Sa là hoàn toàn dễ hiểu. Theo ông, các nước khác như Malaysia cũng đã xây một khách sạn và đưa khách du lịch tới một hòn đảo mà họ nhận chủ quyền trong quần đảo gây tranh cãi.
Các hoạt động khai thác kinh tế ở đảo Trường Sa sẽ có lợi cho các nước khi đi tới quyết định chủ quyền của đảo. Họ sẽ có thể đưa ra các bằng chứng về quá trình sử dụng đảo để hỗ trợ cho tuyên bố về chủ quyền tại đó.(BBC)
Các hãng thông tấn tại Malaysia đưa tin chính phủ nước này tỏ ra hy vọng là việc Việt Nam tổ chức du lịch Trường Sa sẽ không bùng nổ thành xung đột.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Najib Razak được hãng AFP trích lời nói rằng Malaysia tin là vấn đề liên quan tới Trường Sa 'có thể giải quyết được mà không cần sử dụng vũ lực'.
Ông Najib nói Malaysia 'lạc quan rằng khu vực này sẽ không trở thành điểm nóng'.
Cần biết, Malaysia là nước cũng từng tổ chức du lịch tới khu vực quần đảo Trường Sa.
Trong khi đó, Philippines cho biết họ sẽ cho mời Đại sứ Việt Nam tới để 'tham vấn và cùng lúc bày tỏ quan ngại' trước chuyến du lịch này.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi rằng cũng mới hai tuần trước có tin phía Philippines tỏ ý không phản đối việc tổ chức du lịch của Việt Nam, thì sự đổi ý này liệu có lý do gì, bà Julia Haideman, Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Philippines nói:
"Philippines đã ghi nhận phản đối từ một số quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền tại khu vực Trường Sa. Với tư cách là nước chủ trì việc ký kết Quy tắc Ứng xử Biển Đông hai năm trước, Philippines ủng hộ nguyên tắc đối thoại và muốn tất cả các nước cùng ngồi vào bàn đàm phán. "
Việt Nam thì vẫn kiên quyết rằng chuyến du lịch này là một hoạt động 'bình thường'.
'Hoạt động dân sự bình thường'
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng hôm thứ Ba phát biểu tại một cuộc gặp do Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức là Việt Nam đã hành động theo đúng pháp luật và đây là một hoạt động dân sự trên lãnh thổ của Việt Nam.
Trước đây vài tuần, trong chuyến thăm của mình tới Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà từng tuyên bố Việt Nam sẽ không sử dụng vũ lực trong vấn đề Trường Sa.
Lần cuối xảy ra đụng độ tại khu vực này vào năm 1988 giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhiều hải quân Việt Nam đã thiệt mạng.
Tuy nhiên, một số chuyên gia theo dõi diễn biến tại Trường Sa nói rằng tranh luận của các nước xung quanh đảo này dường như hơi quá mức.
Tiến sĩ Stein Tonnesson là Giám đốc của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế, một tổ chức theo dõi và nghiên cứu các giải pháp cho xung đột và các sáng kiến hòa bình:
"Vấn đề chủ quyền đảo Hoàng Sa hiện vẫn chưa được xác định vì về mặt quốc tế nó vẫn chưa được đưa ra xem xét tại bất kỳ một tòa án hay hội nghị quốc tế nào. Khi vấn đề này được quyết định trong tương lai, nó sẽ dựa chủ yếu vào các bằng chứng lịch sử và quá trình sử dụng đảo của các nước nhận chủ quyền. "
Ông Stein Tonnesson cũng nói chuyện Việt Nam đưa khách ra du lịch tại Trường Sa là hoàn toàn dễ hiểu. Theo ông, các nước khác như Malaysia cũng đã xây một khách sạn và đưa khách du lịch tới một hòn đảo mà họ nhận chủ quyền trong quần đảo gây tranh cãi.
Các hoạt động khai thác kinh tế ở đảo Trường Sa sẽ có lợi cho các nước khi đi tới quyết định chủ quyền của đảo. Họ sẽ có thể đưa ra các bằng chứng về quá trình sử dụng đảo để hỗ trợ cho tuyên bố về chủ quyền tại đó.(BBC)