Suy Niệm Ngày Mùng Một Tết
Cầu Bình An Năm Mới
Chúng ta đang sống trong giờ khắc linh thiêng của năm mới. Ai cũng muốn những điều may mắn đến với mình. Vì vậy, chúng ta thường chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất: Mùa xuân xin chúc – Năm mới phát tài – Vạn sự như ý; Kính chúc ông bà – Sống lâu trăm tuổi; Kính chúc ba mẹ – Sức khoẻ dồi dào; Các em bé nhỏ – Học giỏi chăm ngoan; Chúc Tết mọi người – Năm mới hoan hỉ – Gặp nhiều niềm vui. Và lời cầu chúc không thể thiếu trong ngày đầu năm mới đó là lời cầu chúc bình an. Vì sao? Vì bình an luôn cần thiết cho mọi người, mọi gia đình, mọi quốc gia và trên thế giới. Cho nên, ai cũng khát khao có được sự bình an. Có lần, người ta hỏi đại thi hào Dante của nước Italia rằng: “Đâu là điều mà ông mong mỏi và tìm kiếm nhất trong cuộc sống?”. Ông trả lời rằng: “Tôi vẫn luôn đi tìm kiếm điều mà bất cứ ai cũng tìm kiếm: Đó là sự bình an”.
Kinh Thánh vẫn đề cập nhiều đến sự bình an. Trong đêm Chúa Giêsu Giáng Sinh, Thiên thần đã loan báo sứ điệp bình an cho người thiện tâm(x. Lc 2,14). Khi sống lại, trong lúc các Tông đồ còn bối rối lo âu, Chúa Giêsu đã đem bình an đến như một liều thuốc an thần: “Bình an cho các con”(Ga 20,19). Trong các thư của Thánh Phaolô, Ngài luôn mở đầu và kết thúc bằng những lời cầu chúc bình an. Đặc biệt, Ngài mong muốn sự bình an của Chúa Giêsu đến thánh hoá mọi người, điều khiển mọi người. Trong thư 1Tx Ngài viết: "Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hoá toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm. Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó" (1Tx 5, 23-24). Lời văn của Thư Côlôsê còn thiết tha hơn: "Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó" (Cl 3, 15).
Giáo Hội cũng luôn mong muốn có sự bình an. Chính vì thế, Giáo Hội đã dùng ngày mùng một tết này để mời gọi mọi người xin Chúa ban bình an cho năm mới. Trong mỗi thánh lễ, Giáo Hội luôn cầu chúc bình an của Chúa đến với mọi người và mời gọi mọi người hãy chúc bình an cho nhau.
Vậy lời cầu chúc bình an trong năm mới trở thành hiện thực nơi mỗi người, mỗi gia đình và trong giáo xứ, chúng ta cần kiến tạo sự bình an.
Bình an trong tâm hồn: Tâm hồn có sự bình an là tâm hồn có Chúa, có mối tương quan tốt với Chúa. Để có sự bình an đó, chúng ta phải giữ tâm hồn thanh thoát, không vướng mắc tội lỗi nhất là tội nặng. Bởi vì, tâm trạng của người mắc tội sẽ không có được sự bình an. Tâm trạng của Cain ngày xưa sau khi giết Abel chứng minh điều đó. Vì vậy, nếu lỡ sa ngã phạm tội thì phải kịp thời ăn năn thống hối và tìm đến với Bí tích Giao Hoà. Mặt khác, ta phải tạo điều kiện để Chúa sống trong cuộc đời của ta và ta sống theo ý Ngài; cần phải siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích. Tóm lại, phải chu toàn bổn phận Mến Chúa.
Tâm hồn có sự bình an là tâm hồn có mối tương quan tốt với tha nhân. Đó là mối tương quan tốt đối với các thành viên trong gia đình; với những người mình gặp gỡ trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, mỗi người cần phải trung thành với bổn phận hằng ngày, đặc biệt là bổn phận yêu thương bác ái. Ngoài ra, ta phải sống hoà mình với mọi người, vui tươi với nhau, không oán hờn, giận ghét ai. Mọi người cần ra sức xây dựng sự bình an trong gia đình, nơi xóm làng, trong giáo xứ và mọi môi trường mình sống.
Bình an trong gia đình: Để có sự bình an trong gia đình, các thành viên phải yêu thương nhau, trên thuận dưới hoà và trong ấm ngoài êm. Thư chung HĐGMVN năm 2014 căn dặn: “Gia đình là cộng đoàn yêu thương bằng tình yêu hợp nhất thủy chung, xuất phát từ Thiên Chúa Tình Yêu. Mối tương quan giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái cũng như giữa anh chị em với nhau, phải là dấu chỉ sống động của Tình Yêu Thiên Chúa. Vì thế, các gia đình Công Giáo phải loại bỏ mọi thứ bạo hành, “hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa, nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau” (Cl 3,12-13).
Tâm hồn có Chúa là tâm hồn có sự bình an. Gia đình có Chúa là gia đình có sự bình an. Cần xin Cha xứ làm phép thánh hoá ngôi nhà của gia đình. Trong nhà, cần phải lập một bàn thờ ở nơi trang trọng nhất. Sáng tối, cha mẹ con cái quây quần bên bàn thờ để đọc kinh nguyện cầu với nhau và cho nhau. Hãy động viên nhau giữ đạo, sống đạo và chu toàn bổn phận đối với Chúa và Giáo Hội, nhất là bổn phận loan báo Tin mừng. Loan báo Tin mừng cách hữu hiệu nhất là sống hoà thuận với nhau: Giữa vợ chồng với nhau; giữa cha mẹ và con cái; giữa anh chị em với nhau. Khi có sự hoà thuận sẽ có sự bình an. Ngược lại, thiếu sự hoà thuận sẽ không có sự bình an. Bởi vì, “Gia đình nào hòa thuận, đó là Thiên đàng; gia đình nào bất hòa, đó là Hỏa ngục”(khuyết danh).
Bình an trong giáo xứ: “Giáo xứ là gia đình của những người con cái Thiên Chúa, trong đó tất cả là anh chị em với nhau”. Thật vậy, Giáo xứ là một gia đình tuyệt diệu, có Chúa là Cha, mọi người trong Giáo xứ đều là con của Chúa, anh chị em với nhau trong Chúa.
Giáo xứ muốn có sự bình an thì mọi người phải sống hiệp thông với nhau. “Hiệp thông bằng cách tôn trọng, cộng tác và chia sẻ với nhau. Qua bí tích Rửa tội, mọi tín hữu đều bình đẳng với nhau về phẩm giá, cho nên phải tôn trọng lẫn nhau, tránh mọi hình thức phân biệt đối xử” (Thư chung HĐGMVN năm 2014). Hiệp thông trong tình làng nghĩa xóm; hiệp thông trong lời cầu nguyện, “vì ở đâu có hai ba người họp lại vì danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ”(Mt 18,20); hiệp thông trong sự chia sẻ; hiệp thông trong sự yêu thương, tha thứ; hiệp thông trong sự đoàn kết...Làm sao có sự bình an được, khi trong giáo xứ có sự chia rẽ nhau, thích nuôi hận thù và loại trừ lẫn nhau. Thánh Phaolô Tông đồ khi hay tin có sự chia rẽ trong Cộng đoàn Côrintô, Ngài đã viết trong lá thư thứ nhất gửi cho họ : “Thưa anh em, thế ra Đức Kitô đã bị chia năm sẻ bảy rồi ư ?”(1Cr 1,13).
Vì vậy, để thực sự có sự bình an, chúng ta cần phải dẹp bỏ những chia rẽ, hận thù, loại trừ lẫn nhau. Chúa Giêsu đã đòi hỏi những người lên rước lễ một cách hết sức quyết liệt khi Người nói rằng : “Khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó, trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình”(Mt 5,23).
Giáo xứ nào có sự hiệp nhất, có đời sống đạo sốt sắng, giáo xứ đó mới hưởng được sự bình an của Chúa ban.
Trên đời này, không gì quý hơn sự bình an: Có bình an là có tất cả; thiếu bình an là thiếu mọi sự. Cầu chúc cho mọi người, mọi gia đình một Năm Mới đầy tràn Bình an của Chúa. Đó là thứ bình an mà thế gian không thể ban được, như lời Chúa nói: "Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến, cũng đừng sợ hãi" (Ga 14, 27). Cầu chúc cho mọi gia đình luôn hạnh phúc vì có Chúa ở cùng. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Cầu Bình An Năm Mới
Chúng ta đang sống trong giờ khắc linh thiêng của năm mới. Ai cũng muốn những điều may mắn đến với mình. Vì vậy, chúng ta thường chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất: Mùa xuân xin chúc – Năm mới phát tài – Vạn sự như ý; Kính chúc ông bà – Sống lâu trăm tuổi; Kính chúc ba mẹ – Sức khoẻ dồi dào; Các em bé nhỏ – Học giỏi chăm ngoan; Chúc Tết mọi người – Năm mới hoan hỉ – Gặp nhiều niềm vui. Và lời cầu chúc không thể thiếu trong ngày đầu năm mới đó là lời cầu chúc bình an. Vì sao? Vì bình an luôn cần thiết cho mọi người, mọi gia đình, mọi quốc gia và trên thế giới. Cho nên, ai cũng khát khao có được sự bình an. Có lần, người ta hỏi đại thi hào Dante của nước Italia rằng: “Đâu là điều mà ông mong mỏi và tìm kiếm nhất trong cuộc sống?”. Ông trả lời rằng: “Tôi vẫn luôn đi tìm kiếm điều mà bất cứ ai cũng tìm kiếm: Đó là sự bình an”.
Kinh Thánh vẫn đề cập nhiều đến sự bình an. Trong đêm Chúa Giêsu Giáng Sinh, Thiên thần đã loan báo sứ điệp bình an cho người thiện tâm(x. Lc 2,14). Khi sống lại, trong lúc các Tông đồ còn bối rối lo âu, Chúa Giêsu đã đem bình an đến như một liều thuốc an thần: “Bình an cho các con”(Ga 20,19). Trong các thư của Thánh Phaolô, Ngài luôn mở đầu và kết thúc bằng những lời cầu chúc bình an. Đặc biệt, Ngài mong muốn sự bình an của Chúa Giêsu đến thánh hoá mọi người, điều khiển mọi người. Trong thư 1Tx Ngài viết: "Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hoá toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm. Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó" (1Tx 5, 23-24). Lời văn của Thư Côlôsê còn thiết tha hơn: "Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó" (Cl 3, 15).
Giáo Hội cũng luôn mong muốn có sự bình an. Chính vì thế, Giáo Hội đã dùng ngày mùng một tết này để mời gọi mọi người xin Chúa ban bình an cho năm mới. Trong mỗi thánh lễ, Giáo Hội luôn cầu chúc bình an của Chúa đến với mọi người và mời gọi mọi người hãy chúc bình an cho nhau.
Vậy lời cầu chúc bình an trong năm mới trở thành hiện thực nơi mỗi người, mỗi gia đình và trong giáo xứ, chúng ta cần kiến tạo sự bình an.
Bình an trong tâm hồn: Tâm hồn có sự bình an là tâm hồn có Chúa, có mối tương quan tốt với Chúa. Để có sự bình an đó, chúng ta phải giữ tâm hồn thanh thoát, không vướng mắc tội lỗi nhất là tội nặng. Bởi vì, tâm trạng của người mắc tội sẽ không có được sự bình an. Tâm trạng của Cain ngày xưa sau khi giết Abel chứng minh điều đó. Vì vậy, nếu lỡ sa ngã phạm tội thì phải kịp thời ăn năn thống hối và tìm đến với Bí tích Giao Hoà. Mặt khác, ta phải tạo điều kiện để Chúa sống trong cuộc đời của ta và ta sống theo ý Ngài; cần phải siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích. Tóm lại, phải chu toàn bổn phận Mến Chúa.
Tâm hồn có sự bình an là tâm hồn có mối tương quan tốt với tha nhân. Đó là mối tương quan tốt đối với các thành viên trong gia đình; với những người mình gặp gỡ trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, mỗi người cần phải trung thành với bổn phận hằng ngày, đặc biệt là bổn phận yêu thương bác ái. Ngoài ra, ta phải sống hoà mình với mọi người, vui tươi với nhau, không oán hờn, giận ghét ai. Mọi người cần ra sức xây dựng sự bình an trong gia đình, nơi xóm làng, trong giáo xứ và mọi môi trường mình sống.
Bình an trong gia đình: Để có sự bình an trong gia đình, các thành viên phải yêu thương nhau, trên thuận dưới hoà và trong ấm ngoài êm. Thư chung HĐGMVN năm 2014 căn dặn: “Gia đình là cộng đoàn yêu thương bằng tình yêu hợp nhất thủy chung, xuất phát từ Thiên Chúa Tình Yêu. Mối tương quan giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái cũng như giữa anh chị em với nhau, phải là dấu chỉ sống động của Tình Yêu Thiên Chúa. Vì thế, các gia đình Công Giáo phải loại bỏ mọi thứ bạo hành, “hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa, nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau” (Cl 3,12-13).
Tâm hồn có Chúa là tâm hồn có sự bình an. Gia đình có Chúa là gia đình có sự bình an. Cần xin Cha xứ làm phép thánh hoá ngôi nhà của gia đình. Trong nhà, cần phải lập một bàn thờ ở nơi trang trọng nhất. Sáng tối, cha mẹ con cái quây quần bên bàn thờ để đọc kinh nguyện cầu với nhau và cho nhau. Hãy động viên nhau giữ đạo, sống đạo và chu toàn bổn phận đối với Chúa và Giáo Hội, nhất là bổn phận loan báo Tin mừng. Loan báo Tin mừng cách hữu hiệu nhất là sống hoà thuận với nhau: Giữa vợ chồng với nhau; giữa cha mẹ và con cái; giữa anh chị em với nhau. Khi có sự hoà thuận sẽ có sự bình an. Ngược lại, thiếu sự hoà thuận sẽ không có sự bình an. Bởi vì, “Gia đình nào hòa thuận, đó là Thiên đàng; gia đình nào bất hòa, đó là Hỏa ngục”(khuyết danh).
Bình an trong giáo xứ: “Giáo xứ là gia đình của những người con cái Thiên Chúa, trong đó tất cả là anh chị em với nhau”. Thật vậy, Giáo xứ là một gia đình tuyệt diệu, có Chúa là Cha, mọi người trong Giáo xứ đều là con của Chúa, anh chị em với nhau trong Chúa.
Giáo xứ muốn có sự bình an thì mọi người phải sống hiệp thông với nhau. “Hiệp thông bằng cách tôn trọng, cộng tác và chia sẻ với nhau. Qua bí tích Rửa tội, mọi tín hữu đều bình đẳng với nhau về phẩm giá, cho nên phải tôn trọng lẫn nhau, tránh mọi hình thức phân biệt đối xử” (Thư chung HĐGMVN năm 2014). Hiệp thông trong tình làng nghĩa xóm; hiệp thông trong lời cầu nguyện, “vì ở đâu có hai ba người họp lại vì danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ”(Mt 18,20); hiệp thông trong sự chia sẻ; hiệp thông trong sự yêu thương, tha thứ; hiệp thông trong sự đoàn kết...Làm sao có sự bình an được, khi trong giáo xứ có sự chia rẽ nhau, thích nuôi hận thù và loại trừ lẫn nhau. Thánh Phaolô Tông đồ khi hay tin có sự chia rẽ trong Cộng đoàn Côrintô, Ngài đã viết trong lá thư thứ nhất gửi cho họ : “Thưa anh em, thế ra Đức Kitô đã bị chia năm sẻ bảy rồi ư ?”(1Cr 1,13).
Vì vậy, để thực sự có sự bình an, chúng ta cần phải dẹp bỏ những chia rẽ, hận thù, loại trừ lẫn nhau. Chúa Giêsu đã đòi hỏi những người lên rước lễ một cách hết sức quyết liệt khi Người nói rằng : “Khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó, trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình”(Mt 5,23).
Giáo xứ nào có sự hiệp nhất, có đời sống đạo sốt sắng, giáo xứ đó mới hưởng được sự bình an của Chúa ban.
Trên đời này, không gì quý hơn sự bình an: Có bình an là có tất cả; thiếu bình an là thiếu mọi sự. Cầu chúc cho mọi người, mọi gia đình một Năm Mới đầy tràn Bình an của Chúa. Đó là thứ bình an mà thế gian không thể ban được, như lời Chúa nói: "Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến, cũng đừng sợ hãi" (Ga 14, 27). Cầu chúc cho mọi gia đình luôn hạnh phúc vì có Chúa ở cùng. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành