(VATICAN 13/03/04) - Trong vấn đề cổ vũ cho nhân quyền, không có quốc gia nào hợp tác mạnh mẽ với Hoa Kỳ cho bằng Tòa Thánh Vatican.
Ðó là lời Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Colin Powell viết trong lời tựa cho một quyền sách mà tác giả là ông Jim Nicholson, Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh Vatican. Cuốn sách có tựa đề “Con Ðường Dài” (The Long Road) sẽ phát hành tại Rome vào cuối tháng Ba năm 2004 để đánh dấu 20 năm ngày kỷ niệm Hoa Kỳ và Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngoại giao. Cuối cuốn sách, tác giả nhấn mạnh đến ba vấn đề thời sự mà cả Tòa Thánh lẫn Hoa Kỳ đều rất quan tâm.
Vấn đề thứ nhất là vụ khủng bố ngày 9 tháng 11. Theo ông Ðại Sứ thì Tòa Thánh thừa nhận Hoa Kỳ có quyền tự vệ. Ðồng thời Tòa Thánh gia tăng nỗ lực chống các vụ khủng bố, luôn lên án bất cứ nỗ lực nào dùng chiêu bài niềm tin để bào chữa cho việc dùng bạo động, khủng bố.
Vấn đề thứ hai là chiến tranh Iraq. Theo ông Ðại Sứ, các phương tiện truyền thông thường coi Washington và Rome có quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau. Nhưng theo ông tác giả cuốn sách, vấn đề không đến nỗi căng thẳng như thế. Tác giả nói rằng Tổng Thống George W. Bush đồng quan điểm với Ðức Giáo Hoàng về biện pháp quân sự chỉ là giải pháp cuối cùng. Chỉ có điểm khác là Washignton nói không còn giải pháp nào, trong khi Vatican nói vẫn còn có thể có nhiều chọn lựa khác.
Ðại Sứ Nicholson cũng lập luận rằng khi tiếp ngoại giao đoàn vào tháng giêng năm 2003, ÐGH có nói tới “Không Ðược Dùng Chiến Tranh” thì lời tuyên bố đó người ta phải hiểu chỉ là điều kiện, hoàn toàn không phải là một mệnh lệnh tuyệt đối phải theo. Ông Ðại Sứ cũng nói ông hoàn toàn đồng ý với lời tuyên bố của ÐGH nếu lời tuyên bố ấy được hiểu theo nghĩa đó là lời giáo huấn của Giáo Hội.
Vấn đề thứ ba là vấn đề kỹ thuật sinh học. Ông Ðại Sứ phân biệt một mặt tiến bộ đột phá trong khoa học giúp chống lại nạn suy dinh dưỡng và đói kém, và mặt kia tiến bộ khoa học đưa đến việc hủy hoại văn hóa sự sống. Ông đã ca ngợi Tòa Thánh đã tổ chức cuộc hội thảo vào tháng 11 năm 2003 để bàn về vấn đề thực phẩm được cải biến đặc tính di truyền “den”. Ông nhận xét rằng sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Vatican trong vấn đề này làm giảm bớt sự hiểu lầm của thế giới về vấn đề cây lương thực được cải biến đặc tính di truyền “den”, nhờ đó có thể sản xuất nhiều thực phẩm cho nhân loại đang cần tới.
Cuốn sách của đại sứ Nicholson cũng được Ðức Hồng Y Jean - Louis Tauran đề tựa. Khi còn là Bộ Trưởng Ngaọi Giao của Tòa Thánh, Ðức Hồng Y đã làm việc sát cánh với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ. Ðức Hồng Y cũng ca ngợi sự hợp tác giữa Tòa Thánh và Washington trong vần đề nhân quyền.
Ông Jim Nicholson là Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh từ tháng 8 năm 2001 đến nay. Ông được bổ nhiệm chức vụ đại sứ sau khi đã góp phần quan trọng vào việc bầu cử đưa ông George W. Bush lên chức Tổng Thống
Ðó là lời Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Colin Powell viết trong lời tựa cho một quyền sách mà tác giả là ông Jim Nicholson, Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh Vatican. Cuốn sách có tựa đề “Con Ðường Dài” (The Long Road) sẽ phát hành tại Rome vào cuối tháng Ba năm 2004 để đánh dấu 20 năm ngày kỷ niệm Hoa Kỳ và Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngoại giao. Cuối cuốn sách, tác giả nhấn mạnh đến ba vấn đề thời sự mà cả Tòa Thánh lẫn Hoa Kỳ đều rất quan tâm.
Vấn đề thứ nhất là vụ khủng bố ngày 9 tháng 11. Theo ông Ðại Sứ thì Tòa Thánh thừa nhận Hoa Kỳ có quyền tự vệ. Ðồng thời Tòa Thánh gia tăng nỗ lực chống các vụ khủng bố, luôn lên án bất cứ nỗ lực nào dùng chiêu bài niềm tin để bào chữa cho việc dùng bạo động, khủng bố.
Vấn đề thứ hai là chiến tranh Iraq. Theo ông Ðại Sứ, các phương tiện truyền thông thường coi Washington và Rome có quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau. Nhưng theo ông tác giả cuốn sách, vấn đề không đến nỗi căng thẳng như thế. Tác giả nói rằng Tổng Thống George W. Bush đồng quan điểm với Ðức Giáo Hoàng về biện pháp quân sự chỉ là giải pháp cuối cùng. Chỉ có điểm khác là Washignton nói không còn giải pháp nào, trong khi Vatican nói vẫn còn có thể có nhiều chọn lựa khác.
Ðại Sứ Nicholson cũng lập luận rằng khi tiếp ngoại giao đoàn vào tháng giêng năm 2003, ÐGH có nói tới “Không Ðược Dùng Chiến Tranh” thì lời tuyên bố đó người ta phải hiểu chỉ là điều kiện, hoàn toàn không phải là một mệnh lệnh tuyệt đối phải theo. Ông Ðại Sứ cũng nói ông hoàn toàn đồng ý với lời tuyên bố của ÐGH nếu lời tuyên bố ấy được hiểu theo nghĩa đó là lời giáo huấn của Giáo Hội.
Vấn đề thứ ba là vấn đề kỹ thuật sinh học. Ông Ðại Sứ phân biệt một mặt tiến bộ đột phá trong khoa học giúp chống lại nạn suy dinh dưỡng và đói kém, và mặt kia tiến bộ khoa học đưa đến việc hủy hoại văn hóa sự sống. Ông đã ca ngợi Tòa Thánh đã tổ chức cuộc hội thảo vào tháng 11 năm 2003 để bàn về vấn đề thực phẩm được cải biến đặc tính di truyền “den”. Ông nhận xét rằng sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Vatican trong vấn đề này làm giảm bớt sự hiểu lầm của thế giới về vấn đề cây lương thực được cải biến đặc tính di truyền “den”, nhờ đó có thể sản xuất nhiều thực phẩm cho nhân loại đang cần tới.
Cuốn sách của đại sứ Nicholson cũng được Ðức Hồng Y Jean - Louis Tauran đề tựa. Khi còn là Bộ Trưởng Ngaọi Giao của Tòa Thánh, Ðức Hồng Y đã làm việc sát cánh với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ. Ðức Hồng Y cũng ca ngợi sự hợp tác giữa Tòa Thánh và Washington trong vần đề nhân quyền.
Ông Jim Nicholson là Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh từ tháng 8 năm 2001 đến nay. Ông được bổ nhiệm chức vụ đại sứ sau khi đã góp phần quan trọng vào việc bầu cử đưa ông George W. Bush lên chức Tổng Thống