Washington: Khi bọn khủng bố tấn công vào Hoa Kỳ trong biến cố 11/9 vừa qua, những người di dân sinh sống tại Hoa Kỳ đã thấy tình trạng của họ thay đổi đột ngột, là hậu quả của những chính sách mới của chính phủ và những đường lối không được công bố chính thức.
Vào những ngày trước khi có khủng bố 11/9, viễn tượng đối với người di dân đã không được khả quan so với những năm trước đây.
Tổng Thống Bush và Tổng Thống Mexico Vincete Fox đã nói đến tình trạng biên giới giữa hai nước phải được thông thương hơn. Những nỗ lực từ lâu để hợp thức hóa tình trạng của những người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ xem ra đã mang lại kết quả. Và Tổng Thống Bush đã không còn công bố đến sự gia tăng người tỵ nạn đặt chân đến Hoa Kỳ trong những năm tới.
Ngày nay, không những các diễn tiến bị xếp vào xó, nhưng còn hàng loạt những chính sách thay đổi và những luật mới đem ra áp dụng đã làm cho đời sống người di dân hợp pháp và bất hợp pháp càng trở nên khó khăn hơn .
Những chương trình giúp đỡ người di dân từ những vấn đề về luật pháp cho tới việc đào tạo kiếm công ăn việc làm càng chồng chất. Như tại vùng Nữu Ước, chương trình của Giáo Hội đã được nới rộng để đáp ứng nhu cầu cho những người mất việt sau khi Trung Tâm Thương Mại Thế Giới bị sụp đổ.
Bà Dina Maniotis, giám đốc Trung Tâm Cộng Ðồng Công Giáo điều hành bởi Tổ Chức Bác Ái Công Giáo của Giáo Phận Brooklyn tại vùng phía bắc Queens, cho biết nhiều người đã mất việc trong vòng vài tuần đầu sau biến cố 11/9.
Nhiều chỗ làm bị tiêu hủy, số người khác bị ảnh hưởng một cách ngấm ngầm, vi
kinh tế tại Nữu Ước đã bị ảnh hưởng lôi cuốn bởi sự thiệt hại và mất mát toàn bộ của các công ty và các văn phòng thương nghiệp một cách đáng kể.
Tại Trung Tâm Công Giáo, khoảng 75% số người xin trợ giúp là người di dân. Những gì họ cần nhất là xin trợ giúp tài chánh để trả tiền thuê nhà và trả tiền nhà, nhưng cũng có nhiều người xin theo học các lớp huấn nghệ do trung tâm tổ chức.
Với ngân sách mới từ Nhóm Phục Vụ Ðoàn Kết 11/9, gồm những tổ chức phục vụ nhân bản được dân chúng đóng góp hàng tỉ đô la, nhờ đó Trung Tâm có thể thêm được nhân viên và gia tăng những lớp họ để giúp hàng trăm người đang cần trợ giúp tài chánh.
Tạm thời, những gì mà Bà Maniotis muốn là tìm kiếm thêm những chủ nhân đang cần người. "Chúng tôi cần đến một hồ sơ các nơi cần việc làm. Họ cần biết là chúng tôi đang tiền lọc và huấn luyện cho con người có khả năng về máy vi tính và Anh ngữ".
Sau khi huấn luyện, họ có thể kiếm việc làm nhưng thực sự họ chỉ lãnh được một phần nhỏ so với tiền lương họ đã kiếm được trước đây.
Tìm kiếm công việc không phải chỉ là những khó khăn đối với người di dân. Hơn 30 luật mới của chính phủ liên bang đã giới hạn đến việc đi lại của người di dân, hay đúng hơn việc kiểm soát đã chưa từng được áp dụng trước đây.
Thí dụ, một luật được ký vào tháng 6 đòi hỏi khoảng 1 triệu du khách, học sinh và những người du lịch kinh doanh từ 26 quốc gia phải đăng ký và tường trình thường xuyên tới Dịch vụ Di Dân và Nhập Tịch. Không tuân hành theo những điều khoản này có nghĩa là du khách bị liệt vào hạng đe dọa đến nền an ninh quốc gia, sẽ bị trục xuất và bị ngăn chận không cho trở lại Hoa Kỳ.
Luật khác kêu gọi đến áp dụng biện pháp thẳng tay đòi hỏi phải báo cho Dịch Vụ Di Dân và Nhập Tịch trong vòng 10 ngày khi thay đổi chổ ở. Một lần nữa cho thấy hình phạt được đưa ra có thể bị trục xuất, mà theo luật của Di Dân Trong Nước chưa hề thấy áp dụng trong vòng 50 năm qua.
Luật Sư Don Kerwin, giám độc Hệ Thống Luật Pháp Di Dân của Công Giáo được gọi là CLINIC, nói rằng việc áp dụng luật thay đổi địa chỉ đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả triệu người di dân.
Luật Sư Kerwin nói một điều là "Dịch Vụ Di Dân và Nhập Tịch (INS) thường đánh mất địa chỉ". Nếu một người di dân không trình diện vì giấy thông báo gở sai địa chỉ vì thống kê của INS không đúng, người ấy có thể bị trục xuất.
Nhiều người di dân thường di chuyển chỗ ở theo công việc của họ, hay có khi tìm cách định cư về thành phố mới. Cả đối với người di dân với ý tốt cũng có thể quên không tường trình mỗi lần họ thay đổi địa chỉ trong thời hạn 10 ngày.
Luật Sư Kerwin đặt câu hỏi là liệu những chính sách như thế có thật sự liên quan tới nền an ninh quốc gia.
"Liệu những tên khủng bố có đăng ký mỗi lần thay đổi địa chỉ với INS không? Họ sẽ đăng ký nếu đúng vào mục đích của họ, ngoài ra họ cũng chẳng cần đăng ký".
Ông Mark Franken, Giám Ðốc Dịch Vụ Di Dân và Tị Nạn của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ nói rằng toàn bộ tranh luận về di dân đã khác biệt so với trước đây một năm.
"Người di dân được coi là những người phá luật".
Phạm vị của nó được minh họa cho thấy chương trình định cư dành cho người tỵ nạn hoàn toàn bị đóng cửa vào mùa Thu vừa qua. Mặc dầy những người tỵ nạn là số những người di dân được thanh lọc một cách kỹ lưỡng nhất để được vào Hoa Kỳ và thực sự chẳng có tên khủng bố nào được biết tới đã vào quốc gia bằng cách này. Từ tháng 9 đến tháng 12/2001, không một người tỵ nạn nào được nhận vào Hoa Kỳ.
Từ khi việc đình hoãn bị bãi bỏ, chỉ có 20000 người tỵ nạn đã được nhận tính tới cuối tháng 7/2002. Mục tiêu đã được Tổng Thống Bush công bố vào tháng 11/2001 là sẽ có 70000 người tỵ nạn được nhận trong tài khóa năm nay tức là tính cho tới 30/9/2002.
Ông Franken cho biết là Văn Phòng Tiểu Bang thừa nhận là không có cách chi mà số người tỵ nạn sẽ vượt hơn 30000 người trong tài khóa năm nay.
Ủy Ban Hoa Kỳ dành cho người Tỵ Nạn cho biết việc đình trệ nhận người tị nạn, sẽ được coi là số người tị nạn đến Hoa Kỳ thấp nhất kể từ năm 1978 với làn sóng người tỵ nạn vượt biên từ Việt Nam và Cam Bốt. Sự đình trệ thâu nhận người tị nạn cũng ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân kể cả chính sách lấy dấu tay, kiểm chứng lại quá trình hoạt động và đòi hỏi sự điều tra của FBI đối với những thanh niên và đàn ông đến từ 26 quốc gia ở Trung Ðông, Phi Châu và gần Ðông Dương.
Theo ông Franken, một cách mĩa mai mà nói, chậm trể việc thâu nhận người tỵ nạn, những người bị ảnh hưởng nhất "là những người chạy trốn bọn khủng bố".
Vào những ngày trước khi có khủng bố 11/9, viễn tượng đối với người di dân đã không được khả quan so với những năm trước đây.
Tổng Thống Bush và Tổng Thống Mexico Vincete Fox đã nói đến tình trạng biên giới giữa hai nước phải được thông thương hơn. Những nỗ lực từ lâu để hợp thức hóa tình trạng của những người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ xem ra đã mang lại kết quả. Và Tổng Thống Bush đã không còn công bố đến sự gia tăng người tỵ nạn đặt chân đến Hoa Kỳ trong những năm tới.
Ngày nay, không những các diễn tiến bị xếp vào xó, nhưng còn hàng loạt những chính sách thay đổi và những luật mới đem ra áp dụng đã làm cho đời sống người di dân hợp pháp và bất hợp pháp càng trở nên khó khăn hơn .
Những chương trình giúp đỡ người di dân từ những vấn đề về luật pháp cho tới việc đào tạo kiếm công ăn việc làm càng chồng chất. Như tại vùng Nữu Ước, chương trình của Giáo Hội đã được nới rộng để đáp ứng nhu cầu cho những người mất việt sau khi Trung Tâm Thương Mại Thế Giới bị sụp đổ.
Bà Dina Maniotis, giám đốc Trung Tâm Cộng Ðồng Công Giáo điều hành bởi Tổ Chức Bác Ái Công Giáo của Giáo Phận Brooklyn tại vùng phía bắc Queens, cho biết nhiều người đã mất việc trong vòng vài tuần đầu sau biến cố 11/9.
Nhiều chỗ làm bị tiêu hủy, số người khác bị ảnh hưởng một cách ngấm ngầm, vi
kinh tế tại Nữu Ước đã bị ảnh hưởng lôi cuốn bởi sự thiệt hại và mất mát toàn bộ của các công ty và các văn phòng thương nghiệp một cách đáng kể.
Tại Trung Tâm Công Giáo, khoảng 75% số người xin trợ giúp là người di dân. Những gì họ cần nhất là xin trợ giúp tài chánh để trả tiền thuê nhà và trả tiền nhà, nhưng cũng có nhiều người xin theo học các lớp huấn nghệ do trung tâm tổ chức.
Với ngân sách mới từ Nhóm Phục Vụ Ðoàn Kết 11/9, gồm những tổ chức phục vụ nhân bản được dân chúng đóng góp hàng tỉ đô la, nhờ đó Trung Tâm có thể thêm được nhân viên và gia tăng những lớp họ để giúp hàng trăm người đang cần trợ giúp tài chánh.
Tạm thời, những gì mà Bà Maniotis muốn là tìm kiếm thêm những chủ nhân đang cần người. "Chúng tôi cần đến một hồ sơ các nơi cần việc làm. Họ cần biết là chúng tôi đang tiền lọc và huấn luyện cho con người có khả năng về máy vi tính và Anh ngữ".
Sau khi huấn luyện, họ có thể kiếm việc làm nhưng thực sự họ chỉ lãnh được một phần nhỏ so với tiền lương họ đã kiếm được trước đây.
Tìm kiếm công việc không phải chỉ là những khó khăn đối với người di dân. Hơn 30 luật mới của chính phủ liên bang đã giới hạn đến việc đi lại của người di dân, hay đúng hơn việc kiểm soát đã chưa từng được áp dụng trước đây.
Thí dụ, một luật được ký vào tháng 6 đòi hỏi khoảng 1 triệu du khách, học sinh và những người du lịch kinh doanh từ 26 quốc gia phải đăng ký và tường trình thường xuyên tới Dịch vụ Di Dân và Nhập Tịch. Không tuân hành theo những điều khoản này có nghĩa là du khách bị liệt vào hạng đe dọa đến nền an ninh quốc gia, sẽ bị trục xuất và bị ngăn chận không cho trở lại Hoa Kỳ.
Luật khác kêu gọi đến áp dụng biện pháp thẳng tay đòi hỏi phải báo cho Dịch Vụ Di Dân và Nhập Tịch trong vòng 10 ngày khi thay đổi chổ ở. Một lần nữa cho thấy hình phạt được đưa ra có thể bị trục xuất, mà theo luật của Di Dân Trong Nước chưa hề thấy áp dụng trong vòng 50 năm qua.
Luật Sư Don Kerwin, giám độc Hệ Thống Luật Pháp Di Dân của Công Giáo được gọi là CLINIC, nói rằng việc áp dụng luật thay đổi địa chỉ đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả triệu người di dân.
Luật Sư Kerwin nói một điều là "Dịch Vụ Di Dân và Nhập Tịch (INS) thường đánh mất địa chỉ". Nếu một người di dân không trình diện vì giấy thông báo gở sai địa chỉ vì thống kê của INS không đúng, người ấy có thể bị trục xuất.
Nhiều người di dân thường di chuyển chỗ ở theo công việc của họ, hay có khi tìm cách định cư về thành phố mới. Cả đối với người di dân với ý tốt cũng có thể quên không tường trình mỗi lần họ thay đổi địa chỉ trong thời hạn 10 ngày.
Luật Sư Kerwin đặt câu hỏi là liệu những chính sách như thế có thật sự liên quan tới nền an ninh quốc gia.
"Liệu những tên khủng bố có đăng ký mỗi lần thay đổi địa chỉ với INS không? Họ sẽ đăng ký nếu đúng vào mục đích của họ, ngoài ra họ cũng chẳng cần đăng ký".
Ông Mark Franken, Giám Ðốc Dịch Vụ Di Dân và Tị Nạn của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ nói rằng toàn bộ tranh luận về di dân đã khác biệt so với trước đây một năm.
"Người di dân được coi là những người phá luật".
Phạm vị của nó được minh họa cho thấy chương trình định cư dành cho người tỵ nạn hoàn toàn bị đóng cửa vào mùa Thu vừa qua. Mặc dầy những người tỵ nạn là số những người di dân được thanh lọc một cách kỹ lưỡng nhất để được vào Hoa Kỳ và thực sự chẳng có tên khủng bố nào được biết tới đã vào quốc gia bằng cách này. Từ tháng 9 đến tháng 12/2001, không một người tỵ nạn nào được nhận vào Hoa Kỳ.
Từ khi việc đình hoãn bị bãi bỏ, chỉ có 20000 người tỵ nạn đã được nhận tính tới cuối tháng 7/2002. Mục tiêu đã được Tổng Thống Bush công bố vào tháng 11/2001 là sẽ có 70000 người tỵ nạn được nhận trong tài khóa năm nay tức là tính cho tới 30/9/2002.
Ông Franken cho biết là Văn Phòng Tiểu Bang thừa nhận là không có cách chi mà số người tỵ nạn sẽ vượt hơn 30000 người trong tài khóa năm nay.
Ủy Ban Hoa Kỳ dành cho người Tỵ Nạn cho biết việc đình trệ nhận người tị nạn, sẽ được coi là số người tị nạn đến Hoa Kỳ thấp nhất kể từ năm 1978 với làn sóng người tỵ nạn vượt biên từ Việt Nam và Cam Bốt. Sự đình trệ thâu nhận người tị nạn cũng ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân kể cả chính sách lấy dấu tay, kiểm chứng lại quá trình hoạt động và đòi hỏi sự điều tra của FBI đối với những thanh niên và đàn ông đến từ 26 quốc gia ở Trung Ðông, Phi Châu và gần Ðông Dương.
Theo ông Franken, một cách mĩa mai mà nói, chậm trể việc thâu nhận người tỵ nạn, những người bị ảnh hưởng nhất "là những người chạy trốn bọn khủng bố".