Những nơi mà tôi đã có dịp thăm viếng, tôi thích nhất là Thổ nhĩ kỳ và thành Constantinople. Lý do là vì tại đây có rất nhiều sự kiện và di tích liên quan tới lịch sử Giáo Hội Công Giáo, nhưng vì những hệ luận do thăng trầm của lịch sử, sự chia rẽ Đông Tây, sự hiềm khích và nghi ngại còn tồn tại giữa Hồi giáo và Công Giáo... nên người ta đã "chôn vùi" hay muốn "quên đi dĩ vãng" vàng son của Constantinople.



Thánh đường Sophia cũ và St. Anton

Tôi đã từng đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần - có lẽ tới cả 10 lần rồi - nhưng không bao giờ chán. Vì mỗi lần có dịp về lại Roma, tôi đều mua vé máy bay chuyển tiếp ghé qua Istanbul ít ngày vì cùng tuyến đường bay.

Istanbul thật quyến rũ, kỳ bí như truyện "Một ngàn lẻ một đêm"... Có cái gì đó vừa thật vừa mơ hồ, có thể ví như muôn ngàn gia vị mà người Istanbul đang còn bầy bán tại đây.

Nó ồn ào, náo nhiệt, thách thức, nhưng lôi cuốn và dễ thương như muôn ngàn mặt hàng trong các ngõ ngách tại Bazar lớn nhất thiên hạ.

Nó kiêu sa và cũng thần bí như Vương cung Thánh đường Sophia, một thời biến thành đền Hồi giáo và nay là Bảo tàng viện quốc gia, trong đó vẫn còn ghi lại chỗ Constantin đăng quang lên làm Hoàng Đế.

Chính Hoàng đế Constantin là người đã ra sắc chỉ "tha đạo" - không bắt bớ các tín hữu Kitô nữa - và mở ra một kỉ nguyên mới với thế giới văn minh. Trên các tường và các cột nhà thờ hãy còn những bức tranh mosaique về Chúa Giêu và Đức Mẹ đã gần 2000 năm, và xen vào đó các nét hoa văn chữ của các thủ lãnh Hồi giáo cũng như đèn chầu nghi ngút khói hương.

Thời Vàng son và nôi sinh Giáo Hội Công Giáo tại Constantinople

Trong suốt chiều dài lịch sử, Istanbul đã xếp hạng trong số các thành phố lớn nhất trên thế giới. Tới năm 500 sau công nguyên, thành Constantinople đã có tới 500.000 người, vượt qua cả thành Rome bấy giờ, và khi đó là thành phố lớn nhất thế giới. Constantinople cùng với các thành phố lịch sử lớn khác, chẳng hạn như Baghdad, Trường An, Khai Phong và Merv thay đổi ngôi vị là thành phố đông dân nhất thế giới cho đến thế kỷ thứ 12.

Về phương diện tôn giáo như đã nói ở trên, trong những thế kỷ đầu của Công Giáo, Constantinople giữ một vai trò đặc biệt vì sau năm 312 đã có tới 6 Công đồng chung đầu tiên của Giáo Hội họp ở đây hay trong nước Thổ nhĩ kỳ. Những tên nghe quen tai như Êphêsô, Bargamô, Lystria, Philippinô, Nicea, v.v...

Một số các Giáo đoàn đầu tiên thánh Phaolô và Gioan tông đồ thành lập cũng ở tại Thổ nhĩ kỳ. Các thánh giáo phụ và các văn bản cổ về lịch sử Giáo Hội cũng từ đây xuất phát...

Sau khi có cuộc ly giáo giữa Chính Thống và Công Giáo vào thế kỷ thứ 13, Công Giáo không còn ảnh hưởng quan trọng nữa nhất là sau khi Hồi giáo dưới thời đế chế Ottaman chiếm thành Constantinople, nhưng Istanbul vẫn là một thành phố quốc tế nhiều ảnh hưởng trong suốt lịch sử của nó.

Thượng phụ Đại kết Constantinople

Các Thượng Phụ Constantinople đã được chỉ định là Thượng phụ Đại kết kể từ thế kỷ thứ sáu, và sau đó được coi là nhà lãnh đạo của thế giới Chính Thống giáo gồm 300 triệu người. Từ năm 1601 trở đi, Tòa Thượng phụ Đại kết đặt tại nhà thờ St. George ở Istanbul.

Từ thế kỷ 19 trở đi, các Kitô hữu ở Istanbul thường là thuộc Chính thống Hy Lạp hay là Giáo Hội Chính thống Armenia Tông Tòa. Nhưng từ cuộc trao đổi dân số vào năm 1923 giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ và tiếp sau đó là những cuộc tranh chấp bạo loạn nên dân số người Chính thống Hy Lạp đã giảm sút đáng kể. Vào đầu thế kỷ 21, dân số Hy Lạp Istanbul còn 3.000 người (giảm từ 130.000 vào năm 1923 và 260.000 theo điều tra dân số Ottoman năm 1910 tổng số 850.000).

Hiện nay có khoảng từ 50.000 đến 70.000 người Armenia sống ở Istanbul, giảm từ 164.000 vào năm 1913 một phần là do sự diệt chủng người Armenia.

Lịch sử ghi nhận là số Kitô hữu chiếm một nửa dân số của thành phố Constantinople vào năm 1910, nhưng hiện nay kể như là thành phố Hồi giáo.

Người Hồi giáo tại Istanbul

Hầu hết các nhóm thiểu số tôn giáo và dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tập trung ở Istanbul. Đại đa số người dân trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ, và tại Istanbul, tự coi mình là người Hồi giáo, và cụ thể hơn là các thành viên của chi nhánh Sunni của Hồi giáo. Hầu hết người Sunni theo trường phái Hồi giáo Hanafi, mặc dù khoảng 10 phần trăm của người Sunni theo trường Shafi'i. Phong trào Hồi giáo Mystic, như Sufism, đã chính thức bị cấm sau khi thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng họ vẫn tự hào còn có rất nhiều tín đồ.

Những địa danh quan trọng tại Istanbul

Khi thăm thành Istanbul, du khách không thể bỏ qua những nơi quan trọng như: Nhà thờ và Bảo tàng Haga Sofia, Đền thờ Hồi Blue Mosque, Cistern (một Vương cung thánh đường xưa ở dưới lòng đất và ngập nước), Grand Bazar, Tháp Galata và khu đạo phố, công trường Taksim, thăm khu thành phố mới với các cao ốc, đi một vòng du thuyền trên Vịnh Bosphorus, ăn cơm chiều trên sông hay các nhà hàng cạnh bờ sông...

Xem hình ảnh khu dạo phố và tháp Galata

Tháp Galata, công trường Taksim và khu dạo phố

Người Byzantine gọi tháp này là Megàlos Pyrgos (có nghĩa là "Great Tower" trong tiếng Hy Lạp), tháp này đã đạo binh Thập Tự Quân Roma thứ 4 phá hủy vào năm 1204. Nhưng rồi vào năm 1348, những người Genova đã lại xây dựng một tòa tháp mới gần đó mà họ gọi là Christea Turris (Tháp Kitô) và ngày nay dân chúng quen gọi là tháp Galata Tower.

Từ tháp này đi tới công trường Taksim nơi thường có những cuộc tụ tập đông đảo của sinh viên là con đường bát-phố cho khách thập phương, nơi tập trung những cửa hàng buôn bán sang trọng, các tòa đại sứ, các dinh thự cổ truyền, các tiệm ăn truyền thống, và đặc biệt gần tòa đại sứ Anh có nhà thờ Công Giáo thánh Antôn, nơi đây Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII và Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thăm viếng. Đây là một trong các nhà thờ Công Giáo khá đồ sộ và hiếm thấy tại các quốc gia Hồi giáo. Mặt tiền nhà thờ có những bức tranh đá trạm hình Đức Mẹ, thánh Antôn, và thánh Phanxicô, ngoài ra còn có tượng Thánh giá Chúa bằng đồng tân kỳ, và đặc biệt tượng Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trên tay đang thả một chim bồ câu.

Bên trong nhà thờ với không gian trang nghiêm, trong sáng và thoáng rộng khác với các nhà thờ Chính thống thường rất tối và rất nhiều các ảnh tượng và lồng đèn.

Tại sao gọi là Sừng Vàng hay The Golden Horn

The Golden Horn (Hy lạp gọi là Χρυσόκερας, Khrysókeras, Latin là Chrysoceras), còn được gọi theo tên Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại là Halic, một thủy đô thị lớn và cửa chính của Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Đáng chú ý là đảo giống hình cái liềm và sông quanh co, vòng sông nổi bật trông giống như hình cái sừng. Ở eo biển Bosphorus nơi giáp giới với biển Marmara, do đó tạo thành một bán đảo cô lập hẹp, mũi của nó chính là thành "Istanbul cổ" (hay cổ thành Byzantion hoặc là thành Constantinople).

The Golden Horn là cửa của sông Alibeyköy và Kağıthane dài 7.5 km và chỗ rộng nhất là 750 mét, và độ sâu nhất nơi nó chảy vào Bosphorus là khoảng 35 mét.

The Golden Horn với địa lý ngăn cách đặc biệt tạo thành một bến cảng được che chở tự nhiên do đó mà qua dòng lịch sử hàng ngàn năm nó đã bảo vệ trước những cuộc tấn công của Hy Lạp, La Mã, Byzantine, Ottoman.

Trong suốt qua tầng của mình, Sừng Vàng đã chứng kiến nhiều sự cố lịch sử đầy biến động, và cảnh sắc nơi đây đã là chủ đề của vô số tác phẩm nghệ thuật.

Hiện nay, Sừng Vàng được mở rộng ra bởi năm cầu. Di chuyển từ thượng lưu đến hạ lưu, đây là như sau:

Cầu Halic, hoàn thành vào năm 1974, kết nối các khu vực lân cận của Sütlüce và Defterdar.
Cầu Galata được sử dụng để kết nối các khu dân cư hạ lưu của Karaköy và Eminönü.
Cầu Atatürk hay còn có tên là Unkapanı Bridge, hoàn thành vào năm 1940 nối Kasımpaşa và Unkapanı.
Cầu Golden Horn có đường rầy metro mới hoàn thành vào năm 2014.
Cầu thứ năm là hóa thân cầu Galata mới hoàn thành vào năm 1994, chạy giữa Karaköy và Eminönü.

Hồ sơ khảo cổ học cho thấy có dân cư hiện diện đáng kể xung quanh Sừng Vàng ít nhất là từ thế kỷ 7 trước Công Nguyên.

Thật vậy, các bến cảng nước sâu tự nhiên tại Istanbul luôn luôn là một điểm thu hút lớn về kinh tế và lợi thế quân sự chiến lược cho các cư dân của khu vực, do đó các đế quốc thực dân Roma đã tới và "Tân Roma - Nova Roma" tại đây, tiếp đến là đế quốc Byzantium, rồi Constantinople , và Ottaman.

Đế quốc Byzantine đặt trụ sở hải quân của mình nơi đây và đã xây các bức tường dọc theo bờ biển để bảo vệ thành phố. Tại lối vào cửa sông ở phía bắc, họ đã làm một chuỗi giây xích bằng sắt lớn kéo qua từ thành Constantinople cổ qua sống tới tháp cũ Galata để ngăn chặn không cho các tầu bè di chuyển vào thánh.

Đã có ba lần các xích này đã bị phá vỡ. Vào thế kỷ thứ 10 quân Kievan Rus dùng tầu dài longships của họ kéo văng giây xích; quân Byzantine dùng lửa phá vỡ xích; và năm 1204, trong lần Thập Tự Chinh thứ 4 thứ tư, tàu người Venetian đã có thể phá vỡ các chuỗi với các đòn bẩy lớn.

Sau cuộc chinh phục Constantinople vào năm 1453, Mehmed II tái định cư người Hy Lạp tại khu Phanar (Fener ngày nay). Còn khu Balat tiếp tục cho người gốc Do Thái ở như vào thời kỳ Byzantine cai trị, mặc dù vậy nhiều người Do Thái đã quyết định rời khỏi thành phố. Rồi khi người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha trong thời kỳ bách hại thì vua Bayezid II đã mời họ đến định cư tại khu Balat.

Lịch sử phong phú của Sừng Vàng và vẻ đẹp tự nhiên làm nơi này thành điểm thu hút du lịch rất phổ biến ở Istanbul, mà hằng năm có tới trên 10 triệu du khách quốc tế tới viếng thăm.