Moskva (AsiaNews) - Hội đồng Tòa Thượng Phụ Moskva nói rằng sẽ không duy trì sự hiệp thông với Giáo hội Chính thống giáo Constantinople. Điều đó đã được hội đồng này tuyên bố vào hôm 15 tháng 10, trong một phiên họp toàn thể tại Thủ đô Minsk củaBelarus. Hiện diện trong phiên họp còn có Tổng giám mục Onufrij của Kiev - người lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, trung thành với Moskva.
Theo Tổng Giám Mục Ilarion – phụ trách đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Moskva thì các giám mục Chính thống giáo Nga cho rằng quyết định tuyệt thông với Constantinople là “điều chẳng đặng đừng”, nhưng đó là hệ quả từ “những hành động gần đây của Tòa Thượng Phụ Constantinople”.
Quyết định này dẫn tới việc các chức sắc của Tòa Thượng Phụ Moskvatừ nay sẽ không cử hành phụng vụ chung với các vị đại diện từ Tòa Thượng Phụ Đại Kết (Constantinople), bao gồm tại các nhà thờ thuộc những tu viện Núi Athos, nơi mà các tu sĩ của cả hai Giáo Hội này thường chung sốngvới nhau trong cùng một cộng đoàn.
"Giáo hội [Moskva] ý thức về tình trạng ly giáo, và cũng đã phục hồi quan hệ với họ [Constantinople], nhưng chính họ đã tự loại trừ họ ra khỏi phạm vi giáo luật của Giáo hội Chính thống giáo",Tổng Giám Mục Ilarion kết luận.
Cũng trong cùng một thời điểm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập Hội đồng An ninh tại Moskva để đánh giá việc phía Chính Thống giáo bên Ukraine tuyên bố tự trị. Theo lời phát ngôn viên Dmitri Peskov: "Chúng tôi thảo luậnvề tình trạng của Giáo hội Chính thống giáo Nga ở Ukraine, còn những Giáo hội khác thì chúng tôi không quan tâm".
Trả lời câu hỏi của các ký giả về những biện pháp khả dĩ của chính phủ Nga để giải quyết vấn đề này, ông Peskov lưu ý rằng: "rõ ràng chính quyền dân sự ở Nga không thể can dự vào cuộc đối thoại giữa hai giáo hội, họ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ làm như vậy, nhưng vì Chính Thống giáo là một trong những tôn giáo được công nhận ở Liên bang Nga, cho nên mọi chuyện xảy ra trong giới Chính thống giáo đều được Nhà nước chú ý đặc biệt".
Tuy nhiên, ông Peskov nhắc lại, Nga quyết tâm bảo vệ quyền lợi của công dân trong mọi hoàn cảnh và ở mọi quốc gia, ngay cả trường hợp phải tịch thu tài sản của Giáo hội Chính thống Nga ở Ukraine.
Chân Phương
Theo Tổng Giám Mục Ilarion – phụ trách đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Moskva thì các giám mục Chính thống giáo Nga cho rằng quyết định tuyệt thông với Constantinople là “điều chẳng đặng đừng”, nhưng đó là hệ quả từ “những hành động gần đây của Tòa Thượng Phụ Constantinople”.
Quyết định này dẫn tới việc các chức sắc của Tòa Thượng Phụ Moskvatừ nay sẽ không cử hành phụng vụ chung với các vị đại diện từ Tòa Thượng Phụ Đại Kết (Constantinople), bao gồm tại các nhà thờ thuộc những tu viện Núi Athos, nơi mà các tu sĩ của cả hai Giáo Hội này thường chung sốngvới nhau trong cùng một cộng đoàn.
"Giáo hội [Moskva] ý thức về tình trạng ly giáo, và cũng đã phục hồi quan hệ với họ [Constantinople], nhưng chính họ đã tự loại trừ họ ra khỏi phạm vi giáo luật của Giáo hội Chính thống giáo",Tổng Giám Mục Ilarion kết luận.
Cũng trong cùng một thời điểm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập Hội đồng An ninh tại Moskva để đánh giá việc phía Chính Thống giáo bên Ukraine tuyên bố tự trị. Theo lời phát ngôn viên Dmitri Peskov: "Chúng tôi thảo luậnvề tình trạng của Giáo hội Chính thống giáo Nga ở Ukraine, còn những Giáo hội khác thì chúng tôi không quan tâm".
Trả lời câu hỏi của các ký giả về những biện pháp khả dĩ của chính phủ Nga để giải quyết vấn đề này, ông Peskov lưu ý rằng: "rõ ràng chính quyền dân sự ở Nga không thể can dự vào cuộc đối thoại giữa hai giáo hội, họ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ làm như vậy, nhưng vì Chính Thống giáo là một trong những tôn giáo được công nhận ở Liên bang Nga, cho nên mọi chuyện xảy ra trong giới Chính thống giáo đều được Nhà nước chú ý đặc biệt".
Tuy nhiên, ông Peskov nhắc lại, Nga quyết tâm bảo vệ quyền lợi của công dân trong mọi hoàn cảnh và ở mọi quốc gia, ngay cả trường hợp phải tịch thu tài sản của Giáo hội Chính thống Nga ở Ukraine.
Chân Phương