“Vatican đang bị tấn công từ những kẻ thù vô hình, ở khắp mọi nơi thông qua những nỗ lực lừa dối, làm mất định hướng và chế nhạo. Sức mạnh lớn nhất của những kẻ thù này là sự yếu kém của chính chúng ta.
Nghe có vẻ quen thuộc, phải không? Tuy nhiên, kẻ thù của chúng ta ở đây không phải là Satan, nhưng là những tên điện tặc tấn công trên không gian mạng bao gồm các chính phủ thù địch, những kẻ cổ xuý những trào lưu tư tưởng thù địch với giáo huấn xã hội Công Giáo, bọn tội phạm và những kẻ thích đùa cợt mua vui trên những đau khổ của người khác.”
Edward Lucas, tác giả cuốn “Cyberphobia” bàn về những hoạt động phá hoại của điện tặc trên không gian mạng đã nhận xét như trên trong bài “A click away from meltdown” đăng trên tờ Catholic Herald hôm 11 tháng Chín năm 2015.
Ông đưa ra một số chi tiết như sau:
“Những cuộc tấn công gần đây vào Vatican đã diễn ra vào tháng Tư, khi Đức Thánh Cha Phanxicô dùng từ ‘diệt chủng’ để mô tả vụ tàn sát người Armenia của Đế Quốc Ottoman, Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1915. Điều này khiến nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ theo chủ nghĩa quốc gia quá khích, là những người kịch liệt phản đối việc sử dụng ngôn ngữ này, khởi động một chiến dịch tấn công theo kiểu ‘từ chối dịch vụ vì quá tải’ mà từ chuyên môn gọi là DdoS attack”.
DDoS là dạng tấn công đơn giản và thô thiển trên không gian mạng. Để cho dễ hiểu, hãy thử tưởng tượng một đám đông những người quốc gia cực đoan Thổ Nhĩ Kỳ đang tức giận tràn ngập quảng trường Thánh Phêrô, đông kín đến mức không ai có thể vào được bên trong đền thờ hay quảng trường nữa. Cuối cùng cảnh sát Ý, hiến binh Vatican và vệ binh Thụy Sĩ cũng sẽ lập lại được trật tự thôi. Nhưng trong một thời gian cuộc sống bình thường của Vatican sẽ bị tê liệt.
Một cuộc tấn công DDoS cũng tương tự như thế. Một số lớn máy tính được huy động để thực hiện các yêu cầu truy cập không có thật vào một trang web. Máy chủ, tức là máy tính dùng để cung cấp thông tin cho trang web, không thể đối phó nổi. Người sử dụng hợp pháp không còn có thể truy cập vào các thông tin hoặc các dịch vụ mà họ cần.
Đây không phải là lần đầu tiên Vatican gánh chịu hình thái tấn công loại này. Lập trường dũng cảm nhưng càng ngày cô đơn của Giáo Hội về các vấn đề như an tử, phá thai, hôn nhân đồng tính, cuộc sống độc thân linh mục thu hút sự nổi giận của những “cư dân mạng” – thuộc về một thế hệ đề cao quá đáng cá nhân, những người lớn lên trong một thế giới mất lòng tin vào những hệ thống phẩm trật và những quy tắc, và đặt những lựa chọn cá nhân của mình trên tất cả.
Bên cạnh những cuộc tấn công của những nhóm cá nhân cổ xuý những trào lưu tư tưởng thù địch với giáo huấn xã hội Công Giáo, Vatican cũng gánh chịu các cuộc tấn công từ các chính phủ thù địch. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia gần đây nhất đã vung kiếm với Giáo Hội, nhưng các tranh cãi với Trung Quốc về việc công nhận các giám mục Công Giáo ở nước này cũng không kém phần sâu sắc và nghiêm trọng. Cho đến nay, Vatican là nhà nước châu Âu duy nhất còn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Với một dân số khổng lồ, và với một đội ngũ “chuyên gia” điện tặc đông đảo bao gồm cả thường dân, quân đội và công an. Trung Quốc có thể tung ra những cuộc tấn công DDoS dữ dội và cả những hình thái tấn công tinh vi hơn thế nữa trên không gian mạng.
Vatican không bình luận về hệ thống an ninh mạng của mình, trong các cuộc họp báo thực sự với các ký giả hoặc trên mạng. Nhưng tất cả những dấu hiệu cho đến nay chứng tỏ rằng hệ thống phòng thủ của Vatican nhằm chống lại các cuộc tấn công tinh vi là tuyệt vời. Một báo cáo về các cuộc tấn công của công ty bảo mật máy tính Imperva cho thấy những kẻ tấn công đã cố gắng nhiều lần để đánh sập các Web site của Tòa Thánh nhưng đã thất bại. Các cuộc tấn công ban đầu xảy ra trùng với chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tới Madrid vào tháng 8 năm 2011 nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Các điện tặc đã cố tung những videos mà chúng đã đưa lên YouTube trước đó vào trang Web của Vatican nhưng thất bại. Phương án thứ hai của chúng là đánh sập trang Web quảng bá sự kiện Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid cũng không thành công.
Internet đã mang lại cho Giáo Hội một phương tiện tuyệt vời để truyền đi thông điệp của mình. Nhưng nó cũng mang lại cho những kẻ thù một phương thế chưa từng có để tấn công Hội Thánh.
Nghe có vẻ quen thuộc, phải không? Tuy nhiên, kẻ thù của chúng ta ở đây không phải là Satan, nhưng là những tên điện tặc tấn công trên không gian mạng bao gồm các chính phủ thù địch, những kẻ cổ xuý những trào lưu tư tưởng thù địch với giáo huấn xã hội Công Giáo, bọn tội phạm và những kẻ thích đùa cợt mua vui trên những đau khổ của người khác.”
Ông đưa ra một số chi tiết như sau:
“Những cuộc tấn công gần đây vào Vatican đã diễn ra vào tháng Tư, khi Đức Thánh Cha Phanxicô dùng từ ‘diệt chủng’ để mô tả vụ tàn sát người Armenia của Đế Quốc Ottoman, Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1915. Điều này khiến nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ theo chủ nghĩa quốc gia quá khích, là những người kịch liệt phản đối việc sử dụng ngôn ngữ này, khởi động một chiến dịch tấn công theo kiểu ‘từ chối dịch vụ vì quá tải’ mà từ chuyên môn gọi là DdoS attack”.
DDoS là dạng tấn công đơn giản và thô thiển trên không gian mạng. Để cho dễ hiểu, hãy thử tưởng tượng một đám đông những người quốc gia cực đoan Thổ Nhĩ Kỳ đang tức giận tràn ngập quảng trường Thánh Phêrô, đông kín đến mức không ai có thể vào được bên trong đền thờ hay quảng trường nữa. Cuối cùng cảnh sát Ý, hiến binh Vatican và vệ binh Thụy Sĩ cũng sẽ lập lại được trật tự thôi. Nhưng trong một thời gian cuộc sống bình thường của Vatican sẽ bị tê liệt.
Một cuộc tấn công DDoS cũng tương tự như thế. Một số lớn máy tính được huy động để thực hiện các yêu cầu truy cập không có thật vào một trang web. Máy chủ, tức là máy tính dùng để cung cấp thông tin cho trang web, không thể đối phó nổi. Người sử dụng hợp pháp không còn có thể truy cập vào các thông tin hoặc các dịch vụ mà họ cần.
Đây không phải là lần đầu tiên Vatican gánh chịu hình thái tấn công loại này. Lập trường dũng cảm nhưng càng ngày cô đơn của Giáo Hội về các vấn đề như an tử, phá thai, hôn nhân đồng tính, cuộc sống độc thân linh mục thu hút sự nổi giận của những “cư dân mạng” – thuộc về một thế hệ đề cao quá đáng cá nhân, những người lớn lên trong một thế giới mất lòng tin vào những hệ thống phẩm trật và những quy tắc, và đặt những lựa chọn cá nhân của mình trên tất cả.
Bên cạnh những cuộc tấn công của những nhóm cá nhân cổ xuý những trào lưu tư tưởng thù địch với giáo huấn xã hội Công Giáo, Vatican cũng gánh chịu các cuộc tấn công từ các chính phủ thù địch. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia gần đây nhất đã vung kiếm với Giáo Hội, nhưng các tranh cãi với Trung Quốc về việc công nhận các giám mục Công Giáo ở nước này cũng không kém phần sâu sắc và nghiêm trọng. Cho đến nay, Vatican là nhà nước châu Âu duy nhất còn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Với một dân số khổng lồ, và với một đội ngũ “chuyên gia” điện tặc đông đảo bao gồm cả thường dân, quân đội và công an. Trung Quốc có thể tung ra những cuộc tấn công DDoS dữ dội và cả những hình thái tấn công tinh vi hơn thế nữa trên không gian mạng.
Vatican không bình luận về hệ thống an ninh mạng của mình, trong các cuộc họp báo thực sự với các ký giả hoặc trên mạng. Nhưng tất cả những dấu hiệu cho đến nay chứng tỏ rằng hệ thống phòng thủ của Vatican nhằm chống lại các cuộc tấn công tinh vi là tuyệt vời. Một báo cáo về các cuộc tấn công của công ty bảo mật máy tính Imperva cho thấy những kẻ tấn công đã cố gắng nhiều lần để đánh sập các Web site của Tòa Thánh nhưng đã thất bại. Các cuộc tấn công ban đầu xảy ra trùng với chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tới Madrid vào tháng 8 năm 2011 nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Các điện tặc đã cố tung những videos mà chúng đã đưa lên YouTube trước đó vào trang Web của Vatican nhưng thất bại. Phương án thứ hai của chúng là đánh sập trang Web quảng bá sự kiện Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid cũng không thành công.
Internet đã mang lại cho Giáo Hội một phương tiện tuyệt vời để truyền đi thông điệp của mình. Nhưng nó cũng mang lại cho những kẻ thù một phương thế chưa từng có để tấn công Hội Thánh.