NHÂN VỤ TỐI CAO PHÁP VIỆN DUYỆT XÉT HÔN NHÂN ĐỒNG PHÁI (HNĐP)
“Tôi được sinh ra như thế” thường là lời biện minh cho thái độ của những vị đồng tính. Ta thử phân tích lập luận đó xem sao, qua bài viết sau đây của Jacob W. Wood, Giáo Sư Thần Học và Thành Viên của Trung Tâm Đạo Đức Học Veritas thuộc phân khoa Đời Sống Công Cộng tại Franciscan University of Steubenville. Jacob Wood tốt nghiệp Cao Học Thần Học tại St. Andrews University, và đậu Tiến Sĩ tại Viện Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ (CUA)
Ngày 28 tháng 4 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện (TCPV) bắt đầu nghe các lý chứng về “quyền hiến định” của cái gọi là “hôn nhân đồng phái” (HNĐP). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, đất nước này phải đối diện với một viễn ảnh gây choáng váng, đó là toàn thể luật lệ, toà án, quyền cưỡng chế mà quốc gia này nắm giữ sẽ có cơ hội đảo ngược thế cờ và làm thất vọng những ai đang ủng hộ cho hôn nhân truyền thống (HNTT).
Nói cho đúng ra thì đây không phải là lần đầu HNTT bị đem ra tấn công trên chiến trường TCPV. Nhưng đây là lần đầu tiên các luật sư thượng thặng, các tổ hợp luật hàng đầu đã từ chối không muốn ủng hộ HNTT nữa.
Tờ New York Times cho rằng một trong những lý do khiến “các đấng tối cao” không còn bảo vệ HNTT nữa là vì một số tổ hợp luật sư nghĩ rằng chẳng có một lý chứng nào “nghe được” để chống lại HNĐP. Thực ra thì mặc dù HNĐP muốn khoác áo hôn nhân cho mình chăng nữa, nó không bao giờ làm được một công việc quan trọng duy nhất mà HNTT đang làm: đó là kiến tạo được một mạng lưới tương quan bền vững làm thành viên đá góc xây dựng nên xã hội con người.
Lý chứng phổ thông hàng đầu bênh vực cho HNĐP có thể được diễn đạt như thế này: người nào phủ nhận HNĐP thì người đó giống y như người từ chối phục vụ khách hàng chỉ vì lý do sắc tộc. Lý chứng này vô tình đã coi người phủ nhận HNĐP y chang như là một thứ KKK (nhóm kỳ thị sắc tộc). Nói khác đi, phủ nhận HNĐP chính là từ chối một số người cái quyền tham gia bình đẳng vào một thể chế nào đó, trong khi thực ra họ chưa hề mất quyền tự do tham gia thể chế đó. Đến nay, vì không còn tha thiết nữa, nên nhóm này đang vận động việc thay vào đó bằng một thể chế mới.
Thử phân tích lập luận mầu da/sắc tộc xem sao. Có năm (5) bước như sau:
1) Ta được sinh ra thế nào thì đó là điều tự nhiên;
2) Ta được sinh ra có một mầu da và một xu hướng tính dục;
3) Điều tự nhiên thì tốt đẹp, thiện hảo;
4) Mầu da và xu hướng tính dục thì tốt đẹp, thiện hảo;
5) Không ai có thể bị cấm kết hôn dựa trên điều tốt đẹp, thiện hảo.
Liệu có được chăng? Điều này tùy thuộc vào các tiền đề trong luận cứ có chính xác không đã. Thử nhìn vào tiền đề số một xem sao. “Điều tự nhiên thì tốt đẹp, thiện hảo.” Có đúng thế chăng? Điều này còn tùy theo bạn hiểu “tự nhiên” có nghĩa như thế nào. Có ba (3) chọn lựa:
THỨ NHẤT: Đôi khi ta bảo một điều gọi là tự nhiên khi nó xẩy ra đúng theo diễn biến bình thường.
Trường hợp này, “tự nhiên” đối nghĩa với “bất thường.” Lấy thí dụ: cứ bình thường, thì con người được sinh ra có 46 nhiễm sắc thể. Đó là điều tự nhiên. Thế nhưng, không phải ai sinh ra cũng đều có 46 nhiễm sắc thể cả, bởi vì theo Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh (TTKSDB) thì có khoảng 0.15 phần trăm trẻ sơ sinh có 47 nhiễm sắc thể, thường được gọi là “Trisomy 21” (chứng Tam Nhiễm Sắc 21). Đây là trường hợp bất thường, không tự nhiên. Cũng theo TTKSDB vừa nói, thì có khoảng 1.6 phần trăm những người trưởng thành tự cho mình là đồng tính nam hay đồng tính nữ. Giả như tất cả những người này đều được sinh ra mang theo dục vọng hướng về người đồng phái (nên nhớ là chỉ giả sử thôi, chưa phải là sự kiện đã được kiểm chứng đâu), thì khi sinh ra mà đã mang theo dục vọng hướng về người đồng phái, thì rõ ràng đây là điều bất thường, không tự nhiên. Như vậy, nếu “tự nhiên” có nghĩa là “xẩy ra đúng theo diễn biến bình thường,” thì tiền đề số một vừa nói là sai: Ta được sinh ra thế nào không phải luôn luôn tự nhiên. Như vậy luận cứ này không thể đứng vững.
THỨ HAI: Đôi khi ta bảo một điều gọi là tự nhiên khi ta nhận được nó qua cha mẹ từ thuở đầu thai, hoặc khi nó phát triển từ điều ta nhận được qua cha mẹ từ thuở đầu thai.
Trường hợp này, “tư nhiên” đối nghĩa với “siêu nhiên.” Từ khi cha sinh mẹ đẻ, ta đã có hai tay, hai chân. Cũng vậy, đi bộ là điều tự nhiên bởi vì đôi chân của ta sẽ phát triển thành cứng cát hầu giúp ta đi bô được. Ngược lại, nếu ta mọc cánh thì đó là điều “siêu nhiên,” lý do là cha mẹ ta không hề có cánh bao giờ. Cũng thế, nếu không nhờ máy móc mà ta vẫn bay lên được thì đó là điều “siêu nhiên” rồi. Bởi không có cánh thì làm sao bay? Mầu da là điều tự nhiên theo nghĩa này. Nó trực tiếp mô phỏng theo mầu da của cha mẹ ta. Hấp lực đồng phái cũng có thể là tự nhiên theo nghĩa này (cho dù vẫn còn phải chứng minh thêm).
Bây giờ ta đi qua tiền đề kế tiếp: “Điều tự nhiên thì tốt đẹp, thiện hảo.” Rất hợp lý! Bởi lẽ có hai tay, hai chân thì quá tốt; rồi đi bộ bằng hai chân của mình thì cũng quá tốt. Ta thử gẫm xa hơn một chút xem sao. Đi bộ bằng hai chân của mình thì tốt thật, thế nhưng đạp lên chân người khác, hay dẵm lên một cái gì lẽ ra không nên thì có còn tốt nữa không? Bởi vì nếu có chân thì sẽ đi bộ được, hay dẫm đạp được. Cũng vậy, dùng tay để cầm bánh mì “Phát Trí” mà ăn thì còn gì tự nhiên hơn. Nhưng nếu dùng tay để đấm phù mỏ một ai đó (do ảnh hưởng của trận đấu thế kỷ tuần qua) thì có còn tự nhiên nữa không? Điều ta nhận được từ cha mẹ từ thuở lọt lòng đã đem cho ta nhiều khả năng, nhưng ta có thể sử dụng nó cho việc tốt hay cho việc xấu. Như vậy, nếu “tự nhiên” có nghĩa là “điều ta nhận được từ cha mẹ từ thuở đầu thai, hoặc từ đó mà phát triển ra,” thì tiền đề thứ hai đã sai: điều ta có được từ khi sinh ra thì tự nhiên, thế nhưng điều tự nhiên không tất yếu phải là thiện hảo, nói khác đi, điều ta có từ khi sinh ra thì chẳng tốt cũng chẳng xấu. Xấu tốt là do ta đã chọn lựa làm gì với điều ta có từ khi sinh ra đó.
THỨ BA: Đôi khi ta bảo một điều gọi là tự nhiên khi nó làm cho ta khỏe khoắn. Theo nghĩa này, “tự nhiên” đối nghĩa với “phản tự nhiên.” Định nghĩa này rắc rối nhất, bởi lẽ sức khỏe không phải là một thực tại mà ta có thể đo lường hay lượng hóa một cách thực nghiệm được, như trong trường hợp của “diễn biến bình thường” (tỉ như chứng Tam Nhiễm Sắc 21 và hấp lực đồng tính mà TTKSDB đã cho thấy), hoặc việc quan sát điều nằm trong tầm khả năng của ta (như ta có kinh nghiệm hàng ngày).
Theo Cơ Quan Sức Khỏe Thế Giới (WHO) thì “Sức khoẻ là một tình trạng hoàn toàn khả quan về thể lý, tâm trí và xã hội, chứ không phải chỉ là tình trạng vắng bóng bệnh hoạn hay khuyết tật.” Cho dù ta có thể đo được nhiệt độ hay áp huyết của một ai đó để xem có nhiễm bệnh nạn gì chăng, nhưng ta không thể lượng hóa sự khỏe khoắn của người ấy được.
Không lượng hóa được sức khỏe, làm sao ta biêt được mình khỏe? Một phương cách để xem mình có khỏe không là tự hỏi xem mình có cảm thấy khỏe không. Đây là ý kiến bình dân, vốn thường được dùng bênh vực cho HNĐP, nhưng điều này có vấn đề: thử tưởng tượng đã khá lâu rồi bạn không thấy khỏe khoắn ở một nơi nào đó trong thân thể mình mà bạn không hề biết làm gì hơn. Trong trường hợp này bạn sẽ mắc phải sai lầm là coi tình trạng “không khoẻ khoắn” này là bình thường—y như một người mắc bệnh hen suyễn cứ tưởng rằng ai cũng phải ho hen khó thở như mình. Do đó, ta cần phải vượt xa hơn chính mình để nhìn vào toàn thể nhân loại này, trải dài qua dòng lịch sử. Nói chung, dưới đây là bốn điều thiện hảo ai cũng phải dựa vào để có thể phát triển: (1) Tự bảo tồn, (2) Sinh con cái và nuôi dậy chúng, (3) Vun trồng đời sống tâm linh, (4) Sống trong xã hội.
Triết học cổ điển gọi bốn điều này là “thiện hảo tự nhiên,” bởi vì nếu tự nhiên có nghĩa là “khỏe khoắn,” thì đó chính là bốn điều con người muốn tìm kiếm ngõ hầu duy trì được sức khỏe thể lý, tâm trí, và xã hội. Chỉ có điều (2), tức “sinh con cái và nuôi dậy chúng” là được thêm vào trong định nghĩa của WHO về sức khỏe, bởi vì WHO chỉ nói đến sức khỏe cá nhân chứ không nói đến sức khỏe của loài người và của xã hội xét như một toàn thể.
“TỰ NHIÊN” CÓ NGHĨA LÀ HƯỚNG VỀ SỰ KHỎE KHOẮN
Giờ đây, ta lại trở về với câu hỏi đầu tiên: có phải ta được sinh ra thế nào là điều tự nhiên chăng? Nếu “tự nhiên” đồng nghĩa với “khỏe khoắn” thì ta được sinh thế nào là điều tự nhiên NẾU, và CHỈ KHI NÀO nó hướng về sự khỏe khoắn thể lý, tâm trí, và xã hội. Hãy trở lại thí dụ về mầu da. Mầu da đến từ độ tập trung của chất melanin nơi biểu bì, nó hướng về sự thiện hảo là tự bảo tồn bằng việc hấp thụ tia cực tím (UV). Trong mức độ ta có đủ lượng mêlanin thích hợp trong biểu bì để hấp thụ tia cực tím (điều này phần đông ai cũng có, bất kể là mầu da nào), thì mầu da ta mang từ lúc lọt lòng mẹ thì “tự nhiên” bởi vì nó hướng về sức khỏe thể lý. Tuy nhiên, nếu chẳng may, ta mắc một dị chứng nào đó về da, tỉ như bạch tạng chẳng hạn, khiến ta thiếu mất lượng melanin trong da để hấp thụ tia cực tím (điều ta phải có, đúng theo diễn biến bình thường), thì mầu da của ta trở thành “bất bình thường,” bởi vì nó không hướng về sự khỏe khoắn thể lý. Cần lưu ý đến điều này: ta nói bạch tạng là “bất bình thường,” “không hướng về sự khỏe khoắn,” chứ không hề nói bạch tạng là “xấu.” Lý do là thế này: “Tốt” và “Xấu” là từ ngữ chỉ áp dụng cho các hành động mà thôi. Mang chứng bạch tạng không phải là tốt hay xấu, đúng hơn, người mang chứng bạch tạng vẫn có thể làm điều tốt hay xấu, y như bất kỳ ai khác.
Điều này áp dụng đúng cho những ai mang nặng hấp lực tính dục. Như trên đã nói, điều ta có từ thuở mới sinh thì không tốt, không xấu. Nó chỉ có đó thôi. Cảm nhận mà ta mang lấy khi sinh ra không hề khiến ta gần hay xa hơn về mặt sức khỏe, nhưng hành động thì có. Chính bởi vì có một khác biệt lớn giữa một bên là cảm thấy mình bị hối thúc làm một điều gì và một bên là thực sự tra tay làm việc đó. Tỉ như, có ai đó nói một lời khiến bạn tức giận. Bạn không thể làm được gì đối với cảm thức về tức giận. Nhưng bạn hoàn toàn có tự do chọn lựa làm gì: tránh xa người đó, yêu cầu người đó giải thích cho câu nói xúc phạm, hoặc đấm phù mỏ cho bõ tức. Tránh xa hay yêu cầu giải thích có thể không làm bạn hả giận, thế nhưng, phải chăng bạn chỉ có một lưạ chọn duy nhất là đấm cho nó phù mỏ chăng? Hẳn là không. Bạn không hề bị buộc phải hành động theo cảm thức, rất nhiều khi không làm thì tốt hơn. Điều này áp dụng đúng cho hấp lực tính dục. Khi vào phòng của một ai đó mà bạn cảm thấy có hấp lực tính dục mãnh liệt với họ, thì bạn không buộc phải giao hợp với họ. Bạn có rất nhiều chọn lựa khác.
Ngay cả khi cảm thức không hề là tốt hay xầu, ta vẫn có thể gọi nó là “có trật tự” hay “bất trật tự” tùy theo nó có thúc đẩy bạn muốn làm một điều gì đó “hướng về sự khỏe khoắn thể lý, tâm trí, và xã hội” chăng. Hấp lực tính dục, cũng y như mầu da, thông thường vần được điều hướng về một điều gì lành mạnh: là sinh con đẻ cái và nuôi dậy chúng. Trong mức độ chúng ta cảm nghiệm được hấp lực tính dục cần thiết cho việc tăng gia sinh sản (mà theo thống kê của TTKSDB nói trên, nhân loại có tới 98 phần trăm số người có cảm nghiệm này), thì hấp lực tính dục phải nói là “có trật tự” bởi vì nó khiến ta muốn làm một điều gì đó để góp phần cống hiến cho sức khỏe nhân loại. Nếu như thiếu mất hấp lực này, ta có đủ lý do bảo rằng hấp lực tính dục là “bất trật tự” hoặc “phản tự nhiên,” bởi vì nó không hề góp phần thăng tiến sức khỏe loài người.
MẦU DA VÀ XU HƯỚNG TÍNH DỤC KHÁC NHAU THẾ NÀO?
Nếu “tự nhiên” đồng nghĩa với “tốt cho sức khỏe,” và cái gì tốt cho sức khỏe thì hướng tới sự tự bảo tồn, sinh con đẻ cái và nuôi dậy chúng, cũng như vun trồng đời sống tâm linh, và sống trong xã hội, thì bất kỳ mầu da từ thuở cha sinh mẹ đẻ nào chăng nữa cũng đều là tự nhiên cả, bởi vì nó góp phần xây dựng sức khỏe thể lý, trong khi đó, hấp lực đồng tính thì phản tự nhiên, bởi lẽ nó đưa ta xa rời sức khỏe của loài người . Do đó, nếu bạn đi theo luận cứ về hôn nhân xét từ khía cạnh mầu da, thì luận cứ đó chặt chẽ trong mọi trường hợp. Còn nếu ta bàn luận về hôn nhân xét từ khía cạnh hấp lực đồng tính, thì mọi sự đều tan rã hết.
Sinh con đẻ cái không chỉ là một tiến trình sinh học thuần túy. Sinh học 101 cho ta biết rằng ta không thể tự mình mà sinh sản được. Muốn sinh sản, phải có một hành vi tính dục với một người khác phái. Vì thế, hành vi sinh sản không chỉ là tiến trình đem tinh trùng đến với trứng để tạo ra một phôi thai; nó còn là (và nhất là) đem hai con người lại gần ôm ấp nhau. Lại nữa, khi tinh trùng và trứng đã tạo ra phôi thai, thì thai nhi không hề là một tế bào cô độc không có tương quan gì với thế giới; thai nhi được định nghĩa là một chuỗi những tương quan: trước hết là với người mẹ, là nguồn nuôi dưỡng và đỡ nâng chính yếu; tiếp đến là với người cha, và qua cha mẹ, với phần thế giới còn lại: chú, bác, cô, dì, anh chị em, v.v… Có nghĩa là, hành vi sinh học của việc sinh con không chỉ góp phần xây dựng sức khỏe loài người; mà còn góp phần cho sức khỏe xã hội nữa, bởi nó thiết lập nền tảng căn bản của mối giao tiếp vốn hình thành viên đá góc xây dựng xã hội (xem Giáo Lý Công Giáo, # 2207). Bởi thế, một hấp lực tính dực có trật tự thì không chỉ liên quan đến sinh học; mà còn liên quan đến xã hội nữa. Nó không chỉ hướng về việc sinh con đẻ cái, mà còn hướng tới việc nuôi dậy chúng nữa, mà việc này được thực hiện cùng với người đã hợp tác để sinh ra chúng, và qua đó, góp phần kiến tạo xã hội con người.
Hôn nhân là như thế đó. Như đã nói, hôn nhân không phải là điều mà chính phủ hay tôn giáo tác tạo ra, và vì thế, không phải là điều chính phủ hay tôn giáo có thể thay đổi được. Đó là điều mà con người, trải qua bao dòng lịch sử, đã khám phá đi, khám phá lại về bản chất của sức khỏe, của nhân vị, và của xã hội con người, chỉ bằng cách hợp lý hướng tầm nhìn vượt qua chính mình, vượt qua những cảm nhận, và những tình huống. Ta cần hiểu rõ điều TCPV duyệt xét vào ngày 28 tháng 4. Vấn đề trước mắt các “đấng tối cao” này không phải là liệu xem những người mang nặng hấp lực đồng tính có quyền (hay không) bước vào trong mối tương quan vốn tạo thành viên đá góc xây dựng xã hội con người. Chính họ là những người có hoàn toàn tự do như bất kỳ ai để bước vào mối tương quan ấy, và chẳng có ai nói gì ngược lại cả. Điều đó có nghĩa là đi vào trong mối tương quan với một người khác phái, nhưng vì những lý do nào đó, họ đã không muốn làm.
Đúng hơn, vấn đề trước mắt “các đấng tối cao” là liệu xem chính phủ có được quyền thể chế hoá một thứ tương quan khác, được xây dựng trên một cảm nhận bất trật tự, khiến cho người ta muốn thực hiện các hành vi vốn không thể nào đưa tới việc sinh sản, cũng như không thể nào kiến tạo được một mạng lưới tương quan trên đó xã hội được xây dựng, và vì đó, nó mang tính “phản tự nhiên” đúng nghĩa nhất. TCPV của xứ Hoa Kỳ này sẽ gây ra một thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội Mỹ nếu “các đấng tối cao” cố tình áp đặt một thứ thể chế phản tự nhiên trên đầu trên cổ nhân dân, và giả ngơ giả điếc coi như không có gì khác biệt giữa cái nguyên thủy và cái ngụy tạo.
Mother’s Day 2015
Nguyễn Kim Ngân
“Tôi được sinh ra như thế” thường là lời biện minh cho thái độ của những vị đồng tính. Ta thử phân tích lập luận đó xem sao, qua bài viết sau đây của Jacob W. Wood, Giáo Sư Thần Học và Thành Viên của Trung Tâm Đạo Đức Học Veritas thuộc phân khoa Đời Sống Công Cộng tại Franciscan University of Steubenville. Jacob Wood tốt nghiệp Cao Học Thần Học tại St. Andrews University, và đậu Tiến Sĩ tại Viện Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ (CUA)
Ngày 28 tháng 4 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện (TCPV) bắt đầu nghe các lý chứng về “quyền hiến định” của cái gọi là “hôn nhân đồng phái” (HNĐP). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, đất nước này phải đối diện với một viễn ảnh gây choáng váng, đó là toàn thể luật lệ, toà án, quyền cưỡng chế mà quốc gia này nắm giữ sẽ có cơ hội đảo ngược thế cờ và làm thất vọng những ai đang ủng hộ cho hôn nhân truyền thống (HNTT).
Nói cho đúng ra thì đây không phải là lần đầu HNTT bị đem ra tấn công trên chiến trường TCPV. Nhưng đây là lần đầu tiên các luật sư thượng thặng, các tổ hợp luật hàng đầu đã từ chối không muốn ủng hộ HNTT nữa.
Tờ New York Times cho rằng một trong những lý do khiến “các đấng tối cao” không còn bảo vệ HNTT nữa là vì một số tổ hợp luật sư nghĩ rằng chẳng có một lý chứng nào “nghe được” để chống lại HNĐP. Thực ra thì mặc dù HNĐP muốn khoác áo hôn nhân cho mình chăng nữa, nó không bao giờ làm được một công việc quan trọng duy nhất mà HNTT đang làm: đó là kiến tạo được một mạng lưới tương quan bền vững làm thành viên đá góc xây dựng nên xã hội con người.
Lý chứng phổ thông hàng đầu bênh vực cho HNĐP có thể được diễn đạt như thế này: người nào phủ nhận HNĐP thì người đó giống y như người từ chối phục vụ khách hàng chỉ vì lý do sắc tộc. Lý chứng này vô tình đã coi người phủ nhận HNĐP y chang như là một thứ KKK (nhóm kỳ thị sắc tộc). Nói khác đi, phủ nhận HNĐP chính là từ chối một số người cái quyền tham gia bình đẳng vào một thể chế nào đó, trong khi thực ra họ chưa hề mất quyền tự do tham gia thể chế đó. Đến nay, vì không còn tha thiết nữa, nên nhóm này đang vận động việc thay vào đó bằng một thể chế mới.
Thử phân tích lập luận mầu da/sắc tộc xem sao. Có năm (5) bước như sau:
1) Ta được sinh ra thế nào thì đó là điều tự nhiên;
2) Ta được sinh ra có một mầu da và một xu hướng tính dục;
3) Điều tự nhiên thì tốt đẹp, thiện hảo;
4) Mầu da và xu hướng tính dục thì tốt đẹp, thiện hảo;
5) Không ai có thể bị cấm kết hôn dựa trên điều tốt đẹp, thiện hảo.
Liệu có được chăng? Điều này tùy thuộc vào các tiền đề trong luận cứ có chính xác không đã. Thử nhìn vào tiền đề số một xem sao. “Điều tự nhiên thì tốt đẹp, thiện hảo.” Có đúng thế chăng? Điều này còn tùy theo bạn hiểu “tự nhiên” có nghĩa như thế nào. Có ba (3) chọn lựa:
THỨ NHẤT: Đôi khi ta bảo một điều gọi là tự nhiên khi nó xẩy ra đúng theo diễn biến bình thường.
Trường hợp này, “tự nhiên” đối nghĩa với “bất thường.” Lấy thí dụ: cứ bình thường, thì con người được sinh ra có 46 nhiễm sắc thể. Đó là điều tự nhiên. Thế nhưng, không phải ai sinh ra cũng đều có 46 nhiễm sắc thể cả, bởi vì theo Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh (TTKSDB) thì có khoảng 0.15 phần trăm trẻ sơ sinh có 47 nhiễm sắc thể, thường được gọi là “Trisomy 21” (chứng Tam Nhiễm Sắc 21). Đây là trường hợp bất thường, không tự nhiên. Cũng theo TTKSDB vừa nói, thì có khoảng 1.6 phần trăm những người trưởng thành tự cho mình là đồng tính nam hay đồng tính nữ. Giả như tất cả những người này đều được sinh ra mang theo dục vọng hướng về người đồng phái (nên nhớ là chỉ giả sử thôi, chưa phải là sự kiện đã được kiểm chứng đâu), thì khi sinh ra mà đã mang theo dục vọng hướng về người đồng phái, thì rõ ràng đây là điều bất thường, không tự nhiên. Như vậy, nếu “tự nhiên” có nghĩa là “xẩy ra đúng theo diễn biến bình thường,” thì tiền đề số một vừa nói là sai: Ta được sinh ra thế nào không phải luôn luôn tự nhiên. Như vậy luận cứ này không thể đứng vững.
THỨ HAI: Đôi khi ta bảo một điều gọi là tự nhiên khi ta nhận được nó qua cha mẹ từ thuở đầu thai, hoặc khi nó phát triển từ điều ta nhận được qua cha mẹ từ thuở đầu thai.
Trường hợp này, “tư nhiên” đối nghĩa với “siêu nhiên.” Từ khi cha sinh mẹ đẻ, ta đã có hai tay, hai chân. Cũng vậy, đi bộ là điều tự nhiên bởi vì đôi chân của ta sẽ phát triển thành cứng cát hầu giúp ta đi bô được. Ngược lại, nếu ta mọc cánh thì đó là điều “siêu nhiên,” lý do là cha mẹ ta không hề có cánh bao giờ. Cũng thế, nếu không nhờ máy móc mà ta vẫn bay lên được thì đó là điều “siêu nhiên” rồi. Bởi không có cánh thì làm sao bay? Mầu da là điều tự nhiên theo nghĩa này. Nó trực tiếp mô phỏng theo mầu da của cha mẹ ta. Hấp lực đồng phái cũng có thể là tự nhiên theo nghĩa này (cho dù vẫn còn phải chứng minh thêm).
Bây giờ ta đi qua tiền đề kế tiếp: “Điều tự nhiên thì tốt đẹp, thiện hảo.” Rất hợp lý! Bởi lẽ có hai tay, hai chân thì quá tốt; rồi đi bộ bằng hai chân của mình thì cũng quá tốt. Ta thử gẫm xa hơn một chút xem sao. Đi bộ bằng hai chân của mình thì tốt thật, thế nhưng đạp lên chân người khác, hay dẵm lên một cái gì lẽ ra không nên thì có còn tốt nữa không? Bởi vì nếu có chân thì sẽ đi bộ được, hay dẫm đạp được. Cũng vậy, dùng tay để cầm bánh mì “Phát Trí” mà ăn thì còn gì tự nhiên hơn. Nhưng nếu dùng tay để đấm phù mỏ một ai đó (do ảnh hưởng của trận đấu thế kỷ tuần qua) thì có còn tự nhiên nữa không? Điều ta nhận được từ cha mẹ từ thuở lọt lòng đã đem cho ta nhiều khả năng, nhưng ta có thể sử dụng nó cho việc tốt hay cho việc xấu. Như vậy, nếu “tự nhiên” có nghĩa là “điều ta nhận được từ cha mẹ từ thuở đầu thai, hoặc từ đó mà phát triển ra,” thì tiền đề thứ hai đã sai: điều ta có được từ khi sinh ra thì tự nhiên, thế nhưng điều tự nhiên không tất yếu phải là thiện hảo, nói khác đi, điều ta có từ khi sinh ra thì chẳng tốt cũng chẳng xấu. Xấu tốt là do ta đã chọn lựa làm gì với điều ta có từ khi sinh ra đó.
THỨ BA: Đôi khi ta bảo một điều gọi là tự nhiên khi nó làm cho ta khỏe khoắn. Theo nghĩa này, “tự nhiên” đối nghĩa với “phản tự nhiên.” Định nghĩa này rắc rối nhất, bởi lẽ sức khỏe không phải là một thực tại mà ta có thể đo lường hay lượng hóa một cách thực nghiệm được, như trong trường hợp của “diễn biến bình thường” (tỉ như chứng Tam Nhiễm Sắc 21 và hấp lực đồng tính mà TTKSDB đã cho thấy), hoặc việc quan sát điều nằm trong tầm khả năng của ta (như ta có kinh nghiệm hàng ngày).
Theo Cơ Quan Sức Khỏe Thế Giới (WHO) thì “Sức khoẻ là một tình trạng hoàn toàn khả quan về thể lý, tâm trí và xã hội, chứ không phải chỉ là tình trạng vắng bóng bệnh hoạn hay khuyết tật.” Cho dù ta có thể đo được nhiệt độ hay áp huyết của một ai đó để xem có nhiễm bệnh nạn gì chăng, nhưng ta không thể lượng hóa sự khỏe khoắn của người ấy được.
Không lượng hóa được sức khỏe, làm sao ta biêt được mình khỏe? Một phương cách để xem mình có khỏe không là tự hỏi xem mình có cảm thấy khỏe không. Đây là ý kiến bình dân, vốn thường được dùng bênh vực cho HNĐP, nhưng điều này có vấn đề: thử tưởng tượng đã khá lâu rồi bạn không thấy khỏe khoắn ở một nơi nào đó trong thân thể mình mà bạn không hề biết làm gì hơn. Trong trường hợp này bạn sẽ mắc phải sai lầm là coi tình trạng “không khoẻ khoắn” này là bình thường—y như một người mắc bệnh hen suyễn cứ tưởng rằng ai cũng phải ho hen khó thở như mình. Do đó, ta cần phải vượt xa hơn chính mình để nhìn vào toàn thể nhân loại này, trải dài qua dòng lịch sử. Nói chung, dưới đây là bốn điều thiện hảo ai cũng phải dựa vào để có thể phát triển: (1) Tự bảo tồn, (2) Sinh con cái và nuôi dậy chúng, (3) Vun trồng đời sống tâm linh, (4) Sống trong xã hội.
Triết học cổ điển gọi bốn điều này là “thiện hảo tự nhiên,” bởi vì nếu tự nhiên có nghĩa là “khỏe khoắn,” thì đó chính là bốn điều con người muốn tìm kiếm ngõ hầu duy trì được sức khỏe thể lý, tâm trí, và xã hội. Chỉ có điều (2), tức “sinh con cái và nuôi dậy chúng” là được thêm vào trong định nghĩa của WHO về sức khỏe, bởi vì WHO chỉ nói đến sức khỏe cá nhân chứ không nói đến sức khỏe của loài người và của xã hội xét như một toàn thể.
“TỰ NHIÊN” CÓ NGHĨA LÀ HƯỚNG VỀ SỰ KHỎE KHOẮN
Giờ đây, ta lại trở về với câu hỏi đầu tiên: có phải ta được sinh ra thế nào là điều tự nhiên chăng? Nếu “tự nhiên” đồng nghĩa với “khỏe khoắn” thì ta được sinh thế nào là điều tự nhiên NẾU, và CHỈ KHI NÀO nó hướng về sự khỏe khoắn thể lý, tâm trí, và xã hội. Hãy trở lại thí dụ về mầu da. Mầu da đến từ độ tập trung của chất melanin nơi biểu bì, nó hướng về sự thiện hảo là tự bảo tồn bằng việc hấp thụ tia cực tím (UV). Trong mức độ ta có đủ lượng mêlanin thích hợp trong biểu bì để hấp thụ tia cực tím (điều này phần đông ai cũng có, bất kể là mầu da nào), thì mầu da ta mang từ lúc lọt lòng mẹ thì “tự nhiên” bởi vì nó hướng về sức khỏe thể lý. Tuy nhiên, nếu chẳng may, ta mắc một dị chứng nào đó về da, tỉ như bạch tạng chẳng hạn, khiến ta thiếu mất lượng melanin trong da để hấp thụ tia cực tím (điều ta phải có, đúng theo diễn biến bình thường), thì mầu da của ta trở thành “bất bình thường,” bởi vì nó không hướng về sự khỏe khoắn thể lý. Cần lưu ý đến điều này: ta nói bạch tạng là “bất bình thường,” “không hướng về sự khỏe khoắn,” chứ không hề nói bạch tạng là “xấu.” Lý do là thế này: “Tốt” và “Xấu” là từ ngữ chỉ áp dụng cho các hành động mà thôi. Mang chứng bạch tạng không phải là tốt hay xấu, đúng hơn, người mang chứng bạch tạng vẫn có thể làm điều tốt hay xấu, y như bất kỳ ai khác.
Điều này áp dụng đúng cho những ai mang nặng hấp lực tính dục. Như trên đã nói, điều ta có từ thuở mới sinh thì không tốt, không xấu. Nó chỉ có đó thôi. Cảm nhận mà ta mang lấy khi sinh ra không hề khiến ta gần hay xa hơn về mặt sức khỏe, nhưng hành động thì có. Chính bởi vì có một khác biệt lớn giữa một bên là cảm thấy mình bị hối thúc làm một điều gì và một bên là thực sự tra tay làm việc đó. Tỉ như, có ai đó nói một lời khiến bạn tức giận. Bạn không thể làm được gì đối với cảm thức về tức giận. Nhưng bạn hoàn toàn có tự do chọn lựa làm gì: tránh xa người đó, yêu cầu người đó giải thích cho câu nói xúc phạm, hoặc đấm phù mỏ cho bõ tức. Tránh xa hay yêu cầu giải thích có thể không làm bạn hả giận, thế nhưng, phải chăng bạn chỉ có một lưạ chọn duy nhất là đấm cho nó phù mỏ chăng? Hẳn là không. Bạn không hề bị buộc phải hành động theo cảm thức, rất nhiều khi không làm thì tốt hơn. Điều này áp dụng đúng cho hấp lực tính dục. Khi vào phòng của một ai đó mà bạn cảm thấy có hấp lực tính dục mãnh liệt với họ, thì bạn không buộc phải giao hợp với họ. Bạn có rất nhiều chọn lựa khác.
Ngay cả khi cảm thức không hề là tốt hay xầu, ta vẫn có thể gọi nó là “có trật tự” hay “bất trật tự” tùy theo nó có thúc đẩy bạn muốn làm một điều gì đó “hướng về sự khỏe khoắn thể lý, tâm trí, và xã hội” chăng. Hấp lực tính dục, cũng y như mầu da, thông thường vần được điều hướng về một điều gì lành mạnh: là sinh con đẻ cái và nuôi dậy chúng. Trong mức độ chúng ta cảm nghiệm được hấp lực tính dục cần thiết cho việc tăng gia sinh sản (mà theo thống kê của TTKSDB nói trên, nhân loại có tới 98 phần trăm số người có cảm nghiệm này), thì hấp lực tính dục phải nói là “có trật tự” bởi vì nó khiến ta muốn làm một điều gì đó để góp phần cống hiến cho sức khỏe nhân loại. Nếu như thiếu mất hấp lực này, ta có đủ lý do bảo rằng hấp lực tính dục là “bất trật tự” hoặc “phản tự nhiên,” bởi vì nó không hề góp phần thăng tiến sức khỏe loài người.
MẦU DA VÀ XU HƯỚNG TÍNH DỤC KHÁC NHAU THẾ NÀO?
Nếu “tự nhiên” đồng nghĩa với “tốt cho sức khỏe,” và cái gì tốt cho sức khỏe thì hướng tới sự tự bảo tồn, sinh con đẻ cái và nuôi dậy chúng, cũng như vun trồng đời sống tâm linh, và sống trong xã hội, thì bất kỳ mầu da từ thuở cha sinh mẹ đẻ nào chăng nữa cũng đều là tự nhiên cả, bởi vì nó góp phần xây dựng sức khỏe thể lý, trong khi đó, hấp lực đồng tính thì phản tự nhiên, bởi lẽ nó đưa ta xa rời sức khỏe của loài người . Do đó, nếu bạn đi theo luận cứ về hôn nhân xét từ khía cạnh mầu da, thì luận cứ đó chặt chẽ trong mọi trường hợp. Còn nếu ta bàn luận về hôn nhân xét từ khía cạnh hấp lực đồng tính, thì mọi sự đều tan rã hết.
Sinh con đẻ cái không chỉ là một tiến trình sinh học thuần túy. Sinh học 101 cho ta biết rằng ta không thể tự mình mà sinh sản được. Muốn sinh sản, phải có một hành vi tính dục với một người khác phái. Vì thế, hành vi sinh sản không chỉ là tiến trình đem tinh trùng đến với trứng để tạo ra một phôi thai; nó còn là (và nhất là) đem hai con người lại gần ôm ấp nhau. Lại nữa, khi tinh trùng và trứng đã tạo ra phôi thai, thì thai nhi không hề là một tế bào cô độc không có tương quan gì với thế giới; thai nhi được định nghĩa là một chuỗi những tương quan: trước hết là với người mẹ, là nguồn nuôi dưỡng và đỡ nâng chính yếu; tiếp đến là với người cha, và qua cha mẹ, với phần thế giới còn lại: chú, bác, cô, dì, anh chị em, v.v… Có nghĩa là, hành vi sinh học của việc sinh con không chỉ góp phần xây dựng sức khỏe loài người; mà còn góp phần cho sức khỏe xã hội nữa, bởi nó thiết lập nền tảng căn bản của mối giao tiếp vốn hình thành viên đá góc xây dựng xã hội (xem Giáo Lý Công Giáo, # 2207). Bởi thế, một hấp lực tính dực có trật tự thì không chỉ liên quan đến sinh học; mà còn liên quan đến xã hội nữa. Nó không chỉ hướng về việc sinh con đẻ cái, mà còn hướng tới việc nuôi dậy chúng nữa, mà việc này được thực hiện cùng với người đã hợp tác để sinh ra chúng, và qua đó, góp phần kiến tạo xã hội con người.
Hôn nhân là như thế đó. Như đã nói, hôn nhân không phải là điều mà chính phủ hay tôn giáo tác tạo ra, và vì thế, không phải là điều chính phủ hay tôn giáo có thể thay đổi được. Đó là điều mà con người, trải qua bao dòng lịch sử, đã khám phá đi, khám phá lại về bản chất của sức khỏe, của nhân vị, và của xã hội con người, chỉ bằng cách hợp lý hướng tầm nhìn vượt qua chính mình, vượt qua những cảm nhận, và những tình huống. Ta cần hiểu rõ điều TCPV duyệt xét vào ngày 28 tháng 4. Vấn đề trước mắt các “đấng tối cao” này không phải là liệu xem những người mang nặng hấp lực đồng tính có quyền (hay không) bước vào trong mối tương quan vốn tạo thành viên đá góc xây dựng xã hội con người. Chính họ là những người có hoàn toàn tự do như bất kỳ ai để bước vào mối tương quan ấy, và chẳng có ai nói gì ngược lại cả. Điều đó có nghĩa là đi vào trong mối tương quan với một người khác phái, nhưng vì những lý do nào đó, họ đã không muốn làm.
Đúng hơn, vấn đề trước mắt “các đấng tối cao” là liệu xem chính phủ có được quyền thể chế hoá một thứ tương quan khác, được xây dựng trên một cảm nhận bất trật tự, khiến cho người ta muốn thực hiện các hành vi vốn không thể nào đưa tới việc sinh sản, cũng như không thể nào kiến tạo được một mạng lưới tương quan trên đó xã hội được xây dựng, và vì đó, nó mang tính “phản tự nhiên” đúng nghĩa nhất. TCPV của xứ Hoa Kỳ này sẽ gây ra một thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội Mỹ nếu “các đấng tối cao” cố tình áp đặt một thứ thể chế phản tự nhiên trên đầu trên cổ nhân dân, và giả ngơ giả điếc coi như không có gì khác biệt giữa cái nguyên thủy và cái ngụy tạo.
Mother’s Day 2015
Nguyễn Kim Ngân