Gần đây thấy xuất hiện từ Tam Nhật Phục sinh trong một thông cáo vào dịp trước Tết Năm Ất Mùi và trong một bài báo trên Vietcatholic đề ngày 3.24.2015. Cụm từ này có đồng nghĩa và thay thế cho Tam Nhật Vượt Qua được không.
Thưa không, vì ý nghĩa của hai cụm từ đó khác nhau và Phụng Vụ chỉ dùng từ Vượt Qua để chỉ ba ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh mà gọi là Tam Nhật Vượt Qua hay Tam Nhật Thánh. Trong bài báo nói trên, tác giả mở đầu với những dòng sau đây :“Tam Nhật Vượt Qua (Paschal Triduum) cũng gọi là Tam Nhật Thánh (Holy Triduum) hoặc Tam Nhật Phục Sinh (Easter Triduum).
Điều làm tôi ngạc nhiên là mấy chữ “hoặc Tam Nhật Phục Sinh” (Easter Triduum). Tôi vội mở một số các sách lễ ra tìm xem có sách nào nói Tam Nhật Vượt Qua là Tam Nhật Phục Sinh không. Khảo sát qua những sách lễ đó, tôi thấy không có sách nào đồng hóa Tam nhật Vượt Qua với Tam Nhật Phục Sinh.
Sách lễ tiếng Anh, ấn bản năm 2011 đề là Missal roman, trang 153 dùng từ Sacred Paschal Triduum, chứ không phải Easter Triduum.
Sách lễ tiếng la-tinh, ấn bản thứ ba, năm 2002 đề là Missale romanum trang 297 dùng từ Sacrum Triduum paschale.
Sách lễ tiếng Ý, đề là Nuovo messale quotidiano, ấn bản năm 1984, trang 397 dùng từ Triduo Pasquale.
Sách lễ tiếng Tây Ban Nha, ấn bản năm 1980 đề là Nuevo Misal del Vaticano II trang 415 dùng từ Triduo Pascual.
Cuối cùng, sách lễ tiếng Pháp, ấn bản năm 1977, đề là Missel romain, trang 202 dùng từ Triduum pascal.
Như vậy, không sách nào trong các sách được trưng dẫn dùng từ Tam Nhật Phục sinh, tuy có dùng những từ như Paschale, Pascal, Paschal, Pasquale, Pascual. Cò lẽ vì những từ này mà người ta dịch là Phục Sinh chăng. Nhưng những từ đó không có nghĩa là Phục Sinh mà là Vượt Qua vì phát xuất từ hai từ Híp ri và Hy Lạp.
Thật vậy, Tam Nhật Vượt Qua là cụm từ dịch từ tiếng La Tinh Triduum paschale. Paschale là tĩnh từ, danh từ là pascha. Pascha phát xuất từ tiếng Híp-ri פֶּ֥סַח (PesaH) nghĩa là nhảy qua, vượt qua hay bỏ qua, tha thứ (x. ĐNTHTK Vượt qua I. 2b). Từ sau cuộc xuất hành, nó trở thành tên gọi một ngày lễ của Do Thái giáo: Lễ Vượt Qua, được cử hành hằng năm để nhớ việc ĐỨC CHÚA đã giải thoát con cái Ít-ra-en khỏi Ai cập (x. Xh 12,1-14). Từ pascha trong tiếng La tinh gần với từ Hy lạp: πασχα; tiếng Anh và Pháp có chút khác biệt. (Anh: Passover ; Pháp: Pâque). Chúa Ki-tô chết đúng vào dịp lễ Vượt Qua của Do Thái giáo nên từ Vượt Qua đã mang một ý nghĩa mới : đó là cuộc Phục Sinh vinh hiển của Chúa Ki-tô, chính Người đã vượt qua sự chết mà bước vào cõi sống.
Vậy phải kết luận thế nào ?
Từ thông dụng và chính xác dùng trong Phụng Vụ về ba ngày cuối cùng trong Tuần Thánh là Tam Nhật Vượt Qua hay Tam Nhật Thánh. Những từ này mang tính lịch sử và ý nghĩa thần học gắn liền vời Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su chứ không phải Tam Nhật Phục Sinh vì chỉ có Tuần Bát Nhật Phục Sinh mà không có Tam Nhật Phục Sinh theo Phụng Vụ.
Thưa không, vì ý nghĩa của hai cụm từ đó khác nhau và Phụng Vụ chỉ dùng từ Vượt Qua để chỉ ba ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh mà gọi là Tam Nhật Vượt Qua hay Tam Nhật Thánh. Trong bài báo nói trên, tác giả mở đầu với những dòng sau đây :“Tam Nhật Vượt Qua (Paschal Triduum) cũng gọi là Tam Nhật Thánh (Holy Triduum) hoặc Tam Nhật Phục Sinh (Easter Triduum).
Điều làm tôi ngạc nhiên là mấy chữ “hoặc Tam Nhật Phục Sinh” (Easter Triduum). Tôi vội mở một số các sách lễ ra tìm xem có sách nào nói Tam Nhật Vượt Qua là Tam Nhật Phục Sinh không. Khảo sát qua những sách lễ đó, tôi thấy không có sách nào đồng hóa Tam nhật Vượt Qua với Tam Nhật Phục Sinh.
Sách lễ tiếng Anh, ấn bản năm 2011 đề là Missal roman, trang 153 dùng từ Sacred Paschal Triduum, chứ không phải Easter Triduum.
Sách lễ tiếng la-tinh, ấn bản thứ ba, năm 2002 đề là Missale romanum trang 297 dùng từ Sacrum Triduum paschale.
Sách lễ tiếng Ý, đề là Nuovo messale quotidiano, ấn bản năm 1984, trang 397 dùng từ Triduo Pasquale.
Sách lễ tiếng Tây Ban Nha, ấn bản năm 1980 đề là Nuevo Misal del Vaticano II trang 415 dùng từ Triduo Pascual.
Cuối cùng, sách lễ tiếng Pháp, ấn bản năm 1977, đề là Missel romain, trang 202 dùng từ Triduum pascal.
Như vậy, không sách nào trong các sách được trưng dẫn dùng từ Tam Nhật Phục sinh, tuy có dùng những từ như Paschale, Pascal, Paschal, Pasquale, Pascual. Cò lẽ vì những từ này mà người ta dịch là Phục Sinh chăng. Nhưng những từ đó không có nghĩa là Phục Sinh mà là Vượt Qua vì phát xuất từ hai từ Híp ri và Hy Lạp.
Thật vậy, Tam Nhật Vượt Qua là cụm từ dịch từ tiếng La Tinh Triduum paschale. Paschale là tĩnh từ, danh từ là pascha. Pascha phát xuất từ tiếng Híp-ri פֶּ֥סַח (PesaH) nghĩa là nhảy qua, vượt qua hay bỏ qua, tha thứ (x. ĐNTHTK Vượt qua I. 2b). Từ sau cuộc xuất hành, nó trở thành tên gọi một ngày lễ của Do Thái giáo: Lễ Vượt Qua, được cử hành hằng năm để nhớ việc ĐỨC CHÚA đã giải thoát con cái Ít-ra-en khỏi Ai cập (x. Xh 12,1-14). Từ pascha trong tiếng La tinh gần với từ Hy lạp: πασχα; tiếng Anh và Pháp có chút khác biệt. (Anh: Passover ; Pháp: Pâque). Chúa Ki-tô chết đúng vào dịp lễ Vượt Qua của Do Thái giáo nên từ Vượt Qua đã mang một ý nghĩa mới : đó là cuộc Phục Sinh vinh hiển của Chúa Ki-tô, chính Người đã vượt qua sự chết mà bước vào cõi sống.
Vậy phải kết luận thế nào ?
Từ thông dụng và chính xác dùng trong Phụng Vụ về ba ngày cuối cùng trong Tuần Thánh là Tam Nhật Vượt Qua hay Tam Nhật Thánh. Những từ này mang tính lịch sử và ý nghĩa thần học gắn liền vời Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su chứ không phải Tam Nhật Phục Sinh vì chỉ có Tuần Bát Nhật Phục Sinh mà không có Tam Nhật Phục Sinh theo Phụng Vụ.