Tam Nhật Vượt Qua là cụm từ dịch từ tiếng La Tinh Triduum paschale. Paschale là tĩnh từ, danh từ là pascha, từ này có nguồn gốc từ tiếng Híp-ri פֶּ֥סַח (PesaH) có nghĩa là nhảy qua hay vượt qua, cũng còn có nghĩa là bỏ qua, tha thứ (x. ĐNTHTK Vượt qua I. 2b). Từ sau cuộc xuất hành, nó trở thành tên gọi một ngày lễ của Do Thái giáo: Lễ Vượt Qua, được cử hành hằng năm để nhớ việc ĐỨC CHÚA đã giải thoát con cái Ít-ra-en khỏi Ai cập (x. Xh 12,1-14). Từ pascha trong Latinh gần với tiếng Hy lạp: πασχα; tiếng Anh và Pháp có chút khác biệt. (Anh: Passover ; Pháp: Pâque). Chúa Ki-tô chết đúng vào dịp lễ Vượt Qua của Do Thái giáo nên từ Vượt Qua đã mang một ý nghĩa mới : đó là cuộc Phục Sinh vinh hiển của Chúa Ki-tô, chính Người đã vượt qua sự chết mà bước vào cõi sống.
Trong Tuần Thánh, có ba ngày đặc biệt là Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy. Ba ngày này được gọi là Tam Nhật kèm theo chữ Vượt Qua, để chỉ ba ngày diễn ra những biến cố sau cùng trong cuộc đời dương thế của Đức Ki-tô, bắt đầu từ Lễ Tiệc Ly, đến Kinh Chiều II Chúa Nhật Phục Sinh. Vì vậy, nếu nói là Tam Nhật Phục Sinh thì chưa đủ ba ngày mà mới chỉ có một ngày là ngày Chúa Nhật Phục Sinh, Ngày thứ hai sau đó là Tuần Bát Nhật Phục Sinh. Như thế, trong Phụng Vụ chỉ có Bát Nhật Phục Sinh mà không có Tam Nhật Phục Sinh.
Muốn đồng hóa Tam Nhật Phục Sinh với Tam Nhật Vượt Qua là vô hình trung làm xáo trộn ý nghĩa của sự việc, vì Vượt Qua ở đây muốn liên tưởng đến cuộc vượt qua Biển Đỏ của dân Do Thái, giã từ kiếp nô lệ để bước vào chốn tự do, lên đường đi về Đất Hứa. Phụng Vụ dùng từ này hàm ý diễn tả cuộc Vượt Qua của Đức Ki-tô, đi từ cái chết thảm thương ô nhục đến cuộc chiến thắng khải hoàn trong ngày Phục Sinh.
Cũng như Đức Ki-tô đã vượt qua những nỗi khổ nhục và cái chết để cứu chuộc loài người thì các Ki-tô hữu cũng phải vượt qua những sự hy sinh đau khổ, nhất là đoạn tuyệt với tội lỗi, để sống trong hàng ngũ tự do của con cái Thiên Chúa, hầu mai ngày được hưởng phúc vinh quang với Con của Người là Đấng Phục Sinh vô cùng vinh hiển.
Bởi thế, Tam Nhật Vượt Qua đúng là cụm từ chính xác và thích đáng để chỉ ba ngày trong Tuần Thánh, xét cả về nội dung ý nghĩa lẫn công dụng thông thường trong sinh hoạt phụng vụ.
Trong Tuần Thánh, có ba ngày đặc biệt là Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy. Ba ngày này được gọi là Tam Nhật kèm theo chữ Vượt Qua, để chỉ ba ngày diễn ra những biến cố sau cùng trong cuộc đời dương thế của Đức Ki-tô, bắt đầu từ Lễ Tiệc Ly, đến Kinh Chiều II Chúa Nhật Phục Sinh. Vì vậy, nếu nói là Tam Nhật Phục Sinh thì chưa đủ ba ngày mà mới chỉ có một ngày là ngày Chúa Nhật Phục Sinh, Ngày thứ hai sau đó là Tuần Bát Nhật Phục Sinh. Như thế, trong Phụng Vụ chỉ có Bát Nhật Phục Sinh mà không có Tam Nhật Phục Sinh.
Muốn đồng hóa Tam Nhật Phục Sinh với Tam Nhật Vượt Qua là vô hình trung làm xáo trộn ý nghĩa của sự việc, vì Vượt Qua ở đây muốn liên tưởng đến cuộc vượt qua Biển Đỏ của dân Do Thái, giã từ kiếp nô lệ để bước vào chốn tự do, lên đường đi về Đất Hứa. Phụng Vụ dùng từ này hàm ý diễn tả cuộc Vượt Qua của Đức Ki-tô, đi từ cái chết thảm thương ô nhục đến cuộc chiến thắng khải hoàn trong ngày Phục Sinh.
Cũng như Đức Ki-tô đã vượt qua những nỗi khổ nhục và cái chết để cứu chuộc loài người thì các Ki-tô hữu cũng phải vượt qua những sự hy sinh đau khổ, nhất là đoạn tuyệt với tội lỗi, để sống trong hàng ngũ tự do của con cái Thiên Chúa, hầu mai ngày được hưởng phúc vinh quang với Con của Người là Đấng Phục Sinh vô cùng vinh hiển.
Bởi thế, Tam Nhật Vượt Qua đúng là cụm từ chính xác và thích đáng để chỉ ba ngày trong Tuần Thánh, xét cả về nội dung ý nghĩa lẫn công dụng thông thường trong sinh hoạt phụng vụ.