Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi là một linh mục cao niên đã nghỉ hưu, thường dâng Thánh lễ hàng ngày trong nhà mình. Liệu tôi có thể dâng thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh và Thánh Lễ Phục Sinh trong nhà mình không? Ngoài ra, về Thánh lễ trong tuần trong mùa Thường niên, liệu có thể dùng lời Tổng nguyện tuỳ chọn, trong khi sử dụng các lời nguyện khác lấy từ mùa Thường niên không? - J. H., Austin, Texas, Hoa Kỳ.
Đáp: Các luật tổng quát dành cho các linh mục đau yếu và già cả có thể được tìm thấy trong Bộ giáo luật. Xin mời đọc:
“Ðiều 930 §1. Tư Tế đau yếu và già cả, nếu không thể đứng được, có thể ngồi khi cử hành Thánh Lễ, nhưng luôn phải giữ các luật phụng vụ; tuy nhiên không được ngồi làm lễ trước mặt dân chúng nếu không có phép của Bản Quyền sở tại.
“§2. Linh Mục mù lòa hay bị tật bệnh nào khác, vẫn có thể cử hành Thánh Thể hợp pháp, khi dùng bất cứ bản văn Thánh Lễ nào đã được phê chuẩn, với sự hiện diện, nếu cần, của một Tư Tế khác hay một Phó Tế hoặc một giáo dân đã được huấn luyện thích đáng để giúp.
“Ðiều 931: Có thể cử hành Thánh Thể và trao Mình Thánh ngày nào và giờ nào cũng được; ngoại trừ những trường hợp luật phụng vụ không cho phép” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Do đó, luật cho phép các khả năng rộng rãi để cho một linh mục cao niên tiếp tục cử hành Thánh lễ hàng ngày. Tuy nhiên, các điều luật nói rằng khả năng này không tồn tại, nếu các quy tắc phụng vụ loại trừ việc cử hành. Và Tam Nhật Vượt Qua là một trong các thời điểm đó.
Quy chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) nói như sau:
"199. Việc đồng tế biểu lộ thích đáng sự hiệp nhất của chức tư tế và hy lễ, cũng như của toàn thể dân Chúa. Do chính nghi thức, buộc phải có đồng tế trong nghi lễ truyền chức Giám Mục và linh mục, trong lễ Chúc phong viện phụ và lễ Dầu.
“Cũng khuyên nên đồng tế trong những trường hợp sau đây, trừ phi lợi ích của tín hữu đòi hỏi cách khác:
“a. Thánh lễ Tiệc Ly chiều thứ Năm Tuần Thánh;…
“Mỗi vị tư tế được phép cử hành Thánh Lễ riêng, nhưng không được cùng lúc trong nhà thờ hay nhà nguyện có đồng tế. Tuy nhiên, không được phép dâng lễ riêng vào chiều thứ Năm Thánh (lễ Tiệc Ly) và đêm Vọng Phục Sinh” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Lý do đằng sau các hạn chế này là tầm quan trọng trung tâm của việc cử hành cộng đồng trong Tam Nhật Vượt Qua. Chữ đỏ giới thiệu cho Tam Nhật Thánh giải thích rất rõ ràng:
"1. Hằng năm, Giáo hội cử hành các mầu nhiệm cao cả nhất của công cuộc cứu thế, bắt đầu bằng thánh lễ Tiệc Ly vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh và kết thúc vào giờ Kinh Chiều Chúa Nhật Phục Sinh. Thời gian này được gọi là “Tam nhật của Khổ nạn – Chết – và Sống Lại”; và cũng được gọi là ‘Tam Nhật Vượt Qua’. Theo truyền thống lâu đời, Giáo hội ăn chay ‘vì Chàng Rể bị đem đi rồi”; nên Chay Vượt Qua rất ý nghĩa và thánh thiêng vào hai ngày đầu của Tam Nhật. Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày ăn chay và kiêng thịt; việc này cũng được cổ võ tuân giữ cho Thứ Bảy Tuần Thánh, để tâm hồn được nâng cao và mở rộng mà đạt tới niềm vui của Chúa Phục Sinh.
"2. Để cử hành Tam Nhật Vượt Qua cách long trọng và đầy đủ, cần liệu làm sao cho đủ số thừa tác viên và cho họ biết bổn phận của họ trong các nghi thức. Các bài thánh ca cho cộng đoàn, và cũng cho các thừa tác viên và chính linh mục chủ tế, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc cử hành Tuần Thánh, và cách riêng trong Tam Nhật Thánh; bởi vì chúng tăng thêm phần long trọng cho những ngày đặc biệt này, đồng thời, cũng vì các bản văn phụng vụ được hát sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Các mục tử phải ý thức việc cần diễn giải ý nghĩa từng phần của các nghi thức cho tín hữu, để họ có thể tham dự cách tích cực hơn và mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng hơn.
"3. Các cộng đoàn tu trì ít người, cả giáo sĩ và tu sĩ, và những nhóm giáo dân khác nên tham dự các cử hành Tam Nhật Thánh ở các nhà thờ chính gần đó. Tương tự như thế, ở những nơi mà số người tham dự và các thừa tác viên quá ít đến nỗi Tam Nhật Thánh không thể cử hành cách long trọng được, thì họ nên tham dự với các cộng đoàn lớn hơn. Cũng vậy, một linh mục phụ trách nhiều giáo xứ nhỏ, thì thật là thích hợp để mọi người quy tụ lại ở một nhà thờ chính để cử hành Tam Nhật Thánh ở đó. Vì lợi ích của tín hữu, ở những nơi mà linh mục phụ trách hai hoặc nhiều giáo xứ, trong đó có đông giáo dân tham dự và các nghi thức có thể cử hành cách xứng đáng, long trọng thì việc cử hành Tam Nhật Thánh có thể được lặp lại ở những giáo xứ khác nhau, nhưng phải phù hợp với những qui định đã ban hành” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Các điểm này được xác nhận thêm trong chữ đỏ về việc cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh:
"Thánh lễ Tiệc Ly được cử hành vào ban chiều, lúc thuận tiện để toàn thể cộng đoàn địa phương tham dự đông đủ. Tất cả linh mục được phép đồng tế trong thánh lễ này, cho dẫu các linh mục đã đồng tế vào thánh lễ Làm Phép Dầu ban sáng, hoặc đã cử hành thánh lễ khác vì lợi ích giáo dân”.
"Nơi nào lý do mục vụ đòi hỏi, Đấng Bản quyền địa phương có thể cho phép cử hành thánh lễ thứ hai trong các nhà thờ và các nhà nguyện vào ban chiều. Còn trong trường hợp thật sự cần thiết, có thể cho phép cử hành thánh lễ vào ban sáng, nhưng chỉ dành cho các tín hữu không thể tham dự thánh lễ nào khác vào ban chiều. Tuy nhiên, phải xem xét cẩn thận để việc cử hành không chỉ vì lợi ích cá nhân hay của một nhóm nhỏ nào đó, mà làm thiệt hại cho việc cử hành thánh lễ chính vào ban chiều" (Bản dịch, như trên).
Chúng ta cũng có thể nêu ra rằng các lễ nghi phức tạp của các Thánh Lễ này hàm ý rằng một cộng đoàn nhỏ sẽ không có lợi gì, khi cử hành lễ riêng cho mình.
Do đó, lựa chọn tốt nhất cho linh mục cao niên của chúng ta là xem liệu ngài có thể tham dự tại một giáo xứ địa phương, nơi ngài có thể đồng tế trong các Thánh lễ này. Nếu tình trạng sức khỏe của ngài không cho phép ngài rời khỏi nhà, ít nhất ngài nên xin đem Mình Thánh đến cho mình rước vào lòng trong ngày Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh. Còn ngày Thứ bảy Tuần Thánh, chỉ đưa Của ăn đàng cho ngưởi hấp hối mà thôi.
Câu hỏi thứ hai có thể được trả lời một cách khẳng định, dưới ánh sáng của các nhượng bộ dành cho các linh mục đau yếu và già cả. Nếu sau các phần khác nhau của sách lễ tạo ra khó khăn, thì lời Tổng nguyện của một lễ nhớ tuỳ chọn có thể được sử dụng riêng cho mình, cùng với các lời nguyện trong ngày. Một ngoại lệ có thể là các dịp, khi lời nguyện trên lễ vật và lời nguyện sau hiệp lễ đã được đọc cùng với một lời Tổng nguyện trong phần riêng các thánh của lễ một thánh trong ngày ấy. Điều này hiếm khi xảy ra cho các lễ nhớ tùy chọn. (Zenit.org 27-3-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Tôi là một linh mục cao niên đã nghỉ hưu, thường dâng Thánh lễ hàng ngày trong nhà mình. Liệu tôi có thể dâng thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh và Thánh Lễ Phục Sinh trong nhà mình không? Ngoài ra, về Thánh lễ trong tuần trong mùa Thường niên, liệu có thể dùng lời Tổng nguyện tuỳ chọn, trong khi sử dụng các lời nguyện khác lấy từ mùa Thường niên không? - J. H., Austin, Texas, Hoa Kỳ.
Đáp: Các luật tổng quát dành cho các linh mục đau yếu và già cả có thể được tìm thấy trong Bộ giáo luật. Xin mời đọc:
“Ðiều 930 §1. Tư Tế đau yếu và già cả, nếu không thể đứng được, có thể ngồi khi cử hành Thánh Lễ, nhưng luôn phải giữ các luật phụng vụ; tuy nhiên không được ngồi làm lễ trước mặt dân chúng nếu không có phép của Bản Quyền sở tại.
“§2. Linh Mục mù lòa hay bị tật bệnh nào khác, vẫn có thể cử hành Thánh Thể hợp pháp, khi dùng bất cứ bản văn Thánh Lễ nào đã được phê chuẩn, với sự hiện diện, nếu cần, của một Tư Tế khác hay một Phó Tế hoặc một giáo dân đã được huấn luyện thích đáng để giúp.
“Ðiều 931: Có thể cử hành Thánh Thể và trao Mình Thánh ngày nào và giờ nào cũng được; ngoại trừ những trường hợp luật phụng vụ không cho phép” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Do đó, luật cho phép các khả năng rộng rãi để cho một linh mục cao niên tiếp tục cử hành Thánh lễ hàng ngày. Tuy nhiên, các điều luật nói rằng khả năng này không tồn tại, nếu các quy tắc phụng vụ loại trừ việc cử hành. Và Tam Nhật Vượt Qua là một trong các thời điểm đó.
Quy chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) nói như sau:
"199. Việc đồng tế biểu lộ thích đáng sự hiệp nhất của chức tư tế và hy lễ, cũng như của toàn thể dân Chúa. Do chính nghi thức, buộc phải có đồng tế trong nghi lễ truyền chức Giám Mục và linh mục, trong lễ Chúc phong viện phụ và lễ Dầu.
“Cũng khuyên nên đồng tế trong những trường hợp sau đây, trừ phi lợi ích của tín hữu đòi hỏi cách khác:
“a. Thánh lễ Tiệc Ly chiều thứ Năm Tuần Thánh;…
“Mỗi vị tư tế được phép cử hành Thánh Lễ riêng, nhưng không được cùng lúc trong nhà thờ hay nhà nguyện có đồng tế. Tuy nhiên, không được phép dâng lễ riêng vào chiều thứ Năm Thánh (lễ Tiệc Ly) và đêm Vọng Phục Sinh” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Lý do đằng sau các hạn chế này là tầm quan trọng trung tâm của việc cử hành cộng đồng trong Tam Nhật Vượt Qua. Chữ đỏ giới thiệu cho Tam Nhật Thánh giải thích rất rõ ràng:
"1. Hằng năm, Giáo hội cử hành các mầu nhiệm cao cả nhất của công cuộc cứu thế, bắt đầu bằng thánh lễ Tiệc Ly vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh và kết thúc vào giờ Kinh Chiều Chúa Nhật Phục Sinh. Thời gian này được gọi là “Tam nhật của Khổ nạn – Chết – và Sống Lại”; và cũng được gọi là ‘Tam Nhật Vượt Qua’. Theo truyền thống lâu đời, Giáo hội ăn chay ‘vì Chàng Rể bị đem đi rồi”; nên Chay Vượt Qua rất ý nghĩa và thánh thiêng vào hai ngày đầu của Tam Nhật. Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày ăn chay và kiêng thịt; việc này cũng được cổ võ tuân giữ cho Thứ Bảy Tuần Thánh, để tâm hồn được nâng cao và mở rộng mà đạt tới niềm vui của Chúa Phục Sinh.
"2. Để cử hành Tam Nhật Vượt Qua cách long trọng và đầy đủ, cần liệu làm sao cho đủ số thừa tác viên và cho họ biết bổn phận của họ trong các nghi thức. Các bài thánh ca cho cộng đoàn, và cũng cho các thừa tác viên và chính linh mục chủ tế, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc cử hành Tuần Thánh, và cách riêng trong Tam Nhật Thánh; bởi vì chúng tăng thêm phần long trọng cho những ngày đặc biệt này, đồng thời, cũng vì các bản văn phụng vụ được hát sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Các mục tử phải ý thức việc cần diễn giải ý nghĩa từng phần của các nghi thức cho tín hữu, để họ có thể tham dự cách tích cực hơn và mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng hơn.
"3. Các cộng đoàn tu trì ít người, cả giáo sĩ và tu sĩ, và những nhóm giáo dân khác nên tham dự các cử hành Tam Nhật Thánh ở các nhà thờ chính gần đó. Tương tự như thế, ở những nơi mà số người tham dự và các thừa tác viên quá ít đến nỗi Tam Nhật Thánh không thể cử hành cách long trọng được, thì họ nên tham dự với các cộng đoàn lớn hơn. Cũng vậy, một linh mục phụ trách nhiều giáo xứ nhỏ, thì thật là thích hợp để mọi người quy tụ lại ở một nhà thờ chính để cử hành Tam Nhật Thánh ở đó. Vì lợi ích của tín hữu, ở những nơi mà linh mục phụ trách hai hoặc nhiều giáo xứ, trong đó có đông giáo dân tham dự và các nghi thức có thể cử hành cách xứng đáng, long trọng thì việc cử hành Tam Nhật Thánh có thể được lặp lại ở những giáo xứ khác nhau, nhưng phải phù hợp với những qui định đã ban hành” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Các điểm này được xác nhận thêm trong chữ đỏ về việc cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh:
"Thánh lễ Tiệc Ly được cử hành vào ban chiều, lúc thuận tiện để toàn thể cộng đoàn địa phương tham dự đông đủ. Tất cả linh mục được phép đồng tế trong thánh lễ này, cho dẫu các linh mục đã đồng tế vào thánh lễ Làm Phép Dầu ban sáng, hoặc đã cử hành thánh lễ khác vì lợi ích giáo dân”.
"Nơi nào lý do mục vụ đòi hỏi, Đấng Bản quyền địa phương có thể cho phép cử hành thánh lễ thứ hai trong các nhà thờ và các nhà nguyện vào ban chiều. Còn trong trường hợp thật sự cần thiết, có thể cho phép cử hành thánh lễ vào ban sáng, nhưng chỉ dành cho các tín hữu không thể tham dự thánh lễ nào khác vào ban chiều. Tuy nhiên, phải xem xét cẩn thận để việc cử hành không chỉ vì lợi ích cá nhân hay của một nhóm nhỏ nào đó, mà làm thiệt hại cho việc cử hành thánh lễ chính vào ban chiều" (Bản dịch, như trên).
Chúng ta cũng có thể nêu ra rằng các lễ nghi phức tạp của các Thánh Lễ này hàm ý rằng một cộng đoàn nhỏ sẽ không có lợi gì, khi cử hành lễ riêng cho mình.
Do đó, lựa chọn tốt nhất cho linh mục cao niên của chúng ta là xem liệu ngài có thể tham dự tại một giáo xứ địa phương, nơi ngài có thể đồng tế trong các Thánh lễ này. Nếu tình trạng sức khỏe của ngài không cho phép ngài rời khỏi nhà, ít nhất ngài nên xin đem Mình Thánh đến cho mình rước vào lòng trong ngày Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh. Còn ngày Thứ bảy Tuần Thánh, chỉ đưa Của ăn đàng cho ngưởi hấp hối mà thôi.
Câu hỏi thứ hai có thể được trả lời một cách khẳng định, dưới ánh sáng của các nhượng bộ dành cho các linh mục đau yếu và già cả. Nếu sau các phần khác nhau của sách lễ tạo ra khó khăn, thì lời Tổng nguyện của một lễ nhớ tuỳ chọn có thể được sử dụng riêng cho mình, cùng với các lời nguyện trong ngày. Một ngoại lệ có thể là các dịp, khi lời nguyện trên lễ vật và lời nguyện sau hiệp lễ đã được đọc cùng với một lời Tổng nguyện trong phần riêng các thánh của lễ một thánh trong ngày ấy. Điều này hiếm khi xảy ra cho các lễ nhớ tùy chọn. (Zenit.org 27-3-2018)
Nguyễn Trọng Đa