Nguyễn Trung Tây: 40 Năm Viễn Xứ
Cali, Bắc và Nam cuối tháng 2, ấm áp, nắng rực rỡ chan hòa tô thêm hồng nụ và hoa đào. New Jersey thì không, trời cũng nắng xanh ngăn ngắt, và… tuyết bám trắng cây khô sân vườn. Nhưng dù nắng ấm hay tuyết lạnh, tháng 2 năm 2015 có những tờ lịch của Xuân Ất Mùi, Giao Thừa, 18, Mùng Một Tết, 19. Ất Mùi 2015 đánh dấu 40 năm người Việt viễn xứ. Từ những ngày mùa xuân 1975, người Việt trong nhiều hoàn cảnh bỏ nước ra đi. Bắt đầu từ cột mốc lịch sử 75, Xuân dân tộc ở hải ngoại thay đổi. Nếu Giao Thừa và Mùng Một Tết rớt vào tờ lịch ngày thường, người Việt vẫn đi làm, vẫn cào tuyết nếu đêm trước tuyết rơi bôi trắng xóa phố phường. Tết về, vùng nắng ấm Cali, Texas, Florida, Tết Việt Nam (bình thường) sẽ có hoa đào, bánh chưng, thịt kho, dưa hành. Nhưng đông bắc Hoa Kỳ có thể khác. Nếu lạnh cóng, người Việt ở đó không có hoa đào (ngoại trừ cây khô nhưng lại nở chi chít hoa mai…giấy). Nhưng dù nắng ấm hay tuyết trắng, Tết về, cộng đồng Việt Nam trên thế giới vẫn ăn Tết. Thung lũng San Jose lại đốt pháo đỏ một khu thương xá, lại hội chợ Tết; cộng đồng Việt Nam Quận Cam lại diễn hành ăn Tết Ất Mùi, một ước lệ, một truyền thống của hằng năm.
40 Năm Viễn Xứ, bạn tôi từ thành phố Ossining tiểu bang New York nhắn tin, “Về vùng đông bắc ăn Tết chứ?” Bạn mời, tôi gật đầu. Từ San Jose, phi cơ US Airways hạ cánh xuống phi trường Newark mang tôi tới giáo xứ có cộng đồng Việt Nam, có thánh lễ Việt Nam, có cha Quản nhiệm người Việt, có người Việt Công Giáo tên gọi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam giáo phận Metuchen, New Jersey và có bạn (cả hai, bạn cũ và bạn mới tinh khôi). Sau thánh lễ Xuân, chương trình văn nghệ 40 Năm Viễn Xứ của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam bắt đầu.
40 Năm Viễn Xứ mở màn với màn Múa Lân, với nhạc phẩm truyền thống hải ngoại, “Việt Nam! Việt Nam” của Phạm Duy, nối tiếp là nhạc phẩm “Xuân Viễn Xứ Nhớ Quê Hương” của LM Nguyễn Hùng Cường, MM.
40 Năm Viễn Xứ có nhiều (đếm không hết, nhớ không xuể) thiếu nhi mặc quốc phục Việt Nam. Em sinh ra tại Mỹ, bố mẹ chở em tới trường cuối tuần học lớp Việt Ngữ. Giờ này (sau một khoảng thời gian dài/ngắn học ngôn ngữ mẹ) em bước lên sân khấu; em con gái mặc áo dài nữ, em con trai khoác áo dài nam, em con gái bé tí ti, má tròn bầu bĩnh lắc lắc tóc đen lay láy, rộn ràng to tiếng hát tiếng Việt, “Con yêu ba, con yêu mẹ…” (Yêu Mẹ Yêu Ba). Em con trai mới lớn áo dài the đứng với em áo tứ thân nón quai thao; em áo bà ba nâu, đầu cổ quấn khăn rằn (Quê Hương Mùa Xuân, Khúc Hát Ân Tình…).
40 Năm Viễn Xứ có màn trình diễn của bố và mẹ (Người Việt Tự Do). Mẹ mặc áo dài truyền thống; bố giọng khàn, nhưng vẫn hát. Đấy, bố một thời tập trung cải tạo, bạc trắng mái tóc. Và đây, mẹ một thời thay bố bương chải kiếm từng đồng tiền mua gạo nuôi con. Giờ này, cả hai đứng trên sân khấu. Những người bố người mẹ Việt, từ bao lâu rồi, vẫn cứ thế, lòng vẫn bao dung, tâm vẫn ngọt ngào. Bố mẹ của thế hệ trước hát gần hết nhạc phẩm, con của thế hệ nối tiếp từ phía dưới xếp hàng đi lên, hát chung với bố với mẹ. Ý nghĩa quá!
40 Năm Viễn Xứ có đủ ba miền, Huế với cầu Tràng Tiền, giọng hò Huế (Huế Ơi); có miền Bắc với áo dài tứ thân, nón quai thao (Khúc Hát Ân Tình); có miền Nam với trẻ mục đồng tiếng sáo, con diều giấy bay phất phơ trên cánh đồng lúa, và tiếng hát cải lương ngọt ngào nồng nàn của người dân Nam Bộ (Giấc Mơ Hồi Hương).
40 Năm Viễn Xứ có thiếu nữ Việt Nam hát “Xin Chào Việt Nam/Hello/Bonjour Vietnam”. Em sinh ra tại Mỹ, lớn lên tại Mỹ, giờ thướt tha áo dài hát tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh, “Tell me all about this name, that is difficult to say. It was given me the day I was born...” Em hát thiết tha. Em thật thà diễn tả tâm trạng của em, thanh niên thiếu nữ Việt Nam sinh ra trên vùng đất mới.
40 Năm Viễn Xứ nổi bật với Nhạc cảnh “Tình Ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn”. Nhạc cảnh với nhiều thiếu nữ Việt Nam mặc áo dài trắng tinh khôi, cầm nến cháy sáng lung linh xúc động hồn người. “Me đặt tên em, Nguyễn Thị Sài Gòn…”. Từng lời và từng nốt chầm chậm ngân vang, gợi lên sâu thẳm trong hồn người Việt về vùng đất mẹ một thời nhọc nhằn. “Mẹ đặt tên em, Lý Thị Tỵ Nạn…,” những thiếu nữ Việt Nam bước chân xuống thuyền tỵ nạn, lênh đênh phận người. “Mẹ đặt tên em, Vũ Thị Nhọc Nhằn…,” có người tới bến, có thiếu nữ chìm sâu! “Mẹ đặt tên em, Lê Thị Hy Vọng…,” giờ này, cô gái Việt ngấn lệ rưng rưng hát và diễn tả lại tâm trạng thiếu nữ Việt của một thời mất hy vọng vào xã hội, vào người, và vào tương lai!
40 Năm Viễn Xứ xúc động với Nhạc cảnh “Hành Trình Tìm Tự Do”. Từ những ngày 54, dòng người di cư đặt chân tới miền đất lạ, đất miền Nam, đất Sài Gòn (Một Ngày 54 Một Ngày 75, Phạm Duy). Một hiệp định ký kết, đất nước chia đôi lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Bên kia Bắc bên này Nam. Biến cố 75 đổ chụp xuống! Trực thăng bay ngang trời, tiếng bom nổ vang hòa lẫn tiếng khóc tiếng thét và nước mắt của em thơ khi chứng kiến mẹ ngã gục trên đường phố bởi viên đạn vô tình. Miền Nam thay hình đổi dạng với trại tập trung cải tạo, mạng người mạng bèo (Ai Trở Về Xứ Việt, Phan Văn Hưng). Dòng người đổ xô ra biển, cha mẹ lạc con cái, biển đông tựa miệng cá mập mở ra, nuốt chửng, nhận chìm; vịnh Thái Lan với ngư phủ xứ chùa vàng đổi hình thay tâm (Đêm Chôn Dầu Vượt Biển, Châu Đình An). Những người sống sót vượt tới những vùng trời mới, Mỹ, Úc, Canada, Hòa Lan, Na Uy… Từ mảnh đất xa xôi, “em gửi về cho anh dăm bao thuốc lá” (Một Chút Quà Cho Quê Hương, Việt Dũng). Nhạc cảnh “Hành Trình Tìm Tự Do” xúc động lòng người bởi vết thương dù đã quá khứ nhưng vẫn còn mới. Cả hội trường hơn ngàn người im lặng, nhiều người ngấn lệ rưng rưng bởi nhạc cảnh đi thẳng vào tim, khơi dậy lại một thời bể dâu mà từng cá nhân đều đã từng trải nghiệm, nhọc nhằn vượt qua. Dù sân khấu đã đóng lại, “Hành Trình Tìm Tự Do” thật sự vẫn còn ngân vang trong tim trong hồn người Việt viễn xứ!…
40 Năm Viễn Xứ cuối cùng đóng lại với “Đón Xuân” và “Ly Rượu Mừng”. Tiếng ca tiếng hát rộn ràng như tiếng pháo đóng lại một chương trình văn nghệ xuân 40 Năm Viễn Xứ. Từ trên sân khấu rộng lớn, tất cả diễn viên (trên dưới 200 người?) trong trang phục áo dài khăn đống, áo bà ba, áo lụa, áo gấm, áo tứ thân dẫn nhau lên sân khấu cúi chào người Việt viễn xứ. Ly Rượu Mừng nhấc cao chúc mừng Tết. Xuân dân tộc đã về. Xuân của trời ban tặng, Xuân không thuộc riêng ai, dù ở đâu, người Việt vẫn đón xuân, vẫn ăn Tết truyền thống.
40 Năm Viễn Xứ đậm nét văn hóa Việt. Diễn viên dù là em bé tí ti bốn năm tuổi, hay em mười sáu, đôi mươi, nữ hay nam, khi bước lên sân khấu, em gái mặc áo dài, áo bà ba, em đội nón quai thao, áo tứ thân; em trai, mặc áo dài nam, áo bà ba, đầu hoặc cổ quấn khăn; em thổi sáo, em thả những cánh diều mơ ước cao vút bay xa; em hát tiếng Việt; em diễn tả tâm hồn Việt qua nụ cười, điệu múa, y phục Việt. Ngồi dưới sân khấu, nhìn lên, tác giả cảm động bởi thấy mầm non Việt Nam vươn cao trên vùng đất mới. Em Việt Nam, ngày hôm nay em nói giỏi tiếng Việt bởi thầy cô, cuối tuần, tới trường Việt, dạy em đánh vần tiếng Việt. Khi em về nhà, bố mẹ dạy em yêu tiếng Việt, khuyến khích em nói tiếng Việt. Các em của 40 Năm Viễn Xứ (Metuchen, NJ) nhắc nhở tác giả tới chương trình văn nghệ kỷ niệm 25 năm thành lập mới được tổ chức tại De Anza College của đoàn Văn Nghệ Dân Tộc (San Jose, California). Chiều hôm đó (8/2), mở đầu chương trình văn nghệ, em cao lớn khăn đống áo dài bước ra sân khấu, cúi đầu chào, em nói tiếng Việt “…chúng con cám ơn bố mẹ và thầy cô đã dạy dỗ chúng con tiếng Việt và văn hóa Việt…”. Em cúi đầu chào một lần nữa, cám ơn công lao của bố mẹ và thầy cô. Nhìn tuổi trẻ Việt Nam tại 40 Năm Viễn Xứ, nhớ lại tuổi trẻ Việt Nam của đoàn Văn Nghệ Dân Tộc. Thật xúc động, bởi thấy tuổi trẻ Việt Nam vươn cao tại xứ người. Từ những ngày sau 75, em nhỏ bé, gầy còm, lạc loài trên mảnh thuyền gỗ. Khi em đặt chân tới đất tự do, em đi học, em ra trường, em thành công trong mọi lãnh vực, khoa học, y tế, chính trị. Em lập gia đình, em dạy lại con tiếng Việt và văn hóa Việt. Tuổi trẻ Việt Nam, dù ở Đức, hay Úc, hay Hoa Kỳ, em vẫn thế, vẫn hiếu thảo với bố mẹ, vẫn yêu tiếng Việt, vẫn trân trọng căn tính Việt Nam của riêng mình.
40 Năm Viễn Xứ diễn tả lại một đoạn đường 40 năm có cay đắng có ngọt bùi. Cay đắng với những biến cố bể dâu của một thời đã mang người Việt bật ra khỏi nguồn (cay đắng nhưng không hằn học-cay đắng nhưng không mỉa mai!). Cay đắng bởi bố đi tù khi em còn chưa biết mở miệng gọi âm bố, bởi mẹ lênh đênh thuyền gỗ khi ngư phủ Thái Lan vây quanh. Cay đắng bởi con thơ bước lên phi cơ trong khói súng, nhưng bố mẹ bị đánh bật xuống, rớt lại. Bởi thế em đốt nến, em mặc áo trắng, nghiêm trang hát “Tình Ca cho Nguyễn thị Sài Gòn”. Bởi thế em mặc áo dài Việt hát, “Xin Chào Việt Nam/Hello/Bonjour Vietnam”. Em tự hỏi, tại sao em căn tính Việt Nam, bạn học và hàng xóm gọi em Việt Nam, mà em lại sinh ra và lớn lên ở một vùng đất không phải Việt Nam.
Nhưng 40 Năm Viễn Xứ không dừng lại ở một chương sách bể dâu, mà sân khấu lại mở ra tiếp với những chương sách mới, những chương sách ngọt ngào (như một lớp học văn hóa Việt Nam) trình bày và diễn tả quê hương Việt Nam của ba miền, quê hương đất Bắc thiếu nữ yếm thắm mặc áo tứ thân, đội nón quai thao trẩy hội; miền Trung với thiếu nữ Huế nón bài thơ mặc áo dài tím thướt tha bước trên cầu Tràng Tiền bắc ngang sông Hương; và miền Nam ruộng lúa phì nhiêu, người dân áo bà ba đầu cổ quấn khăn, giọng nói chân chất thật thà. Và cứ thế, màn nhung của 40 Năm Viễn Xứ mở ra thêm những chương sách mới trên vùng đất mới, những chương sách minh họa lại thành quả của những lớp Việt ngữ cuối tuần, những hoa trái kết tụ lại bởi sự hy sinh của bố và mẹ, dù lạ với ngôn ngữ và văn hóa mới, vẫn âm thầm đội nắng hứng sương đi cày, để con cháu có ngày vươn cao. Thật vậy, 40 Năm Viễn Xứ, một ngôi nhà tứ đại đồng đường, có đủ ông bà, cha mẹ, con và cháu.
40 Năm Viễn Xứ mở ra cho tất cả mọi người không phân biệt lương giáo. Chương trình dài với hơn ngàn người thưởng thức. Nhiều người không phải Công Giáo đã tới, ngồi xen kẽ bên cạnh linh mục, tu sĩ và giáo dân. Tất cả chăm chú nhìn lên 40 Năm Viễn Xứ. Tất cả cùng ngậm ngùi và rưng rưng ngấn lệ khi sân khấu lung linh ánh nến, buồn. Tất cả cùng hân hoan rạng rỡ nụ cười, tràng pháo tay nổ vang khen ngợi khi sân khấu chuyển mình vẽ cảnh xuân. Tác giả chia sẻ cảm nghiệm riêng tư với LM Quản Nhiệm Trần Việt Hùng và những người lãnh đạo Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Metuchen, “40 Năm Viễn Xứ, một hoạt động truyền giáo.” Vâng, Đức Giêsu đã từng mời gọi hai môn đệ của ngôn sứ Tiền Hô, “Mời tới và xem” (John 1:39). Vâng, truyền giáo là như thế. Qua những lần gặp gỡ, sinh hoạt với nhà thờ Công Giáo, hạt giống Kitô được gieo xuống những thửa ruộng tâm hồn chưa có cơ hội nếm thử vị ngọt ngào của niềm tin.
40 Năm Viễn Xứ của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Metuchen đã đóng lại. Nhiều 40 Năm Viễn Xứ trên thế giới chắc cũng đã hạ màn. Ngày mai, một ngày mới tinh khôi trong tuần đã tới, dòng đời lại quay những vòng bánh xe thường nhật. 40 Năm Viễn Xứ là cột mốc đánh dấu một hành trình của người Việt hải ngoại. Từ những ngày đầu tiên của năm 75 cho tới nay, người Việt đặt chân lên những vùng đất mới với đôi tay trắng! Giờ này Ất Mùi 2015, bao nhiêu cộng đồng Việt Nam trên thế giới đã vươn cao và lớn mạnh. Hoa Kỳ có Quận Cam của Little Saigon và Thung Lũng Hoa Vàng, Bắc Cali. Úc Châu với phố Việt tại Cabramatta của Sydney, Inala của Brisbane, và còn nhiều, nhiều nhiều cộng đồng khác nữa. Trên khắp thế giới, cộng đồng Việt Nam trưởng thành, dạy dỗ con cháu về quê hương dân tộc, nhắc nhở nhau về một cuộc bể dâu, và tiếp tục vươn vai trưởng thành chiều cao Phù Đổng.
Tôi bước ra xe với những người bạn. Trời đông bắc Hoa Kỳ lạnh buốt, nhưng chúng tôi hồn rộn ràng vui tươi. Xuân Ất Mùi 2015, 40 Năm Viễn Xứ, một chặng đường dài thành công.
Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Cali, Bắc và Nam cuối tháng 2, ấm áp, nắng rực rỡ chan hòa tô thêm hồng nụ và hoa đào. New Jersey thì không, trời cũng nắng xanh ngăn ngắt, và… tuyết bám trắng cây khô sân vườn. Nhưng dù nắng ấm hay tuyết lạnh, tháng 2 năm 2015 có những tờ lịch của Xuân Ất Mùi, Giao Thừa, 18, Mùng Một Tết, 19. Ất Mùi 2015 đánh dấu 40 năm người Việt viễn xứ. Từ những ngày mùa xuân 1975, người Việt trong nhiều hoàn cảnh bỏ nước ra đi. Bắt đầu từ cột mốc lịch sử 75, Xuân dân tộc ở hải ngoại thay đổi. Nếu Giao Thừa và Mùng Một Tết rớt vào tờ lịch ngày thường, người Việt vẫn đi làm, vẫn cào tuyết nếu đêm trước tuyết rơi bôi trắng xóa phố phường. Tết về, vùng nắng ấm Cali, Texas, Florida, Tết Việt Nam (bình thường) sẽ có hoa đào, bánh chưng, thịt kho, dưa hành. Nhưng đông bắc Hoa Kỳ có thể khác. Nếu lạnh cóng, người Việt ở đó không có hoa đào (ngoại trừ cây khô nhưng lại nở chi chít hoa mai…giấy). Nhưng dù nắng ấm hay tuyết trắng, Tết về, cộng đồng Việt Nam trên thế giới vẫn ăn Tết. Thung lũng San Jose lại đốt pháo đỏ một khu thương xá, lại hội chợ Tết; cộng đồng Việt Nam Quận Cam lại diễn hành ăn Tết Ất Mùi, một ước lệ, một truyền thống của hằng năm.
40 Năm Viễn Xứ, bạn tôi từ thành phố Ossining tiểu bang New York nhắn tin, “Về vùng đông bắc ăn Tết chứ?” Bạn mời, tôi gật đầu. Từ San Jose, phi cơ US Airways hạ cánh xuống phi trường Newark mang tôi tới giáo xứ có cộng đồng Việt Nam, có thánh lễ Việt Nam, có cha Quản nhiệm người Việt, có người Việt Công Giáo tên gọi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam giáo phận Metuchen, New Jersey và có bạn (cả hai, bạn cũ và bạn mới tinh khôi). Sau thánh lễ Xuân, chương trình văn nghệ 40 Năm Viễn Xứ của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam bắt đầu.
40 Năm Viễn Xứ có nhiều (đếm không hết, nhớ không xuể) thiếu nhi mặc quốc phục Việt Nam. Em sinh ra tại Mỹ, bố mẹ chở em tới trường cuối tuần học lớp Việt Ngữ. Giờ này (sau một khoảng thời gian dài/ngắn học ngôn ngữ mẹ) em bước lên sân khấu; em con gái mặc áo dài nữ, em con trai khoác áo dài nam, em con gái bé tí ti, má tròn bầu bĩnh lắc lắc tóc đen lay láy, rộn ràng to tiếng hát tiếng Việt, “Con yêu ba, con yêu mẹ…” (Yêu Mẹ Yêu Ba). Em con trai mới lớn áo dài the đứng với em áo tứ thân nón quai thao; em áo bà ba nâu, đầu cổ quấn khăn rằn (Quê Hương Mùa Xuân, Khúc Hát Ân Tình…).
40 Năm Viễn Xứ có màn trình diễn của bố và mẹ (Người Việt Tự Do). Mẹ mặc áo dài truyền thống; bố giọng khàn, nhưng vẫn hát. Đấy, bố một thời tập trung cải tạo, bạc trắng mái tóc. Và đây, mẹ một thời thay bố bương chải kiếm từng đồng tiền mua gạo nuôi con. Giờ này, cả hai đứng trên sân khấu. Những người bố người mẹ Việt, từ bao lâu rồi, vẫn cứ thế, lòng vẫn bao dung, tâm vẫn ngọt ngào. Bố mẹ của thế hệ trước hát gần hết nhạc phẩm, con của thế hệ nối tiếp từ phía dưới xếp hàng đi lên, hát chung với bố với mẹ. Ý nghĩa quá!
40 Năm Viễn Xứ có đủ ba miền, Huế với cầu Tràng Tiền, giọng hò Huế (Huế Ơi); có miền Bắc với áo dài tứ thân, nón quai thao (Khúc Hát Ân Tình); có miền Nam với trẻ mục đồng tiếng sáo, con diều giấy bay phất phơ trên cánh đồng lúa, và tiếng hát cải lương ngọt ngào nồng nàn của người dân Nam Bộ (Giấc Mơ Hồi Hương).
40 Năm Viễn Xứ có thiếu nữ Việt Nam hát “Xin Chào Việt Nam/Hello/Bonjour Vietnam”. Em sinh ra tại Mỹ, lớn lên tại Mỹ, giờ thướt tha áo dài hát tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh, “Tell me all about this name, that is difficult to say. It was given me the day I was born...” Em hát thiết tha. Em thật thà diễn tả tâm trạng của em, thanh niên thiếu nữ Việt Nam sinh ra trên vùng đất mới.
40 Năm Viễn Xứ nổi bật với Nhạc cảnh “Tình Ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn”. Nhạc cảnh với nhiều thiếu nữ Việt Nam mặc áo dài trắng tinh khôi, cầm nến cháy sáng lung linh xúc động hồn người. “Me đặt tên em, Nguyễn Thị Sài Gòn…”. Từng lời và từng nốt chầm chậm ngân vang, gợi lên sâu thẳm trong hồn người Việt về vùng đất mẹ một thời nhọc nhằn. “Mẹ đặt tên em, Lý Thị Tỵ Nạn…,” những thiếu nữ Việt Nam bước chân xuống thuyền tỵ nạn, lênh đênh phận người. “Mẹ đặt tên em, Vũ Thị Nhọc Nhằn…,” có người tới bến, có thiếu nữ chìm sâu! “Mẹ đặt tên em, Lê Thị Hy Vọng…,” giờ này, cô gái Việt ngấn lệ rưng rưng hát và diễn tả lại tâm trạng thiếu nữ Việt của một thời mất hy vọng vào xã hội, vào người, và vào tương lai!
40 Năm Viễn Xứ xúc động với Nhạc cảnh “Hành Trình Tìm Tự Do”. Từ những ngày 54, dòng người di cư đặt chân tới miền đất lạ, đất miền Nam, đất Sài Gòn (Một Ngày 54 Một Ngày 75, Phạm Duy). Một hiệp định ký kết, đất nước chia đôi lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Bên kia Bắc bên này Nam. Biến cố 75 đổ chụp xuống! Trực thăng bay ngang trời, tiếng bom nổ vang hòa lẫn tiếng khóc tiếng thét và nước mắt của em thơ khi chứng kiến mẹ ngã gục trên đường phố bởi viên đạn vô tình. Miền Nam thay hình đổi dạng với trại tập trung cải tạo, mạng người mạng bèo (Ai Trở Về Xứ Việt, Phan Văn Hưng). Dòng người đổ xô ra biển, cha mẹ lạc con cái, biển đông tựa miệng cá mập mở ra, nuốt chửng, nhận chìm; vịnh Thái Lan với ngư phủ xứ chùa vàng đổi hình thay tâm (Đêm Chôn Dầu Vượt Biển, Châu Đình An). Những người sống sót vượt tới những vùng trời mới, Mỹ, Úc, Canada, Hòa Lan, Na Uy… Từ mảnh đất xa xôi, “em gửi về cho anh dăm bao thuốc lá” (Một Chút Quà Cho Quê Hương, Việt Dũng). Nhạc cảnh “Hành Trình Tìm Tự Do” xúc động lòng người bởi vết thương dù đã quá khứ nhưng vẫn còn mới. Cả hội trường hơn ngàn người im lặng, nhiều người ngấn lệ rưng rưng bởi nhạc cảnh đi thẳng vào tim, khơi dậy lại một thời bể dâu mà từng cá nhân đều đã từng trải nghiệm, nhọc nhằn vượt qua. Dù sân khấu đã đóng lại, “Hành Trình Tìm Tự Do” thật sự vẫn còn ngân vang trong tim trong hồn người Việt viễn xứ!…
40 Năm Viễn Xứ cuối cùng đóng lại với “Đón Xuân” và “Ly Rượu Mừng”. Tiếng ca tiếng hát rộn ràng như tiếng pháo đóng lại một chương trình văn nghệ xuân 40 Năm Viễn Xứ. Từ trên sân khấu rộng lớn, tất cả diễn viên (trên dưới 200 người?) trong trang phục áo dài khăn đống, áo bà ba, áo lụa, áo gấm, áo tứ thân dẫn nhau lên sân khấu cúi chào người Việt viễn xứ. Ly Rượu Mừng nhấc cao chúc mừng Tết. Xuân dân tộc đã về. Xuân của trời ban tặng, Xuân không thuộc riêng ai, dù ở đâu, người Việt vẫn đón xuân, vẫn ăn Tết truyền thống.
40 Năm Viễn Xứ đậm nét văn hóa Việt. Diễn viên dù là em bé tí ti bốn năm tuổi, hay em mười sáu, đôi mươi, nữ hay nam, khi bước lên sân khấu, em gái mặc áo dài, áo bà ba, em đội nón quai thao, áo tứ thân; em trai, mặc áo dài nam, áo bà ba, đầu hoặc cổ quấn khăn; em thổi sáo, em thả những cánh diều mơ ước cao vút bay xa; em hát tiếng Việt; em diễn tả tâm hồn Việt qua nụ cười, điệu múa, y phục Việt. Ngồi dưới sân khấu, nhìn lên, tác giả cảm động bởi thấy mầm non Việt Nam vươn cao trên vùng đất mới. Em Việt Nam, ngày hôm nay em nói giỏi tiếng Việt bởi thầy cô, cuối tuần, tới trường Việt, dạy em đánh vần tiếng Việt. Khi em về nhà, bố mẹ dạy em yêu tiếng Việt, khuyến khích em nói tiếng Việt. Các em của 40 Năm Viễn Xứ (Metuchen, NJ) nhắc nhở tác giả tới chương trình văn nghệ kỷ niệm 25 năm thành lập mới được tổ chức tại De Anza College của đoàn Văn Nghệ Dân Tộc (San Jose, California). Chiều hôm đó (8/2), mở đầu chương trình văn nghệ, em cao lớn khăn đống áo dài bước ra sân khấu, cúi đầu chào, em nói tiếng Việt “…chúng con cám ơn bố mẹ và thầy cô đã dạy dỗ chúng con tiếng Việt và văn hóa Việt…”. Em cúi đầu chào một lần nữa, cám ơn công lao của bố mẹ và thầy cô. Nhìn tuổi trẻ Việt Nam tại 40 Năm Viễn Xứ, nhớ lại tuổi trẻ Việt Nam của đoàn Văn Nghệ Dân Tộc. Thật xúc động, bởi thấy tuổi trẻ Việt Nam vươn cao tại xứ người. Từ những ngày sau 75, em nhỏ bé, gầy còm, lạc loài trên mảnh thuyền gỗ. Khi em đặt chân tới đất tự do, em đi học, em ra trường, em thành công trong mọi lãnh vực, khoa học, y tế, chính trị. Em lập gia đình, em dạy lại con tiếng Việt và văn hóa Việt. Tuổi trẻ Việt Nam, dù ở Đức, hay Úc, hay Hoa Kỳ, em vẫn thế, vẫn hiếu thảo với bố mẹ, vẫn yêu tiếng Việt, vẫn trân trọng căn tính Việt Nam của riêng mình.
40 Năm Viễn Xứ diễn tả lại một đoạn đường 40 năm có cay đắng có ngọt bùi. Cay đắng với những biến cố bể dâu của một thời đã mang người Việt bật ra khỏi nguồn (cay đắng nhưng không hằn học-cay đắng nhưng không mỉa mai!). Cay đắng bởi bố đi tù khi em còn chưa biết mở miệng gọi âm bố, bởi mẹ lênh đênh thuyền gỗ khi ngư phủ Thái Lan vây quanh. Cay đắng bởi con thơ bước lên phi cơ trong khói súng, nhưng bố mẹ bị đánh bật xuống, rớt lại. Bởi thế em đốt nến, em mặc áo trắng, nghiêm trang hát “Tình Ca cho Nguyễn thị Sài Gòn”. Bởi thế em mặc áo dài Việt hát, “Xin Chào Việt Nam/Hello/Bonjour Vietnam”. Em tự hỏi, tại sao em căn tính Việt Nam, bạn học và hàng xóm gọi em Việt Nam, mà em lại sinh ra và lớn lên ở một vùng đất không phải Việt Nam.
Nhưng 40 Năm Viễn Xứ không dừng lại ở một chương sách bể dâu, mà sân khấu lại mở ra tiếp với những chương sách mới, những chương sách ngọt ngào (như một lớp học văn hóa Việt Nam) trình bày và diễn tả quê hương Việt Nam của ba miền, quê hương đất Bắc thiếu nữ yếm thắm mặc áo tứ thân, đội nón quai thao trẩy hội; miền Trung với thiếu nữ Huế nón bài thơ mặc áo dài tím thướt tha bước trên cầu Tràng Tiền bắc ngang sông Hương; và miền Nam ruộng lúa phì nhiêu, người dân áo bà ba đầu cổ quấn khăn, giọng nói chân chất thật thà. Và cứ thế, màn nhung của 40 Năm Viễn Xứ mở ra thêm những chương sách mới trên vùng đất mới, những chương sách minh họa lại thành quả của những lớp Việt ngữ cuối tuần, những hoa trái kết tụ lại bởi sự hy sinh của bố và mẹ, dù lạ với ngôn ngữ và văn hóa mới, vẫn âm thầm đội nắng hứng sương đi cày, để con cháu có ngày vươn cao. Thật vậy, 40 Năm Viễn Xứ, một ngôi nhà tứ đại đồng đường, có đủ ông bà, cha mẹ, con và cháu.
40 Năm Viễn Xứ mở ra cho tất cả mọi người không phân biệt lương giáo. Chương trình dài với hơn ngàn người thưởng thức. Nhiều người không phải Công Giáo đã tới, ngồi xen kẽ bên cạnh linh mục, tu sĩ và giáo dân. Tất cả chăm chú nhìn lên 40 Năm Viễn Xứ. Tất cả cùng ngậm ngùi và rưng rưng ngấn lệ khi sân khấu lung linh ánh nến, buồn. Tất cả cùng hân hoan rạng rỡ nụ cười, tràng pháo tay nổ vang khen ngợi khi sân khấu chuyển mình vẽ cảnh xuân. Tác giả chia sẻ cảm nghiệm riêng tư với LM Quản Nhiệm Trần Việt Hùng và những người lãnh đạo Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Metuchen, “40 Năm Viễn Xứ, một hoạt động truyền giáo.” Vâng, Đức Giêsu đã từng mời gọi hai môn đệ của ngôn sứ Tiền Hô, “Mời tới và xem” (John 1:39). Vâng, truyền giáo là như thế. Qua những lần gặp gỡ, sinh hoạt với nhà thờ Công Giáo, hạt giống Kitô được gieo xuống những thửa ruộng tâm hồn chưa có cơ hội nếm thử vị ngọt ngào của niềm tin.
40 Năm Viễn Xứ của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Metuchen đã đóng lại. Nhiều 40 Năm Viễn Xứ trên thế giới chắc cũng đã hạ màn. Ngày mai, một ngày mới tinh khôi trong tuần đã tới, dòng đời lại quay những vòng bánh xe thường nhật. 40 Năm Viễn Xứ là cột mốc đánh dấu một hành trình của người Việt hải ngoại. Từ những ngày đầu tiên của năm 75 cho tới nay, người Việt đặt chân lên những vùng đất mới với đôi tay trắng! Giờ này Ất Mùi 2015, bao nhiêu cộng đồng Việt Nam trên thế giới đã vươn cao và lớn mạnh. Hoa Kỳ có Quận Cam của Little Saigon và Thung Lũng Hoa Vàng, Bắc Cali. Úc Châu với phố Việt tại Cabramatta của Sydney, Inala của Brisbane, và còn nhiều, nhiều nhiều cộng đồng khác nữa. Trên khắp thế giới, cộng đồng Việt Nam trưởng thành, dạy dỗ con cháu về quê hương dân tộc, nhắc nhở nhau về một cuộc bể dâu, và tiếp tục vươn vai trưởng thành chiều cao Phù Đổng.
Tôi bước ra xe với những người bạn. Trời đông bắc Hoa Kỳ lạnh buốt, nhưng chúng tôi hồn rộn ràng vui tươi. Xuân Ất Mùi 2015, 40 Năm Viễn Xứ, một chặng đường dài thành công.
Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com