Vatican (Zenit 26/11/2003) - Hội Ðồng Tòa Thánh Ðồng Tâm "Cor Unum" đã kết thúc vào cuối tuần qua với xác tín rằng, công tác đào tạo qua giáo dục những con người là cần thiết hơn là xây dựng những cơ cấu vật chất.
Trong buổi tiếp kiến các tham dự viên hội nghị của Hội Ðồng Ðồng Tâm mới đây, ÐTC Gioan Phaolô II có nói rằng: "Giáo hội không chỉ giới hạn chính mình trong việc thỏa mãn những mong đợi vất chất của người gặp hoàn cảnh khó khăn; Giáo Hội không tiêu hao hết năng lực bác ái của mình chỉ để xây dựng những cơ cấu vật chất mà thôi... Giáo hội còn nỗ lực để trả lời cho những nghi vấn sâu xa nhất trong tâm hồn con người.". Ðức Hồng Y Christian Wiyghan Tumi, người Cameroon, đã đồng ý với nhận định này của ÐTC qua những lời như sau: "Việc thực dân hóa Châu Phi vẫn tiếp tục ngày nay, bởi vì các thể chế ngoại quốc vẫn còn là trở ngại cho công việc giáo dục đích thực của người dân địa phương. Tại sao cho đến ngày nay, việc đào một cái giếng lại dễ hơn là giáo dục một con người? Không cần Xây dựng những điều vật chất, cần giáo dục phát triển con người".
Qua hội nghị lần này, hội đồng Ðồng Tâm nêu rõ giáo dục là công tác ưu tiên được nhấn mạnh bởi các tổ chức cứu trợ quốc tế, mạng lưới Caritas, và bởi chính các Giám Mục của những quốc gia nghèo, là những vị lãnh đạo chịu trách nhiệm về các chương trình giáo dục được áp dụng trong các giáo phận, với sự đồng ý và hỗ trợ của các thẩm quyền giáo hội. Ông Peter Weiderud, giám đốc đặc trách quốc tế vụ của Hội Ðồng Các Giáo Hội Thế Giới, đã đưa ra nhận định như sau: "Chúng ta nên đề ra một phương hướng cho công tác bác ái của chúng ta, đi xa hơn các chương trình cứu trợ khẩn cấp, và mang giáo dục tới cho những người nghèo nhất. Chúng ta nên cố gắng làm sao để các nhà lãnh đạo của chúng ta tham gia nhiều hơn vào công tác giáo dục tại địa phương. Ðiều này sẽ giúp cho việc thông truyền đức tin và mục đích tối hậu của tất cả những hoạt động bác ái trở nên dễ dàng hơn. Sau cùng, các tham dự viên cũng đồng ý cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức bác ái quốc tế, --- văn phòng Caritas ở các quốc gia, các Giám Mục --- với chính Hội Ðồng Ðồng Tâm. Ðức Hồng Y Paul Poupard, chủ tịch Hội Ðồng Ðồng Tâm, đã nói rõ về điểm này trong bài diễn văn kết thúc hội nghị của ngài như sau: "Sự hợp tác này sẽ giúp cho các hoạt động bác ái của chúng ta tới hằng triệu triệu người nghèo trên thế giới, qua đó họ cảm nhận nhiều hơn tình yêu của Thiên Chúa. Như Mẹ Têrêsa đã đến với mọi người qua những cử chỉ tình yêu đơn sơ nhất".
Trong buổi tiếp kiến các tham dự viên hội nghị của Hội Ðồng Ðồng Tâm mới đây, ÐTC Gioan Phaolô II có nói rằng: "Giáo hội không chỉ giới hạn chính mình trong việc thỏa mãn những mong đợi vất chất của người gặp hoàn cảnh khó khăn; Giáo Hội không tiêu hao hết năng lực bác ái của mình chỉ để xây dựng những cơ cấu vật chất mà thôi... Giáo hội còn nỗ lực để trả lời cho những nghi vấn sâu xa nhất trong tâm hồn con người.". Ðức Hồng Y Christian Wiyghan Tumi, người Cameroon, đã đồng ý với nhận định này của ÐTC qua những lời như sau: "Việc thực dân hóa Châu Phi vẫn tiếp tục ngày nay, bởi vì các thể chế ngoại quốc vẫn còn là trở ngại cho công việc giáo dục đích thực của người dân địa phương. Tại sao cho đến ngày nay, việc đào một cái giếng lại dễ hơn là giáo dục một con người? Không cần Xây dựng những điều vật chất, cần giáo dục phát triển con người".
Qua hội nghị lần này, hội đồng Ðồng Tâm nêu rõ giáo dục là công tác ưu tiên được nhấn mạnh bởi các tổ chức cứu trợ quốc tế, mạng lưới Caritas, và bởi chính các Giám Mục của những quốc gia nghèo, là những vị lãnh đạo chịu trách nhiệm về các chương trình giáo dục được áp dụng trong các giáo phận, với sự đồng ý và hỗ trợ của các thẩm quyền giáo hội. Ông Peter Weiderud, giám đốc đặc trách quốc tế vụ của Hội Ðồng Các Giáo Hội Thế Giới, đã đưa ra nhận định như sau: "Chúng ta nên đề ra một phương hướng cho công tác bác ái của chúng ta, đi xa hơn các chương trình cứu trợ khẩn cấp, và mang giáo dục tới cho những người nghèo nhất. Chúng ta nên cố gắng làm sao để các nhà lãnh đạo của chúng ta tham gia nhiều hơn vào công tác giáo dục tại địa phương. Ðiều này sẽ giúp cho việc thông truyền đức tin và mục đích tối hậu của tất cả những hoạt động bác ái trở nên dễ dàng hơn. Sau cùng, các tham dự viên cũng đồng ý cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức bác ái quốc tế, --- văn phòng Caritas ở các quốc gia, các Giám Mục --- với chính Hội Ðồng Ðồng Tâm. Ðức Hồng Y Paul Poupard, chủ tịch Hội Ðồng Ðồng Tâm, đã nói rõ về điểm này trong bài diễn văn kết thúc hội nghị của ngài như sau: "Sự hợp tác này sẽ giúp cho các hoạt động bác ái của chúng ta tới hằng triệu triệu người nghèo trên thế giới, qua đó họ cảm nhận nhiều hơn tình yêu của Thiên Chúa. Như Mẹ Têrêsa đã đến với mọi người qua những cử chỉ tình yêu đơn sơ nhất".