Thánh Lễ mừng kính do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ tế tại Vatican
Rome, 12 tháng 12, 2014 (Zenit.org)
Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố: Qua việc hiện ra của “Đức Mẹ Guadalupe", Đức Trinh Nữ Maria “đã không chỉ đến thăm các dân tộc Mỹ Châu mà còn muốn ở lại với họ. Mẹ đã để lại hình ảnh Mẹ được in cách mầu nhiệm trên áo choàng của sứ giả của Mẹ”, do đó “đã trở nên biểu tượng của sự liên kết của Mẹ Maria với các dân tộc này.”
Mỹ Châu mừng lễ tưởng niệm “Nữ Vương Mễ Tây Cơ và Nữ Hoàng Mỹ Châu” vào ngày 12 tháng 12, 2014 tại Vatican : Đức Thánh Cha đã chủ tế một Thánh Lễ bằng tiếng Tây Ban Nha, vào lúc 18:00 giờ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, với sự tham dự của các quốc gia của đại lục này.
Thánh Lễ, có mầu sắc của Châu Mỹ La Tinh, được phụ họa bởi các Thánh Ca của “ Misa Criolla” của Ariel Ramírez, có con ông là Facundo Ramírez, là nhạc trưởng điều khiển dàn nhạc Á Căn Đình, cùng ca sĩ Á Căn Đình Patricia Sosa, và sự cộng tác của Ca Đoàn Rôma Musica Nuova.
Bên trái bàn thờ, có các hiệu kỳ của các quốc gia Mỹ Châu và hình Đức Mẹ Guadalupe được trưng bầy trên một khung ảnh lớn được Đức Thánh Cha xông hương vào đầu lễ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích ý nghĩa “thiêng liêng” của ngày lễ này: “Các quốc gia Mỹ Châu lớn lao này tưởng niệm với lòng tri ân và niềm vui ngày lễ của “bổn Mạng của họ, từ Alaska đến Patagonie”.
Qua “sự khẩn cầu, tha tội, chúc lành cho các dân tộc, và hân hoan ca ngợi” Mỹ Châu tưởng niệm “cuộc viếng thăm và sự đồng hành từ mẫu” của Mẹ Maria khi hát bài ca “Magnificat” và trao phó cho Mẹ “sứ mệnh của Giáo Hội tại Đại Lục Mỹ Châu”.
Thực vậy, theo lịch sử của Đức Mẹ Guadalupe, Mẹ đã hiện ra với người da đỏ Juan Diego trên đồi Tepeyac tại Mễ Tây Cơ, ngày 12 tháng 12, 1531, “môn đệ toàn hảo nhất của Chúa Kitô đã trở nên nhà truyền giáo cao trọng mang Phúc Âm đến cho Mỹ Châu.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Mẹ Thiên Chúa đã không chỉ viếng thăm các dân tộc này, Mẹ đã muốn ở lại với họ. Mẹ đã để cho hình ảnh thánh thiện của Mẹ in cách mầu nhiệm trên áo choàng của sứ giả của Mẹ”, do đó Mẹ đã trở nên”biểu tượng của sự liên kết của Mẹ với các dân tộc này.”
Ngài nhấn mạnh: “Qua sự cầu bầu của Mẹ, đức tin Kitô đã trở nên kho tàng giầu có nhất của linh hồn các dân tộc Mỹ Châu”, kho tàng “mà viên ngọc quý giá nhất là Chúa Giêsu Kitô.”
Di sản này “đã được truyền lại và được biểu hiệu cho đến ngày nay trong phép rửa của muôn ngàn người, trong đức tin, trong đức cậy và đức mến của nhiều người, trong giá trị của việc sùng kính phổ thông và trong 'đức tính’ của các dân tộc Mỹ Châu đang bầy tỏ ý thức về sự tôn kính phẩm giá con người, sự mê say công lý, sự liên đới với những ai nghèo đói và đau khổ nhất, và sự hy vọng chống lại mọi tuyệt vọng.”
Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người “tiếp tục ca ngợi Thiên Chúa về tất cả những điều kỳ diệu Người đã làm trong đời sống các các dân tộc Châu Mỹ La Tinh,” trong việc thực hành bài ca Magnificat là biểu hiệu “lối sống của Chúa Giêsu, là mời gọi “sống đời sống thực, một đời sống nhân bản hơn, một sự sống chung như những người anh chị em.”
Đó là “đảo ngược những phán quyết trần tục, phá hủy những tham vọng về quyền bính, về sự giầu có, về sự thành công bằng mọi giá; là tố cáo sự tự mãn, kiêu ngạo, và những tiên tri của thế gian đang làm xa lánh Thiên Chúa.”
Trong sự “làm đảo lộn các ý thức hệ và hệ thống giai cấp trần tục,” bài ca Magnificat "được giới thiệu trong Tám Mối Phúc Thật”, là “tổng hợp chính của sứ điệp Phúc Âm.” Đức Thánh Cha đã cầu chúc trên mẫu gương này là “tương lai của Châu Mỹ La Tinh sẽ được kết tạo cho những người nghèo khó và đau khổ, những người hèn yếu, những người thèm khát công lý, những người biết cảm thương, những trái tim thanh sạch, những ai hoạt động cho hòa bình và cho những người bị áp bức nhân danh Chúa Kitô.”
Đối với Đức Thánh Cha , “Châu Mỹ La Tinh là đại lục của hy vọng”: ngài đã khuyên mọi người hãy nghĩ đến “những kiểu mẫu mới về phát triển, nối kết được truyền thống Kitô, và kỹ thuật với sự khôn ngoan của con người, cùng với sự đau khổ tràn đầy niềm vui và hy vọng.”
Ngài nhấn mạnh: “Chí có nhờ những liều thuốc mạnh mẽ về chân lý và tình yêu, nền tảng của tất cả sự thật, thúc đẩy sự cải tiến cho một đời sống mới chân chính, mới có thể duy trì được niềm hy vọng này.”
Trước Thánh Lễ có lần hạt “Đức Mẹ Guadalupe” gồm có tám chục, mỗi chục dành cho một bí tích, và chục cuối dành cho Giáo Hội – sau đó là buổi chầu, với các bài thánh ca theo truyền thống phổ thông Châu Mỹ La Tinh.
Rome, 12 tháng 12, 2014 (Zenit.org)
Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố: Qua việc hiện ra của “Đức Mẹ Guadalupe", Đức Trinh Nữ Maria “đã không chỉ đến thăm các dân tộc Mỹ Châu mà còn muốn ở lại với họ. Mẹ đã để lại hình ảnh Mẹ được in cách mầu nhiệm trên áo choàng của sứ giả của Mẹ”, do đó “đã trở nên biểu tượng của sự liên kết của Mẹ Maria với các dân tộc này.”
Mỹ Châu mừng lễ tưởng niệm “Nữ Vương Mễ Tây Cơ và Nữ Hoàng Mỹ Châu” vào ngày 12 tháng 12, 2014 tại Vatican : Đức Thánh Cha đã chủ tế một Thánh Lễ bằng tiếng Tây Ban Nha, vào lúc 18:00 giờ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, với sự tham dự của các quốc gia của đại lục này.
Thánh Lễ, có mầu sắc của Châu Mỹ La Tinh, được phụ họa bởi các Thánh Ca của “ Misa Criolla” của Ariel Ramírez, có con ông là Facundo Ramírez, là nhạc trưởng điều khiển dàn nhạc Á Căn Đình, cùng ca sĩ Á Căn Đình Patricia Sosa, và sự cộng tác của Ca Đoàn Rôma Musica Nuova.
Bên trái bàn thờ, có các hiệu kỳ của các quốc gia Mỹ Châu và hình Đức Mẹ Guadalupe được trưng bầy trên một khung ảnh lớn được Đức Thánh Cha xông hương vào đầu lễ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích ý nghĩa “thiêng liêng” của ngày lễ này: “Các quốc gia Mỹ Châu lớn lao này tưởng niệm với lòng tri ân và niềm vui ngày lễ của “bổn Mạng của họ, từ Alaska đến Patagonie”.
Qua “sự khẩn cầu, tha tội, chúc lành cho các dân tộc, và hân hoan ca ngợi” Mỹ Châu tưởng niệm “cuộc viếng thăm và sự đồng hành từ mẫu” của Mẹ Maria khi hát bài ca “Magnificat” và trao phó cho Mẹ “sứ mệnh của Giáo Hội tại Đại Lục Mỹ Châu”.
Thực vậy, theo lịch sử của Đức Mẹ Guadalupe, Mẹ đã hiện ra với người da đỏ Juan Diego trên đồi Tepeyac tại Mễ Tây Cơ, ngày 12 tháng 12, 1531, “môn đệ toàn hảo nhất của Chúa Kitô đã trở nên nhà truyền giáo cao trọng mang Phúc Âm đến cho Mỹ Châu.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Mẹ Thiên Chúa đã không chỉ viếng thăm các dân tộc này, Mẹ đã muốn ở lại với họ. Mẹ đã để cho hình ảnh thánh thiện của Mẹ in cách mầu nhiệm trên áo choàng của sứ giả của Mẹ”, do đó Mẹ đã trở nên”biểu tượng của sự liên kết của Mẹ với các dân tộc này.”
Ngài nhấn mạnh: “Qua sự cầu bầu của Mẹ, đức tin Kitô đã trở nên kho tàng giầu có nhất của linh hồn các dân tộc Mỹ Châu”, kho tàng “mà viên ngọc quý giá nhất là Chúa Giêsu Kitô.”
Di sản này “đã được truyền lại và được biểu hiệu cho đến ngày nay trong phép rửa của muôn ngàn người, trong đức tin, trong đức cậy và đức mến của nhiều người, trong giá trị của việc sùng kính phổ thông và trong 'đức tính’ của các dân tộc Mỹ Châu đang bầy tỏ ý thức về sự tôn kính phẩm giá con người, sự mê say công lý, sự liên đới với những ai nghèo đói và đau khổ nhất, và sự hy vọng chống lại mọi tuyệt vọng.”
Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người “tiếp tục ca ngợi Thiên Chúa về tất cả những điều kỳ diệu Người đã làm trong đời sống các các dân tộc Châu Mỹ La Tinh,” trong việc thực hành bài ca Magnificat là biểu hiệu “lối sống của Chúa Giêsu, là mời gọi “sống đời sống thực, một đời sống nhân bản hơn, một sự sống chung như những người anh chị em.”
Đó là “đảo ngược những phán quyết trần tục, phá hủy những tham vọng về quyền bính, về sự giầu có, về sự thành công bằng mọi giá; là tố cáo sự tự mãn, kiêu ngạo, và những tiên tri của thế gian đang làm xa lánh Thiên Chúa.”
Trong sự “làm đảo lộn các ý thức hệ và hệ thống giai cấp trần tục,” bài ca Magnificat "được giới thiệu trong Tám Mối Phúc Thật”, là “tổng hợp chính của sứ điệp Phúc Âm.” Đức Thánh Cha đã cầu chúc trên mẫu gương này là “tương lai của Châu Mỹ La Tinh sẽ được kết tạo cho những người nghèo khó và đau khổ, những người hèn yếu, những người thèm khát công lý, những người biết cảm thương, những trái tim thanh sạch, những ai hoạt động cho hòa bình và cho những người bị áp bức nhân danh Chúa Kitô.”
Đối với Đức Thánh Cha , “Châu Mỹ La Tinh là đại lục của hy vọng”: ngài đã khuyên mọi người hãy nghĩ đến “những kiểu mẫu mới về phát triển, nối kết được truyền thống Kitô, và kỹ thuật với sự khôn ngoan của con người, cùng với sự đau khổ tràn đầy niềm vui và hy vọng.”
Ngài nhấn mạnh: “Chí có nhờ những liều thuốc mạnh mẽ về chân lý và tình yêu, nền tảng của tất cả sự thật, thúc đẩy sự cải tiến cho một đời sống mới chân chính, mới có thể duy trì được niềm hy vọng này.”
Trước Thánh Lễ có lần hạt “Đức Mẹ Guadalupe” gồm có tám chục, mỗi chục dành cho một bí tích, và chục cuối dành cho Giáo Hội – sau đó là buổi chầu, với các bài thánh ca theo truyền thống phổ thông Châu Mỹ La Tinh.