Một trong những nơi chưa được biết đến ở Viện Bảo tàng Vatican là phòng thí nghiệm để phục chế của Viện Bảo tàng. Ở đây, các tác phẩm nghệ thuật cực kỳ tinh tế và có giá trị được ‘sửa lại bộ mặt’. Để làm được điều này cần phải sử dụng loại tia laser đặc trưng.
Nhà nguyện riêng của Đức Giáo Hoàng, còn được gọi là nhà nguyện Thánh Phaolô, đã được phục chế trở lại vào năm 2005 với công nghệ mới này.
Giờ đây hai tác phẩm nghệ thuật quan trọng đang được phục chế tại phòng thí nghiệm. Đó là một bức bích họa vào thế kỷ 10 thể hiện một cuộc tử đạo, và một tác phẩm điêu khắc thế kỷ 13 về Đức Trinh Nữ Maria với một đứa trẻ.
Marco Pratelli, thuộc Phòng thí nghiệm phục hồi tranh tượng cho biết: "Chúng tôi sử dụng tia laser cực kỳ chính xác này, được trang bị cáp quang, để xác định lại và làm sạch cả bức tranh lẫn tác phẩm điêu khắc. Tia laser này đã được lựa chọn để loại bỏ một cách an toàn bất kỳ bụi dơ để phục hồi bề mặt trước đó".
Nhưng không chỉ có những bức tranh và các tác phẩm điêu khắc cần được phục chế: một số tác phẩm nghệ thuật được lưu giữ tại bộ phận dân tộc học của Bảo tàng Vatican cũng cần được phục dựng. Tia laser cũng được sử dụng trên các vật liệu quý hiếm như các bộ lông.
Stefania Pandozy, nhân viên Phòng thí nghiệm phục chế cho biết: "Đây là loại kỹ thuật rất hữu ích vì nó không đòi hỏi việc sử dụng các dung môi có thể gây hại đến tác phẩm... Ngoài ra, phòng thí nghiệm của chúng tôi dành hết tâm trí để tìm kiếm các vật liệu tự nhiên và các giải pháp lý tưởng cho con người và môi trường".
Dùng công nghệ tiên tiến nhất, cùng với sự lao động tỉ mỉ của đội ngũ phục chế của Vatican đã làm cho các tác phẩm nghệ thuật tỏa sáng như trong quá khứ.
Nhà nguyện riêng của Đức Giáo Hoàng, còn được gọi là nhà nguyện Thánh Phaolô, đã được phục chế trở lại vào năm 2005 với công nghệ mới này.
Giờ đây hai tác phẩm nghệ thuật quan trọng đang được phục chế tại phòng thí nghiệm. Đó là một bức bích họa vào thế kỷ 10 thể hiện một cuộc tử đạo, và một tác phẩm điêu khắc thế kỷ 13 về Đức Trinh Nữ Maria với một đứa trẻ.
Marco Pratelli, thuộc Phòng thí nghiệm phục hồi tranh tượng cho biết: "Chúng tôi sử dụng tia laser cực kỳ chính xác này, được trang bị cáp quang, để xác định lại và làm sạch cả bức tranh lẫn tác phẩm điêu khắc. Tia laser này đã được lựa chọn để loại bỏ một cách an toàn bất kỳ bụi dơ để phục hồi bề mặt trước đó".
Nhưng không chỉ có những bức tranh và các tác phẩm điêu khắc cần được phục chế: một số tác phẩm nghệ thuật được lưu giữ tại bộ phận dân tộc học của Bảo tàng Vatican cũng cần được phục dựng. Tia laser cũng được sử dụng trên các vật liệu quý hiếm như các bộ lông.
Stefania Pandozy, nhân viên Phòng thí nghiệm phục chế cho biết: "Đây là loại kỹ thuật rất hữu ích vì nó không đòi hỏi việc sử dụng các dung môi có thể gây hại đến tác phẩm... Ngoài ra, phòng thí nghiệm của chúng tôi dành hết tâm trí để tìm kiếm các vật liệu tự nhiên và các giải pháp lý tưởng cho con người và môi trường".
Dùng công nghệ tiên tiến nhất, cùng với sự lao động tỉ mỉ của đội ngũ phục chế của Vatican đã làm cho các tác phẩm nghệ thuật tỏa sáng như trong quá khứ.