Các vị đại diện Giáo Hội Công Giáo tại Congo đã kêu gọi quốc tế hành động để ngăn chặn Ebola, sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới tuyên bố là tình trạng khẩn cấp ở các tỉnh phía đông của quốc gia này.
Đức ông Andre Massinganda, phó tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Congo tuyên bố trong cuộc họp ngày 17 tháng 7 do Tổ Chức Y Tế Thế Giới tổ chức tại Geneva: “Người dân Congo đã phải chịu đựng rất nhiều vấn đề trong những năm gần đây - Ebola chỉ là vấn đề mới nhất.” “Nhu cầu lớn nhất của chúng tôi bây giờ là những người có quyền lực xác định một chiến lược hiệu quả để ngăn chặn căn bệnh và đến viện trợ, thông qua Liên Hợp Quốc, của chính phủ chúng tôi và người dân.” Vị linh mục nói dịch Ebola là “một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cần được quốc tế quan tâm”, sau những dấu hiệu nó có thể đã lan đến Goma, một thành phố có tới 2 triệu người dân giáp biên giới Rwanda.
Trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service ngày 17 tháng 7, Đức ông Massinganda nói rằng các nhà lãnh đạo giáo hội hài lòng rằng chính quyền địa phương đang làm những gì họ có thể để để cô lập các nạn nhân tiềm năng và hài lòng vì “tình huống nghiêm trọng” đã được công nhận trên toàn thế giới. “Ở những nơi như Butembo, Beni và Goma, nơi có những nhà thờ lớn và các trung tâm công cộng, giờ đây có lo ngại lớn lao về sự lây lan khắp đất nước chúng tôi và ở nước ngoài - đó là một vấn đề cần được giải quyết nghiêm túc.” Tuy nhiên, một linh mục cao cấp khác cảnh báo sự can thiệp đang bị cản trở bởi sự bất an ở các tỉnh Ituri và Nord-Kivu của Congo và cho biết quân đội đã được triển khai để bảo vệ các trung tâm điều trị Ebola sau hàng chục vụ tấn công kể từ tháng giêng khiến 7 nhân viên y tế thiệt mạng và 60 người bị thương.
“Các cơ sở này rất cần thiết để đánh bại Ebola, và thật kinh khủng khi thấy các nhân viên của họ đã bị chống lại và tấn công bởi nhữg nhóm có vũ khí là những người không tin vào những nguy hiểm này”, linh mục Pierre Cibambo Ntakobajira, viên chức liên lạc giữa Caritas-Congo và Caritas Quốc Tế. “Vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong việc giúp giải quyết tình trạng phức tạp và bi thảm này cần được cộng đồng quốc tế công nhận đầy đủ, đặc biệt là khả năng tiếp cận các cộng đồng nơi các băng đảng vũ trang có mặt ở khắp mọi nơi.”
Ebola, một loại virus rất dễ lây lan và chủ yếu gây tử vong gây sốt xuất huyết, đã tàn phá nhiều vùng ở Tây Phi từ năm 2014 đến 2016, giết chết hơn 11.000 người. Gần 2.500 trường hợp đã được báo cáo trong đợt bùng phát mới nhất, lần thứ 10 tại Congo kể từ năm 1976. Bộ Y Tế đang cho thấy hàng chục ca nhiễm mới hàng ngày và hơn 1.660 trường hợp tử vong vào ngày 17 tháng 7. Tin tức cho biết 160.000 người đã được tiêm phòng.
Cha Cibambo Ntakobajira cũng cho biết Caritas-Congo đang cung cấp thực phẩm và tư vấn ở các khu vực bị ảnh hưởng, nơi các nỗ lực chống lại căn bệnh này cũng bị cản trở do thiếu nguồn lực. Đức Giám Mục Melchisedech Sikuli Paluku của Butembo-Beni đã giúp huy động những nỗ lực của các nhà lãnh đạo tôn giáo khác. Cha nói thêm rằng Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Giáo Hội Công Giáo cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các giáo xứ địa phương.
Các nguồn tin của Giáo Hội cho biết các giám mục từ các giáo phận bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh mới nhất đã kêu gọi người Công Giáo và công chúng áp dụng các biện pháp phòng ngừa, nhưng một số nhóm đáp ứng vẫn gặp phải “văn hóa từ chối” cũng như người dân thích các bác sĩ phù thủy điều trị. “Một số nhóm tôn giáo nhỏ hơn cũng đã loan truyền những nghi ngờ về thực tế của Ebola, do đó, điều quan trọng là bảo đảm thông điệp (giống nhau) hiện đang được lưu hành và cùng một cam kết của mọi người”
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn: Catholic Philly
Trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service ngày 17 tháng 7, Đức ông Massinganda nói rằng các nhà lãnh đạo giáo hội hài lòng rằng chính quyền địa phương đang làm những gì họ có thể để để cô lập các nạn nhân tiềm năng và hài lòng vì “tình huống nghiêm trọng” đã được công nhận trên toàn thế giới. “Ở những nơi như Butembo, Beni và Goma, nơi có những nhà thờ lớn và các trung tâm công cộng, giờ đây có lo ngại lớn lao về sự lây lan khắp đất nước chúng tôi và ở nước ngoài - đó là một vấn đề cần được giải quyết nghiêm túc.” Tuy nhiên, một linh mục cao cấp khác cảnh báo sự can thiệp đang bị cản trở bởi sự bất an ở các tỉnh Ituri và Nord-Kivu của Congo và cho biết quân đội đã được triển khai để bảo vệ các trung tâm điều trị Ebola sau hàng chục vụ tấn công kể từ tháng giêng khiến 7 nhân viên y tế thiệt mạng và 60 người bị thương.
“Các cơ sở này rất cần thiết để đánh bại Ebola, và thật kinh khủng khi thấy các nhân viên của họ đã bị chống lại và tấn công bởi nhữg nhóm có vũ khí là những người không tin vào những nguy hiểm này”, linh mục Pierre Cibambo Ntakobajira, viên chức liên lạc giữa Caritas-Congo và Caritas Quốc Tế. “Vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong việc giúp giải quyết tình trạng phức tạp và bi thảm này cần được cộng đồng quốc tế công nhận đầy đủ, đặc biệt là khả năng tiếp cận các cộng đồng nơi các băng đảng vũ trang có mặt ở khắp mọi nơi.”
Ebola, một loại virus rất dễ lây lan và chủ yếu gây tử vong gây sốt xuất huyết, đã tàn phá nhiều vùng ở Tây Phi từ năm 2014 đến 2016, giết chết hơn 11.000 người. Gần 2.500 trường hợp đã được báo cáo trong đợt bùng phát mới nhất, lần thứ 10 tại Congo kể từ năm 1976. Bộ Y Tế đang cho thấy hàng chục ca nhiễm mới hàng ngày và hơn 1.660 trường hợp tử vong vào ngày 17 tháng 7. Tin tức cho biết 160.000 người đã được tiêm phòng.
Cha Cibambo Ntakobajira cũng cho biết Caritas-Congo đang cung cấp thực phẩm và tư vấn ở các khu vực bị ảnh hưởng, nơi các nỗ lực chống lại căn bệnh này cũng bị cản trở do thiếu nguồn lực. Đức Giám Mục Melchisedech Sikuli Paluku của Butembo-Beni đã giúp huy động những nỗ lực của các nhà lãnh đạo tôn giáo khác. Cha nói thêm rằng Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Giáo Hội Công Giáo cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các giáo xứ địa phương.
Các nguồn tin của Giáo Hội cho biết các giám mục từ các giáo phận bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh mới nhất đã kêu gọi người Công Giáo và công chúng áp dụng các biện pháp phòng ngừa, nhưng một số nhóm đáp ứng vẫn gặp phải “văn hóa từ chối” cũng như người dân thích các bác sĩ phù thủy điều trị. “Một số nhóm tôn giáo nhỏ hơn cũng đã loan truyền những nghi ngờ về thực tế của Ebola, do đó, điều quan trọng là bảo đảm thông điệp (giống nhau) hiện đang được lưu hành và cùng một cam kết của mọi người”
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn: Catholic Philly