Trong những ngày cuối năm, chúng ta thấy nhiều công ty, xí nghiệp lớn nhỏ, cũng như các tổ chức đạo – đời, thường ngồi lại với nhau để tổng kết cuối năm, nhằm phát huy cái ưu và khắc phục cái khuyết; đồng thời cũng là dịp để nói lên lời tri ân lẫn nhau.
Hôm nay, người Công Giáo chúng ta cũng quây quần bên nhau, để hồi tâm lại để dâng lên lời tri ân Thiên Chúa.
Chúng ta tạ ơn Chúa vì những ơn lành hồn xác mà chúng ta đã lãnh nhận được trong suốt cả năm qua. Tuy nhiên, chúng ta cũng tạ ơn Chúa ngay cả những điều không hợp với ý ta nữa, nhưng nhờ hồng ân đức tin, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là tình yêu. Người luôn yêu thương và chăm sóc chúng ta mỗi ngày. Cuối cùng, tạ ơn Chúa vì nhờ lời tạ ơn mà chúng ta
1. Tạ ơn Chúa vì những ơn lành Người ban
“Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 107, 1). Lời mời gọi đó hướng chúng ta về Thiên Chúa là chủ tể của mọi sự mọi loài. Người là khởi nguyên và cùng đích, Người ban cho chúng ta hơi thở và sự sống. Thật vậy, mỗi ngày sống qua đi, khi đêm về và ban mai thức dạy, ta thấy biết bao nhiêu ơn lành mà Thiên Chúa đổ xuống trên chúng ta. Sách Aica diễn tả thật sâu xa ý nghĩa này khi nói: “Sáng nào Người cũng ban ân huệ mới. Lòng trung tín của Người cao cả biết bao!” (Ac 3, 23). Và như thế, chúng ta chỉ có thể cất cao lời ca tạ ơn Chúa mà thôi, bởi vì: “Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga, 1, 16). Như vậy: “Ở đâu và lúc nào [...] cũng đón nhận những ân huệ ấy với tất cả lòng biết ơn” (Cv 24, 3). Thật vậy, “Xin cảm tạ Thiên Chúa vì phúc lộc khôn tả Người ban!” (2 Cr 9,15); “Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi” (Tv 65,12).
Tuy nhiên, việc tạ ơn Chúa không chỉ dừng lại ở chỗ nhận được nhưng ơn hữu hình: mắt thấy, tai nghe, tay sờ thấy, nhưng trong Thiên Ý nhiệm mầu, chúng ta cũng còn phải tạ ơn Chúa ngay cả những điều ta không thấy và trái với ý muốn của ta nữa.
Tại sao vậy?
2. Tạ ơn Chúa vì những điều ta không thấy và không được như ý
Là những người có niềm tin, chúng ta phải xác tín rằng, Thiên Chúa luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho chúng ta. Hãy tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng: “Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao?” (Mt 6,26) Còn tại sao chúng ta xin mà không được là vì: có nhiều người trong chúng ta xin Chúa những điều trái khuấy như: xin cho con buôn gian bán lận, đánh cờ bạc, cá độ bóng đá... hoặc xin Chúa cho con đêm nay đi cướp hay ăn chộm được thành công... xin những điều như thế thì Thiên Chúa lẽ nào Người ban cho ta được. Thánh Giacôbê nhắc nhở như sau: "Anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc” (Gc 4, 3). Những người như thế, thánh Phaolô cũng nói: “Vì tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. Trái lại, đầu óc họ suy luận viển vông và tâm trí ngu si của họ hoá ra mê muội” (Rm 1, 21).
Như vậy, với Thiên Chúa, Người luôn ban những ơn cần thiết để ta được cứu rỗi, Người không ban những điều nguy hại đến phần hồn của chúng ta, mặc dù chúng ta nài nỉ xin Người. Như vậy, chúng ta tin tưởng rằng, Thiên Chúa không thể làm trái với bản chất của Người. Vì: “Có người nào trong anh em, khi con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn? Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Ðấng ngự trên trời, Người sẽ ban những của tốt lành cho những kẻ xin Người” (Mt 7, 7-11).
Nhưng đôi khi, Thiên Chúa không những không ban ơn, Người lại còn sửa dạy để cho chúng ta trở nên tốt hơn nữa. Sách Khôn Ngoan diễn tả thật chí lý: “Chính sự vật Chúa dùng để trừng phạt chúng, lại nên ân huệ cho dân Ngài” (Kn 11,13). Thế nên, chúng ta không thể không tạ ơn Chúa vì Người đã thương yêu chúng ta một cách đặc biệt hơn hết mọi người cha trần gian. Người biết được điều gì nên và không nên ban, vì thế, chúng ta hãy tạ ơn Người vì những ơn chúng ta nhận ra cũng như những ơn chúng ta chưa nhận ra.
Thật vậy, ngay trong nghĩa cử tạ ơn của chúng ta, Thiên Chúa cũng sẽ ban một cách đại lượng gấp ngàn lần tạ ơn của chúng ta, ơn đó là ơn cứu độ.
3. Tạ ơn Chúa sẽ đem lại ơn cứu độ
Thiên Chúa là Đấng toàn năng hằng hữu, nên Người đâu cần đến lời ca tụng của chính loài thụ tạo do chính Người dựng nên. Bởi vì điều đó là điều dư thừa đối với Người, tuy nhiên, khi chúng ta tạ ơn Người thì hệ quả ngược lại. Thật thế, Kinh Tiền Tụng số IV trong Sách Lễ Rôma đã diễn tả: “Thật ra, Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời”. Đức Giêsu cũng đã nói: "Tôi nói cho các ngươi hay: phàm ai đã có thì sẽ được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái nó đang có cũng sẽ bị lấy đi" (Lc 19, 26). Vì thế, “ơn lại thêm ơn” nên việc tạ ơn Chúa là việc cần để được cứu độ.
4 Sự thật về lòng biết ơn nơi con người
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khi chúng ta quên mất nghĩa cử tạ ơn mà thường thì chỉ tập trung vào việc xin ơn mà thôi. Có khi hứa với Chúa đủ điều, nhưng khi xong việc là sẵn sàng cố tình quên đi những lời thề nguyền với Chúa hôm nào!
Tôi vẫn nhớ một người thân quen kể lại cho tôi nghe như sau: sau biến cố năm 1975, nhiều người Việt Nam chúng ta đã rời quê hương để đi định cư tại các nước khác. Cuộc ra đi của đồng bào ta lúc đó ai cũng biết là rất khó khăn. Vì thế, có nhiều người khi từ giã gia đình đã nói thế này: “Con ra đi lần này, một là con nuôi má, hai là con nuôi cá, ba là má nuôi con”. Tuy nhiên, không ít người đã đi an toàn và cuộc sống của họ giờ đây sung túc.
Nhưng điều muốn nói ở đây là: người ta thường cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, xin cho con ra đi lần này được an toàn, khi đến nơi thuận tiện hơn, con sẽ trung thành với Chúa, sẽ thờ phượng Chúa và sẽ giữ đạo thật tốt”. Trải qua những năm qua, khi đã an cư và lạc nghiệp, số người quên đi lời khấn nguyện năm nào ngày càng nhiều. Bỏ lễ Chúa Nhật, không thờ phượng Chúa hay nguội lạnh khô khan là hiện tượng phổ biến của đồng bào ta tại một số nước phát triển hiện nay.
Suy tư đến đây, tôi nhớ lại, có một lần tôi có đọc một bài viết của Đức Cha Bùi Tuần với tựa đề “Tôi rất thích chó”, trong tác phẩm: “Nói với chính mình”. Ngài chia sẻ: tôi có một con chó, mỗi khi tôi gọi nó, nó mừng tôi, mỗi khi tôi cho nó uống nước hay cục xương, nó mừng tôi và, mỗi khi tôi đi đâu về, nó cũng ngo ngoe cái đuôi để mừng tôi. Mặc dù nó không có khái niệm về hai chữ ‘biết ơn’, nhưng khi nó mừng như vậy, tôi hiểu ý là nó muốn nói lời cám ơn tôi. Và ngài kết luận: thật buồn thay vì có nhiều người không biết ơn bằng chó, mà thậm chí còn lấy oán để đền ơn nữa. Thật vậy, tục ngữ Việt Nam ta có câu:
Trách ai được cá/ quên nơm,
Được chim bẻ ná, quên ơn vội thù.
Trách ai tham đó/ bỏ đăng
Thấy lê/ quên lựu, thấy trăng/ quên đèn.
Vẫn còn đó không ít những người vô ơn như 9 người phung cùi được Đức Giêsu chữa lành, đến nỗi Chúa Giêsu cũng phải than phiền: "Không phải cả mười người được sạch cả sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?" (Lc 17,17-18).
Dịp tất niên sau một năm, Giáo Hội mời gọi mỗi chúng ta hãy nhìn lên Mẹ Maria như một mẫu gương tuyệt vời về lòng biết ơn. Khi Mẹ được Thiên Chúa đoái thương, tuyển chọn Mẹ làm Mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa, Mẹ đã cất cao bài ca Magnificat để cảm tạ Chúa Cha đã thương đến Mẹ, thương đến nhân loại.
Vì thế, cùng với Mẹ, chúng ta hãy hồi tâm để ngược dòng thời gian hầu nhận ra biết bao hồng phúc mà Thiên Chúa đã ban xuống tràn ngập tâm hồn chúng ta. Thật vậy:"…Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều kỳ diệu", nên “Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ, vì mọi ơn lành Người đã ban cho? "(Tv 115, 12).
Lạy Chúa, trong suốt một năm đã qua, chúng con nhận lãnh biết bao ơn lành của Chúa, những ơn con nhận ra cũng như những ơn con không nhận ra, nhưng tình thương và lòng nhân hậu của Chúa luôn ấp ủ chúng con. Xin Chúa đón nhận nơi chúng con lòng biết ơn chân thành, và cũng xin tha thứ cho những lần chúng con bội nghĩa vong ân. Xin cho chúng con được an vui, hạnh phúc và nhiều ân lộc của Chúa trong năm mới sắp tới. Amen.
Hôm nay, người Công Giáo chúng ta cũng quây quần bên nhau, để hồi tâm lại để dâng lên lời tri ân Thiên Chúa.
Chúng ta tạ ơn Chúa vì những ơn lành hồn xác mà chúng ta đã lãnh nhận được trong suốt cả năm qua. Tuy nhiên, chúng ta cũng tạ ơn Chúa ngay cả những điều không hợp với ý ta nữa, nhưng nhờ hồng ân đức tin, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là tình yêu. Người luôn yêu thương và chăm sóc chúng ta mỗi ngày. Cuối cùng, tạ ơn Chúa vì nhờ lời tạ ơn mà chúng ta
1. Tạ ơn Chúa vì những ơn lành Người ban
“Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 107, 1). Lời mời gọi đó hướng chúng ta về Thiên Chúa là chủ tể của mọi sự mọi loài. Người là khởi nguyên và cùng đích, Người ban cho chúng ta hơi thở và sự sống. Thật vậy, mỗi ngày sống qua đi, khi đêm về và ban mai thức dạy, ta thấy biết bao nhiêu ơn lành mà Thiên Chúa đổ xuống trên chúng ta. Sách Aica diễn tả thật sâu xa ý nghĩa này khi nói: “Sáng nào Người cũng ban ân huệ mới. Lòng trung tín của Người cao cả biết bao!” (Ac 3, 23). Và như thế, chúng ta chỉ có thể cất cao lời ca tạ ơn Chúa mà thôi, bởi vì: “Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga, 1, 16). Như vậy: “Ở đâu và lúc nào [...] cũng đón nhận những ân huệ ấy với tất cả lòng biết ơn” (Cv 24, 3). Thật vậy, “Xin cảm tạ Thiên Chúa vì phúc lộc khôn tả Người ban!” (2 Cr 9,15); “Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi” (Tv 65,12).
Tuy nhiên, việc tạ ơn Chúa không chỉ dừng lại ở chỗ nhận được nhưng ơn hữu hình: mắt thấy, tai nghe, tay sờ thấy, nhưng trong Thiên Ý nhiệm mầu, chúng ta cũng còn phải tạ ơn Chúa ngay cả những điều ta không thấy và trái với ý muốn của ta nữa.
Tại sao vậy?
2. Tạ ơn Chúa vì những điều ta không thấy và không được như ý
Là những người có niềm tin, chúng ta phải xác tín rằng, Thiên Chúa luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho chúng ta. Hãy tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng: “Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao?” (Mt 6,26) Còn tại sao chúng ta xin mà không được là vì: có nhiều người trong chúng ta xin Chúa những điều trái khuấy như: xin cho con buôn gian bán lận, đánh cờ bạc, cá độ bóng đá... hoặc xin Chúa cho con đêm nay đi cướp hay ăn chộm được thành công... xin những điều như thế thì Thiên Chúa lẽ nào Người ban cho ta được. Thánh Giacôbê nhắc nhở như sau: "Anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc” (Gc 4, 3). Những người như thế, thánh Phaolô cũng nói: “Vì tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. Trái lại, đầu óc họ suy luận viển vông và tâm trí ngu si của họ hoá ra mê muội” (Rm 1, 21).
Như vậy, với Thiên Chúa, Người luôn ban những ơn cần thiết để ta được cứu rỗi, Người không ban những điều nguy hại đến phần hồn của chúng ta, mặc dù chúng ta nài nỉ xin Người. Như vậy, chúng ta tin tưởng rằng, Thiên Chúa không thể làm trái với bản chất của Người. Vì: “Có người nào trong anh em, khi con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn? Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Ðấng ngự trên trời, Người sẽ ban những của tốt lành cho những kẻ xin Người” (Mt 7, 7-11).
Nhưng đôi khi, Thiên Chúa không những không ban ơn, Người lại còn sửa dạy để cho chúng ta trở nên tốt hơn nữa. Sách Khôn Ngoan diễn tả thật chí lý: “Chính sự vật Chúa dùng để trừng phạt chúng, lại nên ân huệ cho dân Ngài” (Kn 11,13). Thế nên, chúng ta không thể không tạ ơn Chúa vì Người đã thương yêu chúng ta một cách đặc biệt hơn hết mọi người cha trần gian. Người biết được điều gì nên và không nên ban, vì thế, chúng ta hãy tạ ơn Người vì những ơn chúng ta nhận ra cũng như những ơn chúng ta chưa nhận ra.
Thật vậy, ngay trong nghĩa cử tạ ơn của chúng ta, Thiên Chúa cũng sẽ ban một cách đại lượng gấp ngàn lần tạ ơn của chúng ta, ơn đó là ơn cứu độ.
3. Tạ ơn Chúa sẽ đem lại ơn cứu độ
Thiên Chúa là Đấng toàn năng hằng hữu, nên Người đâu cần đến lời ca tụng của chính loài thụ tạo do chính Người dựng nên. Bởi vì điều đó là điều dư thừa đối với Người, tuy nhiên, khi chúng ta tạ ơn Người thì hệ quả ngược lại. Thật thế, Kinh Tiền Tụng số IV trong Sách Lễ Rôma đã diễn tả: “Thật ra, Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời”. Đức Giêsu cũng đã nói: "Tôi nói cho các ngươi hay: phàm ai đã có thì sẽ được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái nó đang có cũng sẽ bị lấy đi" (Lc 19, 26). Vì thế, “ơn lại thêm ơn” nên việc tạ ơn Chúa là việc cần để được cứu độ.
4 Sự thật về lòng biết ơn nơi con người
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khi chúng ta quên mất nghĩa cử tạ ơn mà thường thì chỉ tập trung vào việc xin ơn mà thôi. Có khi hứa với Chúa đủ điều, nhưng khi xong việc là sẵn sàng cố tình quên đi những lời thề nguyền với Chúa hôm nào!
Tôi vẫn nhớ một người thân quen kể lại cho tôi nghe như sau: sau biến cố năm 1975, nhiều người Việt Nam chúng ta đã rời quê hương để đi định cư tại các nước khác. Cuộc ra đi của đồng bào ta lúc đó ai cũng biết là rất khó khăn. Vì thế, có nhiều người khi từ giã gia đình đã nói thế này: “Con ra đi lần này, một là con nuôi má, hai là con nuôi cá, ba là má nuôi con”. Tuy nhiên, không ít người đã đi an toàn và cuộc sống của họ giờ đây sung túc.
Nhưng điều muốn nói ở đây là: người ta thường cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, xin cho con ra đi lần này được an toàn, khi đến nơi thuận tiện hơn, con sẽ trung thành với Chúa, sẽ thờ phượng Chúa và sẽ giữ đạo thật tốt”. Trải qua những năm qua, khi đã an cư và lạc nghiệp, số người quên đi lời khấn nguyện năm nào ngày càng nhiều. Bỏ lễ Chúa Nhật, không thờ phượng Chúa hay nguội lạnh khô khan là hiện tượng phổ biến của đồng bào ta tại một số nước phát triển hiện nay.
Suy tư đến đây, tôi nhớ lại, có một lần tôi có đọc một bài viết của Đức Cha Bùi Tuần với tựa đề “Tôi rất thích chó”, trong tác phẩm: “Nói với chính mình”. Ngài chia sẻ: tôi có một con chó, mỗi khi tôi gọi nó, nó mừng tôi, mỗi khi tôi cho nó uống nước hay cục xương, nó mừng tôi và, mỗi khi tôi đi đâu về, nó cũng ngo ngoe cái đuôi để mừng tôi. Mặc dù nó không có khái niệm về hai chữ ‘biết ơn’, nhưng khi nó mừng như vậy, tôi hiểu ý là nó muốn nói lời cám ơn tôi. Và ngài kết luận: thật buồn thay vì có nhiều người không biết ơn bằng chó, mà thậm chí còn lấy oán để đền ơn nữa. Thật vậy, tục ngữ Việt Nam ta có câu:
Trách ai được cá/ quên nơm,
Được chim bẻ ná, quên ơn vội thù.
Trách ai tham đó/ bỏ đăng
Thấy lê/ quên lựu, thấy trăng/ quên đèn.
Vẫn còn đó không ít những người vô ơn như 9 người phung cùi được Đức Giêsu chữa lành, đến nỗi Chúa Giêsu cũng phải than phiền: "Không phải cả mười người được sạch cả sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?" (Lc 17,17-18).
Dịp tất niên sau một năm, Giáo Hội mời gọi mỗi chúng ta hãy nhìn lên Mẹ Maria như một mẫu gương tuyệt vời về lòng biết ơn. Khi Mẹ được Thiên Chúa đoái thương, tuyển chọn Mẹ làm Mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa, Mẹ đã cất cao bài ca Magnificat để cảm tạ Chúa Cha đã thương đến Mẹ, thương đến nhân loại.
Vì thế, cùng với Mẹ, chúng ta hãy hồi tâm để ngược dòng thời gian hầu nhận ra biết bao hồng phúc mà Thiên Chúa đã ban xuống tràn ngập tâm hồn chúng ta. Thật vậy:"…Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều kỳ diệu", nên “Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ, vì mọi ơn lành Người đã ban cho? "(Tv 115, 12).
Lạy Chúa, trong suốt một năm đã qua, chúng con nhận lãnh biết bao ơn lành của Chúa, những ơn con nhận ra cũng như những ơn con không nhận ra, nhưng tình thương và lòng nhân hậu của Chúa luôn ấp ủ chúng con. Xin Chúa đón nhận nơi chúng con lòng biết ơn chân thành, và cũng xin tha thứ cho những lần chúng con bội nghĩa vong ân. Xin cho chúng con được an vui, hạnh phúc và nhiều ân lộc của Chúa trong năm mới sắp tới. Amen.