Vatican: Chỉ còn mấy tiếng đồng hồ nữa, Ủy Ban giải thưởng Nobel Na Uy sẽ tuyên bố giải thưởng Nobel Hòa Bình 2003, ai sẽ là người được nhận lấy giải này?
Câu hỏi thực sự được đưa ra ngày hôm nay là: Tại sao từ lâu Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không được chọn cho giải thưởng Nobel Hòa Bình?
Thật khó mà tưởng tượng còn có ai trổi vượt hơn Ðức Gioan Phaolô II, Ngài đã mạnh mẽ lên tiếng cho hòa bình, hòa giải và đối thoại trên khắp thế giới trong suốt dòng thời gian 25 năm qua. Nhưng năm này nối tiếp năm kia, các giáo sĩ đã gãi đầu cảm thấy thật khó hiểu tại sao giải thưởng Nobel Hoà Bình lại trao cho những người khác.
Dĩ nhiên không phải vì những người đã lãnh giải thưởng không xứng đáng. Trong những năm vừa qua đã có Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, Ðức Dalai Lama và Joseph Rotblat.
Joseph Rotblat là ai? Người đã từng làm việc chế bom nguyên tử, nhưng đã từ bỏ chức vụ của mình và dành cuộc đời của ông để ngăn chặn việc xử dụng bom nguyên tử. Nếu ông không phải là người quen thuộc đồng hương, thì cũng đừng trách Ủy Ban giải Nobel của Na Uy.
Ðức Tổng Giám Mục Anh Giáo bên Nam Phi Desmond Tutu cũng đã thắng giải Nobel Hòa Bình, đến nhà lãnh đạo Ðại Kết Ba Lan Lech Walesa sau này đã lên làm Tổng Thống Ba Lan kết liễu chế độ cộng sản Ba Lan. Nhà lãnh đạo Palestine quanh năm suốt tháng vẫn mang một khăn cuốn trên đầu Yasser Arafat và cả những nhà lãnh đạo tại Trung Ðông Shimon Peres, Yitzhak Rabin cũng được giải thưởng Nobel, kể cả đến Tổng Thống Nam Hàn và Costa Rica nữa.
Thật oái ăm thay, có lẽ hình như Ủy Ban Nobel đã chọn những người lãnh giải có giá trị hầu như từ khắp mọi miền trên thế giới ngoại trừ quốc gia Vatican.
Dẫu thế trong năm nay đã có nhiều tin đồn và cả nước Ý tin rằng Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được giải thưởng Nobel Hòa Bình 2003.
Theo ông Stein Toennesson, chủ tịch Học Viện Nghiên Cứu Hòa Bình tại Oslo và là người quan sát viên kỳ cựu cho giải Nobel Hòa Bình đã nói với ký giả rằng “Người tôi đặt kỳ vọng tới là Ðức Giáo Hoàng”.
Một lý do hiển nhiên là tích chất hợp thời. Ðức Giáo Hoàng 83 tuổi sẽ mừng Ngân Khánh vào ngày 16/10 tới đây sau sáu ngày tuyên bố giải thưởng Nobel Hòa Bình. Và ngày 19/10, Ðức Giáo Hoàng sẽ phong Chân Phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta là người cũng đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình vào năm 1979.
Một lý do khác nữa là tình trạng sức khoẻ của Ðức Giáo Hoàng. Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II càng ngày càng thấy yếu đi rõ rệt có thể khiến cho các thành viên trong Ủy Ban Nobel quan ngại rằng nếu không trao giải thưởng lần này thì e rằng sẽ không còn thời gian và cơ hội để tuyên dương Ngài.
Nhưng đối với ông Toennesson, một lý do chính mà Ðức Thánh Cha có thể đoạt được giải thưởng năm nay là Ngài đã công khai mạnh mẽ chống đối cuộc chiến tại Iraq.
“Bởi vì tư cách của Ngài là một nhà lãnh đạo tôn giáo, sự chống đối của Ngài đã đóng góp một cách rộng lớn làm giảm đi những rạng nứt tiềm tàng giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo, nếu không thì nó có thể biến cuộc chiến Iraq thành một “cuộc Thập Tự Chinh”.
Nguyên tắc cơ bản chống đối đến cuộc chiến của Ðức Giáo Hoàng đã thể hiện khi tranh chấp tại Iraq tích lũy dần, và Ngài đã tìm mọi nỗ lực sáng tạo của Ngài để tìm cách cho cuộc chiến tránh xảy ra. Ðức Thánh Cha đã vận động những chiến dịch ngoại giao cũng như gởi các đặc sứ của Ngài hầu tìm ra giải pháp thương thuyết. Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh kịch liệt ttheo chủ đề rằng chiến tranh có thể và phải được ngăn ngừa, dĩ nhiên điều này không làm các viên chức Hoa Kỳ và Anh Quốc cảm thấy thoải mái chút nào.
Xét như thế thì còn có ai sẽ có thể tranh đua để nhận giải thưởng trị giá 1.3 triệu Mỹ Kim?
Trong thống kê với 165 người được tuyển chọn cho giải Nobel hòa bình năm nay, còn lại một số người được chọn là Tổng Thống Ba Tây Luiz Inacio Lula da Silva, Chủ Tịch Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế Mohamed ElBaradei, Tổng Thống Aghanistan Hamid Karzai. Trước đó danh sách còn có nhiều nhà đối lập cũng như các nhà hoạt động cho nhân quyền từ các quốc gia Iran, Cuba, Hoa Lục và Nga số. Một số nhóm tổ chức nhân đạo cũng như Ðoàn Salvation Army đều tham gia hàng năm cũng được xét tới.
Tổng Thống George W Bush và Thủ Tướng Anh Tony Blair cũng nạp đơn với lý do là đóng vài trò lãnh đạo quân đội tấn công chống lại chế độ Iraq, nhưng 2 vị này sẽ không bao giờ có cơ hội vì Ủy Ban Nobel từng công khai chống lại chiến tranh.
Ðiểm qua các vị trên, cuối cùng chỉ còn thấy Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II xứng đáng đứng đầu bảng. Mỗi đầu năm, Ðức Giáo Hoàng đều ban sứ điện Hòa Bình Thế Giới và gởi đi tới các chính quyền địa phương trên toàn thế giới. Sứ điệp của Ngài bao gồm mọi khía cạnh cho những câu hỏi thời nay đến chiến tranh và hòa bình, bao gồm đến việc giải trừ vũ khí hạt nhân, buôn bán vũ khí, những cội rễ kinh tế, tầm quan trọng đến những diễn biến hoà giải, liên hệ giữa hòa bình và phẩm giá hòa bình, bi kịch đối với trẻ em nhập quân ngũ và những nguy hiểm trong việc giảm đi vai trò của Liên Hiệp Quốc.
Ðức Gioan Phaolô II đã thỉnh cầu và nói rất nhiều lần đến hòa bình. Trong một vài trường hợp như cuộc chiến Iraq, Ðức Thánh Cha cảnh cáo đến người chủ chốt phải đối diện trước “sự phán xét của Thiên Chúa". Thường thấy có hơn là không, Ðức Thánh Cha hầu như đều đưa ra những vấn đề chiến tranh và hòa bình trong gần 1500 buổi tiếp kiến với các nhân vật chính trị quốc tế trong hơn 25 năm qua.
Những biến chuyển ngoại giao của Ðức Giáo Hoàng là chìa khóa đã tránh gây ra chiến tranh giữa Chi Lê và Á Căn Ðình trong vụ tranh chấp biên giới vào năm 1978. Mặc dầu về mặt ngoại giao Tòa Thánh đã làm việc cật lực nhưng mang lại ít thành công như tại Bosnia-Herzegovia, Yugoslavia, Thánh Ðịa và Trung Phi.
Có lẽ sự đóng góp lớn nhất của Ðức Giáo Hoàng cho hòa bình thế giới là Ngài đã triệu tập buổi cầu nguyện đại kết liên tôn cho hòa bình tại Tỉnh Assisi nơi sinh trưởng của Thánh Phanxicô.
Hai biến cố trong năm 1986 và năm 2002 đã qui tụ được các lãnh đạo Kitô, Hồi Giáo, Do Thánh giáo, Ấn Giáo, Phật Giáo và đại diện các nhà đại diện các tôn giáo khác. Vào năm 2002, buổi cầu nguyện đại kết cho hòa bình đã lên án đến việc lợi dụng hay mang danh tôn giáo và khước từ tư tưởng cuộc chiến tòan cầu cho nền văn minh hay văn hóa.
Các viên chức tại Vatican cho biết rằng tất cả mọi chương trình được sắp xết diễn ra trong tháng Mười, dĩ nhiên vấn đề giải thưởng không phải là vấn đề số 1 trong khuôn viên Tòa Thánh. Một viên chức nói rằng “ Nếu Ngài được tưởng thưởng. Tôi chắc chắn rằng Ðức Giáo Hoàng sẽ vui vẻ đón nhận. Nhưng chuyện Ngài có cần hay không thì lại là một vấn đề khác”.
Câu hỏi thực sự được đưa ra ngày hôm nay là: Tại sao từ lâu Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không được chọn cho giải thưởng Nobel Hòa Bình?
Thật khó mà tưởng tượng còn có ai trổi vượt hơn Ðức Gioan Phaolô II, Ngài đã mạnh mẽ lên tiếng cho hòa bình, hòa giải và đối thoại trên khắp thế giới trong suốt dòng thời gian 25 năm qua. Nhưng năm này nối tiếp năm kia, các giáo sĩ đã gãi đầu cảm thấy thật khó hiểu tại sao giải thưởng Nobel Hoà Bình lại trao cho những người khác.
Dĩ nhiên không phải vì những người đã lãnh giải thưởng không xứng đáng. Trong những năm vừa qua đã có Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, Ðức Dalai Lama và Joseph Rotblat.
Joseph Rotblat là ai? Người đã từng làm việc chế bom nguyên tử, nhưng đã từ bỏ chức vụ của mình và dành cuộc đời của ông để ngăn chặn việc xử dụng bom nguyên tử. Nếu ông không phải là người quen thuộc đồng hương, thì cũng đừng trách Ủy Ban giải Nobel của Na Uy.
Ðức Tổng Giám Mục Anh Giáo bên Nam Phi Desmond Tutu cũng đã thắng giải Nobel Hòa Bình, đến nhà lãnh đạo Ðại Kết Ba Lan Lech Walesa sau này đã lên làm Tổng Thống Ba Lan kết liễu chế độ cộng sản Ba Lan. Nhà lãnh đạo Palestine quanh năm suốt tháng vẫn mang một khăn cuốn trên đầu Yasser Arafat và cả những nhà lãnh đạo tại Trung Ðông Shimon Peres, Yitzhak Rabin cũng được giải thưởng Nobel, kể cả đến Tổng Thống Nam Hàn và Costa Rica nữa.
Thật oái ăm thay, có lẽ hình như Ủy Ban Nobel đã chọn những người lãnh giải có giá trị hầu như từ khắp mọi miền trên thế giới ngoại trừ quốc gia Vatican.
Dẫu thế trong năm nay đã có nhiều tin đồn và cả nước Ý tin rằng Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được giải thưởng Nobel Hòa Bình 2003.
Theo ông Stein Toennesson, chủ tịch Học Viện Nghiên Cứu Hòa Bình tại Oslo và là người quan sát viên kỳ cựu cho giải Nobel Hòa Bình đã nói với ký giả rằng “Người tôi đặt kỳ vọng tới là Ðức Giáo Hoàng”.
Một lý do hiển nhiên là tích chất hợp thời. Ðức Giáo Hoàng 83 tuổi sẽ mừng Ngân Khánh vào ngày 16/10 tới đây sau sáu ngày tuyên bố giải thưởng Nobel Hòa Bình. Và ngày 19/10, Ðức Giáo Hoàng sẽ phong Chân Phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta là người cũng đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình vào năm 1979.
Một lý do khác nữa là tình trạng sức khoẻ của Ðức Giáo Hoàng. Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II càng ngày càng thấy yếu đi rõ rệt có thể khiến cho các thành viên trong Ủy Ban Nobel quan ngại rằng nếu không trao giải thưởng lần này thì e rằng sẽ không còn thời gian và cơ hội để tuyên dương Ngài.
Nhưng đối với ông Toennesson, một lý do chính mà Ðức Thánh Cha có thể đoạt được giải thưởng năm nay là Ngài đã công khai mạnh mẽ chống đối cuộc chiến tại Iraq.
“Bởi vì tư cách của Ngài là một nhà lãnh đạo tôn giáo, sự chống đối của Ngài đã đóng góp một cách rộng lớn làm giảm đi những rạng nứt tiềm tàng giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo, nếu không thì nó có thể biến cuộc chiến Iraq thành một “cuộc Thập Tự Chinh”.
Nguyên tắc cơ bản chống đối đến cuộc chiến của Ðức Giáo Hoàng đã thể hiện khi tranh chấp tại Iraq tích lũy dần, và Ngài đã tìm mọi nỗ lực sáng tạo của Ngài để tìm cách cho cuộc chiến tránh xảy ra. Ðức Thánh Cha đã vận động những chiến dịch ngoại giao cũng như gởi các đặc sứ của Ngài hầu tìm ra giải pháp thương thuyết. Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh kịch liệt ttheo chủ đề rằng chiến tranh có thể và phải được ngăn ngừa, dĩ nhiên điều này không làm các viên chức Hoa Kỳ và Anh Quốc cảm thấy thoải mái chút nào.
Xét như thế thì còn có ai sẽ có thể tranh đua để nhận giải thưởng trị giá 1.3 triệu Mỹ Kim?
Trong thống kê với 165 người được tuyển chọn cho giải Nobel hòa bình năm nay, còn lại một số người được chọn là Tổng Thống Ba Tây Luiz Inacio Lula da Silva, Chủ Tịch Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế Mohamed ElBaradei, Tổng Thống Aghanistan Hamid Karzai. Trước đó danh sách còn có nhiều nhà đối lập cũng như các nhà hoạt động cho nhân quyền từ các quốc gia Iran, Cuba, Hoa Lục và Nga số. Một số nhóm tổ chức nhân đạo cũng như Ðoàn Salvation Army đều tham gia hàng năm cũng được xét tới.
Tổng Thống George W Bush và Thủ Tướng Anh Tony Blair cũng nạp đơn với lý do là đóng vài trò lãnh đạo quân đội tấn công chống lại chế độ Iraq, nhưng 2 vị này sẽ không bao giờ có cơ hội vì Ủy Ban Nobel từng công khai chống lại chiến tranh.
Ðiểm qua các vị trên, cuối cùng chỉ còn thấy Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II xứng đáng đứng đầu bảng. Mỗi đầu năm, Ðức Giáo Hoàng đều ban sứ điện Hòa Bình Thế Giới và gởi đi tới các chính quyền địa phương trên toàn thế giới. Sứ điệp của Ngài bao gồm mọi khía cạnh cho những câu hỏi thời nay đến chiến tranh và hòa bình, bao gồm đến việc giải trừ vũ khí hạt nhân, buôn bán vũ khí, những cội rễ kinh tế, tầm quan trọng đến những diễn biến hoà giải, liên hệ giữa hòa bình và phẩm giá hòa bình, bi kịch đối với trẻ em nhập quân ngũ và những nguy hiểm trong việc giảm đi vai trò của Liên Hiệp Quốc.
Ðức Gioan Phaolô II đã thỉnh cầu và nói rất nhiều lần đến hòa bình. Trong một vài trường hợp như cuộc chiến Iraq, Ðức Thánh Cha cảnh cáo đến người chủ chốt phải đối diện trước “sự phán xét của Thiên Chúa". Thường thấy có hơn là không, Ðức Thánh Cha hầu như đều đưa ra những vấn đề chiến tranh và hòa bình trong gần 1500 buổi tiếp kiến với các nhân vật chính trị quốc tế trong hơn 25 năm qua.
Những biến chuyển ngoại giao của Ðức Giáo Hoàng là chìa khóa đã tránh gây ra chiến tranh giữa Chi Lê và Á Căn Ðình trong vụ tranh chấp biên giới vào năm 1978. Mặc dầu về mặt ngoại giao Tòa Thánh đã làm việc cật lực nhưng mang lại ít thành công như tại Bosnia-Herzegovia, Yugoslavia, Thánh Ðịa và Trung Phi.
Có lẽ sự đóng góp lớn nhất của Ðức Giáo Hoàng cho hòa bình thế giới là Ngài đã triệu tập buổi cầu nguyện đại kết liên tôn cho hòa bình tại Tỉnh Assisi nơi sinh trưởng của Thánh Phanxicô.
Hai biến cố trong năm 1986 và năm 2002 đã qui tụ được các lãnh đạo Kitô, Hồi Giáo, Do Thánh giáo, Ấn Giáo, Phật Giáo và đại diện các nhà đại diện các tôn giáo khác. Vào năm 2002, buổi cầu nguyện đại kết cho hòa bình đã lên án đến việc lợi dụng hay mang danh tôn giáo và khước từ tư tưởng cuộc chiến tòan cầu cho nền văn minh hay văn hóa.
Các viên chức tại Vatican cho biết rằng tất cả mọi chương trình được sắp xết diễn ra trong tháng Mười, dĩ nhiên vấn đề giải thưởng không phải là vấn đề số 1 trong khuôn viên Tòa Thánh. Một viên chức nói rằng “ Nếu Ngài được tưởng thưởng. Tôi chắc chắn rằng Ðức Giáo Hoàng sẽ vui vẻ đón nhận. Nhưng chuyện Ngài có cần hay không thì lại là một vấn đề khác”.