NOBEL và NOEL
1. Nobel - giải thưởng quốc tế cao quý
Ngày 27 tháng 11 năm 1895, tại Paris, ông Alfred Nobel đã ký di chúc, dành toàn bộ tài sản - tiền thưởng tích cóp cả cuộc đời làm việc, nghiên cứu sáng tạo của ông... để lập ra giải thưởng Nobel (mang tên ông). Đến nay, giải Nobel được thừa nhận rộng rãi như là giải thưởng danh giá nhất mà một người có thể nhận được trong lĩnh vực được trao giải.
Giải thưởng quốc tế Nobel được tổ chức thường niên kể từ năm 1901, trao cho những nhóm và hoặc cá nhân có thành tựu xuất sắc trong các lĩnh vực: vật lý, hoá học, y học, văn học, kinh tế và hòa bình. Trong đó, giải Nobel hoà bình được trao cho tổ chức hoặc cho cá nhân. Năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển (nơi quỹ Nobel đang uỷ thác) đã quyết định trao thêm giải thưởng lĩnh vực "khoa học kinh tế".
Tính đến nay, sau 115 năm lịch sử kể từ lần trao giải đầu tiên năm 1901, thế giới đã có 870 cá nhân và 26 tổ chức vinh dự được nhận giải thưởng danh giá vì những thành tích nghiên cứu - cống hiến xuất sắc cho nhân loại. Mỗi giải thưởng bao gồm: tiền thưởng trị giá 1,1 triệu USD; một huy chương bằng vàng nguyên khối chạm hình Sir Alfred Nobel và một giấy chứng nhận về giải thưởng.
Theo thông lệ, giải Nobel Hòa bình được trao thưởng ở Oslo, Na Uy; các giải khác được trao ở Stockholm, Thụy Điển. Trong đó, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao giải Nobel Vật lý, Hóa học và Kinh tế; Hội Nobel ở Karolinska Institutet trao giải Nobel Sinh học và Y học; Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel Văn học. Đặc biệt, giải thưởng Nobel Hòa bình được Ủy ban Nobel Na-Uy (gồm 5 thành viên do quốc hội Na-Uy bầu ra) trao tặng thay vì một tổ chức của Thụy Điển.
- Kể từ năm 1901 khi giải Nobel đầu tiên được trao, đến nay đã có 820 nam giới và 50 phụ nữ được vinh danh. (Các nhà hoạt động Nữ quyền chắc không thích lắm điều này
- Độ tuổi trung bình của những người đoạt giải Nobel trên tấc cả các lĩnh vực là 59 tuổi.
- Người giành giải Nobel cao tuổi nhất là nhà khoa học Mỹ (gốc Nga), Leonid Hurwicz. Ông được trao giải Nobel Kinh tế vào tháng 10 năm 2007, khi đã 90 tuổi. 08 tháng sau ông qua đời.
- Năm 2007, nữ tác giả người Anh, Doris Lessing, trở thành người phụ nữ lớn tuổi nhất giành giải Nobel Văn học, khi bà 87 tuổi. Bà cũng là một tác giả đặc biệt với tuổi thơ bất hạnh ở xứ độc tài Persia (Iran bây giờ); lớn lên ở xứ sở nghèo khổ và con người bị chà đạp - Southern Rhodesia (hiện nay là Zimbabwe); sau 30 tuổi mới chuyển đến Anh sinh sống.
- Người trẻ nhất vinh dự nhận giải Nobel là nữ sinh Malala Yousafzai (17 tuổi, quốc tịch Pakistan), giành giải Nobel Hòa bình vào năm 2014 vì những nỗ lực hoạt động bảo vệ Nữ quyền và Quyền trẻ em.
- Nhà khoa học Marie Curie là người phụ nữ duy nhất được trao 2 giải Nobel: Nobel Vật lý (1903) và Nobel Hóa học (1911).
- Có 06 cặp cha và con trai; 01 cặp cha và con gái; cùng 01 cặp mẹ và con gái... cùng đoạt giải thưởng Nobel. Bên cạnh đó, có 05 cặp vợ chồng cùng đoạt giải Nobel.
- Danh hiệu “Gia đình Nobel” giành giải Nobel Hóa học thuộc về nhà bà Curie, gồm: vợ chồng Pierre-Marie Curie và con gái Irène Joliot Curie cùng con rể của họ là Frédéric Joliot. (Gia đình giành được nhiều giải Nobel nhất hành tinh.
- Giải Nobel Hòa bình năm 2014, trước khi trao cho nữ sinh 17 tuổi người Pakistan, đã nhận được con số đề cử kỷ lục: 278 đề cử. (sưu tầm).
2. Noel, Tin Mừng cho nhân loại
Noel là một cuộc kết hôn giữa Thiên Chúa sáng tạo và con người là thụ tạo. Chúa Kitô là Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, có trái tim để yêu thương, đã mặc khải về Thiên Chúa là tình yêu, và thực hiện lòng thương xót của Thiên Chúa muốn cứu rỗi con người. Đây là cuộc kết hôn vượt trên sức tưởng tượng của con người, cuộc kết hôn không “môn đăng hộ đối” giữa đôi bên.
Noel là Tin Mừng cho nhân loại. Noel đã trở thành Festival, lễ hội, một đại lễ của loài người. Noel một lễ hội không biên giới.Dù tin hay không tin vào Chúa Giêsu, mọi người đều hân hoan đón đợi, đều vui tươi mừng lễ.
Noel có lẽ là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giàu sang….Qua đủ mọi hình thức: nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ miền quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn màu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ. Khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương’’ (Lc 2,14)
Đặc biệt, Giáng Sinh là Tin Mừng lớn lao cho những ai tin vào Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa, Đấng Chí Thánh Chí Tôn đã “trở nên người phàm và ở cùng chúng ta”. Đấng Hằng Hữu đã trở nên “người phàm” (Ga 1,14), làm “một trẻ sơ sinh bọc tã nằm trong máng cỏ” (Lc 2,13), tại xứ Palestin, thời Augustô làm hoàng đế Rôma, Quirinô làm tổng trấn xứ Xyri (Lc 2,1-2).
Sứ điệp Tin Mừng Sứ thần loan báo cho những mục đồng trong Đêm Thánh, được Giáo Hội công bố thành Tin Mừng trong Lễ Đêm Giáng Sinh. Đó là Tin Mừng Giáng Sinh thật đơn sơ nhưng lại là Tin Mừng Cứu độ và mãi mãi là Tin Mừng hiện sinh cho nhân loại.
a. Tin mừng đơn sơ.
Trong đêm hồng phúc, Hài Nhi Giêsu sinh ra trong hang đá, Sứ thần loan báo cho các mục đồng : "Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa " (Lc 2, 11). Khung cảnh thật đơn sơ, thanh bạch, nghèo hèn: “Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ" (Lc 2,12).
Mẹ Maria và Thánh Giuse vất vả một hành trình xa xôi từ Nadarét về Bêlem để kê khai nhân hộ khẩu, các quán trọ khinh người nghèo hất hủi. Hài Nhi Giêsu chào đời nơi đồng hoang giá lạnh. Chẳng có ai thân thích. Chỉ có các mục đồng và bò lừa sưởi ấm.
Chẳng có gì kỳ diệu, không có gì ngoại thường, không có gì huy hoàng được trưng dẫn như một dấu chỉ cho những mục đồng. Tất cả những gì họ thấy chỉ là một hài nhi bọc tã, một hài nhi như bao hài nhi khác, cần sự chăm sóc của người mẹ; một hài nhi sinh ra trong chuồng súc vật, và như thế, không nằm trong nôi nhưng là trong máng cỏ. Dấu chỉ của Thiên Chúa là một hài nhi cần sự trợ giúp và đang sống trong nghèo khó. Chỉ bằng con tim những mục đồng mới có thể thấy nơi hài nhi này sự viên mãn lời hứa của tiên tri Isaia: “Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai” (Is 9,5).
Dấu chỉ của Thiên Chúa là sự đơn sơ. Dấu chỉ của Thiên Chúa là hài nhi. Dấu chỉ của Thiên Chúa là Ngài trở nên bé nhỏ vì chúng ta.
b. Tin Mừng Cứu Độ
Theo Thánh Kinh, biến cố lớn nhất đánh dấu lịch sử nhân loại là Thiên Chúa làm người vì tình yêu. Hài Nhi Giêsu ra đời trong cảnh nghèo hèn chính là một vị Thiên sai. Ngài đã cắt đôi dòng lịch sử loài người thành hai phần: trước công nguyên và sau công nguyên. Em bé ấy không phải là một nhà bác học, không phải là một nhạc sĩ mà chính là Thiên Chúa, là Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, Đấng cao sang, quyền năng, Đấng sáng tạo vũ trụ, hôm nay đã làm người. Ngài giáng sinh làm người trong thân phận một em bé yếu ớt nằm trong máng cỏ hang lừa chứ không phải trong một cung điện sang trọng lầu son gác tía.
Thiên Chúa làm người trong thân phận một bé thơ yếu ớt nhưng chất chứa một tình yêu lớn lao. Một trẻ thơ sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang đá bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn. Dưới con mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những trẻ thơ khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi Giêsu là một niềm vui cao cả, trọng đại, đặc biệt. Một niềm vui khởi điểm cho mọi niềm vui và vượt lên trên mọi niềm vui.
Hài Nhi giáng sinh là một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh.
Chính nơi Ngôi Lời Nhập Thể, Thiên Chúa đã hoàn toàn tỏ mình và ban chính mình cho nhân loại. Ngôi Lời Nhập Thể là tuyệt đỉnh thời gian viên mãn đối với Ba Ngôi Thiên Chúa.
Hài Nhi Giêsu đã trở nên một sự tái tạo mới. Tái tạo khởi đi từ tha thứ và yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi. Mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Cứu Độ làm nên trọng tâm sứ điệp của đức tin Kitô giáo. Từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, Giáo Hội công bố niềm tin ấy dọc dài thời gian giữa những thách đố của thế giới. Giáo Hội uỷ thác cho con cái mình như kho tàng quí giá để gìn giữ và chia sẻ cho người khác. Nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng sinh ra tại Belem, Thiên Chúa nhận lấy thân phận con người, để chúng ta có thể đến được với Thiên Chúa và để thiết lập giao ước với loài người và con người giao ước liên đới với nhau.
c. Tin Mừng hiện sinh
Một Hài Nhi đã sinh ra mang một ý nghĩa hiện sinh sâu sắc: Thiên Chúa làm người và làm một trẻ thơ.Thiên Chúa làm trẻ thơ vì trong thế giới loài người vẫn còn biết bao trẻ thơ không có tuổi thơ. Chiến tranh, thiên tai, nhân tai, đói nghèo khiến bao trẻ thơ không có niềm vui trẻ thơ.
Ngắm nhìn trẻ thơ Giêsu trong máng cỏ nghèo hèn, chúng ta nghĩ tới bao trẻ thơ sinh ra hôm nay đang chịu cảnh đói nghèo thiếu thốn. Thiếu thốn vật chất, thiếu thốn tình thương. Thiếu thốn nhà cửa, thiếu thốn một mái gia đình. Giá lạnh của rét mướt và giá lạnh bởi thiếu vòng tay ôm ấp vỗ về. Hài Nhi Giêsu ấm áp trong tình thương của cha mẹ. Bàn tay nâng niu của Mẹ Maria, ánh mắt âu yếm của cha Giuse. Đó là bầu khí gia đình đầm ấm. Gia đình là chiếc nôi êm ái vỗ về giấc ngũ trẻ thơ. Gia đình là lương thực bồi bổ, là thành trì bảo vệ tuổi thơ. Không có cảnh nghèo nào khốn cùng hơn cảnh trẻ thơ thiếu tình thương. Không có mái nhà nào rách nát hơn cảnh gia đình tan vỡ. Không có mùa đông nào lạnh giá hơn mùa đông của trái tim.
Hài Nhi nằm trong máng cỏ biểu thị sự yếu đuối của Thiên Chúa. Một sự yếu đuối mà Người đã tự ý chọn lựa. Thiên Chúa trong hình hài một bé thơ. Một Thiên Chúa yếu đuối. Trí khôn con người không thể nào hiểu và chấp nhận nổi. Mọi lý luận đều bất lực trước nghịch lý thần linh này. Thiên Chúa Đấng khôn tả của triết học bỗng dưng trở thành diễn tả được.Thiên Chúa Đấng vô hình của tôn giáo đã chọn cho mình một thể thức xuất hiện hữu hình. Thiên Chúa Đấng cứu độ đã mạc khải qua các Ngôn Sứ giờ đây ngỏ lời trực tiếp với con người qua Hài Nhi bé bỏng nằm trong Máng Cỏ.Tin Mừng Giáng Sinh, đất trời giao duyên trong hôn phối nhiệm mầu của ơn cứu độ.Thiên Chúa làm người, nối nhịp cầu tương giao giữa Thiên Chúa và nhân loại, bắc nhịp cầu nối liền giữa con người với nhau.Thiên Chúa yêu thương con người và muốn mọi người đáp lại tình thương của Người bằng việc yêu mến Người và yêu thương nhau.
3. Giáo Hội tiếp nối sứ vụ hoà bình
Tiếp nối sứ vụ hòa bình của Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội Công Giáo miệt mài tìm kiếm nền hòa bình đích thực cho nhân loại. Năm 1920, Đức Bênêđitô XV ban hành thông điệp “Hòa Bình của Thiên Chúa”. Từ năm 1939 đến 1957, qua các sứ điệp giáng sinh, Đức Piô XII luôn kêu mời các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới hãy kiến tạo một nền hòa bình đích thực trên hành tinh này và cùng nhau xây dựng một thế giới liên đới công bằng. Năm 1963, Đức Gioan XXIII ra thông điệp “Hòa bình trên thế giới” gửi đến tất cả những người thành tâm thiện chí trên thế giới để kêu gọi các quốc gia xây dựng một nền hòa bình chống lại chiến tranh. Năm 1967, Đức Phaolô VI thiết lập Hội đồng Giáo Hoàng “Công lý và Hòa bình”, và từ năm 1968, lập ra ngày “Hòa bình thế giới” cử hành vào ngày 1/1 hằng năm. Đức Gioan Phaolô II đã tổ chức những buổi “Cầu nguyện liên tôn” cho hòa bình tại Assisi và đưa ra sáng kiến “Ăn chay vì hòa bình”. Năm 1986, ăn chay để kêu gọi giải trừ vũ khí nguyên tử. Năm 1993 và 1994, ăn chay cho hòa bình tại Bosnia. Năm 2001, ăn chay để cầu nguyện cho hòa bình thế giới sau biến cố 11/09 tại Hoa Kỳ…
Muốn có được một nền hòa bình đích thực, con người không chỉ dừng lại ở việc chấm dứt chiến tranh, giải trừ quân bị, thực thi công lý, nhưng còn phải đi xa hơn, vươn tới tận nguồn của bình an là tình yêu thương. Hòa bình đích thực là kết quả của tiến trình thanh tẩy và nâng cao về văn hóa, đạo đức, tinh thần, một tiến trình trong đó phẩm giá con người được tôn trọng trọn vẹn.
Sứ điệp Ngày Hoà Bình Thế Giới lần thứ 50 có chủ đề: “Vượt thắng thói vô cảm để có hoà bình”. Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến nhiều hình thức khác nhau của thói vô cảm trong xã hội. Trước hết là vô cảm với Thiên Chúa, do đó dẫn đến vô cảm với người lân cận và sau đó vô cảm với môi trường.
Chúng ta được kêu gọi tỏ lòng “cảm thông, yêu thương, thương xót và liên đới” trong các mối tương quan của chúng ta với nhau. Đức Thánh Cha nói thêm rằng chúng ta cần phải “hoán cải tâm hồn” để “mở ra với người khác trong tình liên đới đích thực”. Đức Thánh Cha kêu gọi xây dựng một nền văn hóa của tình liên đới và lòng thương xót để vượt thắng thói vô cảm.
Điều này bắt đầu nơi gia đình, là “nơi đầu tiên mà các giá trị của tình yêu, tình huynh đệ, quy tụ và chia sẻ, quan tâm và chăm sóc người khác được sống và được chuyển giao”. Đức Thánh Cha cũng nói về vai trò của các nhà giáo và những người làm công tác truyền thông. Ngài nói rằng đặc biệt những người làm công tác truyền thông phải quan tâm đến cách thức thu thập và phổ biến thông tin, họ phải luôn dùng những phương pháp “hợp pháp và hợp đạo đức”.
Hoà bình là kết quả của một nền văn hóa của tình liên đới, thương xót và cảm thông. Phải bắt đầu từ nơi gia đình, nơi láng giềng, và nơi làm việc của chúng ta. Và mở rộng đến việc xã hội dân sự chăm sóc những người yếu thế, như các tù nhân, di dân, người thất nghiệp và người khuyết tật.
Tin Mừng Giáng Sinh nâng cao phẩm giá con người ngay từ khi được cưu mang trong dạ mẹ và vừa mới sinh ra. Chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, chúng ta sẽ học được nhiều bài học về Sự Thật, Tự Do, Công Lý, Hoà Bình và Tình Thương. Hài Nhi Giêsu đã mở ra triều đại của Công Lý Tình Thương trên “nền tảng chính trực công minh, từ nay cho đến mãi muôn đời” (Is 9,5–6).
Hãy nắm tay nhau, hạnh phúc cùng hát vang lời ca Giáng Sinh chung quanh máng cỏ có Chúa Giêsu Hài Đồng: “Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta. Một Người Con đã được ban tặng cho chúng ta”.
Lạy Chúa Giêsu: “Xin thương ban, xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn an bình”.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
1. Nobel - giải thưởng quốc tế cao quý
Giải thưởng quốc tế Nobel được tổ chức thường niên kể từ năm 1901, trao cho những nhóm và hoặc cá nhân có thành tựu xuất sắc trong các lĩnh vực: vật lý, hoá học, y học, văn học, kinh tế và hòa bình. Trong đó, giải Nobel hoà bình được trao cho tổ chức hoặc cho cá nhân. Năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển (nơi quỹ Nobel đang uỷ thác) đã quyết định trao thêm giải thưởng lĩnh vực "khoa học kinh tế".
Tính đến nay, sau 115 năm lịch sử kể từ lần trao giải đầu tiên năm 1901, thế giới đã có 870 cá nhân và 26 tổ chức vinh dự được nhận giải thưởng danh giá vì những thành tích nghiên cứu - cống hiến xuất sắc cho nhân loại. Mỗi giải thưởng bao gồm: tiền thưởng trị giá 1,1 triệu USD; một huy chương bằng vàng nguyên khối chạm hình Sir Alfred Nobel và một giấy chứng nhận về giải thưởng.
Theo thông lệ, giải Nobel Hòa bình được trao thưởng ở Oslo, Na Uy; các giải khác được trao ở Stockholm, Thụy Điển. Trong đó, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao giải Nobel Vật lý, Hóa học và Kinh tế; Hội Nobel ở Karolinska Institutet trao giải Nobel Sinh học và Y học; Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel Văn học. Đặc biệt, giải thưởng Nobel Hòa bình được Ủy ban Nobel Na-Uy (gồm 5 thành viên do quốc hội Na-Uy bầu ra) trao tặng thay vì một tổ chức của Thụy Điển.
- Kể từ năm 1901 khi giải Nobel đầu tiên được trao, đến nay đã có 820 nam giới và 50 phụ nữ được vinh danh. (Các nhà hoạt động Nữ quyền chắc không thích lắm điều này
- Độ tuổi trung bình của những người đoạt giải Nobel trên tấc cả các lĩnh vực là 59 tuổi.
- Người giành giải Nobel cao tuổi nhất là nhà khoa học Mỹ (gốc Nga), Leonid Hurwicz. Ông được trao giải Nobel Kinh tế vào tháng 10 năm 2007, khi đã 90 tuổi. 08 tháng sau ông qua đời.
- Người trẻ nhất vinh dự nhận giải Nobel là nữ sinh Malala Yousafzai (17 tuổi, quốc tịch Pakistan), giành giải Nobel Hòa bình vào năm 2014 vì những nỗ lực hoạt động bảo vệ Nữ quyền và Quyền trẻ em.
- Nhà khoa học Marie Curie là người phụ nữ duy nhất được trao 2 giải Nobel: Nobel Vật lý (1903) và Nobel Hóa học (1911).
- Có 06 cặp cha và con trai; 01 cặp cha và con gái; cùng 01 cặp mẹ và con gái... cùng đoạt giải thưởng Nobel. Bên cạnh đó, có 05 cặp vợ chồng cùng đoạt giải Nobel.
- Danh hiệu “Gia đình Nobel” giành giải Nobel Hóa học thuộc về nhà bà Curie, gồm: vợ chồng Pierre-Marie Curie và con gái Irène Joliot Curie cùng con rể của họ là Frédéric Joliot. (Gia đình giành được nhiều giải Nobel nhất hành tinh.
- Giải Nobel Hòa bình năm 2014, trước khi trao cho nữ sinh 17 tuổi người Pakistan, đã nhận được con số đề cử kỷ lục: 278 đề cử. (sưu tầm).
2. Noel, Tin Mừng cho nhân loại
Noel là một cuộc kết hôn giữa Thiên Chúa sáng tạo và con người là thụ tạo. Chúa Kitô là Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, có trái tim để yêu thương, đã mặc khải về Thiên Chúa là tình yêu, và thực hiện lòng thương xót của Thiên Chúa muốn cứu rỗi con người. Đây là cuộc kết hôn vượt trên sức tưởng tượng của con người, cuộc kết hôn không “môn đăng hộ đối” giữa đôi bên.
Noel là Tin Mừng cho nhân loại. Noel đã trở thành Festival, lễ hội, một đại lễ của loài người. Noel một lễ hội không biên giới.Dù tin hay không tin vào Chúa Giêsu, mọi người đều hân hoan đón đợi, đều vui tươi mừng lễ.
Noel có lẽ là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giàu sang….Qua đủ mọi hình thức: nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ miền quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn màu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ. Khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương’’ (Lc 2,14)
Sứ điệp Tin Mừng Sứ thần loan báo cho những mục đồng trong Đêm Thánh, được Giáo Hội công bố thành Tin Mừng trong Lễ Đêm Giáng Sinh. Đó là Tin Mừng Giáng Sinh thật đơn sơ nhưng lại là Tin Mừng Cứu độ và mãi mãi là Tin Mừng hiện sinh cho nhân loại.
a. Tin mừng đơn sơ.
Trong đêm hồng phúc, Hài Nhi Giêsu sinh ra trong hang đá, Sứ thần loan báo cho các mục đồng : "Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa " (Lc 2, 11). Khung cảnh thật đơn sơ, thanh bạch, nghèo hèn: “Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ" (Lc 2,12).
Mẹ Maria và Thánh Giuse vất vả một hành trình xa xôi từ Nadarét về Bêlem để kê khai nhân hộ khẩu, các quán trọ khinh người nghèo hất hủi. Hài Nhi Giêsu chào đời nơi đồng hoang giá lạnh. Chẳng có ai thân thích. Chỉ có các mục đồng và bò lừa sưởi ấm.
Chẳng có gì kỳ diệu, không có gì ngoại thường, không có gì huy hoàng được trưng dẫn như một dấu chỉ cho những mục đồng. Tất cả những gì họ thấy chỉ là một hài nhi bọc tã, một hài nhi như bao hài nhi khác, cần sự chăm sóc của người mẹ; một hài nhi sinh ra trong chuồng súc vật, và như thế, không nằm trong nôi nhưng là trong máng cỏ. Dấu chỉ của Thiên Chúa là một hài nhi cần sự trợ giúp và đang sống trong nghèo khó. Chỉ bằng con tim những mục đồng mới có thể thấy nơi hài nhi này sự viên mãn lời hứa của tiên tri Isaia: “Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai” (Is 9,5).
Dấu chỉ của Thiên Chúa là sự đơn sơ. Dấu chỉ của Thiên Chúa là hài nhi. Dấu chỉ của Thiên Chúa là Ngài trở nên bé nhỏ vì chúng ta.
b. Tin Mừng Cứu Độ
Theo Thánh Kinh, biến cố lớn nhất đánh dấu lịch sử nhân loại là Thiên Chúa làm người vì tình yêu. Hài Nhi Giêsu ra đời trong cảnh nghèo hèn chính là một vị Thiên sai. Ngài đã cắt đôi dòng lịch sử loài người thành hai phần: trước công nguyên và sau công nguyên. Em bé ấy không phải là một nhà bác học, không phải là một nhạc sĩ mà chính là Thiên Chúa, là Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha, Đấng cao sang, quyền năng, Đấng sáng tạo vũ trụ, hôm nay đã làm người. Ngài giáng sinh làm người trong thân phận một em bé yếu ớt nằm trong máng cỏ hang lừa chứ không phải trong một cung điện sang trọng lầu son gác tía.
Thiên Chúa làm người trong thân phận một bé thơ yếu ớt nhưng chất chứa một tình yêu lớn lao. Một trẻ thơ sinh ra vào một đêm đông giá rét trong hang đá bò lừa ngoài đồng hoang nghèo hèn. Dưới con mắt người đương thời không những bình thường mà còn tầm thường hơn những trẻ thơ khác. Nhưng sự chào đời của Hài Nhi Giêsu là một niềm vui cao cả, trọng đại, đặc biệt. Một niềm vui khởi điểm cho mọi niềm vui và vượt lên trên mọi niềm vui.
Hài Nhi giáng sinh là một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh.
Chính nơi Ngôi Lời Nhập Thể, Thiên Chúa đã hoàn toàn tỏ mình và ban chính mình cho nhân loại. Ngôi Lời Nhập Thể là tuyệt đỉnh thời gian viên mãn đối với Ba Ngôi Thiên Chúa.
Hài Nhi Giêsu đã trở nên một sự tái tạo mới. Tái tạo khởi đi từ tha thứ và yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi. Mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Cứu Độ làm nên trọng tâm sứ điệp của đức tin Kitô giáo. Từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, Giáo Hội công bố niềm tin ấy dọc dài thời gian giữa những thách đố của thế giới. Giáo Hội uỷ thác cho con cái mình như kho tàng quí giá để gìn giữ và chia sẻ cho người khác. Nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng sinh ra tại Belem, Thiên Chúa nhận lấy thân phận con người, để chúng ta có thể đến được với Thiên Chúa và để thiết lập giao ước với loài người và con người giao ước liên đới với nhau.
c. Tin Mừng hiện sinh
Một Hài Nhi đã sinh ra mang một ý nghĩa hiện sinh sâu sắc: Thiên Chúa làm người và làm một trẻ thơ.Thiên Chúa làm trẻ thơ vì trong thế giới loài người vẫn còn biết bao trẻ thơ không có tuổi thơ. Chiến tranh, thiên tai, nhân tai, đói nghèo khiến bao trẻ thơ không có niềm vui trẻ thơ.
Ngắm nhìn trẻ thơ Giêsu trong máng cỏ nghèo hèn, chúng ta nghĩ tới bao trẻ thơ sinh ra hôm nay đang chịu cảnh đói nghèo thiếu thốn. Thiếu thốn vật chất, thiếu thốn tình thương. Thiếu thốn nhà cửa, thiếu thốn một mái gia đình. Giá lạnh của rét mướt và giá lạnh bởi thiếu vòng tay ôm ấp vỗ về. Hài Nhi Giêsu ấm áp trong tình thương của cha mẹ. Bàn tay nâng niu của Mẹ Maria, ánh mắt âu yếm của cha Giuse. Đó là bầu khí gia đình đầm ấm. Gia đình là chiếc nôi êm ái vỗ về giấc ngũ trẻ thơ. Gia đình là lương thực bồi bổ, là thành trì bảo vệ tuổi thơ. Không có cảnh nghèo nào khốn cùng hơn cảnh trẻ thơ thiếu tình thương. Không có mái nhà nào rách nát hơn cảnh gia đình tan vỡ. Không có mùa đông nào lạnh giá hơn mùa đông của trái tim.
Hài Nhi nằm trong máng cỏ biểu thị sự yếu đuối của Thiên Chúa. Một sự yếu đuối mà Người đã tự ý chọn lựa. Thiên Chúa trong hình hài một bé thơ. Một Thiên Chúa yếu đuối. Trí khôn con người không thể nào hiểu và chấp nhận nổi. Mọi lý luận đều bất lực trước nghịch lý thần linh này. Thiên Chúa Đấng khôn tả của triết học bỗng dưng trở thành diễn tả được.Thiên Chúa Đấng vô hình của tôn giáo đã chọn cho mình một thể thức xuất hiện hữu hình. Thiên Chúa Đấng cứu độ đã mạc khải qua các Ngôn Sứ giờ đây ngỏ lời trực tiếp với con người qua Hài Nhi bé bỏng nằm trong Máng Cỏ.Tin Mừng Giáng Sinh, đất trời giao duyên trong hôn phối nhiệm mầu của ơn cứu độ.Thiên Chúa làm người, nối nhịp cầu tương giao giữa Thiên Chúa và nhân loại, bắc nhịp cầu nối liền giữa con người với nhau.Thiên Chúa yêu thương con người và muốn mọi người đáp lại tình thương của Người bằng việc yêu mến Người và yêu thương nhau.
3. Giáo Hội tiếp nối sứ vụ hoà bình
Tiếp nối sứ vụ hòa bình của Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội Công Giáo miệt mài tìm kiếm nền hòa bình đích thực cho nhân loại. Năm 1920, Đức Bênêđitô XV ban hành thông điệp “Hòa Bình của Thiên Chúa”. Từ năm 1939 đến 1957, qua các sứ điệp giáng sinh, Đức Piô XII luôn kêu mời các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới hãy kiến tạo một nền hòa bình đích thực trên hành tinh này và cùng nhau xây dựng một thế giới liên đới công bằng. Năm 1963, Đức Gioan XXIII ra thông điệp “Hòa bình trên thế giới” gửi đến tất cả những người thành tâm thiện chí trên thế giới để kêu gọi các quốc gia xây dựng một nền hòa bình chống lại chiến tranh. Năm 1967, Đức Phaolô VI thiết lập Hội đồng Giáo Hoàng “Công lý và Hòa bình”, và từ năm 1968, lập ra ngày “Hòa bình thế giới” cử hành vào ngày 1/1 hằng năm. Đức Gioan Phaolô II đã tổ chức những buổi “Cầu nguyện liên tôn” cho hòa bình tại Assisi và đưa ra sáng kiến “Ăn chay vì hòa bình”. Năm 1986, ăn chay để kêu gọi giải trừ vũ khí nguyên tử. Năm 1993 và 1994, ăn chay cho hòa bình tại Bosnia. Năm 2001, ăn chay để cầu nguyện cho hòa bình thế giới sau biến cố 11/09 tại Hoa Kỳ…
Muốn có được một nền hòa bình đích thực, con người không chỉ dừng lại ở việc chấm dứt chiến tranh, giải trừ quân bị, thực thi công lý, nhưng còn phải đi xa hơn, vươn tới tận nguồn của bình an là tình yêu thương. Hòa bình đích thực là kết quả của tiến trình thanh tẩy và nâng cao về văn hóa, đạo đức, tinh thần, một tiến trình trong đó phẩm giá con người được tôn trọng trọn vẹn.
Sứ điệp Ngày Hoà Bình Thế Giới lần thứ 50 có chủ đề: “Vượt thắng thói vô cảm để có hoà bình”. Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến nhiều hình thức khác nhau của thói vô cảm trong xã hội. Trước hết là vô cảm với Thiên Chúa, do đó dẫn đến vô cảm với người lân cận và sau đó vô cảm với môi trường.
Chúng ta được kêu gọi tỏ lòng “cảm thông, yêu thương, thương xót và liên đới” trong các mối tương quan của chúng ta với nhau. Đức Thánh Cha nói thêm rằng chúng ta cần phải “hoán cải tâm hồn” để “mở ra với người khác trong tình liên đới đích thực”. Đức Thánh Cha kêu gọi xây dựng một nền văn hóa của tình liên đới và lòng thương xót để vượt thắng thói vô cảm.
Điều này bắt đầu nơi gia đình, là “nơi đầu tiên mà các giá trị của tình yêu, tình huynh đệ, quy tụ và chia sẻ, quan tâm và chăm sóc người khác được sống và được chuyển giao”. Đức Thánh Cha cũng nói về vai trò của các nhà giáo và những người làm công tác truyền thông. Ngài nói rằng đặc biệt những người làm công tác truyền thông phải quan tâm đến cách thức thu thập và phổ biến thông tin, họ phải luôn dùng những phương pháp “hợp pháp và hợp đạo đức”.
Hoà bình là kết quả của một nền văn hóa của tình liên đới, thương xót và cảm thông. Phải bắt đầu từ nơi gia đình, nơi láng giềng, và nơi làm việc của chúng ta. Và mở rộng đến việc xã hội dân sự chăm sóc những người yếu thế, như các tù nhân, di dân, người thất nghiệp và người khuyết tật.
Tin Mừng Giáng Sinh nâng cao phẩm giá con người ngay từ khi được cưu mang trong dạ mẹ và vừa mới sinh ra. Chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, chúng ta sẽ học được nhiều bài học về Sự Thật, Tự Do, Công Lý, Hoà Bình và Tình Thương. Hài Nhi Giêsu đã mở ra triều đại của Công Lý Tình Thương trên “nền tảng chính trực công minh, từ nay cho đến mãi muôn đời” (Is 9,5–6).
Hãy nắm tay nhau, hạnh phúc cùng hát vang lời ca Giáng Sinh chung quanh máng cỏ có Chúa Giêsu Hài Đồng: “Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta. Một Người Con đã được ban tặng cho chúng ta”.
Lạy Chúa Giêsu: “Xin thương ban, xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn an bình”.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An