□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Cha Sao Con Vậy
...Nhìn “quả” Đức Giêsu, chúng ta nhận ra “cây” thánh Giuse
Gặp một người con trai có những tính nết, cử chỉ, và lời nói tương tự như ông bố, người Việt Nam hay nói, “Cha sao con vậy”. Trong trường hợp của Bố Giuse và Con Giêsu, câu “cha sao con vậy” của người Việt Nam là một câu diễn tả rất chính xác về mối quan hệ giữa Bố Giuse và Con Giêsu. Tâm lý học căn bản phân chia hai loại người, một sống nội tâm, một hướng ngoại. Người nội tâm ít nói, người hướng ngoại thì ngược lại. Phân tích dưới lăng kiếng tâm lý, Bố Giuse thợ mộc của thôn làng Bethlehem là một người sống nội tâm, bởi Ngài không nói nhiều. Sự thật là trong toàn bộ bốn bản Phúc Âm, độc giả không nghe Bố Giuse mở miệng nói một câu nào.
I. Bố Giuse Trong Tin Mừng
Bố Giuse xuất hiện nhiều nhất trong bản Phúc Âm của thánh sử Mátthêu, đặc biệt trong hai chương đầu tiên. Theo như Tin Mừng Mátthêu (1-2), Bố Giuse chính là hậu duệ của Vua Đavít (1:1-17). Bố đã đính hôn với cô thôn nữ cùng xóm Maria. Nhưng trước khi chung sống, Bố khám phá ra vị hôn thê của mình đã có thai. Trong khi đang bị lương tâm dằn vặt sâu xé với tự ái thanh niên, sứ thần Thiên Chúa hiện ra trong giấc mơ, thông báo cho Bố Giuse biết một kỷ nguyên mới của ơn cứu rỗi đã bắt đầu với thai nhi mà Maria đang cưu mang trong lòng (1:18-25). Sau khi Đức Mẹ đã hạ sinh Hài Nhi thánh, sứ thần Thiên Chúa lại hiện ra trong giấc mộng báo cho Bố biết tin Vua Hêrôđê đang chuẩn bị lên kế hoạch ám hại Hài Nhi (2:13). Ngay trong đêm đó, Bố Giuse chỗi dậy, mang theo vợ và con, băng ngàn vượt suối, lánh nạn bên đất Ai Cập (2:14). Thời gian của lang thang nơi đất khách quê người rồi cũng chấm dứt khi sứ thần Thiên Chúa hiện ra một lần nữa trong giấc mộng báo cho Bố Giuse biết Vua Hêrôđê đã băng hà (2:19-20). Nhận được bản tin, Bố Giuse lại khăn gói lên đường, mang vợ cùng con quay về lại cố hương Bethlehem. Sau cùng, Bố dọn nhà lên Bắc Galilê, định cư tại làng Nazareth (2:23).
II. Bố Giuse: Lòng Từ Tâm và Niềm Tin
Mặc dù Bố Giuse không nói một lời, nhưng qua hai chương đầu tiên của bản Tin Mừng Mátthêu, người tín hữu nhận ra hai cá tính đặc biệt của Bố thợ mộc, đó là, lòng từ tâm và niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa.
A. Lòng Từ Tâm
Bàn về lòng từ tâm, cá tính thứ nhất của Bố Giuse, qua câu truyện Bố lúng túng với bào thai của vị hôn thê, người tín hữu nhận ra được tấm lòng nhân hậu của ngài. Mặc cho tự ái thanh niên réo gọi trong lòng, bởi không muốn máu của vị hôn thê đổ ra lênh láng trước cổng làng, cuối cùng Bố Giuse quyết định yên lặng bỏ đi.
B. Niềm Tin
Bàn về niềm tin sắt son của Bố thợ mộc, theo như Mátthêu (1:18-25), sau khi tỉnh cơn mộng, Bố Giuse không hề thắc mắc hay nghi ngờ về tính trung thực của giấc mơ. Nhưng ngài mang vị hôn thê đang có thai về nhà làm vợ, đúng như lời của sứ thần Thiên Chúa đã truyền dạy (Matt 1:24). Sau đó, dù là phải bỏ lại đất mẹ, vượt biên sang đất Kim Tự Tháp, tái định cư trên vùng đất lạ, Bố Giuse vẫn không hề quản ngại khó khăn, nhưng nhanh chóng thi hành thánh ý của Thiên Chúa.
III. Con Giêsu: Lòng Từ Tâm và Niềm Tin
Thần học gia, đặc biệt thần học gia Kinh Thánh, vẫn cứ hay thắc mắc không biết Đức Giêsu cắp sách đi học ở trường nào? Ngài nhận được bao nhiêu điểm A trong lớp Toán? Khả năng viết Luận của Ngài ra sao? Đức Giêsu viết chữ đẹp hay xấu? Ai đã dạy Đức Giêsu học trước khi Ngài chính thức cất bước lên đường truyền giáo? Có thể thần học gia của dòng lịch sử Tân Ước sẽ không bao giờ kiếm ra được câu trả lời cho những nghi vấn có liên quan đến thời thơ ấu cắp sách đến trường của Đức Giêsu. Nhưng, chắc chắn, không ai có thể từ chối được một điều, đó là, Bố Giuse chính là ông thầy đầu tiên của Con Giêsu. Thật vậy, người thầy đã khai tâm và dạy dỗ Đức Giêsu của thời thơ ấu và thời niên thiếu không phải là ai khác mà chính là dưỡng phụ của Ngài, Bố Giuse. Qua dưỡng phụ Giuse, Con Giêsu đã học được những lời kinh nguyện, những bài Thánh Vịnh, và nghề thợ mộc. Qua gương sáng của Bố Giuse, cậu bé Giêsu đã học được nhiều bài học, đặc biệt bài học của từ tâm và niềm tin, hai cá tính đặc trưng của Bố dưỡng phụ.
Bởi thế, khi Đức Giêsu ngẩng mặt lên nói với đám đông đang bừng bừng sát khí đòi ném đá người thiếu phụ trên sân Đền Thờ (Gioan 8:3-11), người ta có thể nhận ra đây chính là một câu chuyện của “cha sao, con vậy”. Thật vậy, Đức Giêsu nhân từ trong câu chuyện của người phụ nữ ngoại tình trong Gioan 8:3-11 chính là một bản sao của Bố dưỡng phụ Giuse năm xưa, khi Bố chấp nhận yên lặng bỏ đi, bởi không muốn máu đào của vị hôn thê thấm nhuộm đất đen.
Trong Vườn Cây Dầu, một lần nữa, câu chuyện “cha sao con vậy” lại xảy ra. Mặc cho chén đắng gần kề và mồ hôi máu đang tuôn chảy loang lổ, Đức Giêsu vẫn xin vâng và chấp nhận theo thánh ý của Thiên Chúa y hệt như Bố Giuse năm xưa (Luca 22:42-44).
IV. Cha sao con vậy
Bàn về mối liên hệ ruột thịt giữa cha mẹ và con cái, người Việt Nam hay nói, “Nhìn quả biết cây”. Trong trường hợp của thánh Giuse và Đức Giêsu, câu tục ngữ này lại càng thêm chính xác. Mặc dù thánh Giuse không mở miệng nói một câu nào trong Tân Ước, người ta vẫn có thể nhận ra được lời ăn tiếng nói và cá tính của ngài qua triết lý sống và ngôn từ của Đức Giêsu. Nhìn “quả” Con Giêsu, người ta nhận ra “cây” Bố Giuse. Bởi thánh thợ mộc bố đã dạy dỗ, nuôi dưỡng, và chỉ dẫn từng đường cưa, mũi tiện, không ai ngạc nhiên nếu Đức Giêsu, người thợ mộc con (Máccô 6:3), có những phương thế hành xử với tha nhân, điệu bộ, và lời nói giống y như dưỡng phụ của Ngài. Thật đúng là “Cha sao, con vậy”!
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin ban cho con tâm thương yêu và tâm bác ái để con biết thứ tha, bỏ qua, quên đi, và xóa nhòa. Xin ban cho con một niềm tin vững vàng để con biết chấp nhận những nghịch cảnh đã xảy đến trong cuộc đời và biết vâng theo thánh ý của Thiên Chúa như gương của thánh thợ mộc Giuse, dưỡng phụ của Con Thiên Chúa hằng sống.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Cha Sao Con Vậy
...Nhìn “quả” Đức Giêsu, chúng ta nhận ra “cây” thánh Giuse
Gặp một người con trai có những tính nết, cử chỉ, và lời nói tương tự như ông bố, người Việt Nam hay nói, “Cha sao con vậy”. Trong trường hợp của Bố Giuse và Con Giêsu, câu “cha sao con vậy” của người Việt Nam là một câu diễn tả rất chính xác về mối quan hệ giữa Bố Giuse và Con Giêsu. Tâm lý học căn bản phân chia hai loại người, một sống nội tâm, một hướng ngoại. Người nội tâm ít nói, người hướng ngoại thì ngược lại. Phân tích dưới lăng kiếng tâm lý, Bố Giuse thợ mộc của thôn làng Bethlehem là một người sống nội tâm, bởi Ngài không nói nhiều. Sự thật là trong toàn bộ bốn bản Phúc Âm, độc giả không nghe Bố Giuse mở miệng nói một câu nào.
I. Bố Giuse Trong Tin Mừng
Bố Giuse xuất hiện nhiều nhất trong bản Phúc Âm của thánh sử Mátthêu, đặc biệt trong hai chương đầu tiên. Theo như Tin Mừng Mátthêu (1-2), Bố Giuse chính là hậu duệ của Vua Đavít (1:1-17). Bố đã đính hôn với cô thôn nữ cùng xóm Maria. Nhưng trước khi chung sống, Bố khám phá ra vị hôn thê của mình đã có thai. Trong khi đang bị lương tâm dằn vặt sâu xé với tự ái thanh niên, sứ thần Thiên Chúa hiện ra trong giấc mơ, thông báo cho Bố Giuse biết một kỷ nguyên mới của ơn cứu rỗi đã bắt đầu với thai nhi mà Maria đang cưu mang trong lòng (1:18-25). Sau khi Đức Mẹ đã hạ sinh Hài Nhi thánh, sứ thần Thiên Chúa lại hiện ra trong giấc mộng báo cho Bố biết tin Vua Hêrôđê đang chuẩn bị lên kế hoạch ám hại Hài Nhi (2:13). Ngay trong đêm đó, Bố Giuse chỗi dậy, mang theo vợ và con, băng ngàn vượt suối, lánh nạn bên đất Ai Cập (2:14). Thời gian của lang thang nơi đất khách quê người rồi cũng chấm dứt khi sứ thần Thiên Chúa hiện ra một lần nữa trong giấc mộng báo cho Bố Giuse biết Vua Hêrôđê đã băng hà (2:19-20). Nhận được bản tin, Bố Giuse lại khăn gói lên đường, mang vợ cùng con quay về lại cố hương Bethlehem. Sau cùng, Bố dọn nhà lên Bắc Galilê, định cư tại làng Nazareth (2:23).
II. Bố Giuse: Lòng Từ Tâm và Niềm Tin
Mặc dù Bố Giuse không nói một lời, nhưng qua hai chương đầu tiên của bản Tin Mừng Mátthêu, người tín hữu nhận ra hai cá tính đặc biệt của Bố thợ mộc, đó là, lòng từ tâm và niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa.
A. Lòng Từ Tâm
Bàn về lòng từ tâm, cá tính thứ nhất của Bố Giuse, qua câu truyện Bố lúng túng với bào thai của vị hôn thê, người tín hữu nhận ra được tấm lòng nhân hậu của ngài. Mặc cho tự ái thanh niên réo gọi trong lòng, bởi không muốn máu của vị hôn thê đổ ra lênh láng trước cổng làng, cuối cùng Bố Giuse quyết định yên lặng bỏ đi.
B. Niềm Tin
Bàn về niềm tin sắt son của Bố thợ mộc, theo như Mátthêu (1:18-25), sau khi tỉnh cơn mộng, Bố Giuse không hề thắc mắc hay nghi ngờ về tính trung thực của giấc mơ. Nhưng ngài mang vị hôn thê đang có thai về nhà làm vợ, đúng như lời của sứ thần Thiên Chúa đã truyền dạy (Matt 1:24). Sau đó, dù là phải bỏ lại đất mẹ, vượt biên sang đất Kim Tự Tháp, tái định cư trên vùng đất lạ, Bố Giuse vẫn không hề quản ngại khó khăn, nhưng nhanh chóng thi hành thánh ý của Thiên Chúa.
III. Con Giêsu: Lòng Từ Tâm và Niềm Tin
Thần học gia, đặc biệt thần học gia Kinh Thánh, vẫn cứ hay thắc mắc không biết Đức Giêsu cắp sách đi học ở trường nào? Ngài nhận được bao nhiêu điểm A trong lớp Toán? Khả năng viết Luận của Ngài ra sao? Đức Giêsu viết chữ đẹp hay xấu? Ai đã dạy Đức Giêsu học trước khi Ngài chính thức cất bước lên đường truyền giáo? Có thể thần học gia của dòng lịch sử Tân Ước sẽ không bao giờ kiếm ra được câu trả lời cho những nghi vấn có liên quan đến thời thơ ấu cắp sách đến trường của Đức Giêsu. Nhưng, chắc chắn, không ai có thể từ chối được một điều, đó là, Bố Giuse chính là ông thầy đầu tiên của Con Giêsu. Thật vậy, người thầy đã khai tâm và dạy dỗ Đức Giêsu của thời thơ ấu và thời niên thiếu không phải là ai khác mà chính là dưỡng phụ của Ngài, Bố Giuse. Qua dưỡng phụ Giuse, Con Giêsu đã học được những lời kinh nguyện, những bài Thánh Vịnh, và nghề thợ mộc. Qua gương sáng của Bố Giuse, cậu bé Giêsu đã học được nhiều bài học, đặc biệt bài học của từ tâm và niềm tin, hai cá tính đặc trưng của Bố dưỡng phụ.
Bởi thế, khi Đức Giêsu ngẩng mặt lên nói với đám đông đang bừng bừng sát khí đòi ném đá người thiếu phụ trên sân Đền Thờ (Gioan 8:3-11), người ta có thể nhận ra đây chính là một câu chuyện của “cha sao, con vậy”. Thật vậy, Đức Giêsu nhân từ trong câu chuyện của người phụ nữ ngoại tình trong Gioan 8:3-11 chính là một bản sao của Bố dưỡng phụ Giuse năm xưa, khi Bố chấp nhận yên lặng bỏ đi, bởi không muốn máu đào của vị hôn thê thấm nhuộm đất đen.
Trong Vườn Cây Dầu, một lần nữa, câu chuyện “cha sao con vậy” lại xảy ra. Mặc cho chén đắng gần kề và mồ hôi máu đang tuôn chảy loang lổ, Đức Giêsu vẫn xin vâng và chấp nhận theo thánh ý của Thiên Chúa y hệt như Bố Giuse năm xưa (Luca 22:42-44).
IV. Cha sao con vậy
Bàn về mối liên hệ ruột thịt giữa cha mẹ và con cái, người Việt Nam hay nói, “Nhìn quả biết cây”. Trong trường hợp của thánh Giuse và Đức Giêsu, câu tục ngữ này lại càng thêm chính xác. Mặc dù thánh Giuse không mở miệng nói một câu nào trong Tân Ước, người ta vẫn có thể nhận ra được lời ăn tiếng nói và cá tính của ngài qua triết lý sống và ngôn từ của Đức Giêsu. Nhìn “quả” Con Giêsu, người ta nhận ra “cây” Bố Giuse. Bởi thánh thợ mộc bố đã dạy dỗ, nuôi dưỡng, và chỉ dẫn từng đường cưa, mũi tiện, không ai ngạc nhiên nếu Đức Giêsu, người thợ mộc con (Máccô 6:3), có những phương thế hành xử với tha nhân, điệu bộ, và lời nói giống y như dưỡng phụ của Ngài. Thật đúng là “Cha sao, con vậy”!
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin ban cho con tâm thương yêu và tâm bác ái để con biết thứ tha, bỏ qua, quên đi, và xóa nhòa. Xin ban cho con một niềm tin vững vàng để con biết chấp nhận những nghịch cảnh đã xảy đến trong cuộc đời và biết vâng theo thánh ý của Thiên Chúa như gương của thánh thợ mộc Giuse, dưỡng phụ của Con Thiên Chúa hằng sống.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com