Các linh hồn ở luyện ngục cầu nguyện lại cho người sống ở trần gian được không?
Xin đọc bài báo “Tôi tin các thánh cùng thông công” của M.Létourneau. CSSR đăng trong tạp chí “Đức Bà Hằng Cứu Giúp” trang 211-222, Novembre, 1938 :
Ta đã nói trước rằng các giáo hữu sạch tội thì được chia sự sống cùng Chúa Giêsu. Các giáo hữu đã qua đời mà linh hồn còn ở luyện ngục hay là đã được lên chốn hiển vinh trên thiên đàng, cũng đều được chia sự sống cùng Chúa Giêsu như vậy. Hết các giáo hữu đều làm thánh nên một thân thể lớn lao mà Chúa Giêsu là đầu, như lời thánh Phao lô đã dạy : Cũng như trong một thân thể, ta có nhiều chi thể; thế thì nhiều người chúng ta hợp lại ; chỉ làm nên một thân thể trong Chúa Cơ đốc thôi (Rm XII, 4,3).
Các thân thể lớn lao mà Chúa Giêsu làm đầu, gồm các giáo hữu ở trên mặt đất, gọi là Giáo Hội chiến đấu, bởi vì các giáo hữu ấy hãy còn phải chiến trận để mưu phần rỗi cho mình; lại có các linh hồn ở luyện ngục, gọi là Giáo Hội đau khổ, bởi vì các linh hồn ấy đang phải chịu khổ thống để tẩy sạch hết những vết nhơ bởi tội mình phạm; sau hết là các thánh ở trên trời, gọi là Giáo Hội hiển thắng, bởi vì các thánh ấy đã được dự vào sự hiển thắng của Chúa Giêsu rồi. Cả ba lớp ấy đều được gọi là “thánh”, bởi vì đều đã được phép Rửa tội làm nên thánh thiện, hoặc bởi vì đều đã kết hợp cùng Chúa Giêsu cho đến đời đời, hoặc bởi vì đều được để trở nên bậc thánh.
Các chi thể của Giáo Hội ấy đều có liên lạc cùng nhau, như chân tay trong một thân thể vậy. Bởi vì “mắt không thể bảo tay rằng : “ta chẳng cần ngươi”. Và nếu một chi thể bị đau, tất cả các chi thể khác đều đau với; nếu một chi thể được vinh hạnh, thì hết các chi thể cùng chia sự vinh hạnh với.” (1Cr. XII, 2,26). Cho nên, Giáo Hội chiến đấu thì tôn kính ca tụng Giáo Hội hiển thắng, và lấy lời kêu van than thở mà xin cho ta được những ơn cần để cứu lấy linh hồn ta. Còn Giáo Hội hiển thắng, chẳng yên tâm hưởng hạnh phúc mình đâu, bèn kêu cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục được mau chóng lên thiên đàng, lại giúp đỡ cho các giáo hữu đang cố gắng chiến trận ở thế gian để họ được vững vàng đến nơi hạnh phúc mà các thánh đang được hưởng.
Cả ba Giáo Hội kết hợp ở trong Chúa Giêsu bởi đức bác ái mà cùng tương trợ tương phù lẫn nhau như thế ấy gọi là sự các thánh cùng thông công.
Nhưng các giáo hữu có tội thì có được dự vào các ơn ấy chăng ? Các giáo hữu ấy như những cành khô, không còn sự sống trong mình nữa; nhưng có thể lại trở nên sinh hoạt được; vì thế ta phải cầu nguyện cho họ.
Còn như các kẻ ngoại giáo và hết thảy các người không dự vào Giáo Hội, thì đối với họ, thánh tông đồ Phao lô dạy rằng : “Phải chăm nom đến những người không dự vào Hội thánh, bởi vì việc đó làm đẹp lòngThiên Chúa, đấng cứu chuộc ta, Ngài muốn cho hết thảy mọi người đều được rỗi” (1 Rm II, 3,4).
Các thánh cùng thông công thật là một hội tương tế sán lạn dường nào : các công nghiệp vô cùng của Chúa Giêsu, công nghiệp dồi dào của Đức Bà và các đấng thánh, những lời cầu nguyện của hết thảy các giáo hữu, đều để mưu ích cho cả mọi người!
Vậy ta hãy nghe lời Chúa Giêsu dạy : Ở đời này, ta hãy dùng của cải thế gian và các công việc lành để sắm cho mình những bạn nghĩa thiết trên trời và trong luyện ngục, mà nhờ các bạn nghĩa thiết ấy bầu cử cho ta được vào nước thiên đàng đời đời (Lc XVI,9).
Xin đọc tiếp Sententia probabilis : “Les âmes du purgatoire peuvent intercéder en faveur des autres membres du corps mystique” ( các linh hồn ở luyện ngục có thể bầu cử cho các phần tử khác trong thân thể mầu nhiệm).
Mặc dầu thánh Toma Aquino chống lại chủ trương cho các linh hồn ở luyện ngục bầu cử cho người còn sống (x. S.Th, 2. II,83, II ad 3; cfr2,II,83,4 ad 3), nhưng những công đồng địa phương Vienne 1858 và Utrecht 1865 dạy rằng các linh hồn ở luyện ngục có thể cầu nguyện cho chúng ta còn sống và Đức Giáo Hoàng Lêô XIII cũng dạy như vậy.
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo năm 1992 dạy : lời cầu nguyện của chúng ta cho các linh hồn ở luyện ngục không những có thể giúp đỡ họ, mà còn làm cho sự chuyển cầu của họ cho chúng ta nên hữu hiệu (số 958).
Xin đọc bài báo “Tôi tin các thánh cùng thông công” của M.Létourneau. CSSR đăng trong tạp chí “Đức Bà Hằng Cứu Giúp” trang 211-222, Novembre, 1938 :
Ta đã nói trước rằng các giáo hữu sạch tội thì được chia sự sống cùng Chúa Giêsu. Các giáo hữu đã qua đời mà linh hồn còn ở luyện ngục hay là đã được lên chốn hiển vinh trên thiên đàng, cũng đều được chia sự sống cùng Chúa Giêsu như vậy. Hết các giáo hữu đều làm thánh nên một thân thể lớn lao mà Chúa Giêsu là đầu, như lời thánh Phao lô đã dạy : Cũng như trong một thân thể, ta có nhiều chi thể; thế thì nhiều người chúng ta hợp lại ; chỉ làm nên một thân thể trong Chúa Cơ đốc thôi (Rm XII, 4,3).
Các thân thể lớn lao mà Chúa Giêsu làm đầu, gồm các giáo hữu ở trên mặt đất, gọi là Giáo Hội chiến đấu, bởi vì các giáo hữu ấy hãy còn phải chiến trận để mưu phần rỗi cho mình; lại có các linh hồn ở luyện ngục, gọi là Giáo Hội đau khổ, bởi vì các linh hồn ấy đang phải chịu khổ thống để tẩy sạch hết những vết nhơ bởi tội mình phạm; sau hết là các thánh ở trên trời, gọi là Giáo Hội hiển thắng, bởi vì các thánh ấy đã được dự vào sự hiển thắng của Chúa Giêsu rồi. Cả ba lớp ấy đều được gọi là “thánh”, bởi vì đều đã được phép Rửa tội làm nên thánh thiện, hoặc bởi vì đều đã kết hợp cùng Chúa Giêsu cho đến đời đời, hoặc bởi vì đều được để trở nên bậc thánh.
Các chi thể của Giáo Hội ấy đều có liên lạc cùng nhau, như chân tay trong một thân thể vậy. Bởi vì “mắt không thể bảo tay rằng : “ta chẳng cần ngươi”. Và nếu một chi thể bị đau, tất cả các chi thể khác đều đau với; nếu một chi thể được vinh hạnh, thì hết các chi thể cùng chia sự vinh hạnh với.” (1Cr. XII, 2,26). Cho nên, Giáo Hội chiến đấu thì tôn kính ca tụng Giáo Hội hiển thắng, và lấy lời kêu van than thở mà xin cho ta được những ơn cần để cứu lấy linh hồn ta. Còn Giáo Hội hiển thắng, chẳng yên tâm hưởng hạnh phúc mình đâu, bèn kêu cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục được mau chóng lên thiên đàng, lại giúp đỡ cho các giáo hữu đang cố gắng chiến trận ở thế gian để họ được vững vàng đến nơi hạnh phúc mà các thánh đang được hưởng.
Cả ba Giáo Hội kết hợp ở trong Chúa Giêsu bởi đức bác ái mà cùng tương trợ tương phù lẫn nhau như thế ấy gọi là sự các thánh cùng thông công.
Nhưng các giáo hữu có tội thì có được dự vào các ơn ấy chăng ? Các giáo hữu ấy như những cành khô, không còn sự sống trong mình nữa; nhưng có thể lại trở nên sinh hoạt được; vì thế ta phải cầu nguyện cho họ.
Còn như các kẻ ngoại giáo và hết thảy các người không dự vào Giáo Hội, thì đối với họ, thánh tông đồ Phao lô dạy rằng : “Phải chăm nom đến những người không dự vào Hội thánh, bởi vì việc đó làm đẹp lòngThiên Chúa, đấng cứu chuộc ta, Ngài muốn cho hết thảy mọi người đều được rỗi” (1 Rm II, 3,4).
Các thánh cùng thông công thật là một hội tương tế sán lạn dường nào : các công nghiệp vô cùng của Chúa Giêsu, công nghiệp dồi dào của Đức Bà và các đấng thánh, những lời cầu nguyện của hết thảy các giáo hữu, đều để mưu ích cho cả mọi người!
Vậy ta hãy nghe lời Chúa Giêsu dạy : Ở đời này, ta hãy dùng của cải thế gian và các công việc lành để sắm cho mình những bạn nghĩa thiết trên trời và trong luyện ngục, mà nhờ các bạn nghĩa thiết ấy bầu cử cho ta được vào nước thiên đàng đời đời (Lc XVI,9).
Xin đọc tiếp Sententia probabilis : “Les âmes du purgatoire peuvent intercéder en faveur des autres membres du corps mystique” ( các linh hồn ở luyện ngục có thể bầu cử cho các phần tử khác trong thân thể mầu nhiệm).
Mặc dầu thánh Toma Aquino chống lại chủ trương cho các linh hồn ở luyện ngục bầu cử cho người còn sống (x. S.Th, 2. II,83, II ad 3; cfr2,II,83,4 ad 3), nhưng những công đồng địa phương Vienne 1858 và Utrecht 1865 dạy rằng các linh hồn ở luyện ngục có thể cầu nguyện cho chúng ta còn sống và Đức Giáo Hoàng Lêô XIII cũng dạy như vậy.
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo năm 1992 dạy : lời cầu nguyện của chúng ta cho các linh hồn ở luyện ngục không những có thể giúp đỡ họ, mà còn làm cho sự chuyển cầu của họ cho chúng ta nên hữu hiệu (số 958).